Pgs.ts Bùi Nguyên Hùng - Đh Bách Khoa, “Xây Dựng Mô Hình Vườm Ươm Doanh Nghiệp Công Nghệ Trên Địa Bàn Tp.hcm – Mô Hình Vườm Ươm Trong Trường Đại Học”





thực phẩm, công nghệ sinh học, và

công nghệ vật liệu

6

VƯDN CRC- TOPIC

Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (Đại

học Bách Khoa Hà Nội)

Đào tạo nguồn nhân lực

7

Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ cao (Hòa Lạc)

Bộ KH&CN, Tổ chức Phát triển và Nâng cao năng lực Quốc tế Đức (InWEnt), infoDev (WB)

Công nghệ thông tin

-truyền thông (ICT); Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ-điện tử, quang điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ

nano.

8

VƯDN công nghệ cao Tp. HCM

UBND Tp. HCM

Công nghệ vi mạch bán dẫn, thông tin và viễn thông, tự động hóa, cơ khí chính xác, công nghệ sinh học và môi trường, công nghệ vật liệu mới,

nano và năng lượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp

VƯDN chế biến & đóng gói thực phẩm Hà nội (HBI) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2007 sau hơn 2 năm chuẩn bị hình thành cơ cấu tổ chức, xây dựng nhà xưởng,… Đây là vườn ươm được xây với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu (EU) với các đối tác tham gia điều hành và thực hiện là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tp. Hà Nội và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO). Đối tượng khách hàng của HBI là tất cả các cá nhân có ý tưởng kinh doanh về chế biến và đóng gói thực phẩm, các doanh nghiệp mới thành lập (1-2 năm) và các doanh nghiệp đang hoạt động nhưng muốn phát triển sản phẩm mới trong ngành chế biến và đóng gói thực phẩm.

Hiện nay, HBI có 10 xưởng sản xuất (diện tích từ 100m2 -

240m2/xưởng), đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; 5 bếp phát triển sản phẩm; 4 phòng thí nghiệm và xưởng với đầy đủ trang thiết bị, gồm: 1 phòng thí nghiệm vi sinh, 1 phòng thí nghiệm hoá học, 1 phòng thí nghiệm cảm quan, 1 xưởng thực nghiệm (sản xuất các sản phẩm thịt, cá, các sản phẩm rau quả, các sản phẩm sữa). Hiện nay, HBI đã có 3 doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Dự kiến, đến hết 2008 sẽ có thêm 4 doanh nghiệp khác nữa tham gia vườn ươm (xem thêm Mục 2.2.3).

Cùng với HBI, VƯDN phần mềm Quang Trung (SBI) chính thức đi vào hoạt động vào 3/2008. SBI được thành lập với sự tài trợ của EU và với các đối tác tham gia điều hành và thực hiện là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tp. Hồ Chí Minh và Hiệp hội tin học Tp. Hồ Chí Minh (HCA). SBI tập trung vào 3 đối tượng khách hàng chính là doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ và đối tác chiến lược với lĩnh vực ườm tạo là công nghiệp phần mềm, bao gồm hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm (xem thêm Mục 2.2.3).

VƯDN FPT do Công ty FPT chính thức được thành lập vào tháng 11/2005. Các khách hàng của VƯDN này muốn được tuyển chọn vào Vườn

ươm phải tự lập dự án kinh doanh và có khả năng phát triển được dự án của mình. Mỗi dự án sẽ trải qua các giai đoạn chuẩn bị - thử nghiệm sản phẩm và tìm hiểu thị trường - hoàn thiện sản phẩm và phát triển thị trường. Trong đó, cá nhân hoặc nhóm dự án được học và thực hành cách lập kế hoạch kinh doanh. Nếu kế hoạch kinh doanh có kết quả thẩm định tốt, sẽ được Vườn ươm hỗ trợ tối đa 5.000 USD để triển khai tiếp. Các dự án được hỗ trợ những điều kiện cần thiết để phát triển sản phẩm, dịch vụ: địa điểm, thiết bị, thủ tục pháp lý, hành chính - nhân sự - kế toán, các giải pháp công nghệ, mạng, phần mềm. Những sản phẩm, dịch vụ này cũng được sử dụng thương hiệu, các quan hệ và kênh phân phối sản phẩm của FPT. Vườn ươm FPT đã có 3 dự án được đầu tư và hoạt động trong các lĩnh vực: dịch vụ truyền hình, đào tạo, âm nhạc trực tuyến…

Trung tâm Vườn ươm Tinh Vân (TVi) là một trung tâm trực thuộc Tập đoàn Tinh Vân, có nhiệm vụ phát hiện và tập hợp, bồi dưỡng và định hướng cho những bạn trẻ yêu thích, có tài năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khi gia nhập, khách hàng sẽ được tham gia vào các dự án phần mềm của Tinh Vân, nhận được sự kèm cặp, hướng dẫn của các trưởng dự án, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, TVi tạo ra một môi trường cho phép các thành viên được phép tự tạo thành các team (đội, nhóm nhỏ) để tự phát triển các idea (ý tưởng) của mình thành các sản phẩm thực tiễn, có tính thương mai. Môi trường làm việc nói trên giúp các bạn trẻ không những bổ sung và rèn luyện các kĩ năng thực tiễn với công việc, mà còn giúp các bạn mở rộng tầm nhìn, tầm kiến thức sang nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp các bạn có khả năng định hướng nghề nghiệp tốt hơn11.

