Kỳ Vọng Mối Quan Hệ Các Biến Xác Định Lãi Cận Biên


lớn hơn. Hơn nữa theo mô hình lý thuyết các ngân hàng càng ngại rủi ro yêu cầu mức lãi cận biên cao hơn. Trong nghiên cứu thực nghiệm Maudos & Solisa (2009), Maudos & Fernandez de Guevara (2004), López-Espinosa và các tác giả (2011), Lin và các tác giả (2012) cũng tìm thấy độ ngại rủi ro có quan hệ cùng chiều với lãi cận biên. Vì vậy, độ ngại rủi ro và lãi cận biên được kỳ vọng có tương quan cùng chiều.

e. Rủi ro thị trường (PS5) được đo bằng độ lệch chuẩn lãi suất thị trường liên ngân hàng VND mỗi ngày của kỳ hạn 90 ngày (SD)52. Độ bất ổn càng cao rủi ro thị trường càng lớn và vì thế cần phải hoạt động với lãi cận biên cao. Bởi vì ngân hàng đòi hỏi một phần bù trong lãi cận biên. Theo kết quả nghiên cứu của Maudos & Solisa (2009), Maudos & Fernandez de Guevara (2004), López-Espinosa và các tác giả (2011), rủi ro thị trường có quan hệ cùng chiều với lãi cận biên.

f. Biến tương tác (PS6=PS3*PS5). Đây chính là biến đại diện hiệp phương sai giữa rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng trong mô hình lý thuyết (1.13) và (1.19). Tương tự như Maudos & Solisa (2009), biến tương tác giữa rủi ro tín dụng (PS3) và rủi ro thị trường (PS5) được tính bằng tích số tỷ lệ nợ xấu và rủi ro thị trường. Luận án hạn chế sử dụng tỷ lệ dự phòng nợ khó đòi để làm đại diện cho rủi ro tín dụng bởi vì nếu sử dụng có thể gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Maudos & Solisa, 2009). Trong trường hợp BCTC của ngân hàng không cung cấp số liệu thuyết minh nợ khi dự phòng thì nợ khó đòi được sử dụng. Về lý thuyết, biến tương tác có mối tương quan cùng chiều với lãi cận biên. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Maudos & Solisa (2009), Maudos & Fernandez de Guevara (2004) cho thấy biến tương tác có tương quan ngược chiều với lãi cận biên. Khả năng tương tự cũng có thể xuất hiện trong hệ thống NHTM Việt Nam. Vì vậy, kỳ vọng mối tương quan của



52 Trong mô hình lý thuyết độ lệch chuẩn lãi suất thị trường đo lường rủi ro thị trường, các nghiên cứu sử dụng lãi suất có kỳ hạn 3 tháng để đo lường rủi ro thị trường. Xem thêm Ho và Saunders (1981), Maudos và Guevara (2004), Carbo và Rodríguez (2007), Maudos và Solisa (2009)


biến tương tác với lãi cận biên là ngược chiều. Biến tương tác được kỳ vọng

có tương quan âm do vấn đề đạo đức và sự lựa chọn đối nghịch.

g. Quy mô giao dịch (PS7): Mặc dù không có sẵn thông tin để xác định nhưng có thể sử dụng logarithm của dự nợ cho vay. Giải pháp này đã được Maudos & Solisa (2009) và Maudos & Fernandez de Guevara (2004) áp dụng. Maudos & Solisa (2009) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô giao dịch và lãi suất cận biên. Tuy nhiên Maudos & Fernandez de Guevara (2004), López-Espinosa và các tác giả (2011) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều, theo các tác giả này, các ngân hàng với tài sản lớn hơn có khuynh hướng tăng trưởng tín dụng với mức lãi suất cận biên thấp hơn. Ngoài ra, về mặt lý thuyết Fungáŏcvá & Poghosyan (2011) cho rằng mối quan hệ giữa quy mô giao dịch và lãi cận biên có thể cùng chiều hoặc ngược chiều. Vì vậy chưa thể kỳ vọng rõ ràng mối quan hệ của quy mô giao dịch trong mô hình thực nghiệm.

h. Thu nhập ròng ngoài lãi vay (PS_non): Biến này được xác định bằng tỷ lệ thu nhập ròng các khoản ngoài lãi cho vay so với tổng tài sản. Các ngân hàng hiện đại có nhiều sản khác ngoài sản phẩm truyền thống là cho vay và huy động vốn. Maudos & Solisa (2009) cho rằng các sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến định giá khoản vay. Các ngân hàng phát triển các sản phẩm ngoài lãi vay có thể có mức lãi suất biên thấp hơn vì ngân hàng có thêm khoản thu nhập để bù đắp cho sản phẩm cho vay thuần túy. Đầu tiên, Luận án chia tách khoản thu nhập ngoài lãi vay (hay còn gọi là khoản thu nhập phi truyền thống) thành các thành phần cấu thành như trong BCTC khi phân tích thực nghiệm. Điều này giúp phản ảnh chính xác tầm quan trọng của từng yếu tố. Biến tổng hợp cũng được sử dụng trong các mô hình sau đó. Các thành phần của thu nhập phi truyền thống bao gồm:

Thu nhập từ phí và hoa hồng (PS8). Biến này được tính bằng thu nhập

ròng từ phí và hoa hồng so với tổng tài sản.


Thu nhập khác (PS9). Biến này được tính bằng thu nhập khác so với tổng tài sản. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (PS10). Biến này được tính bằng lãi hoặc lỗ từ kinh doanh chứng khoán so với tổng tài sản.

Thu nhập từ kinh doanh vàng và ngoại hối (PS11). Biến này được tính bằng lãi hoặc lỗ từ kinh doanh vàng và ngoại hối so với tổng tài sản. Cả thu nhập từ kinh doanh chứng khoán, vàng và ngoại hối là các thu nhập ngoài hoạt động cho vay truyền thống.

Theo giả thuyết trong mô hình (1.19), các biến thành phần này được kỳ vọng có tương quan ngược chiều với lãi cận biên.

Như đề cập ở phần 1.2.4.2, một số biến chưa được xem xét rõ ràng trong mô hình lý thuyết nhưng lại có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đó chỉ ra các biến nên đưa vào mô hình thực nghiệm bao gồm:

i. Khoản thanh toán lãi tiền gửi phi chính thức (PS12). Luận án tính chỉ tiêu này khác với Maudos & Solisa (2009). Ở Việt Nam các khoản thanh toán lãi tiền gửi phi chính thức rất phổ biến. Do kìm hãm tài chính ở Việt Nam xuất hiện dưới hình thức trần lãi suất tiền gửi trong suốt giai đoạn mẫu nghiên cứu nên để thu hút được nguồn tiền gửi, các ngân hàng sử dụng nhiều cách thức để thanh toán lãi cho khách hàng vượt mức trần do NHNN quy định. Ngoài các hình thức như quà tặng hay bốc thăm trúng thưởng dành cho người gửi tiền, các ngân hàng còn có nhiều cách khác để có thể chi trả thêm cho người gửi một khoản để lãi suất tiền gửi thật sự cao hơn mức trần quy định. Trong thực tế, chỉ có một vài ngân hàng phản ánh nội dung chi phí phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế trên thuyết minh báo cáo tài chính còn phần nhiều đều không ghi rõ. Các báo cáo thường ghi gộp với chỉ tiêu chi phí khác. Các nguyên tắc ghi sổ kế toán khoản thanh toán lãi tiền gửi phi chính thức có thể

được ghi nhận trong khoản mục chi phí khác của báo cáo tài chính53. Vì vậy,


53 Ngoài khoản thành toán ngoài lãi tiền gửi, các khoản thanh toán khác như mua ngoại tệ cao hơn giá trần của NHNN cũng có thể được phản ánh vào tài khoản này. Tuy nhiên, rất khó để có thể chia tách theo từng


biến thanh toán ngoài tiền gửi được sử dụng để đại diện trong mô hình thực nghiệm và được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với lãi cận biên.

j. Chi phí cơ hội (PS13). Tương tự như Maudos & Solisa (2009), biến này được do lường bằng vốn lưu động so với tổng tài sản. Biến này đại diện cho biến tiền mặt. Các nghiên cứu trước đây như Ho và Saunders, (1981), Angbazo (1997), Saunders & Schumacher (2000), Maudos & Fernández de Guevara (2004), Maudos & Solisa (2009) cho rằng với chi phí cơ hội của nắm giữ tài sản thanh khoản lớn hơn ngân hàng sẽ chuyển chi phí này sang cho khách hàng của mình và vì vậy lãi cận biên cũng lớn hơn. Điều này hàm ý chi phí cơ hội nắm giữ tài sản có tương quan cùng chiều với lãi cận biên. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Maudos & Solisa (2009) tìm thấy tham số của biến chi phí cơ hội có giá trị dương nhưng không có ý nghĩa thống kê. López-Espinosa và các tác giả (2011) cho biết chi phí cơ hội được kỳ vọng có quan hệ ngược chiều với lãi cận biên. Lãi cận biên sẽ giảm khi chi phí cơ hội của việc giữ tiền tăng lên. Như vậy khó có thể kỳ vọng rõ ràng mối quan hệ giữa chi phí cơ hội với lãi cận biên.

k. Chất lượng quản trị hay hiệu quả quản trị (PS14). Theo Maudos & Solisa (2009) và Maudos & Fernandez de Guevara (2004), biến này được xác định bằng tỷ lệ chi phí so với thu nhập gộp. Chi phí hoạt động lớn trên mỗi đơn vị thu nhập gộp phản ảnh hiệu quả quản trị kém của ngân hàng. Hàm ý rằng ngân hàng đã lựa chọn những tài sản sinh lợi thấp và chi phí cao. Mối quan hệ giữa chất lượng quản trị và lãi suất biến được kỳ vọng ngược chiều.

Cuối cùng các biến vĩ mô được xem xét trong mô hình thực nghiệm:

l. Tăng trưởng kinh tế (ME1). Mối quan hệ khó có thể xác định trước. Bởi vì, một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất biên và tăng trưởng kinh tế có tính chất cùng chu kỳ (Drakos, 2002; Claey & Vander Vennet, 2007). Trong khi những nghiên cứu khác đã chứng minh mối quan hệ này là


loại chi phí, nhưng có thể diễn biến của thanh toán ngoài lãi vay sẽ tương tự như khoản thanh toán khác. Nên Nghiên cứu sử dụng số dư tổng để phân tích.


phản chu kỳ (Martínez & Mody, 2004; Gelos, 2006; Carbo & Rodríguez, 2007; Claey & Vander Vennet, 2007).

m. Tỷ lệ lạm phát (ME2). Mối quan hệ cũng khó có thể xác định trước. Một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ lạm phát cao làm tăng lãi suất cho vay và do đó phản ánh mức lãi suất biên cao hơn (Demirgüç-Kunt & Huizinga, 1999; Brock & Rojas, 2000; Martinez & Mody, 2004; Claeys & Vander Vennet, 2007). Tuy nhiên, có khả năng khi lạm phát tăng lãi suất tiền gửi sẽ tăng nhanh hơn lãi suất cho vay và kết quả là lãi cận biên giảm. Do đó, sẽ có mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và lãi suất biên (Claeys & Vander Vennet, 2007).

Mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập phi truyền thống và lãi cận biên


Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy tồn tại mối quan hệ tuyến tính ngược chiều giữa lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống54. Mối quan hệ ngược chiều này hàm ý rằng khi thu nhập phi truyền thống giảm (hoặc tăng) thì lãi cận biên sẽ tăng (hoặc giảm). Tuy nhiên, theo lý thuyết kinh tế với hoạt động kinh

doanh có rủi ro cao các chủ đầu tư yêu cầu mức sinh lợi cao hơn. Các hoạt động phi truyền thống như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng và ngoại hối đều là những hoạt động kinh doanh có rủi ro khá cao.

Vì thế cần đặt ra câu hỏi nếu các ngân hàng được khuyến khích tiếp tục tăng hoạt động phi truyền thống thì lãi cận biên sẽ giảm xuống như kỳ vọng hay xảy ra điều ngược lại, nghĩa là khi tăng quá mức hoạt động phi truyền thống lãi cận biên sẽ tăng. Bởi vì trong trường hợp này hoạt động phi truyền thống có nhiều rủi ro hơn nên các ngân hàng cần có thu nhập cao hơn để bù đắp rủi ro. Baele và các tác giả (2007) tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa thu nhập ngoài lãi vay với hệ số rủi ro thị trường và quan hệ phi tuyến với rủi ro phi hệ thống55 của các ngân hàng khu vực Châu Âu. Kunt & Huizinga (2010) đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy thu


54 Thu nhập từ phí và hoa hồng, thu nhập khác, thu nhập kinh doanh chứng khoán, thu nhập từ kinh doanh vàng và ngoại hối

55 Mối quan hệ dạng chữ U ngược, nghĩa là rủi ro phi hệ thống tăng khi thu nhập phi truyền thống tăng.


nhập phi truyền thống và rủi ro (đo lường bằng chỉ số Z-score) có mối quan hệ phi tuyến theo đồ thị hình chữ U ngược. Nghĩa là tăng thu nhập phi truyền thống quá mức rủi ro của ngân hàng tăng lên. Hai tác giả này đã thực hiện nghiên cứu bộ dữ liệu của 1334 ngân hàng thương mại ở 101 quốc gia trong thời gian từ 1995-2007. Như vậy có khả năng lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống của ngân hàng có quan hệ phi tuyến theo dạng đồ thị hình chữ U.

Vấn đề vừa nêu đều chưa được giải thích trong mô hình lý thuyết. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước cũng chưa tranh luận nhiều về nội dung này. Phần tiếp theo các mô hình thực nghiệm được thực hiện để tìm lời giải cho giả thuyết vừa nêu với hy vọng kết quả của mô hình thực nghiệm sẽ làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu và bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu trong nước.

