giữ tinh trùng là mong muốn có con chung với vợ của mình. Khi người vợ quyết định sử dụng tinh trùng của chồng mình để sinh con việc làm đó là phù hợp với ý nguyện của người chồng. Trường hợp này không thuộc trường hợp người chồng hiến tình trùng, từ bỏ quyền làm cha đứa trẻ do đó không làm phát sinh quan hệ cha con mà thuộc trường hợp người chồng người có cùng huyết thống đối với đứa trẻ mong muốn được làm cha đứa trẻ và vợ mình là mẹ của đứa trẻ được sinh ra từ tinh trùng được lưu giữ của mình, ngược lại người vợ cũng mong muốn chồng mình là cha đứa trẻ mà mình sinh ra.
Theo quy định của pháp luật đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm người đó chết thì được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Vậy nếu đứa trẻ sinh ra từ tinh trùng của người chồng lưu giữ trước chết ra đời trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm người đó chết thì là con chung của vợ chồng.
Tuy nhiên, đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chồng lưu giữ trước khi chết có thể ra đời sau 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết. Do đó đứa trẻ có được xác định là con chung của vợ chồng không. Căn cứ xác định quan hệ cha con căn cứ vào thời kỳ hôn nhân hay căn cứ vào huyết thồng của đứa trẻ. Căn cứ vào thời kỳ hôn nhân thì đây không thuộc trường hợp người vợ có thai hoặc sinh con trong thời kỳ hôn nhân. Căn cứ huyết thống của đứa trẻ thì đứa trẻ được sinh ra có chung huyết thống với vợ chồng.
Đối với trường hợp sinh con tự nhiên con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân việc xác định quan hệ cha, mẹ, con căn cứ vào huyết thống. Người có chung huyết thống với đứa trẻ là cha, mẹ đứa trẻ. Vậy có thể áp dụng nguyên tắc này trong việc xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp
người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chồng lưu giữ trước khi chết không?
Pháp luật đã cho phép sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng lưu giữ trước khi chết thì cũng nên cho phép xác lập quan hệ cha mẹ con dựa trên căn cứ huyết thống, con là người có chung huyết thống với cha mẹ mà không dựa trên căn cứ thời kỳ hôn nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của bà mẹ và trẻ em.
Việc cho phép người vợ được sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng lưu giữ trước khi chết làm phát sinh ra việc xác định ai là cha đứa trẻ. Việc xác định quan hệ cha con làm nảy sinh nhiều quan hệ trong đó có quan hệ thừa kế. Đứa trẻ được sinh ra từ tình trùng của người chồng lưu giữ trước khi chết sau khi được xác định quan hệ cha con có được hưởng thừa kế không?
Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế [30].
Vậy đối với đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết thì được hưởng thừa kế. Đứa trẻ sinh sau 300 ngày thì không được hưởng thừa kế. Đây là bất cập của luật khi cho phép sinh con từ tinh trùng của người chồng lưu giữ trước khi chết nhưng không cho đứa trẻ được hưởng quyền thừa kế. Điều này cũng trái với quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015: "Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình" [30] và quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm
Có thể bạn quan tâm!
- Người Có Nguyện Vọng Lưu Giữ Cá Nhân
- Hậu Quả Pháp Lý Của Việc Sinh Con Bằng Kỹ Thuật Hỗ Trợ Sinh Sản Với Tinh Trùng Từ Ngân Hàng Tinh
- Xác Định Cha, Mẹ Trong Trường Hợp Con Sinh Ra Không Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
- Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 10
- Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 11
- Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
2014: "Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan" [29]. Mặt khác, việc con không được hưởng thừa kế của cha ảnh hưởng quyền lợi của đứa trẻ được Nhà nước bảo vệ, quy định tại khoản 2 Điều 36 Hiến pháp 2013.
Để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ được sinh ra từ tinh trùng lưu giữ của người cha đã chết, pháp luật không những nên cho phép được xác định quan hệ cha con mà con phải cho phép con có quyền được hưởng thừa kế từ cha. Khoa học đã chứng minh tinh trùng có thể lưu giữ trong một thời gian dài có thể lên tới 50 năm. Vậy cần phải quy định thời hạn sử dụng tinh trùng để không làm ảnh hưởng đến các quan hệ khác.