VƯDN Phú Thọ là mô hình VƯDN công nghệ trong trường đại học, đặt ngay trong khuôn viên Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh và


11 http://tvi.tinhvan.com/index.php/Noi-dung-tinh/Tong-quan-TVi.tvi, truy cập ngày

22/5/2008

bắt đầu hoạt động từ 10/200612. Hội đồng quản trị của vườn ươm gồm đại diện Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM (cơ quan cấp ngân sách) và trường ĐH Bách khoa (cơ quan cấp mặt bằng). Vườn ươm này tập trung vào ưu tiên ươm tạo 5 lĩnh vực: cơ khí, điện - điện tử - viễn thông, công nghệ hóa học - thực phẩm, công nghệ sinh học, và công nghệ vật liệu.

Hình 2.1: Mô hình VƯDN Phú Thọ

Hội đồng Quản trị

- Sở KH&CN Tp. HCM

- ĐH BK Tp.HCM

Giám đốc điều hành

Hội đồng tư vấn

Phát triển KD/ marketing

Dịch vụ vườn ươm

Quản trị, tài chính

Khách hàng/doanh nghiệp ươm tạo

Mạng lưới tổ chức/nhà tư vấn bên ngoài

Nguồn: Tài liệu hội thảo VƯDN Phú Thọ

Đối tượng tham gia ươm tạo trong vườn ươm là các sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu muốn thành lập doanh nghiệp công nghệ thuộc các lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Theo nghiên cứu13 của Vườn ươm Phú Thọ về nhu cầu tham gia vườn ươm trong khoảng từ giữa tháng 9/2005 đến tháng 11/2005 thì nhu cầu tham gia vườn ươm của các sinh viên các trường đại học kỹ thuật ở TP. Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu của các trường, viện kỹ thuật và doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh tương đối cao, có


12 http://www.agbiotech.com.vn/vn/?key=832&mnu=preview, truy cập ngày 23/5/2008

13 PGS.TS Bùi Nguyên Hùng - ĐH Bách Khoa, “Xây dựng Mô hình Vườm ươm Doanh nghiệp Công nghệ trên địa bàn TP.HCM – Mô hình vườm ươm trong trường đại học”

khoảng có 68% sinh viên có ý định kinh doanh sau khi tốt nghiệp trong số 484 sinh viên được điều tra, số còn lại thì do dự và không muốn kinh doanh mà chỉ muốn đi làm thuê. Trong số sinh viên có ý định kinh doanh, có 92% sinh viên muốn tham gia vào vườn ươm.

CRC-TOPIC là vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Vườn ươm chính thức được thành lập năm 2004 với tài trợ từ chương trình InfoDev của Ngân hàng Thế giới, sau đó đã thu hút được tài trợ tiếp theo từ Microsoft, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID, Qualcomm và Hewlett- Packard14.

Hiện nay, CRC-TOPIC đang ươm tạo tại chỗ cho 7 doanh nghiệp, và ươm tạo trực tuyến cho 64 trung tâm tin học tại 64 tỉnh/thành phố của Việt Nam (dự án TOPIC64). Đáng lưu ý là đã có 2 doanh nghiệp đầu tiên tốt nghiệp, ra khỏi vườn ươm và hoạt động rất thành công trên thị trường là Công ty VIMES15 và Công ty Tuấn Linh16. Các doanh nghiệp được ươm tạo đang tạo ra hàng trăm việc làm có thu nhập cao, và các sản phẩm dịch vụ có ích cho cộng đồng.

Tuy mới được thành lập và hoạt động, trong năm 2006, Vườn ươm CRC-TOPIC đã được Chương trình InfoDev của Ngân hàng thế giới đã công nhận là một trong bốn “điển hình xuất sắc toàn cầu” trong số 70 vườn ươm trên khắp thế giới và đã trở thành một trong số 7 dự án ứng dụng tin học xuất sắc nhất trong số 160 ứng cử viên của giải thưởng quốc tế Development Gateway Award. Trong năm năm 2007, Vườn ươm này được chọn vào Top 9 dự án ứng dụng CNTT trong số 119 ứng cử viên của giải thưởng Stockholm Challenge Award.

14 http://topic.edu.vn/About/Default.aspx, truy cập ngày 20/4/2008

15 VIMES đã phát triển hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện và đã ứng dụng phần mềm này thành công tại hơn 30 bệnh viện, đạt giải nhì tại cuộc thi Trí tuệ Việt Nam

16 Tuấn Linh ứng dụng công nghệ xử lý nước và chất thải rắn và đã nhận được một khoản tài trợ từ World Bank


Hình 2.2: Mô hình ươm tạo và quan hệ giữa các đối tượng và chủ thể tham gia CRC


Nguồn: Tài liệu Hội thảo "Vườn ươm công nghệ cao và Doanh nghiệp công nghệ cao"(25/10/2005)

Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc 17 được thành lập vào 1

Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ cao (Hòa Lạc)17 được thành lập vào tháng 12/2006 nhằm thúc đẩy sự thành lập các doanh nghiệp dựa trên công nghệ trong giai đoạn khởi nghiệp thông qua hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ, đào tạo - tư vấn. Trung tâm là một thành phần của chu trình đào tạo - nghiên cứu, triển khai - sản xuất - thương mại hóa sản phẩm tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc. Với tiêu chí phi lợi nhuận, Trung tâm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có ý tưởng thành lập doanh nghiệp từ các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức hoạt động KH&CN khác.

Các đối tác tham gia ươm tạo tại Trung tâm được làm việc trong môi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, các mối liên kết từ các Khu chức năng như: khu nghiên cứu và phát triển, khu Công nghiệp Công nghệ cao, khu Phần mềm, khu Thương mại công nghệ cao, khu Dịch vụ hỗ trợ... đồng thời có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn tài

17 http://www.hbi.org.vn, truy cập ngày 22/5/2008

chính; Các mối liên kết từ Viện nghiên cứu - Trường đại học - Doanh nghiệp… và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KH&CN trong và ngoài nước.

Trung tâm được hỗ trợ từ Bộ Khoa học & Công nghệ, Tổ chức quốc tế InWent, infoDev (thuộc WB)...

Các loại hình công nghệ trọng điểm được ưu tiên phát triển tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao gồm:

- Công nghệ thông tin - truyền thông (ICT);

- Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế;

- Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ-điện tử, quang điện tử và tự động hoá;

- Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano.

Trong giai đoạn 2007 - 2010, Trung tâm tập trung ưu tiên phát triển hai loại hình công nghệ:

- Công nghệ thông tin - truyền thông (ICT);

- Công nghệ sinh học.

VƯDN công nghệ cao Tp. HCM (hay Khu công nghệ cao Tp. HCM18) với tổng diện tích 913 ha, nằm ở giữa 43 khu công nghiệp và khu chế xuất - hạt nhân của vùng kinh tế động lực phía Nam, đặc biệt là sát cạnh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

VƯDN này được xây dựng và phát triển theo mô hình là một khu kinh tế kỹ thuật, thu hút đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn lực khoa học công nghệ cao trong nước. Đây là nơi tập trung lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp sản xuất kinh doanh - nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao ở Việt Nam.


18 Tham khảo: www.shtp.hochiminhcity.gov.vn, truy cập ngày 20/5/2008

Hiện nay, VƯDN công nghệ cao Tp. HCM tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao thuộc 4 lĩnh vực: Công nghệ vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin và viễn thông; Công nghệ tự động hóa, cơ khí chính xác; Công nghệ sinh học áp dụng cho y tế, dược phẩm và môi trường; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano và năng lượng.

Đến nay đã có một số tập đoàn, công ty lớn có ý định đầu tư vào VƯDN này các loại hình dịch vụ cao cấp mà trong nước chưa có, đặc biệt sau khi Tập đoàn Intel (Hoa Kỳ) đã quyết định đầu tư vào đây.

Qua khái quát và đánh giá tình hình hoạt động chung của hệ thống các VƯDN ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét chủ yếu như sau:

Một là, phần lớn các vườn ươm đều mới đi vào hoạt động với thời gian ngắn, khoảng 1-3 năm và chưa có đủ khả năng tự chủ về mặt tài chính. Các doanh nghiệp ươm tạo cũng chưa phải đóng góp các khoản chi phí đáng kể nào, phần lớn vẫn đang trong giai đoạn hưởng ưu đãi hoặc mức phí tương đối thấp.

Hai là, các tổ chức điều hành và quản lý VƯDN cũng tương đối đa dạng, tùy theo mục đích thành lập và vận hành của VƯDN. Chẳng hạn, các VƯDN do tư nhân thành lập như Công ty FPT và Tinh Vân; do các trường đại học như Đại học Bách Khoa Hà Nội và Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh; do cả Nhà nước và tư nhân cùng thành lập (thực thể công-tư) và điều hành như UBND Tp. Hà Nội và Tổng công ty Thương mại Hà Nội (VƯDN chế biến đóng gói thực phẩm Hà Nội), UBND Tp. Hồ Chí Minh và Hiệp hội Tin học Tp. Hồ Chí Minh (VƯDN phầm mềm Quang Trung); hoặc do nhà nước thành lập như Bộ Khoa học và Công nghệ (VƯDN công nghệ cao Hòa Lạc). Tuy nhiên, phải kể đến sự tham gia và vai trò của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ quốc tế như Liên minh Châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Phát triển và Nâng cao năng lực Quốc tế Đức (InWEnt), Tổ chức phát triển công nghệ thông tin toàn cầu (Infodev) của WB…

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí