dịch chứng khoán với Công ty cổ phần chứng khoán quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (VIS) với số tài khoản là 020C102***. Nguyên đơn đã xuất trình được các phiếu nộp tiền và được bị đơn thừa nhận từ ngày 28/09/2009 đến ngày 29/10/2009 vào tài khoản nêu trên với tổng số tiền là 4.800.000.000 đồng (bốn phẩy tám tỷ đồng). Sau đó, ông Phan Đức Chiến trực tiếp thực hiện đặt 08 lệnh (gồm 07 lệnh mua và 01 lệnh bán). Ngoài ra, ông Chiến còn ủy quyền cho bà Huỳnh Thị Thủy Tiên đặt 09 lệnh (gồm 03 lệnh mua và 06 lệnh bán). Các giao dịch trên đầu được thực hiện thông qua hình thức đặt lệnh trực tiếp tại sàn hoặc qua điện thoại. Tổng cộng, ông Chiến và bà Tiên đã đặt 17 lệnh (gồm 10 lệnh mua và 07 lệnh bán) với 08 mã chứng khoán được mua bán. Cho đến ngày 03/11/2009 là ngày cuối cùng đặt lệnh, tiền và chứng khoán của ông Chiến trong tài khoản còn 4.800.000.000 đồng cùng tiền lãi là 79.968.000 đồng. Trong khi đó, tại hợp đồng dịch vụ ký kết giữa ông Chiến và VIS quy định ông Chiến được phép hưởng chứng sách hỗ trợ vốn để mua chứng khoán có giá trị giao dịch lớn hơn số tiền thực có trong tài khoản.Theo thỏa thuận này, tính từ thời điểm ngày 01/10/2009 đến ngày 21/10/2009 số tiền công ty VIS đã ứng trước vào tài khoản của ông Chiến liên tới 13.307.453.707 đồng. Do đó, để tránh rủi ro cho việc ứng trước tiền thanh toán tại tài khoản của ông Chiến, công ty VIS đã ngừng hỗ trợ chính sách ưu đãi vốn vay cho ông chiến vào ngày 22/10/2009 và yêu cầu ông Chiến tiếp tục nộp tiền vào tài khoản. Tính đến ngày 29/10/2009, số tiền trong tài khoản do ông Chiến nộp chỉ có 4.800.000.000 đồng, chênh lệnh giữa tiền thực có trong tài khoản với số tiền ưu đãi mà VIS dành cho ông Chiến là 8.507.453.707 đồng. Để đảm bảo việc thu hồi vốn do có sự giảm giá liên tục của các mã cổ phiếu đang có trong tài khoản của ông Chiến, công ty VIS đã tự thực hiện 10 giao dịch nhằm mục đích thu hồi tài sản. Tính đến ngày 22/12/2009 công ty
VIS đã thu đủ số tiền đã ứng trước cho ông Chiến cùng các khoản phí chậm trả, vì vậy các bên không còn quan hệ nợ tiền vay với nhau nữa.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình giải quyết vụ án, công ty VIS tự mình cho rằng ông Chiến là khách hàng VIP được hưởng chế độ ưu đãi ứng trước tiền mua chứng khoán theo chính sách của công ty, nhưng giữa ông Chiến và công ty VIS không hề thiết lập bất cứ thỏa thuận hoặc văn bản nào liên quan đến việc ứng vốn vay mượn tiền mua chứng khoán, trong khi đó công ty VIS tự mình đặt ra tình huống trên để tự mình thực hiện một số giao dịch chứng khoán liên quan đến tài khoản và cổ phiếu niêm yết có trong tài khoản của ông Chiến dẫn tới việc làm mất hết chứng khoán và tiền có trong tài khoản của ông Chiến đã nộp tại công ty. Bên cạnh đó, công ty VIS cũng không xuất trình được tài liệu, chứng cứ nào làm căn cứ cho việc tự mình được phép thực hiện 10 giao dịch cổ phiếu niêm yết có trong tài khoản của ông Chiến như trong hồ sơ vụ án. Trong khi đó, tất cả các yêu cầu mà ông Chiến đưa ra đều được chứng minh bằng các tài liệu, chứng cứ xác định cho yêu cầu khởi kiện của ông là có căn cứ.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét thấy do VIS không tuân thủ đúng các quy định trong điều lệ được phổ biến nội bộ và quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh chứng khoán dẫn đến tiền và cổ phiếu trong tài khoản của khách hàng bị mất, gây thiệt hại cho chủ đầu tư là ông Phan Đức Chiến tính đến ngày 22/12/2009 khi công ty VIS thông báo tài khoản của ông Chiến bằng 0. Tại bản án sơ thẩm và phúc thẩm, tòa án các cấp căn cứ theo quy định tại Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan quyết định công ty VIS phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông Chiến, ngoài số tiền 4.800.000.000 đồng có trong tài khoản phải trả, công ty VIS còn phải có trách nhiệm trả tiền lãi cho ông Chiến kể từ ngày 22/12/2009.
Có thể nhận thấy, thị trường chứng khoán tập trung luôn tiền ẩn nhiều những biến động, ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyền và lợi ích của các nhà đầu tư. Các tranh chấp cũng như các hành vi vi phạm trong việc thực hiện các giao dịch chứng khoán niêm yết cũng thường xuyên xảy ra với những thiệt hại đáng kể. Với chức năng và vai trò của mình, pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung cũng đã phần nào giải quyết được những vướng mắc tồn tại của nó. Tuy nhiên để giải quyết triệt để và có tác động hiệu quả đến thị trường chứng khoán tập trung thì việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này cũng cần phải được xem xét hoàn thiện một cách toàn diện và thống nhất.
Kết luận chương 2
Theo thực tiễn áp dụng pháp luật, pháp luật điều chỉnh trực tiếp các giao dịch chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung chủ yếu bao gồm Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung 2010; Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP; Thông tư số 203/2015/TT-BTC của Bộ tài chính quy định chi tiết hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán; Thông tư số 134/2018/TT-BTC của Bộ tài chính quy định chi tiết về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán... và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung đã được xây dựng và áp dụng hơn một thập kỷ qua với nhiều tác động lớn đến thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường kinh tế Việt Nam nói chung. Năm 2006 Luật chứng khoán ra đời, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cơ bản và cao nhất cho hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Đến năm 2010, Luật chứng khoán 2006 đã được sửa đổi và bổ sung nhằm hoàn thiện những vấn đề pháp lý của vướng mắc trong quá trình áp dụng thực tiễn, điều này dần hoàn thiện một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ và có khả năng điều chỉnh thị trường chứng khoán tập trung một cách toàn diện.
Qua đánh giá thực tiễn hơn 10 năm thi hành Luật Chứng khoán cho thấy, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo lập được khung pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh toàn diện hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán trong đó không thể không kể đến vai
trò của pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng, Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề giao dịch cổ phiếu niêm yết cũng vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu xót, bất cập và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện thị trường chứng khoán cũng còn đang gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Để giải quyết triệt để các vướng mắc và tạo tác động hiệu quả đến thị trường chứng khoán tập trung thì việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này cũng cần phải được xem xét hoàn thiện một cách toàn diện và thống nhất.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quy Định Về Nguyên Tắc Và Phương Thức Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Thực Trạng Quy Định Về Việc Ký Kết Và Thực Hiện Các Hợp Đồng Trong Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Đánh Giá Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Các Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung Ở Việt Nam
- Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam - 12
- Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam
Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán tập trung nói riêng cho đến nay đã và đang thể hiện rõ vai trò và chức năng của mình trong sự phát triển kinh tế quốc gia và sự pháp triển toàn diện xã hội Việt Nam. Do đó, với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay, phát triển thị trường chứng khoán là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kinh tế Việt Nam, đồng thời, để phát triển được thị trường này, pháp luật về giao dịch chứng khoán nói chung và đặc biệt là pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam cũng đã được xây dựng đường lối phát triển chiến lược. Theo Quyết định 242/2019 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, một số định hướng và mục tiêu đã được đặt ra.Trong giai đoạn này thị trường chứng khoán cần phải được xây dựng và phát triển phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hình thành một hệ thống thị trường chứng khoán đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước.
Về mục tiêu phát triển, Chính phủ xác định rằng mục tiêu tổng quát của giai đoạn này trước hết là phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan
trọng của nền kinh tế; bên cạnh đó phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và lòng tin của thị trường. Đồng thời chủ động trong việc hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế [18].
Ở mức độ khái quát, có thể cho rằng việc hoàn thiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung cần chú ý đến các định hướng cơ bản như sau:
Thứ nhất, pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam phải đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường kinh tế Việt Nam nói chung. Hay nói cách khác, pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị thị trường tiềm năng này phải khẳng định hơn nữa vai trò điều tiết của mình, cũng như khẳng định được hiệu quả mà sự điều chỉnh của nó đem lại cho sự phát triển kinh tế Việt Nam thông qua việc xây dựng một thị trường chứng khoán tập trung phát triển ổn định, bền vững. Để làm được điều này, pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết cần được hoàn thiện theo hướng củng cố hệ thống quy phạm pháp lý của mình một cách toàn diện, tạo được hành lang pháp lý vững chắc cho các giao dịch cổ phiếu niêm yết có thể thực hiện trên thị trường chứng khoán tập trung một cách dễ dàng, nhanh chóng, thao gỡ được những bất cập về mặt pháp lý cũng như giải quyết được những bất cập trong thực tiễn thi hành.
Thứ hai, pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam phải thống nhất với pháp luật chứng khoán Việt Nam và đồng bộ với hệ thống pháp luật quốc gia Việt Nam. Với vai trò là các quy phạm điều chỉnh trực tiếp các quan hệ giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, pháp luật trong lĩnh vực này cũng có vai trò là một
bộ phận cấu thành và không thể thiếu của pháp luật chứng khoán. Do đó, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc điều chỉnh các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết cần được xây dựng và hoàn thiện thống nhất với pháp luật về chứng khoán của Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, trong quá trình hiện nay, với giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật Việt Nam nói chung cũng đang đặt mình trong giai đoạn hoàn thiện theo nguyên tắc pháp quyền, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho con người. Theo đó, pháp luật về chứng khoán hay kể cả pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung cũng phải được hoàn thiện và xây dựng một cách đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam. Định hướng này hoàn toàn phù hợp bởi bản chất của những giao dịch cổ phiếu niêm yết được thực hiện trên thị trường chứng khoán tập trung không thể xa vời và nằm ngoài sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời sự hoàn thiện toàn diện của pháp luật này cũng góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thứ ba, trong giai đoạn hiện nay, xây dựng pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung cũng cần phải tương thích với chuẩn mực quốc tế và tiếp thu những thành quả pháp lý đã được các nước trên thế giới xây dựng. Thị trường chứng khoán đang ngày một phát triển mạt mẽ, trong khu vực, thị trường chứng khoán Việt Nam đang được đánh giá là một thị trường có nhiều tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, pháp luật chứng khoán Việt Nam hiện nay cũng đã và đang cởi mở trong vấn đề giao dịch có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, để năng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam lên tầm khu vực và vươn xa hơn đến với thị trường chứng khoán thế giới, ngoài việc xây dựng khung pháp lý cơ bản để