Quy Định Về Việc Sử Dụng Vốn Để Thành Lập, Mua Lại Công Ty Con, Công Ty Liên Kết

nước, ngoài việc phải tuân thủ quy định pháp luật về sử dụng vốn trong Luật các TCTD năm 2010, các NHTM nhà nước còn cần phải đáp ứng các quy định về sử dụng vốn của nhà nước, (iv) không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD đó.

Nói cách khác, các nguyên tắc về góp vốn mua cổ phần này không nằm ngoài các nguyên tắc chung được phân tích tại chương 2 là bảo đảm an toàn đồng vốn của NHTM; không dùng đến nguồn vốn huy động mà chỉ là vốn điều lệ và quỹ dự trữ. Ngoài ra, để tránh sở hữu chéo, các quy định tại khoản 5 Điều 129, khoản 2 Điều 135 Luật các TCTD năm 2010, khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, khoản 5 Điều 18 Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã đặt ra quy định có liên quan. Khoản 2 Điều 135 Luật các TCTD năm 2010 lại cụ thế hơn khi quy định TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD đó; công ty con, công ty liên kết của một TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của chính TCTD đó. NHTM, công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính NHTM, công ty tài chính đó; không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là người có liên quan của cổ đông lớn, của người quản lý của NHTM, công ty tài chính đó.

Kinh nghiệm của Úc cho thấy khi một công ty kiểm soát một chủ thể khác mà chủ thể này đang nắm giữ cổ phần của công ty kiểm soát; khi việc nắm giữ cổ phần và kiểm soát này tăng lên; khi công ty phát hành cổ phần cho một chủ thể mà công ty kiểm soát trong trường hợp nêu tại điểm c, khoản 1 Điều 259C; khi cổ phần trong công ty được chuyển cho chủ thể mà công ty kiểm soát trong trường hợp nêu tại điểm d khoản 1 Điều 259C thì trong vòng 12 tháng sau đó, chủ thể đó phải chấm dứt việc nắm giữ cồ phần hoặc công ty phải ngừng kiểm soát chủ thể đó (khoản 1 Điều 259D Luật Công ty Úc năm 2001). Quy định này cũng áp dụng đối với cổ phiếu thưởng được phát hành trên cơ sở số cổ phiếu này. Bên cạnh đó, Ủy ban đầu tư và chứng khoán Úc (ASIC: Australian Securities and Investments Commission) có thể gia hạn thời gian 12 tháng này nếu công ty xin gia hạn trước thời điểm kết thúc thời hạn.

Kinh nghiệm sau đây của Mỹ tuy không phải dành cho NHTM nhưng cũng là một gợi ý cho Việt Nam liên quan đến việc kiểm soát rủi ro hệ thống. Phần 121 của Đạo luật Dodd Frank của Mỹ có quy định rằng nếu Hội đồng thống đốc liên bang thấy rằng một công ty sở hữu NH có tổng giá trị tài sản hợp nhất từ 50 tỷ USD trở lên hoặc công ty tài chính phi NH bị giám sát bởi Hội đồng thống đốc liên bang gây ra rủi ro nghiêm trọng cho hệ thống tài chính của Mỹ thì Hội đồng thống đốc liên bang với ít nhất 2/3 tổng số phiếu biểu quyết sẽ quyết định hạn chế công ty này sáp nhập, hợp nhất, thôn tính hoặc liên kết với công ty khác.


biệt:

Quy định về góp vốn, mua cổ phần trong khi NHTM khác bị kiểm soát đặc


Trước đây, việc quy định về góp vốn, mua cổ phần theo chỉ định được quy định

tại khoản 2,3 Điều 149 Luật các TCTD năm 2010. Theo đó, NHNN có quyền trực tiếp hoặc chỉ định TCTD khác góp vốn, mua cổ phần của TCTD được kiểm soát đặc biệt. Sau đó, Thông tư 07/2013/TT-NHNN155, Quyết định 48/2013/QĐ-TTg156, Thông tư 36/2014/TT-NHNN đều tiếp tục quy định NHTM phải mua, nắm giữ cổ phiếu của TCTD khác khi được NHNN chỉ định theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Hiện nay, quy định về góp vốn, mua cổ phần theo chỉ định này đã bị thay thế bởi hình thức chuyển giao bắt buộc tại Khoản 27 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Luật các TCTD năm 2017). Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền quyết định chủ trương cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt theo phương án chuyển giao bắt buộc157. Tuy có từ “bắt buộc” ở đây nhưng là “bắt buộc” TCTD bán, không phải là “bắt buộc” TCTD mua như đối với trường hợp trước đây là góp vốn, mua cổ phần theo chỉ định. Như vậy, việc chuyển giao bắt buộc này chỉ được tiến hành thực sự khi có đề nghị của TCTD được chuyển giao, không còn là theo mệnh lệnh hành chính như trước đây trong “góp vốn, mua cổ phần” theo chỉ định.

3.3.2. Quy định về việc sử dụng vốn để thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết

Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 11

Nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn của NHTM còn được thể hiện qua việc nhà làm luật không cho NHTM trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực có độ rủi ro cao. Tại Việt Nam, các NHTM không được trực tiếp kinh doanh chứng khoán mà chỉ được góp vốn, mua cổ phần và thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết. Khoản 2 Điều 103 của Luật các TCTD năm 2010 quy định: NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh như a) Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; b) Cho thuê tài chính; c) Bảo hiểm. QPPL ở đây là QPPL bắt buộc. Đây là những hoạt động có tính rủi ro cao nên cần được tách biệt ở mức độ nhất định với hoạt động chính của NHTM.

Khoản 2 và 3 của Điều 103 Luật các TCTD năm 2010 khác nhau giữa từ “được” và từ “phải”. Từ “ được” ở khoản 3 Điều 103 là đề cập đến quyền của NHTM. Từ “phải”


155 Được ban hành ngày 14-03-2013, có hiệu lực từ ngày 27-04-2013

156 Được ban hành 01-08-2013, hiệu lực 20-09-2013

157 Phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tín dụng nước ngoài, nhà đầu tư khác có đề nghị được nhận chuyển giao bắt buộc và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định được nhận chuyển giao bắt buộc (Khoản 1 Điều 1 Luật các TCTD năm 2017)

ở khoản 2 Điều 103 là đề cập đến nghĩa vụ của NHTM. Khoản 2 Điều 103 là QPPL bắt buộc và được đặt ra nhằm hướng vào mục đích để NHTM tập trung vào chức năng chính là trung gian tài chính, nhằm để tách biệt rủi ro của NHTM với hoạt động của công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, cho thuê tài chính và bảo hiểm. Khoản 3 Điều 103 là loại QPPL cho phép và được đặt ra để tái khẳng định quyền thành lập, quản lý của NHTM, với tư cách là một doanh nghiệp có quyền kinh doanh trong Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Bên cạnh đó, hoạt động góp vốn mua cổ phần tại khoản 2 Điều 103 là không phải vào những lĩnh vực kinh doanh truyền thống và có tính chất “ngân hàng” của NHTM. Trong khi đó, các lĩnh vực kinh doanh tại khoản 3 Điều 103 là những lĩnh vực có liên quan trực tiếp, có gắn bó chặt chẽ đến hoạt động “ngân hàng” của NHTM. Tuy nhiên, dù là “được” hay “phải” thì cả hai loại hoạt động này của NHTM đều phải được sự chấp thuận trước của NHNN.

Về việc chấp thuận trước này, tuy cách diễn đạt câu chữ có khác nhau nhưng có sự tương đồng của quy định của Việt Nam và Trung Quốc. Quy định tại Điều 11 của Luật NHTM của Trung Quốc năm 1995 cho thấy việc thành lập một NHTM phải được NH nhân dân Trung Quốc xem xét và chấp thuận. Theo đó, không một tổ chức hay cá nhân nào được nhận tiền gửi từ công chúng hoặc tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác của một NHTM hoặc sử dụng tên gọi “ngân hàng” mà không được sự chấp nhận của NH nhân dân Trung Quốc158.

Thực tiễn trên thế giới cho thấy mối quan hệ giữa NHTM và hoạt động chứng khoán có thể được thể hiện dưới 4 hình thức sau đây:

Thứ nhất: Mô hình một NH thống nhất. Theo đó, NH trực tiếp kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, đây là mô hình mà rủi ro cho NH rất cao do phải trực tiếp chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Pháp luật Việt Nam hiện không cho phép các NHTM đi theo áp dụng mô hình này.

Thứ hai: Mô hình công ty mẹ- công ty con. Theo đó, NH là doanh nghiệp mẹ, công ty chứng khoán là doanh nghiệp con. Việt Nam, Úc, Canada, Anh theo mô hình thứ 2 này. Theo đó, pháp luật cho phép NHTM kinh doanh đa năng nhưng phải thành lập công ty con để kinh doanh chứng khoán và bảo hiểm159.

Chính vì sự độc lập giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp con, tính chịu trách nhiệm hữu hạn của cả NH mẹ và công ty chứng khoán con nên vốn của NH mẹ được bảo toàn, tách khỏi các rủi ro của công ty chứng khoán con. Tuy nhiên, dù sao cũng là


158 The establishment of a commercial bank shall require the examination and approval by the People's Bank of China.No organization or individual shall receive money deposits from the public or do any other businesses of a commercial bank or use the title of "bank" without the approval of the People's Bank of China.

159 Ngô Quốc Kỳ (2002), “Khái niệm ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí luật học số 4 năm 2002, tr.27

“mẹ-con” nên NH mẹ cũng không thể hoàn toàn không bị liên lụy từ việc giải thể hay phá sản của công ty chứng khoán con. NH mẹ chịu trách nhiệm với tư cách là người góp vốn, nhà đầu tư của công ty con. Cho nên, việc quy định các NH Việt Nam hiện nay kinh doanh chứng khoán một cách gián tiếp thông qua công ty con hoạt động chứng khoán cũng chưa phải là giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Thực tiễn cho thấy, hoạt động NH và hoạt động kinh doanh chứng khoán cách biệt càng xa thì càng ít rủi ro cho đồng vốn NH.

Thứ ba: Mô hình một công ty vừa là công ty mẹ của ngân hàng và công ty mẹ của công ty chứng khoán.

Theo đó, các đơn vị này đều độc lập với nhau nên không phải chịu trách nhiệm về hoạt động của nhau. Quan trọng là vốn của công ty chứng khoán là vốn lấy từ công ty mẹ, không phải lấy từ NH. Mối quan hệ giữa NH và công ty chứng khoán là mối quan hệ như giữa “anh và em” nên lại càng không phải chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của nhau.

Đối với việc kinh doanh chứng khoán, trên thực tế ngoài 3 mô hình kể trên thì còn có dạng thứ 4 là mô hình chuyên doanh (hay còn gọi là mô hình đơn năng). Theo mô hình này, các công ty chứng khoán là công ty kinh doanh độc lập, các NHTM và các tổ chức tài chính khác không được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán. Ví dụ cho mô hình này là các công ty chứng khoán Nhật160, Hàn Quốc.

Theo kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh Tạ Hoàng Hà161, Trung Quốc gần như không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một phần là do theo mô hình NH hẹp, ít tham gia vào hoạt động của NH đầu tư. NH đầu tư là một trung gian tài chính thực hiện nhiều dịch vụ khác nhau. Phần lớn các NH đầu tư chuyên thực hiện các giao dịch tài chính lớn và phức tạp, như bảo lãnh phát hành, thực hiện vai trò trung gian giữa công ty phát hành chứng khoán và công chúng đầu tư162. Điều 43A Luật ngân hàng thương mại của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1995 đã quy định NHTM không được tham gia vào việc đầu tư ủy thác hoặc kinh doanh chứng khoán, hoặc đầu tư vào BĐS mà không nhằm mục đích để sử dụng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Một NHTM không được đầu tư vào các tổ chức tài chính phi NH hoặc vào doanh nghiệp trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Một NHTM nào đã đầu tư vào các tổ chức


