Quy Định Của Pháp Luật Hiện Hành Về Giải Quyết Tranh Chấp Về Quyền Sử Dụng Đất Khi Vợ Chồng Ly Hôn.

chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung để vay tiền ngân hàng cho con đi học, vợ chồng góp vốn đầu tư kinh doanh bằng quyền sử dụng đất …Khi vợ chồng ly hôn, quyền lợi của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, trong quá trình xét xử, tòa án cần xác định cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này là bên có quyền và nghĩa vụ liên quan để giải quyết cho hợp lý, thỏa đáng để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho cơ quan, tổ chức cũng như lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Khi chia quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, tòa án phải xác định “nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất” của vợ, chồng để chia cho phù hợp. Với đường lối giải quyết này đã giúp cho việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí.

Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn đúng pháp luật, khách quan, kịp thời còn góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, giữ gìn, bảo vệ giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Việc giải quyết tranh chấp không những bảo vệ được quyền lợi cho các đương sự mà còn làm cho mâu thuẫn giữa họ không còn, xung đột mới không có cơ hội phát sinh, nguy cơ tranh chấp dân sự có thể trở thành tội phạm bị đẩy lùi.

Qua việc giải quyết tranh chấp, các thẩm phán có cơ hội, điều kiện để đúc rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ xét xử, phát hiện được những thiếu sót trong các quy định pháp luật, kịp thời kiến nghị, bổ sung hoàn thiện pháp luật.

Nói tóm lại, việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, khi có yêu cầu, tòa án cần phải điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu…để có cách giải quyết đúng đắn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN

2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.

Điều 4 Luật đất đai năm 2013 quy định: “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Sở dĩ Luật đất đai năm 2013 quy định như vậy là dựa trên nền tảng của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2013. Chính vì thế, các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình chỉ được quyền sử dụng ổn định lâu dài chứ không có quyền sở hữu. Nếu vợ chồng ly hôn và có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì chỉ đặt ra vấn đề chia quyền sử dụng đất như thế nào chứ không phải chia đất để sở hữu.

Việc phân chia quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn có ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình. Bởi quyền sử dụng đất là một loại tài sản mang những nét đặc thù riêng và là tài sản có giá trị lớn và đem lại thu nhập chính cho gia đình. Có thể nói quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- xã hội của đất nước.

Ngoài Luật Đất đai năm 2003 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Bộ Luật Dân sự năm 2005 cũng quy định về việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn. Tuy nhiên, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng không được đầy đủ, kịp thời. Chính vì điều đó mà tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án trong những năm qua gặp nhiều khó khăn và giải quyết các vụ án còn chậm chạp chưa thống nhất.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam - 6

Việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 97 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và được cụ thể hóa tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình như sau: “Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó”, điều này có nghĩa là trước khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà

mỗi bên vợ chồng có được do chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, nhận thế chấp hoặc được Nhà nước giao, cho thuê là tài sản riêng của vợ, chồng. Khi ly hôn, quyền sử dụng đất bên nào thuộc về bên đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác [3, Điều 23]. “Thỏa thuận khác” ở đây có thể là vợ chồng đồng ý nhập quyền sử dụng đất là tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng hay là được chia trong thời kỳ hôn nhân cũng là tài sản riêng của mỗi bên và khi ly hôn sẽ thuộc về bên đó, trừ khi vợ chồng có thỏa thuận đó là tài sản chung. Trong trường hợp đó nếu có xảy ra tranh chấp thì người có nghĩa vụ chứng minh là người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chứ không phải là bên kia.

Còn đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì theo nguyên tắc là chia đôi nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản. Nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà có nguyên tắc giải quyết riêng. Sau đây, chúng tôi đưa ra một số ví dụ cho từng trường hợp cụ thể.

2.1.1. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất

Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn đối với đất nông nghiệp trông cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại điều 95 của Luật này”, tức là nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Ngoài ra, điểm a Khoản 2 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn quy định: “trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng”.

