Thực Trạng Hoạt Động Huy Động Tiền Gửi Tại Bidv – Chi Nhánh Hai Bà Trưng Giai Đoạn 2016-2020


nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh toàn chi nhánh. Là một trong 34 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội - nơi tập trung nhiều chi nhánh, khách hàng có hoạt động kinh doanh trọng điểm của hệ thống, BIDV- Chi nhánh Hai Bà Trưng đã nắm rõ mục tiêu trọng tâm, phương trầm hoạt động của hệ thống, bám sát những chỉ đạo sát sao của Hội sở chính, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh được giao, thể hiện qua những số liệu sau:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng



TT


Chỉ tiêu


Năm 2016


Năm 2017


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

So sánh

2019/2018

2020/2019

2020/2016

Số tuyệt

đối

Tỷ lệ (%)

Số tuyệt

đối

Tỷ lệ (%)

Số tuyệt

đối

Tỷ lệ (%)


1.

Huy động vốn tiền gửi cuối kỳ


6.370


9.153


8.453


7.163


9.116


-1.29


-15,4%


1.953


27,2%


2.746


43%

2.

Dư nợ tín dụng cuối

kỳ


2.093


3.046


4.698


5.606


6.583


908


19,3%


977


17,4%


4.490


215%

3.

Dư nợ xấu

25,89

7,56

7,04

13,45

141,53

6,41

91%

128,08

952%

115,64

446%

4.

Tỷ lệ nợ xấu

1,24

%

0,25%

0,15%

0,24%

2,15%

0,09

0,6%

1,91%

21,22%

0,91%

73%

5.

Thu dịch vụ dòng

17,8

17,7

29,8

40,5

46,4

10,7

35%

5,9

14,6

28,6

160%


6.

Thu ròng từ kinh doanh ngoại tệ


0,5


0,9


1,72


2,7


3,9


0,98


56,9%


1,2


0,44%


3,4


680%


7.

Thu nhập từ hoạt động thẻ


1,64


1,67


1,83


2,7


3,9


0,87


47,5%


2


74%


3,1


186%

8.

Chênh lệch thu chi

89,5

121,8

184,6

149,3

167

-35,3

-19,1%

17,7

11,9%

77,5

86,5%


9.

Trích lập dự phòng rủi ro


29


19,15


17,11


18,7


22


1,59


9,2%


3,3


17,6%


-7


0,75%

10.

Lợi nhuận trước thuế

60,5

102,63

159

130,6

145

-28,4

-17,9

14,4

11%

84,5

139%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng - 6

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016-2020)


Kết quả từ bảng 2.1 cho thấy một số đặc điểm chính trong hoạt động của chi nhánh như sau:

• Hoạt động huy động vốn tiền gửi:


Trong những năm gần đây huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh Hai Bà Trưng đạt kết quả tương đối cao, cụ thể: Năm 2016 huy động vốn tiền gửi cuối kỳ chỉ đạt mức 6.370 tỷ và được tăng mạnh vào năm 2017, 2018 đạt 9.153 tỷ là do BIDV- chi nhánh Hai Bà Trưng đã huy động được tiền gửi của Ngân hàng phát triển, đây là khách hàng ĐCTC có nguồn tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đã mang gửi tại BIDV- Chi nhánh Hai Bà Trưng.

Tuy nhiên, năm 2019 huy động vốn tiền gửi cuối kỳ của chi nhánh giảm

1.290 tỷ và đạt 7.163 tỷ giảm 15,4% so với năm 2018, nguyên nhân là do giảm huy động vốn tiền gửi của ĐCTC do Hội sở chính có chính sách mới yêu cầu tất cả các nguồn tiền gửi ĐCTC lớn phải chuyển về Hội sở chính quản lý. Sang năm 2020 huy động vốn tiền gửi cuối kỳ đã tăng thêm 1.953 tỷ đạt 9.116 tỷ và tăng 27,2% so với năm 2019 nguyên nhân do chi nhánh Hai Bà Trưng đã tăng cường huy động vốn tiền gửi và tập trung chủ đạo vào huy động vốn tiền gửi cá nhân loại dần sự phụ thuộc vào nhóm khách hàng ĐCTC góp phần tăng chênh lệch thu chi cho chi nhánh.

Nhìn vào kết quả huy động vốn tiền gửi ta thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm tương đối cao, sau 5 năm huy động vốn tiền gửi tăng tuyệt đối là 2.746 tỷ và tăng 43% năm 2020 so với năm 2016, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu huy động vốn hội sở chính giao là 8.500 tỷ.

• Hoạt động tín dụng


Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ năm 2016 mới chỉ đạt 2.093 tỷ, đến 31/12/2017 đạt 3.046 tỷ tăng 953 tỷ. Dư nợ tín dụng đã được tăng đều qua các năm, tới 31/12/2019 đạt 5.606 tỷ tăng 908 tỷ và tăng 19,3% so với năm 2018, tiệm cận và được kiểm soát theo giới hạn tín dụng cao nhất mà Hội sở chính đã


giao cho chi nhánh. Đến 31/12/2020 dư nợ tín dụng cuối kỳ tăng 977 tỷ và cũng tăng 17,4% so với năm 2019, tương đương so với mức tăng của hệ thống, nền khách hàng của chi nhánh đã gia tăng tốt cả ở phân khúc bán lẻ và bán buôn dòng vốn tín dụng tăng trưởng ngay từ đầu năm góp phần lớn vào chênh lệch thu chi của chi nhánh.

Nhìn chung hoạt động tín dụng đã tăng trưởng tốt trong 5 năm từ 2016 đến 2020 đã tăng 4.490 tỷ và tương đương với 215% tổng dư nợ tín dụng của toàn chi nhánh.

• Thu dịch vụ ròng:


Kết quả thu dịch vụ ròng của chi nhánh trong 5 năm liên tiếp đều tăng trưởng mạnh và đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016 tổng thu dịch vụ toàn chi nhánh mới chỉ đạt 17,8 tỷ nhưng đến năm 2018 tỷ lệ thu phí dịch vụ đã tăng gần gấp đôi và đạt 29,8 tỷ. Sang năm 2019 chi nhánh đã tập trung tiếp thị các khách hàng có nhu cầu sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như thanh toán, bảo lãnh, tài trợ thương mại...qua đó gia tăng khả năng thu phí dịch vụ. Đến 31/12/2019, thu phí dịch vụ của chi nhánh đã đạt 40,5 tỷ đồng tăng trưởng 35% so với năm 2018, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung là 11% của hệ thống BIDV là do chi nhánh đã trú trọng phát triển thu phí bảo lãnh, thu từ hoạt động thẻ, thu từ POS, thu từ ngân hàng điện tử... Sang năm 2020 tổng thu dịch vụ ròng đạt 46,4 tỷ tăng trưởng 14,6% so với năm 2019 hoàn thành 102% kế hoạch Hội sở chính giao.

• Thu từ kinh doanh ngoại tệ:


Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một sản phẩm không thể thiếu của một ngân hàng thương mại, kết quả kinh doanh ngoại tệ được đánh giá hàng năm đều tăng trưởng tốt và đạt chỉ tiêu đề ra.

• Thu từ hoạt động thẻ:


Thu nhập từ hoạt động thẻ qua 5 năm đều tăng trưởng tốt, năm 2016 thu


ròng từ hoạt động thẻ mới chỉ khiêm tốn ở mức 1,64 tỷ nhưng sang đến 2019 đạt 2,7 tỷ đồng và tăng 47,5% so với năm 2018. Đến 31/12/2020 thu nhập ròng từ hoạt động thẻ đạt 4,67 tỷ đồng tăng 73% so với năm trước và hoàn thành 100% kế hoạch được hội sở chính giao.

• Một số hoạt động khác:


Công tác quản lý rủi ro, kiểm tra giám sát luôn được trú trọng và tăng cường thiết lập kỷ cương, kỷ luật trong điều hành. Đồng thời, thực hiện quản lý chặt chẽ công tác tài chính kế toán hạch toán đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kế toán phát sinh, theo dõi và hạch toán các khoản thu chi tài chính của chi nhánh theo đúng quy định của NH TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.

Công tác phát triển khách hàng: Đến 31/12/2020 số lượng khách hàng cá nhân mở mới đã tăng vòng 5.830 khách hàng so với đầu năm, số lượng các khách hàng đã sử dụng dịch vụ gia tăng tăng cao. Để không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng, chi nhánh đã kịp thời triển khai các chương trình khuyến mại của Hội sở chính và chi nhánh, phối hợp với trung tâm chăm sóc khách hàng giải quyết nhanh chóng kịp thời các vướng mắc khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Không ngừng trú trọng nâng cao năng lực quản trị điều hành tại chi nhánh, công tác đào tạo và phát triển nhân lực tiếp tục được trú trọng...

• Chênh lệch thu chi:


Năm 2016 chênh lệch thu chi của BIDV- Chi nhánh Hai Bà Trưng mới chỉ đạt 89,5 tỷ sau 4 năm thành lập và tăng đều trong các năm tiếp theo. Sang năm 2017, 2018 tốc độ tăng trưởng chênh lệch thu chi tương đối cao là do tốc độ tăng trưởng huy động vốn cuối kỳ, dư nợ tín dụng và thu phí dịch vụ đều tăng trưởng mạnh. Đến năm 2019 chênh lệch thu chi đạt 149,3 tỷ và giảm 35,3 tỷ so với năm 2018 nguyên nhân là do tổng thu về huy động vốn ĐCTC giảm trong năm theo định hướng tập trung của Hội sở chính. Đến 31/12/2020 chênh


lệch thu chi của Chi nhánh có sự tăng trưởng tốt so với năm 2019 kết quả thực chất hơn khi đã đẩy mạnh xử lý các khách hàng tiềm ẩn rủi ro, bền vững hơn khi giảm mức độ phụ thuộc vào các yếu tố đột biến. Đặc biệt công tác Huy động vốn đã giảm dần sự phụ thuộc vào một số khách hàng lớn như trước đây thu hẹp khoảng cách giữa quy mô huy động vốn và tín dụng của Chi nhánh tiếp tục mở rộng doanh số bảo lãnh và tài trợ thương mại.

2.2. Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại BIDV – Chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016-2020

2.2.1. Các hình thức huy động tiền gửi


Huy động vốn tiền gửi là một sản phẩm trọng yếu đối với một ngân hàng thương mại và đặc biệt hơn nữa đối với BIDV- chi nhánh Hai Bà Trưng.

2.2.1.1 Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức gửi tiền không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

* Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi mà khách hàng để trên tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng nhằm mục đích gửi, giữ tiền và rút tiền theo yêu cầu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày làm việc của ngân hàng.

Lợi ích của tiền gửi không kỳ hạn là khách có thể dùng tài khoản tiền gửi của mình rút tiền linh hoạt, thanh toán hoặc chuyển khoản sang bất kỳ ngân hàng nào tại hệ thống ngân hàng Việt nam.

Loại tiền gửi là tiền VNĐ, USD, EUR


Lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn được tính theo số dư cuối ngày và theo lãi suất tùy từng thời kỳ mà BIDV quy định.

* Tiền gửi có kỳ hạn là sản phẩm tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận về thời gian và lãi suất với ngân hàng gửi tiền.

Lợi ích của tiền gửi có kỳ hạn là được nộp rút tiền mặt hoặc chuyển khoản


tới các ngân hàng trên toàn quốc. Thực hiện chuyển nhượng toàn bộ số dự tại chi nhánh phát hành, cầm cố thế chấp để vay vốn tại BIDV và các ngân hàng khác, xác nhận và phong tỏa số dư tiền gửi đảm bảo vay vốn và bảo lãnh cho bên thứ 3.

Loại tiền gửi có kỳ hạn là tiền VNĐ, USD, EUR


Kỳ hạn: Từ 1 tuần, 1 tháng đến 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36

tháng, 60 tháng.


Lãi suất được thông báo cố định theo từng thời kỳ của BIDV.


2.2.1.2 Hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được BIDV cho phép:

* Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân khác, chứng chỉ tiền gửi ra đời ở Mỹ và mới chỉ xuất hiện những năm gần đây tại Việt Nam.

Lợi ích cơ bản của chủ sở hữu là được hưởng lãi trên số tiền đã mua, được quyền cho tặng và chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành.

Tương tự như tiền gửi tiết kiệm những chứng chỉ tiền gửi hưởng lãi suất cao hơn nhưng không quay vòng đáo hạn, không được rút trước hạn từng phần.

* Kỳ phiếu là một hình thức huy động vốn tiền gửi của các cá nhân các tổ chức dưới dạng ngắn hạn (dưới 1 năm) thường có giá trị tối thiểu 1.000.000VNĐ hay 100USD. Là công cụ vay nợ ngắn hạn của NHTM, nó chỉ phát hành khi ngân hàng trung ương phục vụ thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và được phát hành tại các chi nhánh chỉ định.

* Trái phiếu ngân hàng được hiểu là kênh huy động vốn tiền gửi dài hạn của cá nhân và các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính...nó được tự do cho tặng


chuyển nhượng, làm tài sản đảm bảo...lãi trái phiếu bằng lãi suất tham chiếu của tiền gửi tiết kiệm 12 tháng cộng biên độ lãi suất theo cam kết và thường là lãi suất cố định cho toàn bộ thời hạn của kỳ phiếu, tiền lãi được hưởng định kỳ 1 năm 1 lần, trái phiếu có thể được cầm cố chiết khấu khi cần thiết.

Những giấy tờ có giá này chỉ còn tồn tại ở chi nhánh những năm 2016 trở về trước và từ năm 2017 đến nay BIDV không huy động tiền gửi bằng các hình thức này.

2.2.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi của chi nhánh


2.2.2.1. Nhân tố chủ quan


* Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng


Năm 2016, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chính thức triển khai quyết liệt dự án chiến lược chuyển đổi với sự tư vấn của McKinsey- đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới, đặt mục tiêu tới năm 2020 trở thành một trong 3 Ngân hàng TMCP Bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Với tầm nhìn và chiến lược đó, các kế hoạch chuyển đổi của Ngân hàng thông qua hàng loạt dự án trọng điểm nhằm: (i) thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ; (ii) xây dựng củng cố tổ chức và các hệ thống nền tảng; (ii) tăng hiệu suất lao động; (iv)giảm thiểu các chi phí rủi ro hoạt động. Để đạt được mục tiêu trở thành một trong 3 Ngân hàng TMCP Bán lẻ lớn nhất Việt Nam thì việc đẩy mạnh phát triển mạng lưới khách hàng, đặc biệt là công tác huy động tiền gửi khách hàng cá nhân là một bước đi tiền đề và có vai trò chủ chốt quyết định sự thành công của công cuộc chuyển đổi.

* Các hình thức huy động vốn


Huy động tiền gửi thanh toán: thông qua việc phát hành đa dạng các loại thẻ ghi nợ, khai thác tối đa nhu cầu thanh toán, giao dịch của Ngân hàng.


Thẻ ghi nợ nội địa: là sản phẩm thẻ thanh toán thay thế tiền mặt, sở hữu thẻ giống như sở hữu 1 chiếc ví thông minh: Khách hàng có thể thanh toán và rút tiền mặt mọi lúc mọi nơi qua mạng lưới ATM rộng lớn của BIDV các Ngân hàng khác trong liên minh Smartlink, VNBC và Banknet.

Thẻ thanh toán ảo: là loại Thẻ trả trước, Khách hàng không cần thiết phải có tài khoản với ngân hàng để mở Thẻ. Khách hàng phải nạp tiền vào Thẻ trước khi sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Khách hàng chỉ có thể thực hiện giao dịch trong giới hạn số tiền nạp vào Thẻ.

Thẻ ghi nợ quốc tế: dành cho những khách hàng trẻ trung, năng động và sành điệu. Phong cách thiết kế độc đáo, cá tính với đường cong mềm mại và chất liệu trong suốt. Sản phẩm phù hợp với nhóm Khách hàng muốn chi tiêu bằng chính số tiền của mình và kiểm soát được nguồn tài chính Huy động tiền gửi tiết kiệm: Ngoài các sản phẩm tiền gửi truyền thống như tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm thường lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm thường trả lãi trước, tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ; BIDV còn có các sản phẩm tiền gửi linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Tiết kiệm gửi góp linh hoạt: là sản phẩm gửi với nhiều tiện ích vượt trội: kênh gửi tiền đa dạng, gửi góp linh hoạt và sinh lời hiệu quả cho khoản tiền nhỏ nhàn rỗi. Khách hàng có thể nộp tăng gốc không giới hạn số tiền, thời gian và số lần gửi.

Tiết kiệm kỳ hạn ngày: Sự lựa chọn dành cho những khách hàng có tiền gửi lớn nhưng có nhu cầu tiền mặt thường xuyên. Sản phẩm tiền gửi với mức lãi suất cao, cực kỳ linh hoạt. Khách hàng được phép sử dụng sổ tiết kiệm để cầm cố, chiết khấu, thế chấp khi có nhu cầu vay vốn.

Tiết kiệm trực tuyến: Sản phẩm cho phép khách hàng gửi tiền mọi lúc mọi nơi qua Internet mà không phải trực tiếp tới điểm giao dịch.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí