Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam - 11

Thứ tư, việc định giá quyền sử dụng đất khi giải quyết tranh chấp là rất quan trọng. Nhưng hiện nay chưa có một tổ chức nào chuyên định giá tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Trong quá trình xét xử, nếu cần Tòa án sẽ thành lập hội đồng định giá tài sản. Tuy nhiên, việc thành lập hội đồng định giá không phải đơn giản. Thành phần hội đồng định giá bao gồm nhiều cơ quan, nếu vắng mặt một trong số những cơ quan có liên quan thì phải hoãn việc định giá. Nhiều vụ định giá có mặt đầy đủ các đương sự nhưng chỉ thiếu một thành viên trong hội đồng định giá thì cũng không thể tiến hành định giá được.

Việc có mặt đầy đủ thành phần hội đồng định giá thông thường là rất khó khăn vì việc ở cơ quan của các thành viên hội đồng định giá cũng rất bận rộn. Vì vậy, cần thành lập một tổ chức chuyên định giá tài sản của vợ chồng khi ly hôn trực thuộc tòa án để việc định giá được thuận tiện, thống nhất, tính chuyên môn nghiệp vụ cao và các thành viên tham gia định giá tài sản làm việc có tinh thần trách nhiệm hơn. Hơn nữa, cần có quy định về mức chi phí trong từng trường hợp đương sự phải chịu khi xét xử. Đặc biệt phải có quy định trách nhiệm của từng thành viên liên quan trong quá trình thực hiện định giá tài sản có tranh chấp.

3.3. Các giải pháp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai

Thứ nhất, công tác tuyên truyền phải được xác định là khâu then chốt nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của đương sự trong việc giải quyết tranh chấp. Do đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị từ cơ sở đến thành phố tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới toàn thể cán bộ đảng viên, nhân dân, đến từng thôn xóm, đến từng tổ dân cư để họ hiểu được tầm quan trọng của đất đai cũng như để họ hiểu thêm về quy định của pháp luật, hiểu được chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhất là Luật Đất đai năm 2013, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật Dân sự năm 2005 và các Nghị định Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành hướng dẫn thi hành pháp luật đất đai. Tuyên truyền, vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức tới các đối tượng có tranh chấp, từ đó để họ nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi tòa án giải quyết các tranh chấp.

Tại mỗi địa phương, cần xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên mạnh có kiến thức pháp luật, làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, phát hành các loại tài liệu tuyên truyền gọn nhẹ, dễ đọc, dễ hiểu tới tận tay người dân, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa và những vùng dân tộc ít người.

Ở nước ta hiện nay, những năm qua tình hình ly hôn có chiều hướng gia tăng với nhiều nguyên nhân, lý do đa dạng và phức tạp. Một thực tế cho thấy, khi vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc, tình nghĩa giữa vợ chồng đã hết thì vợ, chồng thường có những “toan tính” về tài sản nhất là đối với những tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất. Nhiều cặp vợ chồng lợi dụng sự kém hiểu biết về mặt pháp luật của nhau hay điều kiện và hoàn cảnh của gia đình để thực hiện các hành vi tẩu tán, giấu giếm tài sản chung, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhau và của các con. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ chồng về tài sản, bên cạnh việc pháp luật cần phải có những biện pháp dự liệu để quản lý tài sản chung của vợ chồng mà còn cần phải tuyên truyền cho các cặp vợ chồng ngay từ lúc họ đăng ký kết hôn để họ hiểu được quyền, nghĩa vụ cũng như những lợi ích của họ khi kết hôn. Có như vậy mới đảm bảo được lợi ích chính đáng của vợ chồng, cũng như của những người tham gia giao dịch liên quan trực tiếp đến tài sản chung của vợ chồng.

Thứ hai, pháp luật ngày càng có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, từng bước khẳng định chỗ đứng của họ trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, cả phụ nữ ở nông thôn và những phụ nữ có trình độ, sống và làm việc ở thành phố cũng “thiệt đơn thiệt kép” về tài sản, nhất là quyền sử dụng về đất đai khi phải đến tòa giải quyết ly hôn.

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả Hạnh Nguyên khi đưa ra nhận định của tiến sỹ Doãn Hồng Nhung, giảng viên Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội rằng: hiện các quy định của nhà nước không có sự phân biệt về chính sách theo giới mà quy định nam/nữ bình đẳng trước pháp luật về đất đai [16, 14]. Tuy nhiên trên thực tế, những quyền về tài sản, trong đó có quyền sử dụng đất, của người phụ nữ còn nhiều bất cập. Đơn cử trường hợp vợ làm ruộng, chồng làm cán bộ công tác xa nhà, trong thời gian chung sống họ đã xây dựng trên đất của cha mẹ

chồng cho (không làm văn bản) một ngôi nhà nhưng khi ly hôn, người vợ không được chia tài sản là nhà đất vì nhà đó xây dựng trên đất của nhà chồng. Ở một số địa phương có trường hợp, cha mẹ chồng giúp các con một phần tiền để làm nhà riêng, nhưng khi các con ly hôn thì lại đòi lại, coi nhà xây dựng lên là tiền của mình, nên đã đòi lại con trai và con dâu. Cá biệt có trường hợp khi chồng chết, họ hàng nhà chồng đến lấy hết tài sản rồi lạnh lùng đuổi con dâu ra khỏi nhà. Với những phụ nữ chưa có con với chồng quá cố thì càng khó khăn hơn trong việc đòi quyền lợi là các tài sản, nhà đất mà họ chung sức tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Điều này gây thiệt thòi và bất công cho phụ nữ.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người phụ nữ, chúng tôi đưa ra đề nghị sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Pháp luật cần phải quan tâm hơn đến quyền lợi của nữ giới, quyền của người vợ, người mẹ có một chỗ ở sau khi ly hôn để có thể ổn định cuộc sống, tạo điều kiện chăm sóc con cái và giúp những đứa trẻ đỡ bị tổn thương, thiệt thòi trong giai đoạn đang học tập và trưởng thành.

- Cần nghiên cứu từng bước để pháp luật quy định cụ thể: con dâu được hưởng di sản thừa kế của gia đình nhà chồng. Phần tài sản họ được hưởng sẽ bù đắp một phần công sức đóng góp, duy trì, bảo vệ khối tài sản trong gia đình nhà chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Đây là một yêu cầu chính đáng của phụ nữ.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam - 11

KẾT LUẬN

Có thể nói “Hôn nhân là canh bạc lớn nhất của đời người”, chúng ta không thể biết trước được canh bạc đó sẽ ra sao. May mắn thì có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, còn nếu không ly hôn chính là một sự giải thoát cho sự lựa chọn sai lầm và kém may mắn ấy trong cuộc sống. Ly hôn trong xã hội hiện nay ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề có tính thời sự nóng bỏng. Số vụ ly hôn ngày càng gia tăng, và kèm theo đó là những tranh chấp vô cùng gay gắt về tài sản giữa vợ và chồng. Khi cuộc sống hôn nhân hòa thuận, vì tình cảm mà vấn đề tài sản cũng bị coi nhẹ, các cặp vợ chồng thường không quan tâm đến vấn đề tài sản chung, tài sản riêng. Nhưng đến khi “cơm không lành, canh chẳng ngọt” thì hàng loạt những mâu thuẫn phát sinh, khi con người không còn tình cảm với nhau nữa thì mọi thứ mà họ muốn là không còn muốn liên quan gì đến người kia. Đó chính là lý do tại sao vấn đề chia tài sản diễn ra rất khó khăn, thường thì không bên nào chịu kém bên nào, đặc biệt là những tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, quyền sử dụng đất….

Chính vì lẽ đó mà việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn không chỉ có ý nghĩa với hai bên vợ chồng mà nó còn đảm bảo lợi ích cho bên thứ ba. Bởi vậy, cần phải có đường lối giải quyết tranh chấp cụ thể và hợp lý.

Qua nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam. Tren cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập trong việc giải quyết loại tranh chấp trên và đề ra những giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.

Để đạt được hiệu quả tốt hơn nữa trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai Nhà nước cần phải từng bước điều chỉnh, hoàn thiện các quy định của pháp luật và đưa nó vào áp dụng trong thực tiễn, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các bên sau khi ly hôn và những lợi ích của người thứ ba có liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths. Nguyễn Hải An (2010), Luận bàn về “quyền sở hữu bề mặt” dưới góc độ vật quyền, Tạp chí Dân chủ và pháp luật – Bộ Tư pháp số 4 (217)/2010, tr.15-20.

2. Trần Hoàng Châu (2002), Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa án, tr 1-3, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

4. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.

5. Lê Thị Tuyết Chinh (2010), Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội.

6. TS.Nguyễn Văn Cường (2009), thực tiễn giải quyết tranh chấp về bất động sản và những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về đăng ký bất động sản, http://luathoc.vn/phapluat.

7. Hoàng Thị Thái Hoa (2005), vấn đề ly hôn – nhìn từ sự tác động của yếu tố truyền thống, thông tin khoa học phân viện văn hóa thông tin tại Huế số tháng 9/2005, tr.59-71.

8. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

9. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

10. Ths. Bùi Minh Hồng (2010), Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn.

11. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008), Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội.

12. Thiên Long (2010), hoạt động xét xử của ngành Tòa án: vẫn còn thẩm phán không được tái bổ nhiệm, http://doisongphapluat.com.vn.

13. Nguyễn Hồng Nam – Tòa dân sự Tòa án nhân dân Tối cao (2009), Chia tài sản chung là nhà đất khi ly hôn, http://vietnamese-law-consultancy.com/vietnamese.

14. Phùng Văn Ngân (2008), Bàn về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Tạp chí Dân chủ và pháp luật – Bộ Tư pháp số 4(193)/2008, tr.25- 27.

15. Phạm Hữu Nghị (2009), Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng – Một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Dân chủ và pháp luật – Bộ Tư pháp số 2(203)/2009, tr.50-53.

16. Hạnh Nguyên (2013), Bài viết “quyền về đất đai của phụ nữ sau ly hôn: vẫn thiệt đơn, thiệt kép”, Phụ nữ Việt Nam số 44 (3779), tr.14.

17. Nhà pháp luật Việt – Pháp (2006), Bộ luật dân sự Pháp, nxb Tư pháp, Hà Nội.

18. Doãn Hồng Nhung (2004), chuyên đề 2 giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội.

19. Doãn Hồng Nhung (2007), Nữ quyền và quan hệ giữa vợ chồng – nhìn từ khía cạnh pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2003, Tạp chí Luật học số 6(85) tháng 6/2007, tr.58 – 63.

20. Doãn Hồng Nhung (2009), Pháp luật đất đai và vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 23(160) tháng 12/2009, tr.48 – 50.

21. Mai Thị Tú Oanh (2009), Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án qua thực tiễn tại một địa phương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8(256)/2009, tr.51-54.

22. Đinh Thị Mai Phượng (2004), Bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình năm 2000, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

23. Nguyễn Quân (2009), Cải cách tư pháp ngành Tòa án: nhiều vấn đề cần được giải quyết, http://nguoidaibieu.com.vn.

24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung năm 2013), Hà Nội.

25. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.

27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội

29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật nhà ở, Hà Nội.

30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

31. Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2001), Luật hôn nhân và gia đình Trung Quốc năm 1980 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).

32. Ths. Phạm Thái Quý (2009), loại tranh chấp nào phải qua hòa giải tại cấp xã, http://nguoidaibieu.com.vn

33. Nguyễn Thanh Tâm (2002), Ly hôn nghiên cứu trường hợp Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. Ths. Lưu Quốc Thái (2008), bàn về khái niệm “tranh chấp đất đai” trong Luật Đất đai năm 2003, http://hcmlaw.edu.vn

35. Phạm Đức Thắng (2001), Các vấn đề về giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội.

36. Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, kiêm Phó Chủ tịch UB Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2011), Báo cáo ghép định kỳ lần thứ 7 và thứ 8 về tình hình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hà Nội.

37. Sỹ Tiến (2009), trong năm 2008, ngành Toàn án giải quyết án đạt 94%, http://hdnd.dongnai.gov.vn

38. Tòa án nhân dân Tối cao (2009), Báo cáo số 48/TANDTC-TK về thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân các cấp gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội.

39. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết ngành tòa án năm 2008, Hà Nội.

40. Tòa án nhân dân tối cao (2009), tổng kết ngành Tòa án năm 2008: vẫn đau đầu chuyện nhân sự, http://toaan.gov.vn.

41. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết ngành tòa án năm 2009, Hà Nội.

42. Tòa án nhân dân Tối cao (2010), Hội nghị triển khai công tác năm 2010 của ngành Tòa án nhân dân, Tòa án phải là trung tâm cải cách tư pháp, http://anninhthudo.vn.

43. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết ngành tòa án năm 2010, Hà Nội.

44. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết ngành tòa án năm 2011, Hà Nội.

45. Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng cục địa chính (2002), Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – TCĐC ngày 3/1/2002 của TANDTC, VKSNDTC, Tổng cục địa chính hướng dẫn về thẩm quyền của TAND trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, Hà Nội.

46. Tòa dân sự Tòa án nhân dân Tối cao (2011), Tham luận về những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án dân sự qua công tác Giám đốc thẩm, http://toaan.gov.vn.

47. Trung tâm từ điển học (1997), từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

48. Quang Trường (2010), tòa án phải là trung tâm cải cách tư pháp, http://anninhthudo.vn.

49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

50. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Tư pháp, Hà Nội.

51. TS. Nguyễn Quang Tuyến (2009), thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án, http://luathoc.vn/phapluat.

52. Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2005), Công ước Cedaw 1979 - Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against women - Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ, Hà Nội.

53. GS.TS Đặng Hùng Võ (2009), đổi mới hơn nữa việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, http:/fetp.edu.vn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023