Điểm b Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định chi tiết cụ

thể điểm a Khoản 2 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau: “Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì người đó có quyền được tiếp tục sử dụng toàn bộ đất đó sau khi đã thỏa thuận với bên kia; nếu không thỏa thuận được thì bên sử dụng đất phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng theo mức do hai bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”, có nghĩa là chỉ bên nào có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất mới có quyền được trực tiếp sử dụng đất.

Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.

Trước đây theo quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì sự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn “phải được Tòa àn nhân dân công nhận”, nhưng đến nay quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đề cao quyền “tự định đọat” của vợ chồng, đã không còn quy định sự thỏa

thuận của vợ chồng phải được Tòa án công nhận nữa. Do vậy, cần có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này để hiểu rõ tinh thần của điều luật, tránh việc áp dụng tùy tiện, ngăn chặnn việc vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn nhằm tẩu tán tài sản, lẩn tránh nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng.

Ví dụ: Năm 1982, ông Nguyễn Văn An lấy bà Là Ninh Kiều và sống chung với bố mẹ bà Là Ninh Kiều, họ có 03 người con lần lượt là Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Minh Khánh và Nguyễn Minh Nhật sinh năm 1983, 1984, 1990. Những năm 1985 trở về trước có chính sách giao đất nông nghiệp cho những người sinh ra vào năm đó. Đến năm 1992, xã có quyết định chuyển đổi đất canh tác sang đất thổ cư. Trong phần đất chuyển đổi có 02 mảnh đất giao theo suất của Nguyễn Minh Quang và Nguyễn Minh Khánh.

Năm 1993, ông Là Văn Lăng – bố đẻ của bà Là Ninh Kiều làm thủ tục chuyển đổi sang đất thổ cư 190m2 trong đó có cả 02 mảnh đất giao theo suất của Nguyễn Minh Quang và Nguyễn Minh Khánh là 70m2, cộng với phần đất của ông Là Văn Lăng và bà Nông Thị Na (vợ ông Lăng) là 120m2.

Ngày 9/8/2009, bà Là Ninh Kiều có đơn xin ly hôn gửi Tòa án nhân dân Thành phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng.

Tình huống đặt ra: Chia tài sản là quyền sử dụng đất khi vợ chồng ông An, bà Kiều ly hôn như thế nào (đặt ra trong trường hợp các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau).

Nhận xét, đánh giá:

- Mảnh đất 190m2 mà ông Lăng làm sổ đỏ là quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

- 02 mảnh đất được giao theo xuất của Nguyễn Minh Quang và Nguyễn Minh Khánh mà ông Lăng chuyển chung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình là tài sản của ông An, bà Kiều. Bởi vì thời điểm Nhà nước giao 02 mảnh đất theo xuất của Nguyễn Minh Quang và Nguyễn Minh Khánh là sau khi ông An, bà Kiều kết hôn, do vậy họ có quyền sử dụng đất đối với 02 mảnh đất được giao trên. Vì thế khi ông An, bà Kiều ly hôn thì phần quyền sử dụng đất của vợ

chồng ông bà khi không tiếp tục sống chung với hộ gia đình sẽ được tách và chia theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể như sau: “Trong trường hợp cả vợ và chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất lâm nghiệp được giao chung với hộ gia đình sau khi kết hôn, thì khi ly hôn, phần quyền sử dụng đất của vợ chồng và của con không tiếp tục sống chung với hộ gia đình được tách ra và chia theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 97 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”.

- Đối với mảnh đất 120m2 được giao chung cho hộ gia đình trước khi ông

An, bà Kiều kết hôn thì vợ chồng ông bà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình. Khi ly hôn, quyền lợi của ông bà sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp, vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này”. Có nghĩa là sẽ căn cứ vào công sức cải tạo, chăm sóc, bảo vệ đất…để chia cho bên không có quyền sử dụng đất chung với gia đình một phần tương ứng.

2.1.2. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất

Điểm khác biệt trong quy định của pháp luật trong việc Nhà nước cho vợ chồng thuê đất đó là dù giao cho cả hai vợ chồng hoặc chỉ một bên vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân thì đều là tài sản chung của vợ chồng. Điều đó được quy định tại tại Điều 25 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình: “Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà vợ chồng hoặc chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng”.

Ví dụ:

Chị Nguyễn Thị Tám và anh Đào Duy Anh kết hôn ngày 10/01/2004. Chị Nguyễn Thị Tám được gia đình cho tiền trả tiền thuê đất (trả tiền thuê đất theo hình thức trả 01 lần cho cả thời gian thuê) 12 năm và trực tiếp đứng tên hợp đồng thuê đất với Nhà nước từ ngày 23/01/2004. Sau khi thuê, vợ chồng anh Anh, chị Tám có xây dựng nhà cấp 4 trên đất thuê vừa để ở vừa để buôn bán hàng tạp hóa. Đến năm 2010 anh Đào Duy Anh có đơn xin ly hôn gửi Tòa án nhân dân xã Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An và yêu cầu Tòa án nhân dân chia tài sản chung là đất thuê và giá trị căn nhà tại thời điểm ly hôn.

Tòa án nhân dân xã Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An nhận định rằng phần đất thuê là tài sản riêng của chị Tám và tài sản trên đất (căn nhà cấp 4) là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, tòa án đã tiến hành định giá và chia khối tài sản chung là căn nhà cấp 4, giao đất cho chị Tám tiếp tục sử dụng và buộc chị Tám phải thanh toán phần giá trị tài sản cho anh Anh; án phí hai bên chịu như nhau.

Qua xem xét vụ án có thể thấy rằng:

- Hợp đồng thuê đất phát sinh sau khi vợ chồng anh Anh, chị Tám kết hôn do vậy trong trường hợp này theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình: “Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà vợ chồng hoặc chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng;”

Do vậy, việc chia tài sản khi ly hôn phải được thực hiện theo quy định của pháp luật: “khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất đó được thực hiện như sau:

1.Trong trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê hàng năm mà ly hôn, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đó, thì việc chia quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân gia đình; các bên phải ký hợp đồng thuê đất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2.Trong trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất hàng năm mà ly hôn, nếu chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì bên đó được tiếp tục sử dụng và phải đăng ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nếu hợp đồng thuê đất trước đây do bên kia hoặc cả hai bên đứng tên; nếu các bên đã đầu tư

vào tài sản có trên đất, thì phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất mà người đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản ly hôn, căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên kia, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3.Trong trường hợp vợ, chồng đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê, thì khi ly hôn, các bên thỏa thuận về việc sử dụng đất đó và thanh toán cho nhau phần tiền thuê đã nộp trong thời gian thuê đất còn lại.

Trong trường hợp một bên được trực tiếp sử dụng toàn bộ diện tích đất, thì phải thanh toán cho bên kia một nửa số tiền thuê đất tương ứng với thời gian thuê đất còn lại, kể từ thời điểm chia tài sản khi ly hôn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên đã đầu tư vào tài sản có trên đất, thì bên tiếp tục thuê đất phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn, căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên kia, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

- Tính đến thời điểm ly hôn thì hợp đồng thuê đất còn 06 năm. Việc gia đình chị Tám cho tiền để trả tiền thuê đất không đồng nghĩa với việc hợp đồng thuê đất là tài sản riêng của chị Tám, vì hợp đồng thuê đất phát sinh sau khi kết hôn do vậy theo quy định của pháp luật thì đây là tài sản chung của vợ chồng. Còn số tiền gia đình chị Tám cho riêng chị Tám để trả tiền thuê đất sẽ là tài sản riêng của chị. Thời gian thuê đất từ năm 2004 đến năm 2010 (thời điểm phát sinh ly hôn) số tiền chi trả cho việc trả tiền thuê đất chị Tám tự nguyện nhập vào khối tài sản chung và chị yêu cầu trả chị số tiền trả tiền thuê đất kể từ thời điểm phát sinh ly hôn là năm 2010 đến 2016 vì đây là tài sản riêng của chị. Nếu anh Anh được quyền sử dụng tiếp phần đất thuê thì anh Anh có nghĩa vụ trả số tiền thuê cho chị Tám.

Việc Tòa án nhân dân xã Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản riêng của chị Tám và giao cho chị Tám tiếp tục sử dụng là không có căn cứ vì người có nhu cầu trực tiếp sử dụng là anh Anh – người bán hàng chứ không phải chị Tám - cán bộ Nhà nước.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023