Cung Ứng Tiền Tệ Và Chi Tiêu Của Người Tiêu Dùng


1.1.2. Môi trường pháp luật

Môi trường pháp luật cũng là yếu tố cơ bản gây tác động tới thị trường chứng khoán. Các cơ quan Chính phủ tác động tới thị trường chứng khoán bằng luật. Chẳng hạn, những quy định về giá cả dịch vụ sẽ gây tác động trực tiếp tới ngành dịch vụ công cộng. Luật chống độc quyền thường làm giảm giá chứng khoán của các công ty bị điều chỉnh bởi nó. Luạt thâu tóm sáp nhập công ty có thể gây tác động tiêu cực haytích cực đến một nhóm các công ty. Chính sách tiền tệ tín dụng của Ngân hàng Trung ương có thể gây tác động to lớn đến thị trường… Do vậy môi trường pháp lý cần được xem xét theo các góc độ như:

- Hệ thống hành lang pháp lý của thị trường chứng khoán được xây dựng như thế nào? Có đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư hay không?

- Các luật pháp liên quan có trùng chéo, mâu thuẫn không?

- Khả năng thực thi pháp luật thế nào?

- Những mặt khuyến khích, ưu đãi và hạn chế được quy định trong hệ thống pháp luật.

- Sự ổn định của hệ thống pháp luật, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng đến thị trường chứng khoán.

1.1.3. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là tổng giá trị sản phẩm hàng hoá dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh thể hiện một nền kinh tế phát triển, tạo nhiều cơ hội cho các công ty tăng doanh số bán hàng. Đây là đầu ra của nền kinh tế và là sản lượng sản xuất của nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


1.1.4. Tỷ giá hối đoái

Phân tích và định giá cổ phiếu của các công ty tăng trưởng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 4

Khi nhà đầu tư nhận định rằng đồng nội tệ có thể bị phá giá trong thời gian tới thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ vì chứng khoán chính là tiền, nếu tiền mất giá thì giá trị chứng khoán sẽ bị giảm. Nếu được phép đầu tư ra thị trường nước ngoài thì có thể nhà đầu tư này sẽ chuyển vốn ra đầu tư ở nước ngoài.

1.1.5. Lạm phát và lãi suất

Đây là hai nhân tố rất quan trọng gây ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán. Lạm phát dẫn đến sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực, thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp. Thêm vào đó, sự thay đổi không mo ng đợi của tỷ lệ lạm phát sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới của doanh nghiệp. Không những thế, tỷ lệ lãi suất và tỷ lệ lạm phát khác nhau còn tác động đến các khâu thanh toán giữa các nước và tỷ giá hối đoái.

Lãi suất tác động đến chi phí vốn và lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư khi đầu tư vào chứng khoán do đó nó tác động trực tiếp tới giá chứng khoán, tuy nhiên mối quan hệ này không hoàn toàn diễn ra một chiều. Nếu xét trên phương diện tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đơn thuần thì có thể xảy ra một số trường hợp sau:

- Nếu lãi suất tăng lên do lạm phát thì giá hàng hoá bán ra của các công ty có thể tăng cùng với lạm phát do chi phí đầu vào tăng. Điều này dẫn đến thu nhập của công ty cũng tăng lên. Do vậy giá cổ phiếu trong trường hợp này có thể giữ ổn định vì tuy lãi suất chiết khấu tăng lên nhưng dòng thu nhập cũng tăng theo, hai nhân tố này bù đắp cho nhau và giữ cho giá cổ phiếu ổn định hoặc thậm chí tăng.


- Nếu lãi suất tăng nhưng các dòng thu nhập tương lai của công ty tăng không nhiều vì các công ty không có khả năng tăng giá kịp với lạm phát thì trong trường hợp này giá cổ phiếu sẽ giảm xuống.

- Lãi suất tăng nhưng giá trị các dòng thu nhập tương lai của công ty giảm vì các nhân tố làm lãi suất tăng lại đồng thời gây tác động đến thu nhập. Chẳng hạn, công ty phải huy động vốn với lãi suất cao do cạnh tranh vốn lớn, song đến khi hàng hoá được sản xuất và bán ra thì lại gặp sự cạnh tranh gay gắt, trong khi sức mua có hạn. Điều này có thể dẫn đến giảm giá hàng hoá trong khi chi phí đầu vào vẫn tăng, do vậy thu nhập của công ty giảm sút.

Tuy nhiên, thông thường khi lạm phát và lãi suất cao thì Chính phủ sẽ áp dụng chính sách tín dụng và tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, do đó tiền trong lưu thông sẽ ít đi, nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán do đó cũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là ảnh hưởng rất mạnh, cộng với yếu tố tâm lý bất án khi các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế bất ổn thì nhà đầu tư có xu hướng chuyển kênh đầu tư sang vàng và bất động sản. Tình hình này sẽ dẫn đến sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán.

1.1.6. Thâm hụt ngân sách

Bất kỳ sự thâm hụt ngân sách nào đều phải được bù đắp bằng các khoản vay của Chính phủ.Giá trị các khoản vay của Chính phủ càng lớn sẽ càng có tác động để làm tăng lãi suất chuẩn. Các khoản vay của Chính phủ quá lớn sẽ cản trở việc vay nợ và đầu tư cá nhân do lãi suất và bóp nghẹt việc đầu tư kinh doanh.

1.1.7. Cung ứng tiền tệ và chi tiêu của người tiêu dùng

Một chính sách tiền tệ thắt chặt với tốc độ cung tiền giảm sẽ làm giảm việc cung cấp vốn lưu động và sẽ hạn chế việc mở rộng sản xuất kinh


doanh đối với tất cả các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một chính sách tiền tệ thắt chặt với lãi suất định trước có thể làm tăng lãi suất thị trường và do vậy chi phí của các công ty sẽ tăng. Còn đối với các cá nhân thì việc vay vốn để mua nhà hay các hàng hoá lâu bền như ô tô và thiết bị sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Do đó, chính sách tiền tệ tác động đến tất cả các bộ phận của một nền kinh tế. Và do vậy nó tác động đến thị trường chứng khoán trên cả hai phương diện đó là tác động thông qua tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tác động thông qua lượng tiền trong túi của các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào thị trường chứng khoán.

1.1.8. Thái độ, tâm lý

Thái độ và tâm lý, sự lạc quan hay bi quan với nền kinh tế của người tiêu dùng và nhà sản xuất là yếu tố quyết định đến nền kinh tế. Ví dụ, nếu người tiêu dùng biết mức thu nhập của mình trong tương lai sẽ tăng thì họ sẵn sàng chỉ tiêu cho các khoản tiêu dùng có giá trị lớn. Cũng tương tự như vậy, các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng nếu họ đoán trước được sẽ có một nhu cầu rất lớn về sản phẩm của mình.

Đặc biệt tâm lý lạc quan hay bi quan của các nhà đầu tư có ảnh hưởng cực kỳ lớn nếu không muốn nói là quyết định đến giá cổ phiếu, đặc biệt là đối với những thị trường còn non trẻ như ở Việt Nam, nơi mà trình độ của nhà đầu tư còn nhiều hạn chế, chiến lược đầu tư chủ yếu là ngắn hạn nên quyết định đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý đám đông.

1.2. Các nhân tố thuộc về ngành kinh tế

1.2.1. Tốc độ tăng trưởng của ngành

Tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tốc độ phát triển của ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động. Nếu một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành đang đi xuống thì doanh nghiệp đó rất


khó để có thể tăng trưởng ở mức cao. Vì để đạt được điều đó thì nó phải chiếm được thị phần của các doanh nghiệp khác với tốc độ cao hơn tốc độ suy giảm của ngành. Nếu một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành không tăng trưởng thì để doanh nghiệp hoạt động trong ngành đó tăng trưởng nó cũng phải có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần. Còn nếu một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành có tốc độ tăng trưởng cao thì chỉ cần giữ vững thị phần c ủa nó là cũng có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao rồi.

1.2.2. Chu kỳ kinh doanh của ngành

Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có chu kỳ phát triển rõ rệt thường được gọi là các doanh nghiệp chu kỳ. Những doanh nghiệp này có sự phát triển theo chu kỳ rất rõ nét, ví dụ như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô, sắt thép, xây dựng, bất động sản… Khi đầu tư vào những doanh nghiệp trong các lĩnh vực này chúng ta phải biết được thời điểm chúng ta đầu tư đang là giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển của ngành đó. Nếu chúng ta đầu tư vào thời điểm bắt đầu đi lên của ngành thì lợi nhuận thu được là rất lớn. Tuy nhiên nếu lựa chọn sai thời điểm thì rủi ro cũng rất cao.

Mặc dù vậy, có một số ngành kinh doanh ít biến động theo chu kỳ, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này khá ổn định, ví dụ như ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, dược phẩm, đào tạo, năng lượng…

1.2.3. Mức độ độc quyền của ngành

Đối với những ngành nghề có tính độc quyền cao, rào cản để các doanh nghiệp khác gia nhập ngành lớn thì các doanh nghiệp trong ngành đó sẽ thu được lợi nhuận lớn. Ngược lại đối với những ngành nghề mà các rào cản gia nhập ngành thấp, khi môi trường kinh doanh trong ngành đó


hấp dẫn thì sẽ lôi cuốn các doanh nghiệp khác vào kinh doanh, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành sẽ ngày càng tăng và do đó mà lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ giảm.

Như vậy mức độ độc quyền của ngành sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đó và do đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đó. Những ngành càng có tính độc quyền cao, rào cản gia nhập ngành càng lớn thì giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành đó càng cao và ngược lại.

Có nhiều mức độ độc quyền khác nhau và nguyên nhân dẫn đến độc quyền cũng rất đa dạng. Nếu là độc quyền tự nhiên thì thường là do ngành kinh doanh đó cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong đó đạt được thu nhập tăng theo quy mô, tức là khi quy mô tăng lên thì mức lợi nhuận thu được trên mỗi sản phẩm sẽ tăng lên. Nếu là độc quyền thường thì do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể là do một hay một số nguyên nhân như: Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó; chế độ bản quyền đối với phát minh sáng chế và sở hữu trí tuệ; do sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm…

1.2.4. Mức độ rủi ro của ngành

Mức độ rủi ro của ngành sẽ ảnh hưởng đến mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó nó sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành đó. Có thể phân các ngành kinh doanh thành ngành có mức độ rủi ro cao, ngành có mức độ rủi ro trung bình và ngành có mức độ rủi ro thấp.

- Các ngành có mức độ rủi ro cao là những ngành có rủi ro đặc thù lớn hoặc là những ngành rất nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế nói chung ví dụ như ngành bất động sản, du lịch, sân golf, sòng bạc, ngành


nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, ngành sản xuất xe hơi, ngành nông nghiệp…

- Các ngành có mức độ rủi ro trung bình là những ngành có mức độ rủi rod dặc thù vừa phải và không quá nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế như ngành ngân hàng, năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải, viễn thông…

- Các ngành có mức độ rủi ro thấp là những ngành ít có những rủi ro đặc thù và ít nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế như ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, ngành y tế, giáo dục đào tạo, ngành điện, nước…

1.3. Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp

1.3.1. Các yếu tố định tính

(1) Ban lãnh đạo doanh nghiệp

Có thể nói ban lãnh đạo là linh hồn của doanh nghiệp do vậy khả năng và tâm huyết của ban lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại va fpt của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đánh giá khả năng và tâm huyết của ban lãnh đạo không hề đơn giản, sau đây là những khía cạnh mà nhà đầu tư nên tập trung đánh giá về ban lãnh đạo:

- Trình độ, kinh nghiệm: bao gồm cả trình độ về chuyên môn và trình độ quản lý, kinh nghiệm làm việc và quản lý trong ngành.

- Mức độ tâm huyết với doanh nghiệp của ban lãnh đạo: Đây là yếu tố không dễ đánh giá, tuy nhiên nhà đầu tư nên nhìn trên hai góc độ là tình yêu nghề nghiệp của họ và vai trò, thời gian gắn bó của họ đối với doanh nghiệp trong quá trình phát triển.

- Khả năng đặt lợi ích của cổ đông lên trên hết trong các quyết định điều hành hoạt động kinh doanh: Sự xung đột lợi ích giữa cổ đông và ban


lãnh đạo tồn tại khá nhiều, nhất là trong các doanh nghiệp lớn, nơi tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ban lãnh đạo thường thấp. Vì vậy trong điều hành hoạt động kinh doanh ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định hướng đến lợi ích kinh tế và quyền lực của họ nhiều hơn lợi ích của cổ đông. Vì vậy trong các doanh nghiệp mà tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ban lãnh đạo thấp thì việc thiết lập một cơ chế kiểm soát của hội đồng quản trị, cơ chế khen thưởng và kỷ luật tối đối với ban lãnh đạo là rất quan trọng.

(2) Uy tín của doanh nghiệp và thương hiệu

Uy tín và thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu nó chưa được định giá và hạch toán và bảng cân đối kế toán thì nó sẽ là nhân tố làm tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp.

- Uy tín của doanh nghiệp nói chung là sự tin tưởng, là niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Khi khách hàng có sự tin tưởng đối với doanh nghiệp thì khách hàng thường lựa chọn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó. Nhờ vậy mà công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp có được sự phát triển vững chắc nhờ doanh nghiệp có được chỗ đứng tốt trong lòng khách hàng.

- Thương hiệu của các dòng sản phẩm cụ thể:

Theo Jack Trout và Steve Rivkin thì "Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của khách hàng. Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hoá, lý tính, cảm tính, trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng tới khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty".

Như vậy, có thể nói rằng thương hiệu sản phẩm là nhãn hiệu của sản phẩm đã được doanh nghiệp "thổi" vào đó một "linh hồn" sống động, có cá

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí