Trường Hợp Cấp Dưỡng Của Bố Dượng, Mẹ Kế Cho Con Riêng Của Vợ Hoặc Con Riêng Của Chồng Khi Ly Hôn

Căn cứ vào Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì dù cháu Phạm Ngọc M đã thành niên (tròn 18 tuổi) mà M vẫn mắc bệnh tâm thần thì có quyền nhận sự cấp dưỡng từ phía anh Phạm Ngọc T. Trách nhiệm cấp dưỡng cho cháu M của anh chỉ chấm dứt khi cháu tròn 18 tuổi và điều quan trọng là M phải khỏi bệnh.

Tòa án nhân dân huyện Q Tỉnh T nên giải thích thêm nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho anh T hiểu ngay cả khi cháu M đã đủ 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình. Đồng thời cần có giải thích về quyền xin thay đổi cấp dưỡng nuôi con của anh T khi cháu M khỏi bệnh. Như vậy quyền lợi của cháu M cũng như quyền lợi của anh T sẽ được đảm bảo.

Từ những phân tích trên, có thể thấy được pháp luật không thể nào dự liệu hết các trường hợp xảy ra trong thực tế. Chính vì vậy, khi xem xét, giải quyết sự việc Toà án nên căn cứ vào tình hình thực tế của các bên đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của con cái để đưa ra các phán quyết “ thấu tình đạt lý hơn”. Tuy rằng trên nguyên tắc, mọi phán quyết của Tòa án đều phải dựa trên cơ sở các quy định pháp luật, tuân thủ pháp luật nhưng với thực tế đa dạng thì trong một số trường hợp việc áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên chủ thể cũng là một việc cần thiết.

3.2.4. Về tạm ngừng cấp dưỡng

Theo như quy định tại Điều 54 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 117 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi vợ hoặc chồng nếu gặp khó khăn về kinh tế thì có thể thoả thuận với nhau, hoặc nhờ Toà án giải quyết tạm ngừng cấp dưỡng. Quy định này của pháp luật hôn nhân và gia đình với mục đích nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ cho con có tính khả thi hơn. Cuộc sống thường không như mong muốn của

con người, không phải trong suốt cuộc đời tất cả mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, có lúc sẽ phải gặp khó khăn nào trong cuộc sống có thể do yếu tố chủ quan hoặc do yếu tố khách quan đem lại. Nhưng việc tạm ngừng cấp dưỡng lại ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người được cấp dưỡng, vì như thế có nghĩa là trong một thời gian sắp tới người được cấp dưỡng sẽ không nhận được sự trợ cấp từ phía người được nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo cuộc sống cho mình.

Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp xin tạm ngừng cấp dưỡng với lí do “khó khăn về kinh tế” quả thực có trường hợp khó khăn thật sự nhưng cũng có trường hợp trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, đùn đẩy việc thực hiện nghĩa vụ đó cho người khác, còn bản thân họ thì có thời gian và tiền của để làm những việc riêng mang lại lợi ích cho họ, vô tâm trước cuộc sống của người được cấp dưỡng.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, 2014 tuy có quy định về việc “tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ lâm vào hoàn cảnh khó khăn” nhưng lại không đưa ra các quy định cụ thể thế nào là “khó khăn về kinh tế” và cũng không quy định khi nào thì thời gian bắt đầu tạm ngừng cấp dưỡng cũng như thời gian tạm ngừng cấp dưỡng chấm dứt, điều đó khiến cho Toà án lúng túng khi giải quyết yêu cầu tạm ngừng cấp dưỡng.

Ví dụ: Chị Lê Thị H và anh Bùi Văn T đã ly hôn năm 2004. Trong quyết định ly hôn chị H được tạm hoãn cấp dưỡng nuôi con vì chị hiện đang khó khăn về kinh tế (do chị làm ruộng). Và trong quyết định lúc đó không nói rõ thời gian bắt đầu tthời gian chấm dứt việc tạm hoãn cấp dưỡng. Sau 2 năm tức là năm 2006 anh T nhiều lần đề nghị chị H cấp dưỡng nuôi con, vì anh cho rằng chị H không còn khó khăn về kinh tế nữa biểu hiện: chị H có xe máy đi, trong nhà lại có rất nhiều đồ dùng mới như ti vi, tủ lạnh… nhưng chị H một mực nói rằng chị hiện vẫn đang khó khăn về kinh tế, tất cả những tài

sản anh T nhìn thấy đều do người bà con xa của chị gửi về tặng cho khi thấy chị gặp cảnh khó khăn, túng thiếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Toà án huyện T Tỉnh T sau khi điều tra xác nhận đúng là số tài sản hiện có của chị H do người bà con xa gửi về tặng cho còn bản thân chị H với nghề làm ruộng thu nhập chưa ổn định kinh tế vẫn chưa thoát khỏi cảnh khó khăn vì vậy Toà đã ra quyết định cho chị H tạm ngừng cấp dưỡng nuôi con

Theo Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 30/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định:

Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 10

Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại các điều 51, 52, 53 Luật HN&GĐ là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó [3, Điều 16, Khoản 1].

Căn cứ vào quy định trên, Toà án huyện T Tỉnh T đã sai lầm trong việc đưa ra quyết định cho chị H tiếp tục tạm hoãn nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mặc dù với nghề làm ruộng chị H có khó khăn về kinh tế điều đó là có thật, nhưng trong vòng 2 năm, chị H đã nhận được những món quà giá trị từ phía người bà con xa gửi tặng cho. Những món quà có giá trị đó được coi là tài sản của chị H và được tính là khoản “thu nhập không thường xuyên”. Nghề làm ruộng cùng với khối lượng tài sản có giá trị đó chị H không được coi là người “không có khả năng thực tế” để được “tạm hoãn” cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp này chị H phải thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con, thời gian “tạm hoãn ” cấp dưỡng nuôi con chấm dứt. Đồng thời tự bản thân chị H cũng phải thấy rằng chị nên thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cùng anh T, không cần anh T yêu cầu, bởi lẽ khi ly hôn biết chị H gặp khó khăn anh T đã đồng ý cho chị H tạm hoãn cấp dưỡng nuôi con, vì thế mà khi có điều kiện chị H nên tự động thực hiện trách nhiệm đã bị “tạm hoãn” của mình

cùng với anh T trợ cấp nuôi con, như thế sẽ hợp với đạo lý trách những điều làm tổn thương con trẻ.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cùng văn bản hướng dẫn và mới đây là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định rõ thế nào là khó khăn về kinh tế để được xin tạm hoãn cấp dưỡng đồng thời không quy định thời gian bắt đầu, kết thúc tạm hoãn cấp dưỡng điều đó gây ra những bất lợi cho người được cấp dưỡng cũng như người trực tiếp nuôi người được cấp dưỡng, mà trong trường hợp vợ chồng ly hôn người con sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều hơn cả. Phải có một mốc thời gian nhất định để người đang khó khăn về kinh tế phải tự thúc giục bản thân “ cố gắng” thoát khỏi khó khăn để thực hiện trách nhiệm của mình, đồng thời nhằm trách những bất lợi không đáng có cho người được cấp dưỡng.

3.2.5. Trường hợp cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi ly hôn

Mối quan hệ giữa bố dượng hay mẹ kế với con riêng của vợ hay chồng không phải là mối quan hệ huyết thống. Hiện nay, trong các quy định của pháp luật chưa có quy định cụ thể đầy đủ về các trường hợp cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi ly hôn không sống chung với nhau nữa. Mà mới quy định về nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng. Trên thực tế, trong quá trình xét xử vụ án ly hôn không phải không có yêu cầu cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hay con riêng của chồng Toà án không tìm được quy định pháp luật cụ thể để đưa ra phán quyết chính xác.

Ví dụ: Chị Phạm Thị M và anh Vũ Văn Đ chung sống với nhau có đăng kí kết hôn năm 1996 tại Uỷ ban nhân dân phường HH – HL. Trước khi kết hôn anh Vũ Văn Đ đã có vợ và đã ly hôn. Chị Phạm Thị M cũng có chồng nhưng đã chết, đồng thời chị cũng có một người con được 3 tuổi tên là Trần

Thị H (con của chồng trước). Cuộc sống vợ chồng giữa anh Đ và chị M hoà thuận, hạnh phúc và trong thời gian này anh chị đã có một người con chung tên là Vũ Văn Q. Đến năm 2005 thì mâu thuẫn trầm trọng. Chị Phạm Thị M viết đơn xin ly hôn. Trong đơn chị yêu cầu nuôi hai con là cháu: Trần Thị H và cháu Phạm Văn Q. Chị có yêu cầu anh Phạm Văn Đ cấp dưỡng nuôi 2 cháu mỗi tháng 500.000 đồng. Anh Vũ Văn Đ chấp nhận yêu cầu cấp dưỡng nuôi con chung là cháu Vũ Văn Q nhưng không chấp nhận cấp dưỡng nuôi cháu Trần Thị H vì anh cho rằng cháu H không phải là con ruột của anh nên anh không có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu H.

Trong quá trình xét xử vụ án ly hôn này, Tòa án nhân dân thành phố H Tỉnh Q có giải thích với anh Đ việc cấp dưỡng nuôi con riêng là cháu Trần Thị H như sau: Theo quy định của pháp luật tại Điều 38 thì giữa bố dượng và con riêng có quyền và nghĩa vụ như giữa bố với con đẻ do vậy mà khi anh chị ly hôn anh Đ nên cấp dưỡng nuôi cháu H. Nhưng anh Đ không chấp nhận yêu cầu cấp dưỡng nuôi cháu H. Anh cho rằng yêu cầu đó hết sức vô lý và nếu buộc phải cấp dưỡng nuôi H, anh xin nhận nuôi cháu Vũ Văn Q và không yêu cầu chị M cấp dưỡng nuôi con. Chị M không đồng ý để anh Đ nuôi con và theo nguyện vọng của cháu Vũ Văn Q cháu muốn ở với mẹ.

Trong bản án số 57/2006/ HNGĐ của Tòa án nhân dân thành phố H Tỉnh Q ngày 30/10/2006 đã ra quyết định: Xử cho chị Phạm Thị M và anh Vũ Văn Đ ly hôn. Về con giao cho chị Phạm Thị M nuôi con chung và anh Vũ Văn Đ có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con chung 300.000 đồng/tháng. Anh Vũ Văn Đoàn không phải cấp dưỡng nuôi con riêng là cháu Trần Thị H (Do chị Phạm Thị M đã đồng ý rút lại yêu cầu đòi anh Đ cấp dưỡng nuôi cháu).

Vậy nếu như chị M cương quyết buộc anh Đ cấp dưỡng nuôi cháu Trần Thị H thì Toà án sẽ giải quyết thế nào? Toà án sẽ căn cứ vào quy định nào của pháp luật để buộc anh Đ phải cấp dưỡng nuôi cháu H hoặc từ chối yêu cầu cấp dưỡng nuôi con riêng của chị M.

Trên thực tế, giữa con riêng của vợ hoặc chồng với bố dượng hay mẹ kế đã có thời gian quan tâm, chăm sóc lẫn nhau khá dài, giống như trường hợp cha mẹ đẻ sống chung với con đẻ hoặc cha mẹ nuôi với con nuôi. Hơn nữa, tuy không quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng nhưng pháp luật cũng quy định quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể này, điều này cho thấy pháp luật cũng ghi nhân sự gắn kết về mặt tình cảm giữa các chủ thể này. Mà khi con riêng với bố dượng và mẹ kế vì lý do khác nhau không còn sống chung với bố dượng, mẹ kế nữa khi ly hôn, mà những người con riêng này lại không được hưởng cấp dưỡng của bố dượng mẹ kế thì chưa thoả đáng. Mặc dù không có mối quan hệ máu mủ ruột thịt nhưng khi cùng sống dưới một mái nhà thì giữa họ cũng đã nảy sinh những tình cảm gắn bó, thân thiết như ruột thịt với nhau. Thậm chí có những người bố dượng hay mẹ kế còn thương yêu con riêng hơn cả người cha mẹ ruột của con riêng, và cũng có trường hợp con riêng dành tình cảm của mình cho bố dượng mẹ kế như dành tình cảm cho cha mẹ ruột của mình.

Luật Hôn nhân và gia đình nên đưa ra các quy định cụ thể về việc cấp dưỡng nuôi con riêng giữa bố dượng, mẹ kế để trách tình trạng Toà án khi xét xử không có căn cứ pháp luật trong trường hợp giải quyết yêu cầu cấp dưỡng giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng. Việc quy định bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi ly hôn và ngược lại con riêng cũng có nghĩa vụ chăm sóc bố dượng, mẹ kế điều này hoàn toàn phù hợp với phong tục, tập quán và đạo đức của người Việt Nam.

3.3. Một số kiến nghị về cấp dưỡng khi ly hôn

3.3.1. Mức cấp dưỡng

Đằng sau bản án ly hôn là số phận của mỗi con người. Mặc dù trên thực tế mỗi trường hợp ly hôn mức thu nhập, điều kiện cụ thể và hoàn cảnh sống

của mỗi người khác nhau; nhưng để đảm bảo các "nhu cầu thiết yếu" trong cuộc sống để những đứa trẻ sau khi ly hôn "phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần" thì Nhà nước cần quy định rõ ràng hơn nữa về mức cấp dưỡng. Theo quan điểm của tôi nên quy định một mức trần là mức thấp nhất người có nghĩa vụ phải thực hiện cấp dưỡng. Quy định mức trần có thể dựa trên mức tiền lương tối thiểu vào từng thời điểm, từng vùng miền bởi mỗi vùng khác nhau có mức thu nhập, mức sinh hoạt khác nhau, như vậy để đảm bảo mức sống tối thiểu của người được cấp dưỡng. Khi có sự thay đổi về mức lương, mức sống thì căn cứ vào đó cơ quan thi hành án áp dụng vào từng thời điểm thi hành án thì mới có thể bảo đảm quyền lợi cho người được cấp dưỡng và tránh thiệt thòi cho người được cấp dưỡng sau khi ly hôn.

Luật cũng cần quy định cụ thể về phương thức cấp dưỡng, đặc biệt đối với trường hợp cấp dưỡng một lần cần quy định về mức, hình thức và phải dự liệu cả trường hợp cấp dưỡng bổ sung.

3.3.2. Thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con

Để đảm bảo quyền lợi của con được cấp dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong mọi trường hợp thực tiễn, tôi xin kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải có quy định và xác định thời điểm cha hoặc mẹ phải cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn mà không trực tiếp nuôi con như sau:

Thứ nhất: Thời điểm cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con khi ly hôn phải cấp dưỡng nuôi con là ngày tuyên án sơ thẩm, trong trường hợp các bên không thoả thuận được về việc cấp dưỡng nuôi con và Toà án đưa vụ án ra xét xử.

Thứ hai: Thời điểm cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con khi ly hôn phải cấp dưỡng nuôi con là thời điểm Toà án lập biên bản lần sau cùng, trong trường hợp quyết định thuận tình ly hôn.

Thứ ba: Thời điểm cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con khi ly hôn

phải cấp dưỡng nuôi con kể từ ngày cha hoặc mẹ không sống chung với nhau trở về sau cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mà Toà án có căn cứ xác định trong khoảng thời gian vợ chồng không sống chung với nhau, nên không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con - có nghĩa là nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của vợ hoặc chồng khi ly hôn bắt đầu kể từ thời điểm vợ chồng ly thân đến khi ly hôn trở về sau cho đến lúc nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Bởi vì trên thực tế có nhiều người vợ do mâu thuẫn quá lớn đối với người chồng và thường xuyên bị người chồng đánh đập, xúc phạm về nhân phẩm (mà chúng ta thường gọi là nạn bạo hành, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự) đã làm cho người vợ và con phải đi nơi khác để chờ toà giải quyết việc ly hôn hoặc người chồng đi làm ăn xa, chung sống với người khác mà vợ chồng không chung sống với nhau trước khi ly hôn mà một bên vợ hoặc chồng không sống chung với con, đồng thời cũng không thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái (Nhưng không thuộc trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con và đã yêu cầu Toà án giải quyết).

3.3.3. Tạm ngừng cấp dưỡng

Để đảm bảo việc tạm ngừng cấp dưỡng sau ly hôn không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ thì pháp luật nên quy định chặt chẽ vấn đề này, phải đưa ra các điều kiện được tạm hoãn, thời gian kết thúc việc tạm hoãn nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được cấp dưỡng cũng như người nuôi dưỡng.

- Về điều kiện được tạm hoãn cấp dưỡng, tôi xin kiến nghị như sau: Người được cấp dưỡng phải lâm vào “ hoàn cảnh kinh tế khó khăn”.

Mà một người được coi là khó khăn về kinh tế là người không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng mức thu nhập thấp và với mức thu nhập đó không thể đảm bảo, và lo cho cuộc sống của người được cấp dưỡng. Đồng thời họ cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023