Nguyên Tắc Chung Của Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Khi Vợ Chồng Ly Hôn

Quốc đó là ký một bản hợp đồng hôn nhân với các điều kiện như cả hai phải tự nguyện, không có sự can thiệp của bên thứ ba [31, Điều 5]; nữ 20 tuổi, nam 22 tuổi [31, Điều 6]; không có quan hệ huyết thống 3 đời, không bị bệnh nan y [31, Điều 7]

... và hợp đồng hôn nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kết hôn [31, Điều 8]. Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng, việc quy định về hợp đồng hôn nhân trong Luật hôn nhân gia đình Trung Quốc năm 1980 sửa đổi, bổ sung năm 2001 là một bước tiến mới, nó góp phần tạo lập sự tin tưởng, độc lập cho cuộc hôn nhân. Nếu như cuộc hôn nhân tốt đẹp thì điều đó có thể là không cần thiết nhưng nếu có mâu thuẫn xảy ra giữa các cặp vợ chồng thì đây đúng là một biện pháp ưu việt tránh được nhiều tranh cãi trong quá trình giải quyết ly hôn. Bởi đăng ký kết hôn là tiền đề, là cơ sở để các cơ quan tư pháp căn cứ trong việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng.

Chi phối toàn bộ chế độ tài sản trong quan hệ vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đó là nguyên tắc sở hữu chung hợp nhất luôn là nguyên tắc chủ đạo, chi phối toàn bộ chế độ tài sản trong quan hệ vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, việc nhập tài sản riêng của vợ chồng là nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác có giá trị lớn vào khối tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản này có thể được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Đây là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng. Tranh chấp về quyền sử dụng đất thường xảy ra khá phức tạp, vì vậy một khi giữa vợ và chồng đã có văn bản thỏa thuận (có chữ ký của hai bên) tài sản riêng của một bên nhập vào tài sản chung của vợ chồng thì tài sản đó sẽ là tài sản chung của vợ chồng và khi ly hôn thì tài sản đó sẽ chia đôi cho mỗi bên vợ chồng.

Pháp luật về hôn nhân gia đình cần có những quy định về việc vợ chồng được quyền lựa chọn về chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn, có quy định như vậy mới đáp ứng được với xu hướng phát triển của xã hội, đảm bảo quyền và

lợi ích của vợ chồng và phù hợp với xu thế chung của hệ thống pháp luật trên thế giới.

1.4. Nguyên tắc chung của giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn

Nguyên tắc chung khi giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn là những tư tưởng chỉ đạo trong quá giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.

Xuất phát từ những quy định về thành phần tài sản chung của vợ chồng tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và những tài sản nào là tài sản riêng của vợ, chồng tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, ta có thể rút ra một nguyên tắc chung nhất khi chia tài sản của vợ chồng, đó là việc chia tài sản của vợ chồng chỉ đặt ra đối với những tài sản nào là tài sản chung, nếu không phải là tài sản chung thì không chia. Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định nguyên tắc này, nhưng phải khẳng định rằng đây là nguyên tắc xuất phát từ nội dung của Luật và là nguyên tắc đầu tiên khi chia tài sản chung của vợ chồng. Rõ ràng đối với tài sản riêng của vợ, chồng thì mỗi bên đều có toàn quyền định đoạt đối với loại tài sản này. Chính vì vậy, giải quyết tranh chấp sử dụng đất của vợ chồng quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn chỉ đặt ra đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.

Pháp luật quy định một số nguyên tắc chung về đường lối giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đó cũng là những nguyên tắc chung khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn. Các nguyên tắc này xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên vợ, chồng, các thành viên trong gia đình và lợi ích của xã hội. Cho nên, trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án cần phải quán triệt tuân theo các nguyên tắc chia tài sản quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Trước hết là nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng. Khoản 1 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “ Việc chia tài sản khi ly

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó”. Như vậy, khi ly hôn, tài sản của vợ chồng được chia như thế nào trước hết phụ thuộc vào chính ý chí của họ. Pháp luật rất coi trọng và khuyến khích sự thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản khi ly hôn. Song sự thỏa thuận này phải phù hợp với các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, bảo đảm tính tự nguyện, không có sự cưỡng bức, lừa dối.

Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ quyết định chia tài sản như thế nào khi hai bên không đạt được sự thỏa thuận và có yêu cầu giải quyết. Cho dù các bên có yêu cầu Tòa án giải quyết thì trước tiên Tòa án cũng phải tiến hành hòa giải, hướng dẫn, giải thích, giúp đỡ để các đương sự tự giàn xếp, thỏa thuận dưới sự giám sát và công nhận của Tòa án. Nếu tòa án tiến hành hòa giải thành thì trước tiên Tòa án cũng phải tiến hành hòa giải thành thì việc giải quyết tranh chấp sẽ có nhiều thuận lợi, vừa đảm bảo đúng pháp luật, đoàn kết trong quần chúng, tránh được những mâu thuẫn, bất đồng khi ly hôn, vừa giúp cho đương sự tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, bởi “ sự thỏa thuận” là kết quả của sự phù hợp ý chí, nguyện vọng của các bên đương sự. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, khi vợ, chồng có yêu cầu, Tòa án sẽ quyết định.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam - 5

Khi ly hôn, tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Nếu có tranh chấp thì người có tài sản riêng phải chứng minh đó là tài sản riêng của mình. Việc chứng minh có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu riêng của mình (di chúc, hợp đồng, tặng cho…). Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung [25, Điều 27, khoản 3].

Trong trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung khi ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án tiến hành phân chia tài sản theo các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:

Thứ nhất, “Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập” [25, Điều 95, khoản 2, điểm a]. Về nguyên tắc, phần của vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng là bằng nhau. Tuy vậy, trong mỗi trường hợp cụ thể, để bảo đảm quyền lợi chính đáng của mỗi bên Tòa án có thể quyết định khác với nguyên tắc chung đó, chia theo công sức đóng góp, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên cho công bằng và hợp lý. Khi phân chia tài sản chung của vợ chồng, Tòa án không thể máy móc áp dụng nguyên tắc “chia đôi tài sản” mà phải xem xét hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên (vợ chồng kết hôn lâu chưa, ai sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng con chung, khả năng thu nhập của mỗi người ra sao…); tình trạng tài sản (tài sản chung bao gồm tài sản nào, giá trị, nguồn gốc phát sinh tài sản, tài sản còn hay không còn, tài sản nào có thể phân chia bằng hiện vật, tài sản nào chia theo giá trị…).

Ngoài ra, Tòa án còn phải căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung, xem ai là người có công sức đóng góp nhiều hơn, ai là người lao động chủ yếu trong gia đình…Sự đóng góp đó có thể trực tiếp bằng sức lao động hoặc tài sản mà người đó bảo ra để tạo nên tài sản chung của vợ chồng như dùng tài sản riêng để sửa chữa, cải tạo, tu bổ làm tăng giá trị của tài sản chung, tài sản riêng của mỗi bên đem nhập vào tài sản chung của vợ chồng…Trong trường hợp mặc dù không có sự đóng góp một cách trực tiếp bằng sức lao động hay tài sản cụ thể nhưng có ý thức trong việc giữ gìn, bảo quản và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng thì cũng được coi là có công sức đóng góp. Sau khi xem xét, nếu công sức đóng góp vào khối tài sản của vợ, chồng là như nhau thì phải chia tài sản bằng nhau. Khi một trong hai bên vợ, chồng do ốm đau, bệnh tật, nuôi con nhỏ, không có việc làm ổn định sau khi ly hôn…Ngược lại, đối với người lười lao động lại ít đóng góp, có hành vi phá tán tài sản thì sẽ được chia phần tài sản ít hơn bên kia.

Thứ hai, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Theo khoản 6 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Nhà nước, xã hội và gia đình

có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”. Nguyên tắc này được quy định nhằm ngăn chặn tàn dư của chế độ phong kiến, coi rẻ người phụ nữ và con cái.

Công ước CEDAW 1979 (Việt Nam ký tham gia Công ước vào 29/7/1980 phê chuẩn vào 27/11/1981) [52, Điều 16] quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình:

1. Các nước tham gia Công ước phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong mọi vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình và đặc biệt, trên cơ sở bình đẳng nam nữ, phải bảo đảm:

a. Quyền ngang nhau trong việc kết hôn;

b. Quyền tự do như nhau trong việc lựa chọn bạn đời và chỉ kết hôn khi cả hai hoàn toàn tự do và tự nguyện;

c. Quyền và trách nhiệm như nhau giữa vợ và chồng trong thời gian hôn nhân cũng như khi hôn nhân tan vỡ;

d. Có quyền và trách nhiệm với vai trò làm cha mẹ như nhau trong mọi vấn đề liên quan tới con cái, bất kể tình trạng hôn nhân như thế nào. Trong mọi trường hợp, lợi ích của con cái phải được đặt lên trên hết;

e. Quyền tự do và trách nhiệm như nhau khi quyết định về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục và các biện pháp để thực hiện những quyền này;

f. Quyền và trách nhiệm như nhau trong việc trông nom, giám hộ, bảo trợ, nhận uỷ thác và nhận con nuôi hoặc có những quy định tương tự về vấn đề này được thể hiện trong luật pháp quốc gia; trong mọi trường hợp lợi ích của con cái phải được đặt lên trên hết;

g. Vợ chồng có quyền như nhau trong việc lựa chọn tên họ, chuyên môn và nghề nghiệp của mình;

h. Vợ chồng có quyền như nhau trong việc sở hữu, mua sắm, kiểm soát, quản lý, hưởng thụ và sử dụng tài sản, dù đó là tài sản không phải bỏ tiền ra mua hay có giá trị lớn.

2. Việc hứa hôn và kết hôn của trẻ em phải bị coi là không có hiệu lực pháp lý và phải tiến hành mọi hành động cần thiết, kể cả về mặt pháp luật nhằm quy định độ tuổi tối thiểu có thể kết hôn và bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kết hôn chính thức

Theo nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em, Luật hôn nhân gia đình còn quy định tại Điều 41: “Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ” .

Việc phân chia tài sản khi ly hôn, về nguyên tắc, tài sản chung được chia đôi có xem xét hợp lý đến tình trạng cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên nhưng phải đảm bảo “Khi chia tài sản phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của con chưa thành niên” Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình. Quy định này xuất phát từ một thực tế là phần lớn phụ nữ Việt Nam sau khi lấy chồng đều về ở nhà chồng, suốt thời gian chung sống làm ăn tần tảo, đóng góp công sức vào việc gây dựng và phát triển khối tài sản chung của gia đình nhà chồng nên khi ly hôn, người vợ cần được bảo đảm để tạo lập chỗ ở mới nhất là khi còn phải nuôi con chưa thành niên. Họ cần được pháp luật, xã hội bảo vệ và quan tâm. Do đó, cần phải tạo điều kiện cho con học tập, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, lao động, … hạn chế thấp nhất những khó khăn họ phải chịu. Nhất là người vợ bị tàn tật, người con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ là cần thiết nhưng chỉ có ý nghĩa khi đó là quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng chứ không phải mọi đòi hỏi của người vợ khi ly hôn đều phải được đáp ứng.

Thứ ba, nguyên tắc “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” [25, Điều 95, khoản 2, điểm c]. Khi ly hôn, để đảm bảo tính liên tục trong nghề nghiệp của người lao động, đảm bảo được đời sống, thu nhập cho họ và tránh tình trạng sau khi ly hôn, vợ chồng không có tư liệu để sản xuất, thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình thì cần phải chi cho vợ chồng được hưởng những tài sản liên

quan đến hoạt động nghề nghiệp của họ. Chia tài sản khi ly hôn phải phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của mỗi bên vợ, chồng và đảm bảo tính năng, tác dụng của tài sản. Quy định này nhằm hạn chế những hậu quả xấu về kinh tế của việc ly hôn.

Thứ tư, “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch” [25, Điều 95, khoản 2, điểm d]. Theo đó, có hai phương thức chia tài sản chung của vợ chồng: chia bằng hiện vật và chia theo giá trị. Với quy định này đã giúp cho Tòa án chủ động hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Mặt khác, cũng tạo cơ sở pháp lý cho vợ chồng lựa chọn cách phân chia phù hợp. Khi xét xử, Tòa án phải căn cứ vào tình trạng tài sản và ý chí của mỗi bên để có cách phân chia phù hợp. Trước tiên, Tòa án phải xem xét có thể chia tài sản bằng hiện vậy được không? Chỉ khi nào không thể chia tài sản bằng hiện vật hoặc không thể chia đều hiện vật thì Tòa án quyết định chia cho một bên được nhận toàn bộ hiện vật hay bên nhận hiện vật có giá trị lớn hơn phần giá trị mà họ được hưởng phải thanh toán giá trị chênh lệch cho bên kia.

Bên cạnh đó, khi ly hôn, song song với việc phân chia tài sản thì những nghĩa vụ chung về tài sản cũng cần phải giải quyết. Khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghĩa vụ chung về tài sản bao gồm: Các khoản nợ chung, các nghĩa vụ tài sản khác của vợ chồng. Vợ chồng có thể tự thương lượng cách thức phân chia phần nghĩa vụ mà mỗi bên phải thực hiện, Tòa án sẽ công nhận nếu sự thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Như vậy, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng đối với việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản. Như vậy, nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo yêu cầu của vợ chồng.

Trên đây là những nguyên tắc chung nhất, có tính chất chủ đạo, xuyên suốt quá trình phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn mà cơ quan áp dụng pháp luật cũng như đương sự trong vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản cần phải tuân thủ.

1.5 Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng

ly hôn

Xét về mặt xã hội, ly hôn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội. Trong đại đa số các vụ án ly hôn, các đương sự có yêu cầu giải quyết ly hôn thì thường có tranh chấp về tài sản, nhất là những tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn.

Quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt quan trọng, thường có giá trị sử dụng và giá trị thực tế và có ảnh hưởng lớn đến việc tạo lập, ổn định cuộc sống sau khi ly hôn của vợ, chồng, cũng như các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được khách quan, chính xác, hợp lý sẽ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình, nhất là lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ly hôn thường mang đến cho hai bên vợ, chồng và con cái những tổn thất, mất mát về tinh thần, tình cảm. Do đó những lợi ích vật chất chính đáng của họ cần được bảo vệ.

Ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Do đó, mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản được giải quyết kịp thời, đầy đủ và chính xác vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng mà nó còn tác động đến lợi ích của người thứ ba. Vì thế, trong thực tế giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án cần quan tâm, bảo vệ lợi ích của người thứ ba có liên quan. Người thứ ba ở đây có thể là cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, anh chị em bên vợ hoặc bên chồng, người đã xác lập giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất là tài sản chung với vợ chồng…Họ là những người có quyền lợi liên quan đến quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.

Như vậy, việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn không những bảo đảm quyền lợi chính đáng của mỗi bên vợ, chồng, của gia đình và con cái mà còn bảo vệ được lợi ích hợp pháp của những người khác.

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể xác lập các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất với cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp như: chồng thế

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí