Thực Trạng Và Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Cho Người Việt Nam Lao Động Ở

Người lao động bị mắc bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế ban hành thì thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa là 180 ngày trong một năm, không phân biệt thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều hay ít. Trường hợp này, mức trợ cấp là 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc. Trường hợp nếu hết hạn 180 ngày mà còn phải tiếp tục điều trị, thì thời gian điều trị thêm được hưởng trợ cấp bằng 70% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên; và được hưởng trợ cấp bằng 65% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 30 năm (Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Điều này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa của quỹ BHXH nhằm bù đắp những thiếu hụt trong thu nhập của NLĐ khi NLĐ bị mắc bệnh dài ngày mà ảnh hưởng tới công việc.

Chế độ thai sản

Chế độ thai sản là sự đảm bảo thu nhập và sức khỏe cho NLĐ nữ khi họ mang thai, sinh con và NLĐ khi nuôi con. Đối tượng chủ yếu của chế độ thai sản là lao động nữ. Bảo hiểm thai sản không nhằm bù đắp phần thu nhập bị thiếu hụt do nghỉ việc của NLĐ mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ trong quá tình mang thai và sinh con. Phạm vi chi trả chế độ thai sản ở các nước cũng có các quy định khác nhau như Thái Lan chỉ quy định trợ cấp khi sinh con; Philippin mở rộng cbi trả trợ cấp thi sản trong trường khám thai, sinh con, nuôi con nhỏ. Theo quy định pháp luật nước ta, phạm vi hưởng trợ cấp mở rộng đối với cả các trường hợp mang thai, sinh con, mang thai hộ, người mẹ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, đặt vòng tránh thai và thực hiện các biện pháp triệt sản, lao động nam đang đóng bảo hiểm có vợ sinh con. Khác với chế độ ốm đau thì để hưởng chế độ thai sản thì NLĐ phải thỏa mãn điều kiện đóng BHXH tối thiểu 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi (Khoản 2 điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Quy định về điều kiện hưởng theo quy định hiện hành ở nước ta tiến bộ hơn so với các quy định trước đây, nhằm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, mặt khác nhằm thực hiện đúng nguyên tắc “Đóng – hưởng” góp phần bảo toàn quỹ BHXH.

Mức hưởng trợ cấp theo quy định pháp luật nước ta là 100% mức bình quan tiền lương, hưởng trong thời gian từ 04 đến 06 tháng tùy thuộc vào điều kiện lao động.

Chế độ TNLĐ-BNN:

Chế độ TNLĐ-BNN là chế độ BHXH nhằm bù đắp hoặc thay thế thu nhập đối với NLĐ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Cũng giống như các chế độ BHXH khác, NLĐ được hưởng chế độ trợ cấp BHXH khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và có gây ra thương tật cho NLĐ. Tuy nhiên, giữa các quốc gia quy định khác nhau về phạm vi đối tượng hưởng, khái niệm tai nạn lao động và danh mục bệnh nghề nghiệp ở từng quốc gia khác nhau. Các quốc gia thường quy định tai nạn xảy ra trong lúc làm việc mới được xem là tai nạn lao động để thực hiện việc trợ cấp. Nhưng theo Công ước 121 năm 1964 thì nhiều nước vẫn xem tai nạn trên đường đi, về từ nơi làm việc đến nơi ở của người công nhân cũng được xem là tai nạn lao động. Theo quy định pháp luật hiện hành ở nước ta thì các trường hợp được bảo hiểm tai nạn lao động ngoài bị tai nạn trong giờ làm việc thì còn bao gồm cả tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc, trên tuyến đường và khoảng thời gian hợp lý (Khoản 1 điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

Cũng giống như các nước trên thế giới, pháp luật về BHXH ở nước ta cũng đã ấn định một danh mục các bệnh nghề nghiệp mà NLĐ mắc phải và trên cơ sở tỷ lệ suy giảm lao động khi NLĐ mắc bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp được ban hành thì họ được trợ cấp.

Khi đề cập đến chế độ hưởng TNLĐ-BNN theo Công ước số 102 và Công ước số 121 để xác định quyền lợi hưởng cơ bản bao gồm: chăm sóc y tế, trợ cấp trong trường hợp mất sức lao động (tạm thời hoặc vĩnh viễn) và tử vong với mức trợ cấp tối thiểu là 60% tiền lương của NLĐ trước khi bị tai nạn. Song song với trợ cấp từ quỹ BHXH, hầu hết các quốc gia đều quy định chế độ chi trả của NSDLĐ trong trường hợp này bằng các khoản lương cho những ngày nghỉ.

Theo quy định hiện hành ở nước ta hiện nay, NLĐ bị TNLĐ-BNN tùy theo tỷ lệ mất sức lao động mà được hưởng khoản trợ cấp một lần (hoặc hàng tháng); mức trợ cấp được xác định dựa trên mức tiền lương tối thiểu chung và mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động và thời gian đóng BHXH.

Chế độ hưu trí

Bảo hiểm hưu trí là chế độ nòng cốt, trụ cột của hê thống bảo hiểm với đối tượng hưởng nhiều và chiếm tỷ lê lớn trong tài chính bảo hiểm với mục đích bảo đảm thu nhập cho NLĐ khi hết tuổi lao động.

Mặc dù lao động nam và lao động nữ được hưởng quyền lợi về chế độ hư trí nhưng do đặc thù riêng về sức khỏe, tuổi thọ, mức độ suy giảm khả năng lao động tự nhiên của lao động nữ nên nhiều quốc gia có quy định khác nhau về điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí đối với lao động nam và nữ. Công ước số 102 năm 1952 và công ước 128 về các chế độ hưởng do tàn tật, tuổi già và tiền tuất năm 1967 đã đưa ra mức lựa chọn độ tuổi từ 60 đến 65 và số năm đóng bảo hiểm khuyến cáo tối thiểu là 15 năm trở lên và có thể cho hưởng mức thấp hơn nếu không đáp ứng được yêu cầu này. Tuy nhiên, việc xác định độ tuổi cụ thể về hưu ở các quốc gia khác nhau phụ thuộc và nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lê sinh và sự già hóa dân số, điều kiện lao động và tập quán.

Theo pháp luật BHXH ở nước ta thì điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí hàn tháng căn cứ vào tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm. Theo đó, điều kiện cơ bản để được hưởng trợ cấp hàng tháng là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH. NLĐ làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cũng được giảm tuổi nghỉ hưu.

Chế độ hưu trí chủ yếu được chi trả theo hình thức định kỳ (tuần, tháng, quý) thoe một tỷ lệ nhất định trên cơ sở mức tiền lương. Mức hưởng trợ cấp hưu trí tối thiểu theo khuyến cáo ILO là 40% hoặc 45% của số tiền trung bình khi đã có 30 năm đóng góp bảo hiểm và số tiền trợ cấp trên không được vượt quá mức lương khi NLĐ đang làm việc. Mức hưởng lương hưu hàng tháng của NLĐ ở nước ta được tính trên cơ sở số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH; theo đó, 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, sau đó, cứ thêm 01 năm đóng BHXH thêm 02% đối với nam và 03% đối với nữ, đảm bảo mức hưởng tối đa là 75%, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Như vậy, mức hưởng lương hưu của NLĐ ở nước ta phù hợp với khuyến nghị của ILO và đảm bảo quyền lợi thụ hưởng cho NLĐ.

Đối với những người hưởng trợ cấp hưu trí theo định kỳ không có sự giới hạn về thời gian hưởng, việc trợ cấp được thực hiện cho đến khi NLĐ chết. Đối với NLĐ không đủ điều kiện được được trợ cấp hàng tháng thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần hoặc có thể thực hiện việc bảo lưu kết quả đóng BHXH chờ đến khi đạt độ tuổi quy định hoặc đóng thêm bảo hiểm để đủ điều kiện hưởng.

Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất là chế độ giành cho nhân thân NLĐ tham gia BHXH hoặc đã tham gia BHXH nay đang hưởng bảo hiểm, đang chờ hưởng bảo hiểm mà chết, nhằm trợ giúp một phần chi phí tang lễ và trợ giúp cho thân nhân NLĐ khi NLĐ mất. Như vậy, chế độ bảo hiểm tử tuất bao gồm hai chế độ: chi phí mai táng và trợ cấp tuất đối với thân nhân NLĐ và quy định chặt chẽ về độ tuổi, mức suy giảm khả năng lao động và mức độ phụ thuộc của thân nhân đó đối với NLĐ.

Chế độ mai táng phí thường được ấn định một số tiền cố định để cấp cho người thực hiện mai táng. Ở nước ta mức trợ cấp mai táng phí này được ấn định bằng 10 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài trợ cấp mai táng phí, thân nhân của NLĐ chết còn được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần. ILO thường đề cập đến khoản trợ cấp cho thân nhân này với tư cách là trợ cấp dài hạn, những thân nhân này phải đáp ứng điều kiện là sống phụ thuộc vào thu nhập của NLĐ bị chết. Mức trợ cấp này thường được quy định đồng đều cho mọi thân nhân theo tỷ lệ gắn với thu nhập. Nhân nhân được trợ cấp trong những trường hợp này thường được pháp luật giành cho vợ, con cái, cha mẹ đẻ của NLĐ.

Cũng giống như quan điểm chung của các nước, Việt Nam giành chế độ trợ cấp đối với những thân nhân: con cái;vợ (chồng) của NLĐ; tuy nhiên bổ sung đối tượng sau: bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (chồng). Khoản trợ cấp mà thân nhân NLĐ nhận được có thể là dài hạn có thể là một lần, tùy thuộc vào điều kiện do pháp luật đặt ra.Nhưng cũng giống như quan điểm của ILO, pháp luật nước ta quy định, thân nhân của NLĐ đó phải đáp ứng các điều kiện về tuổi đời và sống phụ thuộc, không có nguồn thu nhập (hoặc có nguồn thu nhập nhưng thấp hơn mức sống tổi thiểu), mức trợ cấp tiền tuất hàng tháng được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung. Đối với những nhân thân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng thì họ được hưởng trợ cấp tử tuất một lần.

Ở phương diện nào đó, chế độ tuất quy định một khoản thừa kế người tham gia BHXH chưa hưởng hết phần mà họ đã đóng góp và họ để lại cho thân nhân khi họ bị chết.

Phần lớn các NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật về BHXH của Việt Nam chỉ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Đây là sự bất bình đẳng giữa NLĐ trong nước và NLĐ làm viêc ở nước ngoài. Họ đều là NLĐ nên đều phải được bình đẳng về quyền tham gia BHXH, an sinh xã hội. Bên cạnh đó chế độ thai sản hay chế độ TNLĐ-BNN thì cần có điều kiện đóng bảo hiểm tối thiểu mới được hưởng chế độ cụ thể là chế độ thai sản đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, viêc qui định trên đã gây thiệt thòi cho lao động nữ. Việc đi lao động ở nước ngoài đã phần nào làm gián đoạn thời gian tham gia BHXH của NLĐ ảnh hưởng trực tiếp tới việc nhận các chế độ có yêu cầu thời gian tối thiểu tham gia quỹ BHXH.

Tóm lại, pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam về cơ bản là tương đồng với quy định của ICRMW và nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Tuy nhiên, cũng còn một số khác biệt trong cách tiếp cận và quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như: Pháp luật Việt Nam có những văn bản quy định riêng cho hai loại đối tượng là lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. ICRMW tiếp cận quyền của người lao động di trú dưới góc độ nhân quyền, tức là những quyền tự nhiên, vốn có đặc thù của nhóm người lao động di trú, họ là những người yếu thế cần được bảo vệ.

Pháp luật Việt Nam cũng tôn trọng tất cả các quyền con người của người lao động di trú của người đặc biệt kể đến là quyền tham gia BHXH. Tuy nhiên về chế độ BHXH Việt Nam cho NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài đã được pháp luật đề cập đến nhưng còn giới hạn việc tham gia BHXH của đa phần NLĐ làm việc ở nước ngoài chỉ được tham gia chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Điều còn chưa thực sự phù hợp với tình hình kinh tế hội nhập hiện nay. Chính vì vậy cần phải có sự sửa đổi pháp luật để tạo điều kiện cho NLĐ làm việc ở nước ngoài .

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI VIỆT NAM LAO ĐỘNG Ở

NHẬT BẢN


3.1. Thực trạng người lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở Nhật Bản

Từ đầu thế kỷ XXI, tình trạng người lao động từ nước này sang nước khác làm việc (đôi khi gọi là di trú lao động), đã thực sự nổi lên như là một trong những vấn đề toàn cầu. Số người lao động ngoài biên giới nước mình hiện cao hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại, và ngày càng có thêm nhiều người trên thế giới đi ra nước ngoài làm việc. Theo thống kê của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), hiện có 215 triệu người đang làm việc ở nước ngoài, chiếm 3.3% tổng dân số của thế giới [19]. Còn theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trung bình cứ 25 người lao động trên thế giới thì có một người là lao động di trú. Số lượng người lao động di trú trên thế giới trong những thập kỷ gần đây tăng rất nhanh. Nếu như trong giai đoạn 1965-1990, mỗi năm trên thế giới có thêm khoảng 45 triệu người lao động ra nước ngoài làm việc, với tỷ lệ tăng 2,1%/năm, thì hiện tại mức tăng này là 2,9%. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, việc ra nước ngoài tìm việc làm rất phổ biến.

Thực tế cho thấy, dòng người lao động di trú chủ yếu là từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, tuy nhiên, cũng có một phần diễn ra giữa các nước đang phát triển (từ những nước nghèo hơn tới các nước giàu có hơn). Dù vậy, trong mọi trường hợp, đích đến của những người lao động di trú là các nước có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện cuộc sống hơn so với nước mình.

Trong 30 năm phát triển vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cải cách kinh tế và chính trị thời kì Đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, và đưa Việt Nam từ một trong các nước nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Từ năm 1990, tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam thuộc loại nhanh nhất trên thế giới, trung bình 6,4% một năm vào những năm 2000. Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vào năm 2015 với tỷ lệ tăng trưởng GDP là 6,7%. Tăng trưởng cũng đi kèm với giảm nghèo và nhiều thành quả xã hội to lớn. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ khoảng 100 đô la Mỹ vào những năm 1980 tới khoảng 2.115 đô la Mỹ vào năm 2016.

Việt Nam chính thức bắt đầu phái cử lao động vào những năm 1980. Khi đó, trong khuôn khổ hợp tác nhiều mặt với các nước Đông Âu (Cộng hòa dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bun-ga-ri) và Liên Xô, Việt Nam đã ký kết các hiệp định cấp chính phủ phái cử lao động sang làm việc tại các xí nghiệp công nghiệp của các nước nói trên. Mục đích hàng đầu của việc cử lao động đi làm việc ở nước ngoài lúc đó là bồi dưỡng tay nghề, chuẩn bị lực lượng công nhân kỹ thuật cho công nghiệp hóa sau này, đồng thời tăng thu nhập cho một bộ phận lao động. Trong thời gian khoảng mười năm (1980-1990), đã có 277.183 người lao động đi làm việc ở các nước nói trên, bao gồm 112.338 người đi Liên Xô, 72.786 người đi CHDC Đức, 37.659 người đi Tiệp Khắc, và 35.099 người đi Bun-ga-ri. Ngoài khu vực Liên Xô và Đông Âu, kể từ những năm 1983-1984, Việt Nam mở rộng phái cử lao động và chuyên gia sang một số nước Trung Đông và Châu Phi như I-rắc, An-giê-ri, Công- gô, Ang-gô-la… làm việc trong lĩnh vực xây dựng, chăm sóc y tế, giáo dục và nông nghiệp. Vào cuối năm 1990, tổng số lao động được được đưa đi làm việc tại các quốc gia này là 19.301 người, trong đó tại I-rắc có 14.000 người lao động/chuyên gia…[19]

Trong những năm gần đây, mỗi năm có trên 100.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Tuy có mặt ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng thực tế lao động Việt Nam chủ yếu tập trung ở 04 thị trường chính là Ma-lay-xi-a, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm 2014, tại Ma-lay-xi-a có khoảng 20.000 người làm việc; tại Đài Loan có khoảng 139.000 người; tại Hàn Quốc có trên 54.000 người, tại Nhật Bản có khoảng 28.000 tu nghiệp sinh.

Bảng 3.1. Một số nước/vùng lãnh thổ tiếp nhận nhiều người lao động Việt Nam nhất năm 2012-2016

STT

Nước/vùng lãnh thổ

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng 2012-

2016

1

Đài Loan (Trung Quốc)

30.533

46.368

62.124

67.621

68.244

274.890

2

Nhật Bản

8.775

9.686

19.766

29.810

39.938

107.975

3

Malaysia

9.298

7.564

5.139

7.454

2.079

31.534

4

Hàn Quốc

9.228

5.446

8.242

6.019

8.482

36.417

5

Lào

6.195

4.860

200

0

1

11.256

6

Campuchia

5.215

4.250

50

0

0

9.515

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Pháp luật Bảo hiểm xã hội đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài tại địa bàn Nhật Bản - 6

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH

Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xu thế hội nhập, mở cửa, phù hợp với xu hướng di cư quốc tế hiện nay, góp phần phát triển quan hệ mọi mặt với các nước trên thế giới, trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Hoạt động này ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo nhiều cơ hội lam việc với thu nhập khá hơn cho người lao động Việt Nam, góp phần nâng cao đời sống của một bộ phận dân cư, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề và tác phong công nghiệp.

Có 4 hình thức đưa người lao động Việt Nam đi lam việc ở nước ngoài: qua doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động Việt Nam đi lam việc ở nước ngoài; qua doanh nghiệp trung thầu, nhận thầu, đầu tư ra nước ngoài; qua doanh nghiệp đưa người lao động đi lam việc dưới hình thức thực tập sinh nâng cao tay nghề; va đi làm việc theo hợp đồng cá nhân. Trong đó, đa số lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các công ty, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ và tổ chức sự nghiệp có chức năng va được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sau đây được gọi chung là các doanh nghiệp phái cử).

Theo báo cáo của Cục Quản lá Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), số lao động đi làm theo hợp đồng có thời hạn do các doanh nghiệp phái cử theo các địa bàn như sau: Malai-xi-a khoảng 88.000, Nhật Bản 18.000, Han Quốc 63.000, Trung Quốc (Đai Loan) khoảng 90.000, còn lại ở cac nước khu vực Châu Phi - Trung Đông, Châu Âu, Châu Úc. Ngoài ra còn có hang trăm thuyền viên làm việc trên các tàu nước ngoài ở các vùng biển khác nhau thuộc các nước như In-đo-ne-xi-a, Pa-na- ma, Me-hi-co, Bờ biển Nga, Cốt-xta-ri-ca…

Năm 2017 cả nước đưa được 134.751 lao động đi nước ngoài làm việc, vượt 28,3% so với kế hoạch năm và bằng 106,7% so với tổng số lao động đi xuất khẩu trong năm 2016. Đây là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm.

Cũng theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2017, một số thị trường xuất khẩu lao động chính vẫn tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam cao như Đài Loan, Nhật Bản. Các thị trường khác vẫn có nhu cầu tiếp nhận ổn định, riêng thị trường Nhật Bản nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023