Trong Trường Hợp Vợ Hoặc Chồng Của Người Bị Tòa Án Tuyên Bố Mất Tích Xin Ly Hôn Thì Tòa Án Giải Quyết Cho Ly Hôn”.

- Một bên can cán phạt giam;

- Một bên bỏ nhà đi quá 02 năm không có duyên cớ chính đáng;

- Một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi;

- Vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể chung sống được.

Sắc lệnh 159/SL mang nhiều tư tưởng tiến bộ. Xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng và hôn nhân một vợ một chồng.

Việc quy định căn cứ ly hôn do ngoại tình là hoàn toàn phù hợp. Vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy, chăm lo vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên khi một trong hai bên vợ chồng có quan hệ ngoại tình sẽ làm rạn nứt tình cảm vợ chồng, cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc, ảnh hưởng tới sự bền vững của gia đình.

Vợ chồng còn phải có nghĩa vụ chung sống và giúp đỡ lẫn nhau cả về thể chất và tinh thần. Việc quy định vợ hoặc chồng được phép ly hôn trong trường hợp một bên can án phạt giam và một bên bỏ nhà đi quá hai năm mà không có lý do chính đáng là hợp lý. Vì khi còn mình vợ hoặc chồng sẽ không thể gánh vác chăm lo cho gia đình được. Hơn nữa trong trường hợp này vợ chồng không còn sống chung với nhau trong một thời gian thì hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức.

Điểm mới của căn cứ ly hôn thời kỳ này là việc quy định một bên có thể yêu cầu ly hôn nếu bên kia mắc bệnh điên hoặc bệnh khó chữa. Khi vợ hoặc chồng mắc bị điên hoặc bệnh khó chữa sẽ không đảm bảo hạnh phúc gia đình, không có khả năng thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc xây đựng đời sống chung. Vì vậy, người vợ hoặc người chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Quy định này nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của vợ, chồng trong đó có cả lợi ích của các thành viên khác trong gia đình.

Luật HN &GĐ năm 1959 được Quốc hội khóa I thông qua ngày

29.12.1959 và có hiệu lực ngày 13.01.1960. Lần đầu tiên quy định căn cứ ly hôn hoàn toàn mới. Theo đó việc giải quyết ly hôn không dựa trên yếu tố lỗi của các bên như trước đây mà căn cứ vào thực trạng của quan hệ hôn nhân. Điều 26, Luật HN & GĐ năm 1959 quy định: “Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hòa giải, hòa giải không được, Tòa án nhân dân sẽ xét xử. Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án nhân dân sẽ cho ly hôn”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Căn cứ ly hôn phải hội đủ các yếu tố phản ánh thực tế quan hệ hôn nhân không thể tồn tại được nữa, khi tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được và một trong hai vợ chồng có đơn yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết.

Hôn nhân là sự kiện pháp lý liên kết giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng, và mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, khi cuộc hôn nhân đó có những rạn nứt, mâu thuẫn, giữa vợ chồng không còn những sẽ chia, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc đã không đạt được thì nếu có cố kéo dài cuộc sống như thế vợ chồng cũng không thể đạt được mục đích của hôn nhân. Do đó, khi có đầy đủ những điều kiện trên Tòa án sẽ xem xét và giải quyết cho vợ chồng ly hôn.

Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 5

Sau khi đất nước thống nhất, pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung, và pháp luật về ly hôn nói riêng được tiếp tục hoàn thiện và phù hợp với tình hình mới.

Tại kỳ họp thứ 12 Quốc hội khóa VII ngày 29.11.1986 đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 với 10 chương, 57 Điều. Trong đó căn cứ ly hôn tại Điều 40 quy định:

“Khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Tòa án nhân dân tiến hành điều tra và hòa giải.

Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hòa giải không thành và xét đúng là hai bên thực sự tự nguyện ly hôn, thì Tòa án nhân dân công nhận thuận tình ly hôn.

Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hòa giải không thành thì Tòa án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án nhân dân cho ly hôn ”.

Về cơ bản căn cứ ly hôn được quy định trong Luật HN &GĐ năm 1986 có nội dung tương tự như căn cứ ly hôn trong Luật HN & GĐ năm 1959. Tuy nhiên, Luật HN &GĐ năm 1986 đã quy định rõ hơn về trình tự thủ tục giải quyết ly hôn. Theo đó chia ly hôn thành hai trường hợp: thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Luật HN &GĐ năm 1986 đã góp phần vào việc xây dựng và cũng cố quan hệ gia đình xã hội chủ nghĩa. Từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. Đồng thời xác định rõ mục đích của hôn nhân nhằm nâng cao trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong việc cũng cố, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Trước những thay đổi của điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội, sau hơn 10 năm thực hiện, Luật HN &GĐ năm 1986 đã bộc lộ những hạn chế và không còn phù hợp với tình hình mới. Do vậy, tại kỳ họp thứ VII Quốc hội khóa X ngày 09.6.2000 đã thông qua Luật HN &GĐ năm 2000 gồm 13 chương, 110 Điều được xây dựng dựa trên nguyên tắc hôn nhân bình đẳng, tiến bộ và kế thừa các quy định của luật HN &GĐ trước đây.

Về cơ bản quy định căn cứ ly hôn theo Luật HN &GĐ năm 2000 không có sự thay đổi nhiều về nội dung so với căn cứ ly hôn trong các Luật HN &GĐ trước đó. Theo Điều 89 Luật HN &GĐ quy định về căn cứ ly hôn như sau:

“1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

Việc ly hôn được quyết định theo đơn yêu cầu của vợ và chồng hoặc của riêng một trong hai người. Pháp luật quy định căn cứ ly hôn dựa trên tình trạng thực tế của hôn nhân đã đến mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Điểm mới của căn cứ ly hôn trong Luật HN & GĐ năm 2000 là quy định: “Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Đây là sự khác biệt và cụ thể hơn so với quy định của Luật HN & GĐ năm 1959 và Luật HN & GĐ năm 1986. Quy định này được dựa trên thực tế và phù hợp với đời sống chung của vợ chồng. Về nội dung căn cứ ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000, tác giả sẽ đi sâu phân tích và làm rõ hơn ở Chương 2.

Chương 2‌

CƠ SỞ PHÁP LUẬT, CÁC ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG VÀ VIỆC ÁP DỤNG CĂN CỨ LY HÔN QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


2.1. CƠ SỞ PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

Sau hơn 10 năm đưa vào triển khai, thực hiện Luật HN&GĐ năm 2000 đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhiều quy định của Luật đã được thực hiện tốt đi sâu vào nhận thức của người dân. Các nguyên tắc cơ bản của Luật HN & GĐ năm 2000 đã được thực hiện. Hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng ngày càng được nâng cao. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình ngày càng được khẳng định và trở nên quan trọng. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều trường hợp người phụ nữ bị ngược đãi, nạn bạo hành gia đình vẫn còn. Chính vì vậy, hiện nay số lượng các vụ án về ly hôn ngày càng gia tăng. Có nhiều vụ án phức tạp và giải quyết kéo dài. Tòa án giải quyết các vụ án ly hôn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết. Và chỉ cho vợ chồng ly hôn trong những trường hợp sau:

Luật HNGĐ năm 2000 vẫn quy định hai trường hợp ly hôn: thuận tình ly hôn và ly hôn do một bên yêu cầu. Tuy nhiên cách qui định về căn cứ ly hôn cho hai trường hợp này có sự thay đổi so với qui định của Luật HNGĐ năm 1986.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và 2000 đều quy định căn cứ ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, khi xem xét và áp dụng căn cứ cho ly hôn Tòa án phải tiến hành điều tra, hòa giải (Luật Hôn nhân năm 1986) và xem xét yêu cầu ly hôn (Luật Hôn nhân và gia

đình năm 2000) nếu thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình quy định hai trường hợp ly hôn là: theo yêu cầu của một bên (vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn) và thuận tình ly hôn (hai vợ chồng cùng xin ly hôn). Cả hai trường hợp này khi Tòa án thụ lý giải quyết đều phải tiến hành điều tra, xác minh tình trạng hôn nhân thực tế của hai bên vợ chồng. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án bằng bản án hoặc quyết định để giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Tại khoản 1 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã kế thừa quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đối với trường hợp ly hôn trên.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định thêm căn cứ cho ly hôn hoàn toàn mới mà Luật hôn và gia đình năm 1986 không quy định, đó là trường hợp: vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích có đơn xin ly hôn. Đối với trường hợp này, khi quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Bản thân người vợ hoặc người chồng có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án cho ly hôn và không cần phải qua thủ tục xác minh, hay hòa giải nữa. Đây là quy đinh hoàn toàn phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người có vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích.

Dưới đây, tác giả sẽ đi sâu phân tích và làm rõ các trường hợp ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

2.1.1. Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được

Theo Luật HN &GĐ năm 2000 quy định: “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không Trước hết, cần phải hiểu thế nào là “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” ?

Xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn thì thấy, khi tình trạng vợ chồng đã đến mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài là muốn nói đến tình yêu của vợ chồng không còn nữa, nó có thể đã phai nhạt hay bị một tình yêu khác lấn át, thay thế. Đồng thời vợ chồng có những mâu thuẫn sâu sắc đến mức không thể giải quyết được, tình cảm vợ chồng bị rạn nứt và tan vỡ mà không thể hàn gắn được. Nếu vợ chồng tiếp tục chung sống trong hoàn cảnh đó thì không những không đem lại niềm vui, hạnh phúc mà tình trạng đó còn ảnh hưởng tới đời sống của những thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là con cái.

Khi nói “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” là phải đặt thực trạng vợ chồng trong tổng thể các mối quan hệ. Nếu chỉ đơn thuần xem xét quan hệ giữa hai cá nhân vợ chồng cũng là chưa đầy đủ. Như vậy, nếu chỉ thấy rằng tình yêu giữa hai vợ chồng không còn nữa mà đánh giá rằng tình trạng trầm trọng để cho vợ chồng ly hôn là đã đứng trên quan điểm coi hạnh phúc cá nhân là mục đích của hôn nhân. C.Mác đã phê phán mạnh mẽ sự tùy tiện của những người chỉ nhìn thấy sự bất hạnh của những cặp vợ chồng phải gắn bó với nhau khi tình yêu giữa họ không còn. Ông cho rằng những người này: “Chỉ nghĩ đến cá nhân mà quên mất gia đình. Họ quên rằng hầu như mọi tan vỡ của hôn nhân đều là sự tan vỡ của gia đình, và quên rằng ngay cả khi đứng trên quan điểm thuần túy pháp lý, hoàn cảnh của con cái và tài sản của chúng cũng không thể bị lệ thuộc vào sự xử lý tùy tiện của bố mẹ, vào việc bố mẹ muốn sao làm vậy”. [2].

Như vậy, tình yêu chân chính giữa nam và nữ là cơ sở của việc kết hôn, nhưng tình yêu giữa vợ và chồng không phải là cơ sở duy nhất để duy trì quan hệ hôn nhân. Hôn nhân là cơ sở của gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Quan hệ hôn nhân bền vững dẫn đến gia đình bền vững và xã hội phát triển ổn định. Để quan hệ hôn nhân tồn tại bền vững đòi hỏi vợ chồng không những

phải thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với nhau, đối với con cái, quan tâm vun vén, chăm sóc gia đình. Thông thường khi vợ chồng yêu thương nhau thì họ tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với nhau, đối với gia đình. Nhưng khi tình yêu giữa vợ chồng không còn thì thường dẫn đến họ không thực hiện nghĩa vụ đối với nhau, thậm chí cả các nghĩa vụ của họ đối với con cái. Như vậy, nếu tình yêu giữa vợ chồng không còn dẫn đến trách nhiệm giữa họ đối với nhau và với các thành viên khác trong gia đình không còn thì rõ ràng “tình trạng” đã “trầm trọng” và không thể kéo dài cuộc sống chung.

Thực tế cuộc sống vợ chồng rất đa dạng và phong phú. Do đó, biểu hiện của “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không hể kéo dài ” cũng rất đa dạng. Qua thực tiễn xét xử cho thấy, việc đánh giá “tình trạng trầm trọng” gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Căn cứ ly hôn được pháp luật quy định rất chung chung và mang tính khái quát cao. Trong khi đó mâu thuẫn vợ chồng và những nguyên nhân dẫn đến vợ chồng xin ly hôn lại cụ thể. Vì vậy, có một số quan điểm cho rằng, cần quy định căn cứ ly hôn cụ thể hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá và xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, có thể thấy rằng không thể quy định các quy định căn cứ ly hôn cụ thể. Bởi vì nếu quy định căn cứ ly hôn cụ thể, có nghĩa là phải quy định Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn trong các trường hợp nào và như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa hình thức, giải quyết ly hôn dựa vào biểu hiện bên ngoài của quan hệ vợ chồng. Khi đó giải quyết ly hôn có thể phiến diện, không được xem xét từ bản chất, thực trạng của quan hệ vợ chồng. Do vậy, căn cứ ly hôn được quy định trong Luật HN &GĐ phải mang tính khái quát cao. Để tạo điều kiện cho các Thẩm phán đánh giá thực chất quan hệ vợ chồng, và quyết định chấp nhận đơn ly hôn hay bác đơn yêu cầu ly hôn của họ được chính xác. Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản hướng dẫn mang chất cụ thể cho phù hợp với thực trạng quan hệ vợ chồng khi họ có yêu cầu ly hôn.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 23/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí