Thực Trạng Quy Định Về Việc Ký Kết Và Thực Hiện Các Hợp Đồng Trong Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung

đều phải được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. Nội dung chi tiết quy định về các phương thức giao dịch cổ phiếu niêm yết được các sở giao dịch chứng khoán quy định theo quy chế, trong đó, Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo quyết định số 341/QĐ-SGDHCM ngày 22/08/2016 của Tổng giám đốc Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Quy chế giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội được ban hành kèm theo quyết định số 653/QĐ-SGDHN ngày 12/10/2018 của Tổng giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Như vậy, cũng giống như các giao dịch chứng khoán và các hoạt động liên quan khác, tất cả các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung luôn phải tuân thủ theo các quy định về nguyên tắc và phương thức giao dịch mà luật chứng khoán đã quy định rõ. Tất các các quy định về nguyên tắc và phương thức giao dịch đối với giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung đã tạo nên một cơ chế giao dịch tương đối an toàn và hiệu quả đối với các giao dịch cổ phiếu niêm yết.

2.1.4. Thực trạng quy định về việc ký kết và thực hiện các hợp đồng trong giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung

Như đã đề cập ở chương 1, có hai loại hợp đồng được ký kết và thực hiện trong quá trình giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, đó là: hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán và hợp đồng mua bán chứng khoán.

Về hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán

Theo quy định tại khoản 20 Điều 6 Luật chứng khoán 2006, nhà làm luật chỉ đưa ra định nghĩa về môi giới chứng khoán mà không đưa ra định nghĩa chính thức về hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán, theo đó “môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho

khách hàng”. Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 71 Luật chứng khoán 2006, nhà làm luật cũng có đề cập đến nghĩa vụ của công ty chứng khoán trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, đó là: “Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng”. Quy định này cho thấy mặc dù nhà làm luật không trực tiếp quy định về hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán nhưng đã gián tiếp thừa nhận sự tồn tại của hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán giữa công ty chứng khoán với khách hàng là nhà đầu tư trong quá trình cung cấp dịch vụ về chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

Theo quy định tại Điều 60 Luật chứng khoán 2006, hoạt đông môi giới chứng khoán là một trong số các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống của công ty chứng khoán, thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán giữa công ty chứng khoán với khách hàng là nhà đầu tư chứng khoán. Mặc dù Luật chứng khoán hiện hành không trực tiếp quy định về hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán nhưng các quy định về hợp đồng dịch vụ nói chung (trong đó có hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán) đã được ghi nhận trong Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005.

Theo quy định tại Điều 74 Luật thương mại 2005, nhà làm luật quy định hình thức hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Theo quy định tại Điều 71 Luật chứng khoán 2006, như đã đề cập ở trên thì hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán bắt buộc phải được lập thành văn bản. Đối với dịch vụ môi giới chứng khoán, do đây là loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật nên công ty chứng khoán chỉ được cung cấp dịch vụ này khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc quy định về hình thức của hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán, pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán nói riêng. Hiện nay, Luật chứng khoán không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán, do đó về nguyên tắc việc quy định các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp này sẽ tuân theo Luật thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đối với bên cung ứng dịch vụ, chủ thể này có một số nghĩa vụ cơ bản như: Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của pháp luật; giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong trường hợp hợp đồng dịch vụ có thỏa thuận về việc bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Đối với bên thuê dịch vụ (khách hàng), chủ thể này có các nghĩa vụ cơ bản như: Thanh toán tiền thuê dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ; hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp.

Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam - 8

Về hợp đồng mua bán chứng khoán

Khác với hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán (được ký kết giữa nhà môi giới chứng khoán là công ty chứng khoán với khách hàng là nhà đầu tư), hợp đồng mua bán chứng khoán lại được giao kết giữa nhà đầu tư là bên mua chứng khoán với nhà đầu tư là bên bán chứng khoán,thông qua tổ chức

môi giới là công ty chứng khoán.Điểm quan trọng nhất của hợp đồng mua bán chứng khoán trong giao dịch cổ phiếu niêm yết chính là ở chỗ, các bên mua và bán chứng khoán không trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, thống nhất, đàm phán với nhau để xác lập các điều khoản của hợp đồng mà thực chất là việc giao kết hợp đồng đều được thực hiện thông qua nhà môi giới chứng khoán (công ty chứng khoán) tại sàn giao dịch chứng khoán.

Để hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết được diễn ra một cách liên tục trên thị trường chứng khoán tập trung, hợp đồng mua bán cổ phiếu niêm yết phải được thiết lập và thực hiện theo đúng trình tự và quy định của pháp luật. Trong đó, để giao kết được một hợp đồng mua bán cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, các nội dung trong hợp đồng cần phải được thỏa thuận và thống nhất giữa các bên nhằm tạo ra các quyền, nghĩa vụ để cho chính các bên thực hiện trong quá trình giao dịch cổ phiếu niêm yết. Quá trình này được thực hiện thông qua hai phương thức cơ bản gồm:

(i) Đối với phương thức khớp lệnh, bên bán thể hiện ý chí của mình thông qua việc nhập các lệnh bán, còn bên mua thể hiện ý chí của mình thông qua việc nhập lệnh mua. Các lệnh mua và lệnh bán này đều được bên mua và bên bán gửi cho nhà môi giới do mình lựa chọn thông qua hợp đồng môi giới chứng khoán đã giao kết với công ty chứng khoán.Việc khớp các lệnh mua và lệnh bán này tại trung tâm khớp lệnh của sàn giao dịch chứng khoán để từ đó xác định giá cả của loại chứng khoán được giao dịch chính là tiền đề để xác định sự thống nhất ý chí giữa bên mua và bên bán về giá cả và phương thức thanh toán của cổ phiếu niêm yết. Nếu nội dung các lệnh mua và bán phù hợp với nhau thì coi như hợp đồng giao dịch cổ phiếu niêm yết đã được giao kết và bên môi giới tự động thực hiện các điều khoản của hợp đồng này theo sự ủy quyền của các bên trong hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán (thay mặt người mua để thanh toán tiền mua chứng khoán cho

người bán và thay mặt người bán chứng khoán để chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán cho người mua).

(ii) Đối với phương thức thức thỏa thuận, các nhà đầu tư xác định đối tác từ trước sau đó cùng nhau thiết lập các văn bản thỏa thuận của các bên tuân thủ theo đúng quy định của luật chứng khoán và pháp luật dân sự để đảm bảo cho hợp đồng có hiệu lực thực hiện. Các giao dịch cổ phiếu niêm yết khi thực hiện theo bất cứ phương thức nào cũng đề được xem là các cơ sở pháp lý rõ ràng cho các hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.

Để tạo lập một hợp đồng mua bán cổ phiếu niêm yết theo phương thức thỏa thuận, giữa người bán và người mua phải trao đổi, đàm phán với nhau về các nội dung chính của hợp đồng mua bán cổ phiếu niêm yết trên tinh thần tự nguyện, tự do ý chí và thống nhất ý chí.

Với bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các bên một cách tự nguyện, hợp đồng mua bán cổ phiếu niêm yết, cho dù được giao kết theo phương thức nào thì cũng bao gồm các nội dung chủ yếu như: loại cổ phiếu niêm yết được giao dịch; số lượng; giá cả; thời gian; địa điểm giao dịch; phương thức thanh toán và chuyển giao cổ phiếu niêm yết... Các thỏa thuận này là cơ sở pháp lý cho việc phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên để chính các bên thực hiện trực tiếp hoặc thông qua người được ủy quyền là nhà môi giới chứng khoán. Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán cổ phiếu niêm yết phải tuân thủ theo đúng quy định của Quy chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán và/hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 16 Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội,nội dung thỏa thuận do thành viên bên mua và bên bán nhập vào hệ thống giao dịch gồm: Mã chứng khoán; giá thực hiện; khối lượng; tài khoản nhà đầu tư mua; tài khoản nhà đầu tư bán; các nội dung khác theo quy định của SGDCK.

Như vậy, có thể thấy rằng việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung vốn dĩ là các vấn đề cốt lõi của giao dịch cổ phiếu niêm yết. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hiện nay Luật chứng khoán chưa có các quy định cụ thể về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán chứng khoán nói chung và hợp đồng mua/bán cổ phiếu niêm yết nói riêng, với tư cách là những hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất đặc thù.

2.1.5. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung

Các quy định về giải quyết tranh chấp

Với tư cách là một loại giao dịch dân sự đặc thù,giao dịch cổ phiếu niêm yết được xác lập trên cơ sở sự tự nguyện và thống nhất ý chí của các bên tham gia vào giao dịch.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giao dịch, vì lý do nào đó mà một bên hoặc tất cả các bên giao dịch không thực hiện đúng các điều khoản mình đã cam kết. Thực tế cho thấy, sự vi phạm hợp đồng thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp giữa các bên tham gia vào giao dịch cổ phiếu niêm yết. Tình trạng này đặt ra nhu cầu khách quan là phải thiết kế các phương thức giải quyết tranh chấp, thông qua đó nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời bảo vệ lợi ích công và trật tự xã hội.

Theo quy định tại Điều 131 Luật chứng khoán 2006, nhà làm luật đã dự liệu các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm: thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều này cho thấy, pháp luật chứng khoán hiện hành rất đề cao phương án giải quyết tranh chấp về chứng khoán theo phương châm tiết kiêm chi phí, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và đảm bảo tối đa quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên tranh chấp. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hiện nay Luật chứng

khoán 2006 không có quy định cụ thể về phương thức thương lượng và hòa giải tranh chấp giữa các bên trên thị trường chứng khoán tập trung. Do đó, về nguyên tắc là khi thực hiện các phương thức này, các bên buộc phải tham chiếu các quy định chung về giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng và hòa giải trong các văn bản pháp luật chung như Bộ luật dân sự 2015 hoặc Bộ luật tố tụng dân sự 2014, hoặc các văn bản khác có liên quan quy định về thương lượng, hòa giải trong giao dịch dân sự.

Ngoài việc dự liệu về các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trên thị trường chứng khoán, Điều 132 Luật chứng khoán 2006 cũng đã quy định rõ ràng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên gây thiệt hại trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch chứng khoán nói chung và giao dịch cổ phiếu niêm yết nói riêng.Việc xác định giá trị thiệt hại hoặc giá trị tổn thất, thủ tục bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các quy định về xử lý vi phạm

Bên cạnh việc quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh trên thị trường chứng khoán, Luật chứng khoán hiện hành cũng đã quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Theo quy định tại Điều 118 Luật chứng khoán 2006,tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán;

không giải quyết kịp thời yêu cầu của tổ chức, cá nhân theo quy định; không thực thi các công vụ khác do pháp luật quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để có căn cứ pháp lý rõ ràng hơn cho việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, Điều 119 Luật chứng khoán 2006 đã quy định các hình thức xử phạt chính bao gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán; tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán được sử dụng để vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp bao gồm buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật; buộc hủy bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật; buộc phải thu hồi số chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cho nhà đầu tư.Nội dung này được quy định và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2013 và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2016. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và áp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024