Với giả thuyết H0: Tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống, Luận án xây dựng các biến và mô hình kiểm định giả thuyết. Nếu giả thuyết H0 trong trường hợp này được chấp nhận, nghĩa là tăng thu nhập phi truyền thống quá mức sẽ làm tăng lãi cận biên. Điều này tương đương, các NHTM Việt Nam khi có hoạt động ngoài huy động và cho vay quá mức sẽ khó có thể giảm lãi suất cho vay tương ứng khi lãi suất chính sách giảm hoặc tăng lãi suất tiền gửi tương ứng khi lãi suất chính sách tăng.

Để tránh việc có quá nhiều biến giải thích trong mô hình khi đưa thêm các biến mới, Luận án cũng tạo thêm biến thu nhập phi truyền thống (ܲܵ௡௢௡) bằng tổng của các biến thu nhập từ phí, thu nhập khác, thu nhập kinh doanh chứng khoán, thu nhập kinh doanh vàng và ngoại hối. ܲܵ݊݋݊ = ܲܵ+ ܲܵ+ ܲܵଵ଴ + ܲܵଵଵ.

Để tìm bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến giữa lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống, Luận án bổ sung biến thu nhập phi truyền thống bình phương vào mô hình (3.11). Phương pháp bổ sung biến độc lập bình phương vào mô hình để chứng minh mối quan hệ phi tuyến cũng được nhiều nghiên cứu trước đây thực hiện như Baele và các tác giả (2007), Kunt & Huizinga (2010) . Lúc này mô hình (3.11) được viết lại như sau:



ܯ= ߙ+ ෍ ߚܲܵ + ߳ܲܵ௢௡ + ߠܲܵ݊݋݊_ݏݍ + ෍ ߜܯܧ

+ ߝ௜௧ (3.11)

௜௧

௝ୀଵ

௜௧

௟ୀଵ


Nếu giả thuyết H0 tồn tại kết quả ước lượng (3.11) cho thấy hệ số ߳có ý nghĩa thống kê và có giá trị dương, trong khi hệ ߠcó ý nghĩa thống kê và có giá trị âm. Mối quan hệ kỳ vọng của các biến xác định lãi cận biên trong mô hình thực nghiệm được tóm lược tại bảng 3.1.


Bảng 3. 1 Kỳ vọng mối quan hệ các biến xác định lãi cận biên


Diễn giải

Biến

Nguồn

Kỳ vọng

Sử dụng trong nghiên cứu trước


Sức mạnh thị trường (Concentration ratio_income)


ps1_cr


Tính toán từ dữ liệu BCTC


+

(López-Espinosa, Moreno, & Pérez de Gracia, 2011) (Maudos & Solísa, 2009) (Maudos & Fernandez de Guevara, 2004); Ho & Saunders (1980)

Sức mạnh thị trường (Concentration ratio_asset)*

ps1_crasset

+

Chi phí hoạt động (tổng chi phí hoạt động/Tổng TS)

ps2

+

Maudos & Fernandez de Guevara (2004) và Maudos & Solísa (2009),

Rủi ro tín dụng (Chi phí dự phòng/Tổng dư nợ)

ps3

+

Maudos & Fernandez de Guevara (2004) và Maudos & Solísa (2009)


Độ ngại rủi ro (Vốn CSH/Tổng TS)


ps4


+

McShane & Sharpe (1985); Maudos & Fernandez de Guevara (2004) và Maudos & Solísa (2009) (Nguyen J. ,

2012)


Rủi ro thị trường (SD VNIBOR 3 month)


ps5

Tính toán

từ dữ liệu

Bloomberg


+

Ho và Saunders (1981), Maudos và

Guevara (2004), Carbo và Rodríguez (2007), Maudos và Solisa (2009)

Biến tương tác ( PS3*PS5)

ps6


+

Maudos & Solisa (2009)

Quy mô giao dich (logarithm dư nợ cho vay)

PS7


Tính toán từ dữ liệu BCTC

+/-

Maudos & Solisa (2009) và Maudos & Fernandez de Guevara (2004)

Thu nhập từ phí và hoa hồng (Thu nhập từ phí và hoa

hồng/Tổng TS)

ps8

-


Maudos & Solisa (2009)

Thu nhập khác (Thu nhập khác /Tổng TS)

ps9

-

Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán (Lãi/lỗ/ kinh

doanh chứng khoán/Tổng TS)

ps10

-

Thu nhập từ kinh doanh vàng và ngoại hối (Lãi/lỗ

kinh doanh ngoại hối/Tổng TS)

ps11

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại - 14


112

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022