Nguyên cũng không tính đến công sức đóng góp, duy trì khối tài sản của bà Được trong 19 năm sống trên mảnh đất đó là vi phạm quy định của pháp luật.
Qua nhận định trên có thể thấy việc xác định tài chung là quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình là rất phức tạp, để đảm bảo quyền lợi cho các đương sự đòi hỏi các Thẩm phán phải nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ để giải quyết vụ án một cách đúng đắn và kịp thời.
Ví dụ 2: Trích án số 18/2010/LHPT ngày 29/05/2010
Nguyên đơn: Nguyễn Tất Thắng, sinh năm 1957, trú quán: SN 455 Đường Phạm Văn Thuận, Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
Bị đơn: Nguyễn Thị Lăng, sinh năm 1959, trú quán: SN 455 Đường Phạm Văn Thuận, Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Ngô Thị Nguyệt, 77 tuổi, HKTT: Thị trấn Đình Cả - huyện Võ Nhai – Thái Nguyên; tạm trú: SN 455 Đường Phạm Văn Thuận, Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
Nội dung vụ án như sau:
Anh Thắng và chị Lăng kết hôn vào tháng 01/1975 trên cơ sở tự nguyện có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Sau khi chung sống được 3 ngày anh lại về đơn vị đóng quân tại Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai còn chị ở nhà với gia đình chồng ở Thị trấn Đình Cả - huyện Võ Nhai – Thái Nguyên được 2 tháng thì chuyển vào Đồng Nai sống cùng anh Thắng.
Về tài sản của vợ chồng: có 02 nhà số 455 và 457 ở Đường Phạm Văn Thuận, Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai được Hội đồng định giá ngày 01/12/2008 và các tài sản khác hai vợ chồng xác định giá trị là 100 triệu đồng. Tiền mặt hai vợ chồng có là 1 tỷ, chị Lăng cầm 260 triệu còn lại anh Thắng giữ.
Hai vợ chồng thống nhất số tiền chia ba phần: mẹ anh 400 triệu, vợ chồng anh mỗi người 300 triệu, về nhà đất thì anh sở hữu nhà số 455, còn chị sở hữu nhà số 457. Đất nông nghiệp anh không đề nghị tòa án giải quyết.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Chung Của Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Khi Vợ Chồng Ly Hôn
- Quy Định Của Pháp Luật Hiện Hành Về Giải Quyết Tranh Chấp Về Quyền Sử Dụng Đất Khi Vợ Chồng Ly Hôn.
- Đối Với Quyền Sử Dụng Đất Được Chuyển Đổi, Chuyển Nhượng, Thừa Kế Chung, Nhận Thế Chấp Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
- Những Thuận Lợi Trong Quá Trình Áp Dụng Pháp Luật
- Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam - 10
- Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Về phía chị Lăng, phần tài sản chị thừa nhận lời khai của anh Thắng là đúng, chị thừa nhận tháng 5/2008 vợ chồng thỏa thuận ly hôn và phân chia tài sản nhưng
anh Thắng mới trả chị 260 triệu nên chị không ký vào giấy. Còn công sức đóng góp của mẹ chồng là có nhưng không đáng kể.
Vấn đề đặt ra ở đây là việc phân chia tài sản chung của hai bên khi vợ chồng có sống chung cùng với gia đình. Việc xác định công sức đóng góp của các bên vào khối tài sản chung đó như thế nào?
Quay trở lại vụ việc, Bà Ngô Thị Nguyệt (mẹ anh Thắng) trình bày: tài sản của vợ chồng anh Thắng hiện nay có một phần nguồn gốc tài sản của vợ chồng bà. Trước đây gia đình bà được hợp tác xã chia cho 10 thước đất ở vì không có nhu cầu sử dụng nên gia đình bà trả lại cho hợp tác xã và mua đất của ông Mạnh rồi xây nhà và ở được 10 năm, ông bà đồng ý cho vợ chồng anh Thắng bán để lấy tiền làm ăn và chuyển chỗ ở khác, nay vợ chồng anh Thắng ly hôn bà đề nghị trích trả bà một phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng anh Thắng, chị Lăng có công sức đóng góp của bà.
