tính, có niềm tin nhất quán, có ấn tượng và cảm nhận tốt về sản phẩm về công ty.
(3) Văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Có thể hiểu văn hoá doanh nghiệp là hệ thống các giá trị đặc trưng được xây dựng nên và gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và tạo thành hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
1.3.2. Các hệ số tài chính
Các hệ số và chỉ tiêu tài chính giúp nhà đầu tư biết được tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong quá khứ và hiện tại cũng như biết được tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp như thế nào. Qua đó nhà đầu tư có thể kết hợp với môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh của ngành để dự báo sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Từ đó nhà đầu tư có thể xác định giá trị của doanh nghiệp dựa trên những giả định mà mình đưa ra. Các hệ số tài chính của một doanh nghiệp có thể được phân thành các nhóm như sau:
(1) Nhóm các hệ số phản ánh khả năng thanh toán
Các hệ số về khả năng thanh toán cho biết khả năng của một doanh nghiệp trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Chúng so sánh các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn như nợ phải trả hoặc thương phiếu
phải trả với tài sản lưu động hoặc luồng tiền sẵn có để đáp ứng các nghĩa vụ này. Khả năng thanh toán thường được phân tích bằng việc tính toán:
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích và định giá cổ phiếu của các công ty tăng trưởng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Các Phương Pháp Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Tăng Trưởng
- Cung Ứng Tiền Tệ Và Chi Tiêu Của Người Tiêu Dùng
- Mô Hình Chiết Khấu Cổ Tức Tăng Trưởng Hai Giai Đoạn
- Giới Thiệu Các Công Ty Tăng Trưởng Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Phân Loại Ngành Và Các Chỉ Tiêu Về Quy Mô, Tăng Trưởng
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số này được tính bằng cách lấy tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn. Hệ số này được sử dụng để xem xét khả năng thanh toán nợ đến hạn thanh toán của doanh nghiệp.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này được tính bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho, còn lại chia cho nợ ngắn hạn. Hệ số này giúp nhà phân tích tính khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chính xác hơn so với hệ số khả năng thanh toán hiện thời bởi vì tử số đã được loại bỏ bớt khoản mục hàng tồn kho.
- Hệ số tài sản tiền tệ: Hệ số này được tính toán bằng cách lấy tiền sẵn có cộng với chứng khoán khả mại cộng với luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh rồi tất cả chia ra nợ ngắn hạn.
(2) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn
- Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho phép nhà đầu tư biết được tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của công ty là bao nhiêu. Tỷ lệ này phụ thuộc vào tính chất của ngành nghề kinh doanh. Nếu tỷ lệ này phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tốt hơn tài sản của mình.
- Tỷ lệ tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) trên vốn chủ sở hữu: tỷ lệ này nói lên mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp vay nợ càng nhiều. Các doanh nghiệp cần có một tỷ lệ này hợp lý, tùy thuộc vào quy mô và ngành nghề kinh doanh, đảm bảo cân đối được khả năng sinh lời và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
- Tài sản lưu động ròng: Chỉ tiêu này được tính bằng tài sản lưu động trừ đi nợ ngắn hạn. Nếu một doanh nghiệp bình thường thì chỉ tiêu
này phải dương. Ngược lại nếu chỉ tiêu này âm thì doanh nghiệp đang dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Hành động này sẽ dẫn đến một nguy cơ về rủi ro thanh toán rất là cao khi khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả sẽ không có nguồn vốn tương ứng để trả nợ.
(3) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động
- Doanh thu trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị tài sản của doanh nghiệp mỗi năm tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này khá hữu dụng khi so sánh các doanh nghiệp có cùng quy mô và ngành nghề hoạt động nhằm đánh giá xem doanh nghiệp nào sử dụng tài sản của mình có hiệu suất cao hơn, phản ánh tốc độ quay vòng tài sản của doanh nghiệp.
- Vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán trong năm chai cho vốn lưu động bình quân trong năm. Nó phản ánh tốc độ quay vòng vốn lưu động bình quân trong năm.
- Vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trong năm chia cho các khoản phải thu bình quân trong năm. Nó phản ánh tốc độ quay vòng các khoản phải thu trong năm của doanh nghiệp.
- Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán trừ khấu hao trong năm chia cho hàng tồn kho bình quân trong năm. Nó phản ánh tốc độ quay vòng hàng tồn kho trong năm của doanh nghiệp.
(4) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này có thể được các nhà đầu tư tính bằng nhiều phương pháp. Có thể lấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế để
chia cho doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp, tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích phân tích của từng nhà đầu tư. Tuy nhiên thông thường chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần trong kỳ. Nó phản ánh trong mỗi đồng doanh thu mà doanh nghiệp nhận được thì có bao nhiêu đồng là lợi nuậun của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân trong kỳ. Nó phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản nói chung của doanh nghiệp. Khi so sánh khả năng sinh lời nói chung của hai doanh nghiệp người ta thường so sánh chỉ tiêu này với nhau.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ, nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây cũng là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm trong việc đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
(5) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và khả năng tăng trưởng về doanh thu của doanh nghiệp. Thông thường doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng mạnh khi sản phẩm của doanh nghiệp tăng mạnh, hoặc có sản phẩm hay dự án mới đi vào hoạt động, khai thác, hoặc thị trường mới được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu là cơ sở cho sự tăng trưởng về mọi mặt của doanh nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc gia nhập lợi nhuận cho chủ sở hữu. Nếu doanh thu của doanh nghiệp tăng mà lợi nhuận không tăng tương ứng thì cần phải xem xét hiệu quả của sự tăng trưởng của doanh nghiệp, trừ trường hợp
doanh nghiệp đưa dự án mới vào hoạt động mà trong thời gian đầu có thể chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng về dài hạn thì dự án đó lại có hiệu quả cao.
- Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản: chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng về quy mô kinh doanh nói chung của doanh nghiệp trong kỳ.
(6) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tính cho mỗi cổ phần
- Thu nhập một cổ phần (EPS): Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông (sau đi trừ đi khoản trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi) chia cho tổng số cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ, nó phản ánh thu nhập mà mỗi cổ phiếu mang lại cho cổ đông.
- Hệ số giá trên thu nhập (P/E): Chỉ tiêu này được tính bằng cách l ấy giá của cổ phiếu chia cho EPS của cổ phiếu đó, nó phản ánh thời gian thu hồi vốn của cổ đông nếu EPS và số cổ phiếu lưu hành của công ty không thay đổi.
- Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B): Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy giá thị trường của cổ phiếu chia cho giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu, nó phản ánh mức độ đắt hay rẻ của giá cổ phiếu so với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.
- Tỷ suất cổ tức trên trị giá (D/P): Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy cổ tức mà mỗi cổ phiếu nhận được chia cho thị giá của nó đang giao dịch trên thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ cổ tức mà nhà đầu tư nhận được so với số tiền bỏ ra để đầu tư vào cổ phiếu đó.
2. Một số mô hình định giá cổ phiếu
2.1. Mô hình chiết khấu cổ tức
Giá cổ phiếu hiện tại chính là giá trị quy về hiện tại của toàn bộ các luồng thu nhập trong tương lai. Cốt lõi của việc định giá theo phương pháp này có hai yếu tố:
+ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ước đoán cho tương lai.
+ Tỷ lệ lãi suất yêu cầu
Vì thế để xác định được giá trị cổ phiếu theo phương pháp định giá này trước tiên phải tính được tỷ lệ lãi suất yêu cầu và ước đoán được thu nhập của cổ phiếu trong tương lai.
* Làm thế nào để xác định được thu nhập qua đầu tư vào cổ phiếu?
Giả sử một nhà đầu tư mua một cổ phiếu với giá trong năm là P0. Liệu năm sau người đó thu được lợi nhuận là bao nhiêu, thu nhận được cổ tức và lãi vốn (chênh lệch giá cổ phiếu năm sau so với năm trước)
Nếu ký hiệu cổ tức năm sau là D1 và giá cổ phiếu năm sau là P thì: thu nhập dự kiến vào năm sau là: D1 + (P1 + P0)
Nếu năm sau, nhà đầu tư bán cổ phiếu thì thu nhập thực tế là: D1 + (P1 + P0). Nếu năm sau, nhà đầu tư vẫn giữ cổ phiếu thì thu nhập lãi vốn (P1 - P0) chưa được thựchiện mà chỉ thu được D1. Nhiều người cho rằng thu nhập chắc chắn của người đầu tư là D1còn lãi vốn chưa thực hiện nên không quan trọng. Điều này là sai lầm vì nếu giá cổ phiếu giảm liên tục trong các năm tiếp theo thì nhà đầu tư sẽ bị mất vốn khá lớn. Vì vậy, khi tính lãi của người đầu tư cổ phiếu, phải tính đủ cả hai thành phần và cổ tức và lãi vốn.