Quy định thứ nhất nên quy định quyền được sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chồng sẽ chấm dứt khi người phụ nữ đó tái hôn. Quy định nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình cũng như bảo vệ quyền lợi của người chồng đã mất.Về mặt pháp lý quan hệ hôn nhân chấm dứt khi người chồng chết. Tuy nhiên, theo phong tục tập quán truyền thống của người Việt việc người chồng chết không làm chấm dứt quan hệ giữa người vợ và gia đình người chồng, gia đình nhà chồng vẫn coi họ là vợ của con trai mình, là một thành viên trong gia đình, là dâu con trong gia đình, có quyền và nghĩa vụ đối với gia đình nhà chồng như lúc người chồng còn sống. Quan hệ tình cảm này sẽ chấm dứt khi người vợ tái hôn. Lúc này quan hệ giữa họ và người chồng đã chết về tình cảm, nhân thân cũng như tài sản là hoàn toàn chấm dứt. Do đó có thể hiểu rằng người vợ không còn mong muốn có con chung với người chồng đã mất nên họ không còn quyền được lưu giữ tinh trùng của người chồng đã mất. Để bảo vệ quyền của người đã chết tránh cho họ là người cung cấp tinh trùng phục vụ cho mục đích cá nhân của người vợ, đồng thời bảo vệ đứa trẻ được sinh ra pháp luật nên quy định quyền được sinh
con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm người vợ tái hôn.
Trong trường hợp người vợ tái hôn, đứa trẻ được sinh ra thời kỳ hôn nhân thì theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đứa trẻ được xác định là con chung của vợ chồng có nghĩa là cha của đứa trẻ là người chồng mới của mẹ đứa trẻ, không phải là người có cùng huyết thống đối với đứa trẻ. Trong trường hợp cha hoặc mẹ của đứa trẻ không đồng ý công nhận đứa trẻ là con chung của vợ chồng thì có quyền yêu cầu được xác định quan hệ cha con. Khi xác định quan hệ cha con, cha của đứa trẻ sẽ được xác định là người cha có chung huyết thống đối với đứa trẻ đó là người chồng đã mất, quan hệ giữa đứa trẻ và người cha đã chết như trong trường người mẹ chưa tái hôn.
Theo quy định tại Điều 661 Bộ luật Dân sự năm 2015 thời điểm chia di sản theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo sự thỏa thuận của tất cả người thừa kế. Trong trường hợp việc chia thừa kế ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu chưa chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Họ có quyền gia hạn một lần không quá 03 năm. Vậy nếu đứa trẻ sinh ra trong thời hạn chưa chia thừa kế pháp luật nên cho phép đứa trẻ đó được hưởng quyền thừa kế từ người cha, quá thời hạn đứa trẻ mới được sinh ra, đứa trẻ sẽ mất đi quyền thừa kế và không có hiệu lực hồi tố. Quy định này không những đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ cũng như đảm bảo được trật tự các quan hệ xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế khác.
Trong trường hợp chứng minh được ý nguyện của người chồng trước khi chết là không muốn có con (không muốn dùng tinh trùng được lưu giữ tại ngân hàng tinh trùng để sinh sản) thì việc người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng lưu giữ trước khi chết là ý chí của duy nhất của người vợ không được sự đồng thuận của người chồng, do đó pháp luật nên quy định trong trường hợp này chỉ phát sinh quan hệ mẹ con duy nhất mà không phát sinh quan hệ cha con và họ không có quyền xác định quan hệ cha con.
3.2.2. Những vướng mắc bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp vợ chồng ly hôn
Quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP trong trường hợp hai vợ chồng ly hôn người vợ sử dụng phôi để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự. Với quy định như vậy thì "quan hệ ngoài hôn nhân và gia đình" được hiểu như thế nào, pháp luật cần phải quy định cụ thể, nếu không sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các quan hệ đó. Trong thực tế phôi được lưu giữ được kết hợp từ tinh trùng và noãn ở nhưng nguồn khác nhau. Ở đây sẽ xảy ra bốn trường hợp: trường hợp thứ nhất phôi do tinh trùng của người chồng kết hợp noãn của người vợ; trường hợp thứ hai phôi do tinh trùng của người chồng kết hợp với noãn được hiến; trường hợp thứ ba phôi do tinh trùng được hiến kết hợp với noãn của người vợ; trường hợp thứ tư phôi được hiến. Vậy mỗi trường hợp khác nhau nên quy định địa vị pháp lý của mỗi chủ thể là khác nhau, không nên đồng nhất trong các trường hợp.
Trường hợp 1: phôi do tinh trùng của người chồng kết hợp noãn của người vợ. Trường hợp này đứa trẻ được sinh ra mang huyết thống chung của hai vợ chồng. Trường hợp này xác định cha mẹ con nên căn cứ vào huyết thống. Mẹ của đứa trẻ là người vợ, người chồng là cha đứa trẻ.
Trường hợp 2: phôi do tinh trùng của người chồng kết hợp với noãn được hiến. Trường hợp này đứa trẻ được sinh ra có chung huyết thống với người chồng nhưng không có chung huyết thống với người mang thai và sinh ra. Trường hợp này người vợ không có quyền được sử dụng phôi vì mục đích sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà quyền này thuộc về người chồng. Tuy nhiên người chồng không phải là người có khả năng sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản do đó người chồng trong trường hợp này chỉ có quyền hiến hoặc hủy phôi. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng sau khi ly hôn vẫn mong muốn được tiếp tục quá trình thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì pháp luật nên cho phép người vợ khi này đã là phụ nữ độc thân tiếp tục việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, đứa trẻ được sinh ra là con chung của hai người.
Trường hợp 3: phôi do tinh trùng được hiến kết hợp với noãn của người vợ. Đứa trẻ được sinh ra trong trường hợp này có chung huyết thống với vợ mà không có chung huyết thống với người chồng. Trường hợp này xác định cha mẹ con như trong trường hợp xác định cha mẹ con trong trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trong trường hợp này chỉ phát sinh quan hệ mẹ con mà không phát sinh quan hệ cha con. Người vợ trong trường hợp này có quyền hủy, hiến phôi hoặc lưu giữ vì mục đích sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, người chồng không có quyền đối với phôi này.
Trường hợp 4: Phôi được hiến trường hợp này giống như trường hợp xác định cha mẹ con trong trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trong trường hợp này chỉ phát sinh quan hệ mẹ con mà không phát sinh quan hệ cha con. Người vợ trong trường hợp này chỉ có quyền lưu giữ vì mục đích sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, không có quyền hiến, hủy phôi. Trong trường hợp không sử dụng để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì ngân hàng có quyền thu hồi phôi mà mình cung ứng.
3.3. NHỮNG VƯỚNG MẮC BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CẤY TINH TRÙNG GIỮA NHỮNG NGƯỜI CÙNG DÒNG MÁU VỀ TRỰC HỆ VÀ GIỮA NHỮNG NGƯỜI KHÁC GIỚI CÓ HỌ TRONG PHẠM VI BA ĐỜI
Khoản 7 Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi: "Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời" [27].
Quy định này phù hợp kết quả nghiên cứu của ngành khoa học về huyết học những người có quan hệ huyết thống gần mà có con chung thì đứa trẻ sinh ra thường bị bệnh tật và những dị dạng (bệnh câm, điếc, mù màu, bạch tạng,...) thậm chí có trường hợp con sẽ bị tử vong ngay sau khi sinh và tỷ lệ tử vong của những đứa trẻ sơ sinh càng cao nếu quan hệ huyết thống của cha mẹ mẹ chúng càng gần. Ngoài ra, quy định này cũng phù hợp với phong tục, tập quán và thuần phong mỹ tục của cộng đồng.
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến tinh trùng khi áp dụng điều này vào thực tế lại rất khó khăn. Theo nguyên tắc việc cho và nhận tinh trùng được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận. Mặt khác, thông tin về người cho và người nhận tinh trùng không có thông tin của nhưng người có cùng dòng máu về trực hệ cũng như những người có họ trong phạm vi ba đời với người cho, nhận tinh trùng. Hơn nữa thông thường người cho tinh trùng cũng như người nhận tinh trùng thường giữ bí mật với gia đình họ hàng, bạn bè về việc mình cho, nhận tinh trùng. Do đó việc xác định người cho tinh trùng và người nhận tinh trùng có phải là những người có cùng dòng máu về trực hệ hay là những người có họ trong phạm vi ba đời là khó xác định khi chỉ dựa trên thông tin mà họ cung cấp.
Theo quan điểm của tôi, để khắc phục tình trạng này trước khi nhận tinh trùng, người cho và người nhận phải làm xét nghiệm ADN để xác định xem họ có quan hệ huyết thống hay không. Nếu không thuộc trường hợp cấm thì sẽ được phép nhận tinh trùng từ người cho.
Hơn nữa việc xác định ADN không đi ngược nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận tinh trùng mà đảm bảo thông tin về người cho, nhận tinh trùng. Người cho và người nhận không phải cung cấp thông tin chi tiết để chứng minh họ không có quan hệ huyết thống với nhau, không thuộc trường hợp cấm nhận tinh trùng.
3.4. NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CHO VÀ NHẬN TINH TRÙNG
Theo tìm hiểu, hiện nay có nhiều bệnh viện, cơ sở y tế và trung tâm hỗ trợ sinh sản đã xây dựng được ngân hàng tinh trùng nhằm phục vụ nhu cầu cho và nhận. Tuy nhiên phần lớn những ngân hàng này đều đang trong tình trạng khan hiếm mẫu tinh trùng dự trữ do lượng người đến hiến rất ít. Để khắc phục tình trạng trên các các bệnh viện thường thực hiện nguyên tắc: Người nào muốn xin tinh trùng để có con thì đều phải thực hiện nguyên tắc đổi mẫu. Tức là người đó phải tự tìm được một người tự nguyện hiến tinh trùng cho mình. Bệnh viện lấy mẫu tinh trùng của người đó và đổi cho một mẫu khác trong ngân hàng của bệnh viện. Một phần nguyên nhân của tình trạng trên là do quy trình lấy tinh trùng từ người hiến tương đối phức tạp và mất thời gian.
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn có quy định: "Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV" [12].