hoặc có sự cố suy thoái kinh tế thì ngành dược sẽ vẫn sẽ khá ổn định. Đầu tư vào ngành dược có thể coi là một khoản đầu tư khá an toàn cho những người với độ ưa thích rủi ro là thấp.
Với những nhà đầu tư ngắn hạn thì có lẽ gửi tiền vào NHlại là 1 quyết định sáng suốt, hoặc có thể mua vàng và bất động sản (khi kì vọng nắm giữ đồng tiền suy giảm do e ngại lạm phát cao). Ta có thể làm phép tính nho nhỏ: Khi nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái thì kì vọng vào giá cổ phiếu dường như bằng không nên ta chỉ xét yếu tố thu nhập cố định của cổ phiếu là EPS. P/E trung bình của các công ty trên thị trường giả sử ở mức 20 vậy E/P = 0,05 hay 5%/ năm trong khi lãi suất NHtại thời điểm này có thể gấp 3 đến 4 lần. Vậy trong thời điểm rủi ro này, nếu với số vốn ngắn hạn ta nên gửi tiền vào NH.
3.2 Khuyến nghị với Ngành Dược:
Dân số hơn 85 triệu với 60% dưới 35 tuổi, tỷ lệ sinh được duy trì ở mức cao, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, môi trường sống ngày càng nhiễm, bệnh tật gia tăng, những yếu tố tích cực và không tích cực về mặt xã hội sẽ thúc đẩy ngành dược phát triển.
Để phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng CNH - HĐH, cần xác định định hướng đầu tư trong lĩnh vực này theo các bước cụ thể như sau:
Các giải pháp đồng bộ liên quan gồm: phát triển nguồn nhân lực, nguyên liệu, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp hoá dược trong nước, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới lưu thông, phân phối thuốc....
3.2.1 Giải pháp về quy hoạch, đổi mới công nghệ và nghiên cứu khoa học:
Quy hoạch công nghiệp Dược theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Nâng cao năng lực sản xuất thuốc về quy mô và chất
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Tăng Trưởng Của Ngành Dược
- Báo Cáo Tình Hình Tài Chính Tóm Tắt 3 Công Ty Đơn Vị: Vnđ
- Chỉ Tiêu Tỉ Trọng Trong Sản Xuất- Kinh Doanh
- Phân tích cổ phiếu niêm yết nghành dược Việt Nam - 14
- Phân tích cổ phiếu niêm yết nghành dược Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
lượng, đầu tư các dây chuyền công nghệ cao theo hướng đi tắt đón đầu. Qui hoạch và hiện đại hoá hệ thống phân phối thuốc bao gồm xuất nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ. Phát triển mạng lưới bán lẻ, chú trọng đến vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Đầu tư có trọng điểm các cơ sở sản xuất hoá chất và nguyên liệu làm thuốc. Ưu tiên đầu tư sản xuất thuốc thiết yếu, thuốc có thế mạnh xuất khẩu, thuốc từ dược liệu và thuốc mang tên gốc thay thế thuốc nhập khẩu; nghiên cứu sản xuất các dạng thuốc bào chế cho trẻ em và người già. Chú trọng đầu tư phát triển dược liệu.
Phát triển công tác nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế và công nghệ sinh học, về dược liệu, phân tích kiểm nghiệm thuốc để phục vụ sản xuất các thuốc mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành sản xuất, cung ứng và sử dụng thuốc...
Khuyến khích đầu tư và đảm bảo lộ trình thực hiện GMP, các DN chưa đủ điều kiện đầu tư toàn bộ có thể đầu tư từng dây chuyền, thay thế dần các thiết bị cũ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Có chính sách về sản xuất theo hợp đồng. Khuyến khích các DN trong nước liên doanh, liên kết, khai thác công suất thiết bị và nhà máy.
Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển công tác nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, về dược liệu, phân tích kiểm nghiệm thuốc và công nghệ sinh học để tạo ra các thuốc mới. Xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về dược. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển mặt hàng nội địa, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng thuốc ngang tầm với khu vực và thế giới.
Cần tạo quĩ nghiên cứu và triển khai (R&D ), bao gồm quĩ hỗ trợ của Nhà nước, quĩ đầu tư của chính DN. Khuyến khích, tiến tới quy định bắt buộc tỷ lệ đầu tư cho R&D của DN phải đạt 3-5% trên doanh thu và cần được nâng
cao hơn ở những năm tiếp theo. Nhà nước có chính sách hỗ trợ DN đầu tư R&D có hiệu quả, như miễn giảm thuế, được để lại lợi nhuận để tái đầu tư.
Thành lập cácTrung tâm thử nghiệm thuốc, nhằm giúp các DN và cơ sở nghiên cứu sớm đưa các đề tài vào ứng dụng.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu về thuốc và nghiên cứu ứng dụng, có chính sách đãi ngộ thoả đáng để sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao cho DN sản xuất và hoàn vốn
Kết hợp chặt chẽ nguồn lực về con người và trang thiết bị của ngành dược với nguồn lực của các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học khác để nghiên cứu về thuốc và nguyên liệu làm thuốc, gắn quá trình nghiên cứu với thực tiễn sản xuất của các DN sản xuất dược phẩm.
3.2.2 Nhóm giải pháp về sản xuất:
Nhà nước khuyến khích các DN có vốn đầu tư nước ngoài và các DN Việt Nam đầu tư sản xuất nguyên liệu trong nước bằng các biện pháp bảo hộ sản xuất, cấp đất, miễn giảm thuế, có chính sách ưu đãi về vay vốn, chuyển lợi nhuận về nước v.v... Các chính sách cần được công bố và có sự đảm bảo của Nhà nước giúp các nhà đầu tư yên tâm.
- Đối với sản xuất nguyên liệu, Nhà nước ưu tiên cấp kinh phí cho các đề tài nghiên cứu sản xuất nguyên liệu trong nước, như các đề tài liên quan đến ngành Sinh học, Dầu khí, Hoá chất, Dược liệu.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích các DN sản xuất thuốc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, giúp các DN sản xuất nguyên liệu rút ngắn thời gian thu hồi vốn.
- Uu tiên bố trí các cơ sở sản xuất nguyên liệu hoá dược ở vị trí có lợi thế về tiềm năng nguyên liệu, nhân lực, môi trường để giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Không dàn trải mà tập trung đầu tư sản xuất nguyên liệu hoá dược mà nước ta có ưu thế như tận dụng quặng khoáng, nguyên liệu thảo
dược. Nhập công nghệ, mua bí quyêt để đi thẳng vào công nghệ tiên tiến sản xuất nguyên liệu làm thuốc thay thế nhập khẩu.
- Có chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng và chế biến dược liệu. Đảm bảo cân đối giữa khai thác và tái tạo, bảo tồn, nuôi trồng và quy hoạch dược liệu. Đầu tư nuôi trồng và thu mua hợp lý, hình thành các vùng dược liệu tập trung các cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn, đảm bảo ổn định nguồn dược liệu cho sản xuất thuốc.
- Tiêu chuẩn hoá nguyên liệu sản xuất thuốc, đặc biệt là dược liệu, đảm bảo chất lượng ổn định và an toàn.
3.2.3 Giải pháp về tổ chức và phát triển nguồn nhân lực:
Củng cố và tăng cường hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về dược: Kiện toàn Cục Quản lý Dược Việt Nam; tổ chức lại và tăng cường năng lực Thanh tra chuyên ngành dược; hoàn thiện tổ chức các phòng Quản lý dược của các Sở Y tế; quy hoạch lại hệ thống sản xuất thuốc.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực dược: tăng cường đào tạo và đào tạo lại các loại hình cán bộ dược. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn cán bộ nghiên cứu có trình độ cao. Thành lập mới một số khoa dược ở các Trường Đại học Y để đào tạo dược sỹ đại học cho các khu vực khó khăn. Liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Dược với Đại học Khoa học tự nhiên và Đại học Bách khoa để đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu hoá dược. Tuyển dụng các kỹ sư, cử nhân được đào tạo về hoá dược, hoá phân tích và vi sinh làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc.
Đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực Dược, thực hiện cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ để khắc phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các vùng, đặc biệt chú ý bảo đảm đủ cán bộ dược cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, tuyến huyện và tuyến xã.
Trong các nỗ lực để tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhân lực dược nói chung, cần lưu ý đào tạo cán bộ cho ngành công nghiệp Dược. Trong đó
đào tạo cán bộ nghiên cứu có trình độ cao về bào chế, hoá dược, kháng sinh, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý - điều hành.
Có chính sách khuyến khích các DN sản xuất dược phẩm chủ động dành quỹ đào tạo và cùng tham gia đào tạo. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với DN trong công tác đào tạo, tiến tới thực hiện các đề tài, luận văn tốt nghiệp do các DN đặt hàng cho nhà trường đào tạo sinh viên, nghiên cứu sinh, ứng dụng đề tài vào sản xuất.
3.2.4 Giải pháp về giám sát chất lượng thuốc:
Hiện đại hoá hệ thống bảo đảm chất lượng thuốc.
Tổ chức lại hệ thống kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc. Nâng cao năng lực các phòng kiểm nghiệm thuốc để có thể kiểm nghiệm dược phẩm lưu thông trên thị trường.
Tạo điều kiện và khuyến khích thành lập các cơ sở dịch vụ kiểm nghiệm hiện đại ngoài hệ thống kiểm nghiệm nhà nước.
Nhà nước xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các DN. Sớm sửa đổi các luật lệ, qui chế, tiêu chuẩn dược phẩm hiện hành phù hợp với hội nhập khu vực và thế giới.
3.2.5 Các giải pháp về xây dựng cơ chế chính sách:
Hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý dược. Xây dựng Luật Dược. Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về dược, hệ thống quy chế, các thường qui kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn về dược. Chuẩn hoá các hoạt động quản lý, sản xuất và cung ứng thuốc, tiến tới đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
Xây dựng chính sách ưu tiên cho các DN đầu tư vào nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ, sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất sản phẩm dược xuất khẩu.
Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành dược, trong đó ưu tiên các dự án sản xuất nguyên liệu làm thuốc nhất là đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học. Có chính sách thích hợp về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối thuốc.
Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dược, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá. Khuyến khích các DN nâng cao năng lực nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới.
Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, với Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức quốc tế khác. Thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với những cam kết của nước ta trong quan hệ song phương và đa phương, từng bước hoà hợp qui chế về dược với khu vực và thế giới.
Về thị trường trong nước, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá thương hiệu thuốc trong nước. Nhà nước có chính sách ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện, thuốc phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu bằng nguồn ngân sách nhà nước và thuôc bảo hiểm y tế. Đối với thị trường nước ngoài, phải tranh thủ sự hỗ trợ của Đại sứ quán, cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Bộ Y tế và các Bộ, Ngành có liên quan trong xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, tạo điều kiện để DN dược thâm nhập thị trường.
Chỉ đạo và vận động sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả là công tác trọng tâm và thường xuyên của ngành y tế. Hạn chế và từng bước đẩy lùi tình trạng lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, corticoid, vitamin, biệt dược... Khuyến khích sử dụng thuốc mang tên gốc (generic), thuốc sản xuất trong nước, thuốc y học cổ truyền.
3.2.6 Bảo đảm tài chính:
Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp tác song phương và đa phương của các tổ chức
phi chính phủ, vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các DN trong nước và của cộng đồng.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung cho nhu cầu nghiên cứu khoa học công nghệ, cho đào tạo nguồn nhân lực, phát triển tiềm năng dược liệu và công nghiệp nguyên liệu làm thuốc, đầu tư cho các DN công ích và nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan kiểm nghiệm.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào khu vực sản xuất dược phẩm, khuyến khích đầu tư những dây chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại, ưu tiên cho sản xuất nguyên liệu làm thuốc.
Nhu cầu về đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh dược phẩm của các DN được huy động từ nguồn vốn vay, vốn tự có, cổ phần hoá...
Nhà nước cho vay ưu đãi đầu tư sản xuất dược phẩm, nhằm phát triển một số DN chủ lực, đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá DN nhà nước, qua đó tăng cường vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đối với các DN đã tạo được sản phẩm xuất khẩu, nhà nước cần có các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ về tài chính, giúp họ đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ Y tế kết hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, phối hợp sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi như vốn xoá đói giảm nghèo, vốn trồng rừng, vv... để hình thành và phát triển các vùng dược liệu tập trung.
3.2.7 Nhóm các giải pháp về tổ chức:
Sắp xếp lại các DN kinh doanh dược phẩm, gắn quá trình sắp xếp lại DN với công tác cổ phần hoá. Thực hiện “Đề án tổng thể sắp xếp lại DN nhà nước, tổng công ty nhà nước thuộc Bộ Y tế” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Nâng cao tính tự chủ của các DN và trách nhiệm của người lao động trong các DN. Nâng cao năng lực quản lý của các DN bằng cách áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn GMP, ISO...¦u tiên học bổng đào tạo tại nước
ngoài cho dược sĩ đại học và sau đại học chuyên ngành công nghiệp Dược. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có
Tạo điều kiện để tăng cường năng lực của Hiệp hội các nhà sản xuất kinh doanh dược phẩm, giúp Hiệp hội làm tốt chức năng hiệp thương giữa các nhà sản xuất, phân công mặt hàng, tham gia về bình ổn giá v.v... tránh sản xuất chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất.
Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về dược ở trung ương và địa phương; rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống quy chế về dược, ban hành Luật Dược, nhằm tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ cho DN hoạt động.
Phát triển công nghiệp Dược Việt Nam thành một ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành Dược theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Để phát triển công nghiệp Dược, Việt Nam cần có các giải pháp và chính sách đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều Bộ, Ngành có liên quan và sự nỗ lực của chính các DN và toàn Ngành
3.3 Khuyến nghị với các cơ quan cấp nhà nước và chính phủ:
3.3.1 Về mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Mục tiêu ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đặc biệt quan tâm tới an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người làm công ăn lương chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát, để những năm tới tiếp tục phấn đấu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, cải thiện đời sống nhân dân. Có kiềm chế được tình hình lạm phát phi mã hiện nay thì mới có sự phát triển của các ngành nói riêng cũng như nên kinh tế nói chung.