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận dự đoán khi năm nay bỏ vốn mua cổ phiếu với giá P0 là:
rD1 (P1P0)
P0
* Tính tỷ suất lợi nhuận đầu tư (r) - hay còn gọi là tỷ lệ chiết khấu
Để tính được tỷ suất này phải dựa trên mức độ rủi ro của công ty phát hành. Rõ ràng là nếu công ty đó có độ rủi ro càng cao thì mức lợi suất đem lại càng lớn, khi đó nhà đầu tư mới có thể đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó. Để xác định r, người ta có thể dùng một số công thức khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu vốn của công ty phát hành. Công thức phổ biến nhất là áp dụng theo mô hình CAPM (Capital Asset Pricing Model):
r = rf + (rm - rf) Trong đó: + rf: Lợi suất phi rủi ro
+ rm: Lợi suất danh mục thị trường
+ : đo lường mức độ nhạy cảm của lợi suất của từng cổ phiếu so với biến động của lợi suất thị trường
Về mặt lý thuyết, công thức trên chỉ nên áp dụng trong trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu. Nếu công ty phát hành cả cổ phiếu lẫn trái phiếu (hoặc có vay nợ) thì r cần được xác định theo chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) như sau:
r r x S r x B (1t)
a s B S b B S
Trong đó: + ra: lợi suất thu nhập ước tính trên tài sản của công ty (= thu nhập hoạt động ước tính/ giá thị trường của tất cả các loại chứng khoán của công ty).
+ rs (hay r): lãi suất gọi vốn cổ phần hay còn gọi là tỷ suất vốn hoá thị trường (lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư khi mua cổ phiếu)
+ rb: lãi suất vay nợ
+ S, B: khối lượng vốn cổ phần và vốn vay tương ứng
+ t: thuế suất
rsraB/ S rarb(1t)
Từ côgn thức trên ta có thể thấy: khi công ty chỉ phát hành cổ phiếu thì ra = rs. Khi công ty vay thêm vốn thì rủi ro cho cổ đông tăng, vì thế lợi suất yêu cầu cũng cao hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì chưa thể áp dụng các công thức trên để ước tính r vì chưa có căn cứ về mức độ rủi ro của công ty. Vì thế, để có thể xác định được r, nhà đầu tư cần pahir căn cứ vào tỷ suất thu nhập dự tính của các cổ phiếu có cùng mức rủi ro với cổ phiếu cần định giá, vì để đảm bảo điều kiện cân bằng trong các thị trường vốn hoạt động hoàn hảo thì tất cả các loại chứng khoán có độ cùng rủi ro đều phải chào bán với cùng một tỷ suất thu nhập dự tính. Đôi khi để thuận tiện trong cách tính toán, người ta có thể lấy khung lãi suất chung hiện hành trên thị trường để xác định r.
* Tính D1: Thông thường việc ước tính cổ tức năm đầu (D1) được dựa trên số liệu về cổ tức trong quá khứ, chính sách phân chia cổ tức trong tương lai; ước tính thu nhập năm sau của công ty để từ đó ước tính ra giá trị cổ tức có thể nhận được trong năm tới (D1).
* Tính g (tốc độ tăng trưởng của công ty): Việc ước tính tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty phải dựa trên đánh giá tiềm năng phát triển của công ty về lâu dài chứ không chỉ đơn thuần trong một số năm tới, vì tốc độ tăng trưởng được giả định là mức tăng trưởng g đều đặn của công ty trong suốt thời gian hoạt động. Do vậy, các số liệu để tính toán g phải là mức dự toán bình quân về lâu dài.