160 Ngô Quốc Kỳ (2002), tlđd 159, tr.27

161 Tạ Hoàng Hà (2015): luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Duy Hảo, Tr.55.

162 An investment bank (IB) is a financial intermediary that performs a variety of services. Most Investment banks specialize in large and complex financial transactions, such as underwriting, acting as an intermediary between a securities issuer and the investing public, facilitating mergers and other corporate reorganizations and acting as a broker or financial adviser for institutional clients (Xem: [https://www.investopedia.com/terms/i/investmentbank.asp]; truy cập ngày 10-5-2019)

tài chính phi NH hoặc vào doanh nghiệp trước khi ban hành Luật này sẽ phải tuân theo các quy định khác theo quy định của Hội đồng Nhà nước163.

Tóm lại, NHTM Việt Nam không nên đi theo hướng NH đa năng hoặc NH đầu tư bởi nhiều lý do:

Thứ nhất, bản chất của NH đầu tư không phù hợp với hoạt động của NHTM. NH đầu tư không được huy động vốn. Trong khi đó, hoạt động của NHTM bao gồm các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (Điều 4 Luật các TCTD)

Thứ hai, hoạt động NH đầu tư làm gia tăng rủi ro trong hoạt động của NHTM Thứ ba, kinh nghiệm của Việt Nam, Trung Quốc đã cho thấy, khi NHTM ở Việt

Nam và Trung Quốc không trực tiếp kinh doanh BĐS và chứng khoán thì ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian qua.

Cuối cùng, nếu NHTM được thực hiện các hoạt động của NH đầu tư như là kinh doanh chứng khoán, việc chứng khoán hóa các khoản nợ, khoản vay sẽ là vấn đề tất yếu. Trong khi đó, chứng khoán hóa các khoản nợ và các khoản vay của khách hàng cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ trong thời gian qua.

3.3.3. Quy định về sử dụng vốn của NHTM để đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Các QPPL của Việt Nam hiện nay dường như đang hướng các NHTM hoạt động theo hướng NH đa năng.

NHTM kinh doanh bảo hiểm:

Điểm c khoản 2, Điều 103 Luật các TCTD năm 2010 thì NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đây là QPPL bắt buộc và có phần quy định là lựa chọn: hoặc thành lập mới hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, NH chỉ được kinh doanh bảo hiểm gián tiếp thông qua công ty con.

Từ quy định này chúng ta thấy có sự khác nhau trong quy định giữa Điều 129 và Điều 103 Luật các TCTD năm 2010. Điều 129 Luật các TCTD năm 2010 quy định mức góp vốn, mua cổ phần của một NHTM và các công ty con, công ty liên kết của NHTM đó vào một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 103 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp. Trong khi đó theo Điểm c khoản 2, Điều 103 Luật các TCTD năm 2010 thì NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Điểm khác biệt ở đây là việc NHTM góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp


163 A commercial bank shall not engage in trust investment or stock business, or invest in real estate not for its own use within the People's Republic of China.A commercial bank shall not invest in non-bank financial institutions or enterprises within the People's Republic of China. A commercial bank which has made investment in non-bank financial institutions or enterprises prior to the promulgation of this Law shall be subject to other provisions stipulated by the State Council.

khác, ví dụ như doanh nghiệp bảo hiểm, là một hoạt động đầu tư bình thường, không phải là hoạt động kinh doanh nên NHTM không cần phải đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, khi NHM thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết để kinh doanh bảo hiểm thì cần phải đăng ký hoạt động, phải có giấy phép hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm.

Trên thực tế, các NHTM hiện nay có 2 hoạt động liên quan đến bảo hiểm.

Thứ nhất, NHTM sử dụng vốn để kinh doanh bảo hiểm thông qua việc thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết (theo quy định tại Điều 103 Luật các TCTD năm 2010). Chẳng hạn, NHTM cố phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), BIDV có thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. Ví dụ Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Vietinbank tiền thân là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bảo hiểm NHTM cổ phần Công thương Việt Nam164 hay Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) ra đời trên cơ sở BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999)165.

Thứ hai là NHTM liên kết với các công ty bảo hiểm để thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm dưới hình thức thu hộ tiền phí bảo hiểm. Trường hợp thứ hai này là một dạng cung cấp dịch vụ phù hợp với quy định tại Điều 106 Luật các TCTD năm 2010: NHTM được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động NH, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của NHNN. Như đã trình bày trong phần giới thiệu về phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu sinh không tập trung phân tích hoạt động này của NHTM vì không thực sự liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

Ở Mỹ, NH liên bang ở Mỹ không được kinh doanh bảo hiểm nhưng luật NH liên bang (National Bank Act) cho phép ngoại lệ đối với các NH liên bang được tổ chức đại lý bảo hiểm tại chi nhánh NH nơi có dưới 5000 dân cư166.


164 Xem https://vbi.vietinbank.vn/tong-the, truy cập ngày 31-10-2018

165 Xem http://baohiemtructuyen.com.vn/gioi-thieu-tong-cong-ty-bao-hiem-bidv, truy cập ngày 31-10-2018

166 In addition to the powers now vested by law in national banking associations organized under the laws of the United States any such association located and doing business in any place the population of which does not exceed five thousand inhabitants, as shown by the last preceding decennial census, may, under such rules and regulations as may be prescribed by the Comptroller of the Currency, act as the agent for any fire, life, or other insurance company authorized by the authorities of the State in which said bank is located to do business in said State, by soliciting and selling insurance and collecting premiums on policies issued by such company; and may receive for services so rendered such fees or commissions as may be agreed upon between the said association and the insurance company for which it may act as agent: (Dec. 23, 1913, ch. 6, §13 (par.), as added Sept. 7, 1916, ch. 461, 39 Stat. 753 ; amended Pub. L. 97–320, title IV, §403(b), Oct. 15, 1982, 96 Stat. 1511 ) (http://uscode.house.gov/view.xhtml?req=granuleid: USC-prelim-title12-section92&num=0 &edition = prelim)

NHTM kinh doanh ngoại hối

Về lý thuyết, việc NHTM kinh doanh ngoại hối có thể được thực hiện thông qua ba hình thức là: (i) góp vốn, mua cổ phần; (ii) thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết; (iii) kinh doanh ngoại hối trực tiếp.

Theo Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL -UBTVQH11167, thì ngoại hối bao gồm nhiều loại, trong đó có ngoại tệ và vàng. Theo Điều 105 Luật các TCTD năm 2010, NHTM chỉ được kinh doanh ngoại hối và các sản phẩm phái sinh sau khi được NHNN cho phép. Đây là QPPL cho phép một cách có điều kiện. Như vậy, tại Việt Nam, kinh doanh ngoại hối không phải là lĩnh vực kinh doanh mà NHTM được đương nhiên tiến hành.

Điều 2 Thông tư 01/2010/TT-NHNN168quy định các TCTD đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng này kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, trừ các giao dịch để tất toán, đóng tài khoản kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo quy định. Sau đó, Điều 1 Thông tư 17/2010/TT-NHNN169, quy định các TCTD đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài có trách nhiệm tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài chậm nhất vào ngày 31/7/2010. Quy định này được đặt ra nhằm nhiều mục đích, trong đó có mục đích để hạn chế rủi ro thanh khoản vàng tại các TCTD, giảm dần thói quen tích trữ, sử dụng vàng trong dân, trong nền kinh tế. Nhưng, quy định này cũng xuất phát từ lý do việc kinh doanh vàng là lĩnh vực hết sức rủi ro do chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và quốc tế, giá vàng biến động đột ngột, thay đổi liên tục và tiềm ẩn nhiều rủi ro. kinh doanh vàng tài khoản lẫn vàng vật chất đều có tính rủi ro cao và ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM, gây nhiều bất ổn đến chính sách quản lý kinh tế của Chính phủ170. Tham khảo quy định của nước Lào, theo Điều 2 của Luật về NHTM của Lào thì NHTM được tiến hành hoạt động NH bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng, mua và bán ngoại tệ, cung cấp các dịch vụ thanh toán và đầu tư171. Với khái niệm này, NHTM của

Lào mặc nhiên được kinh doanh mua bán ngoại tệ.


167 Được ban hành ngày 13-12-2005, hiệu lực 01-06-2006, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18-03-2013

168 Được ban hành 6-1-2010, hiệu lực 6-1-2010

169 Được ban hành 29-6-2010, hiệu lực 29-6-2010

170 Nguyễn Ngọc Cảnh (2016), “Những thành tựu đạt được trong đổi mới công tác quản lý ngoại hối giai đoạn 2011-2015, Tạp chí Ngân hàng, số đặc biệt 2016, tr.60

171 Commercial bank refers to an enterprise established under this law that engages in banking operations, namely, accepting deposits, extending credit, buying and selling foreign currencies, providing payment services and making investments (Lao People’s Democratic Rupublic Peace Independence Democracy Unity Prosperity, National Assembly No. 03/NA 26 December 2006, Law on Commercial Banks)

Hiện nay, Điều 11 của Nghị định 24/2012/NĐ-CP172 quy định, để được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thì các NHTM phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên, b) Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng, c) Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, TP trực thuộc trung ương trở lên. Triển khai Nghị định này, NHNN đã xây dựng một mạng lưới kinh doanh mua, bán vàng miếng tại 22 TCTD, 16 doanh nghiệp trải khắp 36 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thay thế cho gần 12.000 doanh nghiệp kinh doanh trước đây173. Cụ thể 22 NHTM được cấp phép kinh doanh vàng miếng được liệt kê ở Phụ lục số 4. Quy định NHTM kinh doanh mua bán vàng như trên có một số bất cập sau:

Thứ nhất, quy định NHTM phải có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên cần được xem xét lại. Có thể, Chính phủ muốn cho hoạt động kinh doanh vàng của các NHTM có độ bao phủ rộng. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế nếu muốn bán được vàng thì dù pháp luật không bắt buộc các NHTM cũng phải có chi nhánh hiện diện ở nhiều nơi để người dân dễ dàng tiếp cận và mua vàng và nếu không kinh doanh vàng thì NHTM cũng đã có đủ lượng chi nhánh như trên để phạm vi toàn quốc.

Bên cạnh đó, với quy định của Thông tư 21/2013/TT-NHNN174 cộng với việc quy định phải có ít nhất 5 chi nhánh sẽ làm cho mức vốn thực sự cần có của NHTM bị tăng lên. Ví dụ nếu muốn mở 5 chi nhánh tại Hà Nội và TP.HCM và 20 chi nhánh ngoài 2 địa bàn này thì NH phải đáp ứng yêu cầu là 3.000 tỷ đồng +1.500 tỷ đồng+1000 tỷ đồng=5.500 tỷ đồng.

Từ bất cập nêu trên, các quy định bắt buộc có mạng lưới chi nhánh từ 5 tỉnh, thành phố trở lên cần được lược bỏ. Lý do là vì vàng vừa là một loại hàng hóa vừa là một dạng của tiền tệ.

Từ thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động sử dụng vốn của NHTM, nghiên cứu sinh tóm tắt hoạt động sử dụng vốn của NHTM thông qua hoạt động đầu tư như sau:


172 Ngày 03-04-2012, Nghị định 24/2012/NĐ-CP được ban hành, hiệu lực từ ngày 25-5-2012, quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

173 Nguyễn Ngọc Cảnh (2016), tlđd 170, tr.60

174 Vốn điều lệ để kinh doanh vàng là 3.000 tỷ đồng, để mở 1 chi nhánh NHTM phải có vốn là 300 tỉ đồng (nếu mở tại HN và TP.HCM) hoặc 50 tỉ đồng (nếu ngoài địa bàn TP.HCM và HN)

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí