Trong thực tế có nhiều trường hợp các bên “giả tự nguyện ly hôn” và “giả thỏa thuận ly hôn” nhằm lừa dối cơ quan có thẩm quyền vì một mục đích nào đó. Việc ly hôn “để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân” xem là hành vi ly hôn giả tạo và bị xử phạt hành chính. Khoản 15 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 có quy định về khái niệm ly hôn giả tạo: “Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân”. Hiện tượng ly hôn giả tạo nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Họ tự nghĩ ra nhưng mâu thuẫn và lý do chính đáng nhưng thực tế họ lại không mong muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng và giữa họ không hề có mâu thuẫn. Nếu không điều tra kỹ thì Tòa án có thể kết luận là họ đã có đủ căn cứ để công nhận thuận tình ly hôn. Trong những trường hợp này Tòa án cần xử bác đơn xin thuận tình ly hôn của đương sự đồng thời phê phán, giáo dục đương sự về những hành vi sai trái đó.
Như vậy, vấn đề xác định căn cứ ly hôn là sự tự nguyện và tự thỏa thuận của các bên rất khó để xác định sự tự nguyện thực sự. Bởi vậy, Tòa án cần đưa ra các quyết định chính xác để bảo vệ quyền lợi của các bên Tránh trương hợp các bên thuận tình ly hôn giả nhằm mục đích: chuyển hộ khẩu, phụ cấp người ăn theo; lấy vợ lẽ nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người khác...
2.2. Căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Quy định về căn cứ ly hôn do một bên yêu cầu của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 có tính chi tiết, cụ thể hơn Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Điều 91 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên: “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”. Quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 vẫn còn mang tính chung chung và chưa mô tả đầy đủ các trường hợp, căn cứ ly hôn.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Và Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Căn Cứ Ly Hôn
- Quy Định Cuả Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Giai Đoạn Từ 1945- 1954
- Căn Cứ Ly Hôn Trong Trường Hợp Thuận Tình Ly Hôn
- Vợ Hoặc Chồng Của Người Bị Tòa Án Tuyên Bố Mất Tích Yêu Cầu Ly Hôn
- Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 8
- Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 9
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Như vậy, từ sự kế thừa của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã có những điểm mới, tiến bộ hơn về các căn cứ ly hôn quy định tại Điều 56. Khi có yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, Tòa án phải tiến hành xác định tình trạng quan hệ hôn nhân đó và áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết, việc giải
quyết ly hôn cần phải chính xác và đòi hỏi sự linh hoạt trong việc vận dụng căn cứ ly hôn đối với mỗi trường hợp cụ thể.
2.2.1. Trường hợp có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thứ nhất, về hành vi bạo lực gia đình: Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 quy định về khái niệm bạo lực gia đình: “2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
Các hành vi được coi là hành vi bạo lực gia đình được liệt kê rất cụ thể tại Điều 2 Khoản 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007: “a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở”.
Một bên vợ hoặc chồng có một trong số các hành vi kể trên đều bị coi là có hành vi bạo lực gia đình. Hành vi vi phạm đó tác động tới một bên vợ hoặc chồng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới thể lực, trí lực, tâm tư tình cảm của vợ hoặc chồng, làm rạn nứt quan hệ tình cảm trong thời kỳ hôn nhân. Tình trạng bạo lực trong gia đình ngày càng gia tăng và thể hiện tính chất nghiêm trọng xảy ra với nhiều lý do khác nhau. Việc Luật HN&GĐ năm 2014 quy định như vậy phù hợp với thực tiễn hiện nay. Bởi qua thực tiễn giải quyết các án ly hôn của Tòa án cho thấy số vụ ly hôn có hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỉ lệ cao nhất và phụ nữ đa phần là nạn nhân của tình trạng này.
Thứ hai, về hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: khi tham gia quan hệ hôn nhân, vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, pháp luật có liên quan (Điều 17 Luật HN&GĐ 2014). Vợ chồng không chỉ có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; mà còn có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Hôn nhân của vợ chồng là do cả vợ và chồng xây dựng, vun đắp lên. Nhưng khi các bên không thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình đối với vợ, chồng, đối với cuộc hôn nhân thì quan hệ hôn nhân đó sẽ dần đổ vỡ và dẫn tới bế tắc.
Hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định giai quyết việc ly hôn cho vợ và chồng. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về việc:
hành vi vi phạm như thế nào được coi là nghiêm trọng? Hiện nay, quy định này chỉ mang tính chất chung chung và chưa có hướng dẫn áp dụng cụ thể.
Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung điểm mới so với Luật HN&GĐ năm 2000 khi quy định rõ “bạo lực gia đình và hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng” là căn cứ để giải quyết cho các bên ly hôn. Hậu quả của hai hành vi kể trên là vô cùng nặng nề; bên cạnh đó với những hành vi vi phạm khác, những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng trong đời sống vợ chồng làm cho tình trạng hôn nhân trở lên trầm trọng, đời sống chung vợ chồng không thể kéo dài, ,mục đích của hôn nhân không đạt được.
Đời sống hôn nhân có nhiều điểm mâu thuẫn, xung đột tồn tại không thể khắc phục được trong cuộc sống vợ chồng là một thực trạng khá phổ biến. Quy định này khá chung chung, chưa rõ ràng, khó xác định thế nào là tình trạng vợ chồng rơi vào trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, và mục đích hôn nhân không đạt được?
Trước hết cần hiểu quan hệ vợ chồng rơi vào tình trạng trầm trọng:
Mỗi chúng ta được nuôi dạy trong một gia đình khác nhau, lớn lên với những truyền thống và nề nếp khác nhau. Vì được trưởng dưỡng trong những gia đình khác nhau, với những kinh nghiệm sống khác nhau, mỗi chúng ta có những sở thích, suy nghĩ, ý kiến, quan điểm khác nhau, từ đó chúng ta có những trông mong, chọn lựa và quyết định khác nhau. Khi bước vào hôn nhân, hai con người khác nhau đó kết hợp làm một và chia xẻ cùng một đời sống, vì thế vợ chồng không thể nào tránh được những lúc bất đồng ý kiến hay xung đột với nhau.
Tình trạng trầm trọng của vợ chồng có thể hiểu là: Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì
sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm “vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau”. Quan hệ vợ chồng là quan hệ tình cảm nên không thể mang ra để cân đo. Quy định về bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống cũng rất trừu tượng, mơ hồ. Việc đánh giá các yếu tố đó chỉ mang tính chất chủ quan của Thẩm phán. Luật chỉ quy định được về những hành vi hành động, còn những hành vi không hành động thì còn nặng nề hơn nhiều, tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể, chi tiết.
Nhìn chung, có thể hiểu quy định này của pháp luật quy định về vấn đề vợ chồng xa lánh nhau, không giúp đỡ nhau trong cuộc sống hôn nhân; việc làm của họ làm mất đi tính chất của quan hệ vợ chồng là cùng nhau chung sống. Đồng thời, ngoài việc không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống thì vấn đề vợ chồng xa lánh nhau, bỏ mặc nhau đã được người thân hoặc cơ quan chức năng khuyên nhủ nhiều lần nhưng vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, việc “đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần” như thế nào được quy định là được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần; bao nhiêu lần là nhiều. Về mặt khách quan, ta có thể hiểu hơn hai lần là nhiều lần, tuy nhiên, về mặt pháp lý thì pháp luật cần quy định chính xác, cụ thể hơn nữa để căn cứ ly hôn được áp dụng đúng đắn nhất, bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã quy định hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng là căn cứ ly hôn.
Trường hợp vợ chồng có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được pháp luật đề cập tới trong nhiều văn bản. Điều 20 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Ðiều 37 Bộ luật Dân sự cũng nêu: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Thông qua các quy định của pháp luật, ta có thể thấy pháp luật bảo vệ và coi trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Trường hợp vợ chồng tự nguyện kết hôn với nhau, chung sống chung với nhau, nhưng họ lại không tôn trọng nhau, có những hành vi xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ hoặc chồng thì một bên vợ hoặc chồng hoàn toàn có quyền kiện đòi ly hôn ra trước Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Tuy nhiên, trường hợp vợ hoặc chồng xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bên còn lại, tuy có thể làm ảnh hưởng tới họ, nhưng nếu ở mức độ hai bên vẫn có thể kiên nhẫn, hòa giải, có thể bỏ qua được cho nhau thì quan hệ của họ vẫn chưa ở mức trầm trọng - ly hôn. Hành vi hành động của các bên được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần mà vẫn không thay đổi, vấn đề tiếp diễn này cho thấy tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín diễn ra kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, tình cảm của vợ hoặc chồng khi bị xúc phạm. Vấn đề này đòi hỏi sự can thiệp của cơ quan chức năng và Tòa án.
Khi vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình cũng dẫn đến đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng.Trong quan hệ
vợ chồng thì chung thuỷ được hiểu là vợ chồng phải luôn chung tình, gắn bó tình cảm yêu thương chỉ với nhau mà thôi. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nước có những quan niệm về sự chung thuỷ của vợ chồng cũng có sự khác nhau cơ bản.
Ở Canađa, luật pháp về ly hôn có sự kết hợp giữa căn cứ ly hôn trong việc xác định yếu tố lỗi và thực trạng hôn nhân. Hôn nhân được coi là tan vỡ khi hai vợ chồng sống riêng rẽ đã hơn một năm và lí do là hôn nhân bị rạn nứt, khi hai vợ chồng có quan hệ ngoại tình với người khác hoặc khi vợ hoặc chồng có đối xử ngược đãi cả về tinh thần lẫn thể chất làm bên kia không thể chịu đựng được. Trường hợp đó Toà án sẽ cho ly hôn.
Luật Hôn nhân và gia đình ở Singapore, ly hôn chủ yếu dựa vào yếu tố lỗi trong đó việc xác định hôn nhân tan vỡ, không thể phục hồi căn cứ vào việc một bên ngoại tình thông dâm mà bên kia không thể tha thứ, khoan dung để chung sống với nhau được, một bên bị tệ bạc quá đáng, có sự ruồng bỏ không chung sống liên tục trong 2 năm và không có ý định quay trở lại hoặc đã ly thân trong 3 năm (nếu bên kia đồng ý), 4 năm (nếu bên kia không chấp nhận).
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quan hệ hôn nhân và gia đình ảnh hưởng nặng nề tư tưởng Nho giáo. Nho giáo trở thành tư tưởng thống trị trong xã hội. Một trong những mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong xã hội là quan hệ vợ chồng. Nghĩa vụ chung thuỷ chỉ đặt ra đối với người vợ vì người chồng có quyền đa thê. Do đó, Bộ luật nhà Lê đã quy định những hình phạt nặng nề đối với tội thông gian của người vợ “ …Vợ cả, vợ lẽ phạm tội đều xử tội lưu, điền sản trả lại cho người chồng” (Điều 401 Luật Hồng Đức).
Trong thời kỳ Pháp thuộc, quan niệm chỉ người phụ nữ mới phải thực hiện nghĩa vụ chung thuỷ vẫn tồn tại và thể hiện rất rõ trong phong tục tập