Với nội dung trên:
Căn cứ điều 89, 91, 92, 95, 97 Luật hôn nhân và gia đình;
Căn cứ nghị định số 70/CP của Chính phủ ngày 02/06/19797
Án sơ thẩm số 03/DSST ngày 13/01/2011 của Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai tuyên xử:
Anh Thắng được ly hôn chị Lăng;
Về tài sản: Giao cho anh Thắng sở hữu ngôi nhà số 455 cấp 3A, 3 tầng và các công trình gắn liền với ngôi nhà và sử dụng ô đất ở 75,25m2 có chiều rộng 4,3m, dài 18,4m tại thửa số 61 tờ bản đồ số 06 Phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, mang tên chủ hộ Nguyễn Thị Lăng. Một bên giáp nhà ông Đoan, một bên giáp nhà chị Lăng, phía sau giáp ruộng, phía trước giáp đường quốc lộ, anh Thắng được sở hữu 400 triệu. Tổng tài sản anh Thắng được sở hữu và sử dụng trị giá 1.160.235.500đ
Tạm giao 3,87m2 đất chưa hợp pháp trong 2 ô đất trên cho anh Thắng
quản lý, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo luật đất đai về diện tích đất này.
Giao cho chị Lăng sở hữu ngôi nhà số 457 cấp 3A, 2 tầng chiều rộng 4,57m, dài 12m và các công trình gắn liền với ngôi nhà và sử dụng ô đất 64,75m2 có nhà nằm trên đó, chiều rộng 3,7m, dài 17,5m tại thửa số 62 tờ bản đồ số 06 Phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, mang tên chủ hộ Nguyễn Thị Lăng. Một bên giáp nhà ông Chí, một bên giáp nhà anh Thắng, phía sau giáp ruộng, phía trước giáp đường quốc lộ. Chị Lăng được sở hữu toàn bộ đồ dùng sinh hoạt trong gia đình trị giá 100 triệu và 400 triệu tiền mặt, chị đã quản lý số tiền 260 triệu, anh Thắng phải
trả cho chị Lăng 140 triệu số tài sản chị Lăng sở hữu trị giá: 1.063.149.000đ.
Tạm giao phần đất chưa hợp lý cho chị Lăng quản lý diện tích 32,77m2, một phần đã xây nhà, một phần đất trống giáp nhà ông Đoan, một phần hành lang. Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo luật đất đai về diện tích đất này.
Trích trả công sức ông Nguyễn Văn Sơ và bà Ngô Thị Nguyệt 200 triệu, ông Sơ đã chết, bà Nguyệt được sở hữu số tiền trên, anh Thắng phải trả cho bà Nguyệt.
Ngày 25/01/2011 chị Lăng làm đơn kháng cáo với nội dung việc chia tài sản của tòa sơ thẩm là không công bằng, trích chia công sức cho bà Nguyệt là quá nhiều.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ và thẩm tra chứng cứ tại phiên tòa, Sau khi nghe luật sư của chị Lăng phát biểu ý kiến đề nghị, Sau khi thảo luận và nghị án.
Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai nhận định.
Về tài sản: chị Lăng đề nghị xem xét khoản nợ ngân hàng công thương Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai 450 triệu, 30m2 đất ở phía sau nhà 457 ở cấp sơ thẩm chị không kê khai, chị không đồng ý trích trả bà Nguyệt 200 triệu.
Theo lời khai của anh Thắng, nguồn gốc đất hiện nay của vợ chồng anh mua được là do anh bán một phần đất của bố mẹ đẻ ở quê, sau khi bán đất anh đón mẹ anh là bà Nguyệt vào Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai sống cùng vợ chồng anh.
Xét thấy lời trình bày của các đương sự tại phiên tòa hôm nay có nhiều mâu thuẫn về 30m2 đất, cũng như nguồn gốc đất vợ chồng anh Thắng mua năm 2001 là
mua như thế nào, có việc vợ chồng anh chị bán đất của ông bà Nguyệt để mua nhà mới không, khoản tiền nợ ngân hàng Công thương Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai …
Bởi các lẽ trên
Căn cứ Điều 275, 277 Bộ luật tố tụng dân sự
Tòa án quyết định: Hủy án dân sự sơ thẩm số 03/DSST của Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai để xét xử lại theo thủ tục chung.
Nhận xét, đánh giá:
Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai đã không xác định rõ nguồn gốc thửa đất anh Thắng, chị Lăng mua có phải một phần là do ông Sơ, bà Nguyệt bán nhà để góp thêm vào mua hay không. Theo nguyên tắc tài sản mang tên vợ chồng là tài sản chung của vợ, chồng. Tòa án đã không tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để chứng minh việc bà Nguyệt có góp tiền vào cùng mua tài sản đó hay không, nhưng lại quyết định trích chia cho bà 200.000.000đ, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Việc trích chia tài sản không đảm bảo khiến cho các đương sự khiếu kiện kéo dài.
Qua đây, có thể thấy rằng việc xác định tài sản là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng khi vợ chồng sống chung với bố mẹ là rất phức tạp. Càng nhiều đối tượng tham gia vào quan hệ tài sản thì việc phân định tài sản lại càng khó khăn. Do vậy, đòi hỏi các Thẩm phán phải xem xét cặn kẽ các mối quan hệ, vận dụng pháp luật chính xác để giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật.
Ví dụ 3: Trích án số 01/2012/TLST-HNGĐ ngày 05/02/2012
Nguyên đơn: Hoàng Thị Ái (Sinh năm: 1976) Trú quán : Tổ dân phố Bá Xuyên 1, Lương Châu, Thị Xã Sông Công, Thái Nguyên
Bị đơn: Đào Bá Xuân (Sinh năm: 1972) Trú quán : Tổ dân phố Bá Xuyên 1, Lương Châu, Thị Xã Sông Công, Thái Nguyên
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Phạm Thị Đào Trú quán : Tổ dân phố Bá Xuyên 1, Lương Châu, Thị Xã Sông Công, Thái Nguyên; 2. Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Sông Công
Nội dung vụ án như sau:
Chị Hoàng Thị Ái và anh Đào Bá Xuân kết hôn năm 2005 tại Uỷ ban nhân dân phường Tân Thành – Thị xã Sông Công – Thái Nguyên.
Về con chung: có 01 con chung tên là Đào Bá Quang sinh năm 2006. Về tài sản:
- Tài sản chung: Có 01 mảnh đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK221273 cấp ngày 12/01/2009 diện tích 545m2 thuộc thửa số 93, tờ bản đồ 34-II tại Tổ dân phố Bá Xuyên 1, Lương Châu, Thị Xã Sông Công, Thái Nguyên, giấy chứng nhận mang tên cả hai vợ chồng; 04 gian nhà cấp 4 cùng công trình phụ trên đất; Đồ dung sinh hoạt: tủ lạnh, máy giặt, máy lọc nước, bình nóng lạnh, tủ kệ, bộ
kích điện, bộ tủ chạn bếp.
- Tài sản riêng: Chị Ái có 01 xe máy biển kiểm soát 20H8 – 2583
Về công nợ: Vay ngân hàng chính sách xã hội Thị xã Sông Công 13.000.000đ (mười ba triệu đồng chẵn).
Bản án số 01/2012/HNGĐ-ST ngày 05/02/2012 của Tòa án nhân dân Thị xã Sông Công tuyên xử:
Về quan hệ vợ chồng: Công nhận thuận tình ly hôn
Về con chung: Giao cháu Đào Bá Quang sinh năm 2006 cho chị Ái nuôi dưỡng và anh Xuân có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con 600.000đ/tháng đến khi Quang đủ 18 tuổi. Anh Xuân có quyền đi lại thăm và chăm sóc con chung
Về tài sản:
+ Giao cho anh Đào Bá Xuân và bà Phạm Thị Đào được sở hữu toàn bộ số đồ dùng sinh hoạt gồm tủ lạnh, máy giặt, máy lọc nước, bình nóng lạnh, tủ kệ, bộ kích điện, bộ tủ chạn bếp; nhà cấp 04, bếp và toàn bộ công trình phụ đã xây trên đất thửa đất số 93, tờ bản đồ 34-II đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Đào Bá Xuân, Hoàng Thị Ái và quyền sử dụng đất số 93 sau khi đã tách chia quyền sử dụng đất cho chị Ái.
Anh Xuân và bà Đào có trách nhiệm trích chia chênh lệch tài sản cho chị Hoàng Thị Ái là 130.000.000đ
+ Giao cho chị Ái sở hữu 130.000.000đ mà anh Xuân, bà Đào trích chia và quyền sử dụng đất diện tích được trích chia thuộc thửa đất 93 có diện tích 158m2 trong đó có 70m2 đất ở và 88m2 đất cây lâu năm (có sơ đồ trích lục thửa đất do Uỷ ban nhân dân phường Lương Châu xác lập kèm theo). Phía Tây: giáp đất ông Đồng dài 28m; Phía Đông giáp đất ông Xuân dài 29m; Phía Nam giáp đất bà Minh dài 5,1m; Phía Bắc giáp đường dân sinh dài 6m.
Các bên có trách nhiệm làm các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật về việc chuyển quyền sử dụng đất các diện tích đất trên.
Về công nợ:
Chị Hoàng Thị Ái có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Sông Công, Thái Nguyên 6.500.000đ nợ gốc và lãi phát sinh.
Anh Đào Bá Xuân có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Sông Công, Thái Nguyên 6.500.000đ nợ gốc và lãi phát sinh.
Về án phí: Chị Ái phải chịu 200.000đ án phí ly hôn sơ thẩm và 4.505.600đ tiền án phí chia tài sản.
Anh Xuân phải chịu 200.000đ án phí cấp dưỡng và 9.514.950đ án phí chia tài sản.
Bà Xuân phải chịu 2.000.000đ tiền án phí chia tài sản.
Ngày 06/02/2012 chị Ái có đơn chống án và ngày 27/02/2012 có đơn kháng cáo bổ sung gửi Tòa án nhân dân Tỉnh Thái Nguyên với nội dung: Đề nghị tăng mức cấp dưỡng nuôi con từ 600.000đ lên 1.000.000đ đến 1.500.000đ; Không đồng ý với việc Tòa án sơ thẩm xác định khối tài sản này là khối tài sản chung theo phần với bà Đào mà đây là tài sản chung của vợ chồng anh chị; Việc định giá tài sản là quá thấp, không phù hợp với giá thực tế ở địa phương và đề nghị Tòa án Tỉnh tiến
hành định giá lại. Nếu không, đề nghị được sử dụng nhà đất và tài sản như án sơ thẩm đã giao cho anh Xuân sử dụng và để anh Xuân sử dụng 158m2 đất Tòa án giao
cho chị và chị trích chia chênh lệch. Vì hiện nay, mẹ con chị không có chỗ ở để ổn định cuộc sống.
Ngày 11/03/2012 Tòa án nhân dân Tỉnh Thái Nguyên đã thụ lý vụ án Ly hôn phúc thẩm số 12/2012/TLPT-HNGĐ về tranh chấp hôn nhân gia đình.
Ngày 23/04/2012 Tòa án nhân dân Tỉnh Thái Nguyên tuyên xử: Căn cứ khoản 2 Điều 275, Điều 276 Bộ luật tố tụng dân sự sửa bản án sơ thẩm số 01/2012/HNGĐ-ST ngày 05/02/2012 của Tòa án nhân dân Thị xã Sông Công.
Nhận xét, đánh giá:
- Bà Phạm Thị Đào – người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án có yêu cầu độc lập nhưng Tòa án thị xã Sông Công không yêu cầu bà Đào nộp tạm ứng án phí sơ thẩm với yêu cầu độc lập của bà trong vụ án là vi phạm Khoản 1 Điều 130 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
- Xác định phần đất, nhà trên đất và các đồ dùng sinh hoạt là tài sản chung của vợ chồng anh Xuân, chị Ái. Nhưng việc Tòa án thị xã Sông Công tuyên án “Giao cho anh Đào Bá Xuân và bà Phạm Thị Đào được sở hữu …” là không đảm bảo đúng quy định của pháp luật vì khối tài sản này là tài sản chung của vợ chồng anh Xuân, chị Ái. Bà Đào là người có công sức đóng góp trong khối tài sản chung đó, do vậy Tòa án phải tính đến công sức đóng góp của bà Đào trong khối tài sản chung của vợ chồng anh Xuân, chị Ái và trích chia cho bà Đào cụ thể là bao nhiêu chứ không thể giao cho bà Đào sở hữu chung với anh Xuân trong khối tài sản chung của vợ chồng anh Xuân, chị Ái được. Và việc tính án phí của bà Xuân, Tòa án xác định bà phải nộp 2.000.000đ án phí trích chia tài sản là chưa có căn cứ vì không xác định được số tài sản cụ thể bà Đào được hưởng là bao nhiêu.
- Chị Ái đề nghị tăng mức cấp dưỡng nuôi con vì do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cháu Quang đang độ tuổi ăn học, chi phí tốn kém. Đề nghị của chị là có căn cứ và cơ sở do vậy cần phải xem xét để nâng mức cấp dưỡng nuôi con.
- Tòa án nhân dân Thị xã Sông Công giao cho anh Xuân và anh Xuân trích chia chênh lệch cho chị Đào, nhưng Tòa án lại không xem xét đến việc hiện nay mẹ
con chị Đào không có chỗ ở để ổn định cuộc sống cũng như việc chăm sóc con cái sau khi ly hôn.
Nguyên tắc thứ hai của việc chia tài sản khi vợ chồng ly hôn đó là bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữa và trẻ em. Theo khoản 6 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”; Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 “Khi chia tài sản phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của con chưa thành niên”.
Việc Tòa án giao nhà cho anh Xuân và anh Xuân có trách nhiệm trích chia tài sản cho chị Ái là không đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Vì chị Ái là phụ nữ, hơn nữa phải nuôi con chưa thành niên và chưa có chỗ ở ổn định. Chị Ái cần phải được giao nhà và đó là quyền lợi chính đáng chứ không phải là đòi hỏi thái quá. Để đảm bảo cho mẹ con chị Ái sau khi vợ chồng anh, chị ly hôn có cuộc sống ổn định, con chưa thành niên có điều kiện học tập … cần phải giao nhà cho chị Ái và chị Ái có trách nhiệm trích chia tài sản cho anh Xuân .
Qua đây có thể thấy rằng, việc xác định phần tài sản của mỗi người khi vợ chồng ly hôn là rất phức tạp do không xác định được chính xác công sức đóng góp của mỗi người vào khối tài sản chung đó, do tài sản đó có nguồn gốc hình thành từ nhiều người.
2.2. Tình hình chung của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam
Năm 2009, theo nhận định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, tòa án nhân dân và tòa án quân sự các cấp đã giải quyết được 274.174 vụ án trong tổng số 295.989 vụ án đã thụ lý, đạt 92,6% [42]. Đặc biệt, trong các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình còn trên 1.000 vụ án (chiếm 0,3 % vụ án phải giải quyết) để quá thời hạn xét xử [12]. Các vụ án dân sự về tranh chấp đất đai (tranh chấp quyền sử dụng đất) năm 2009 Tòa án thụ lý 20.080 vụ, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng bản án, quyết định về tranh chấp đất đai bị tòa án cấp phúc