Thực trạng phát triển hoạt động logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 14

chỉ trong nước mà còn với thị trường nước ngoài. Để làm được điều này các doanh nghiệp logistics cần phải:

-Phân khúc thị trường là một công việc rất quan trọng vì mỗi chủng loại mặt hàng khác nhau thì lại cần phải thiết kế một chuỗi cung ứng dịch vụ logistics khác nhau. Có như vậy chúng ta mới tối ưu hoá được quy trình, tiếp kiệm chi phí và thời gian.

-Đa dạng hoá dịch vụ cung cấp cũng là một trong những hoạt động marketing cần tiến hành chẳng hạn như việc thiết kế hệ thống ngược nhất là những mặt hàng triển lãm, hội chợ, tạm nhập tái xuất…đây là những mặt mà nếu có hệ thống logistics thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

-Mở rộng mối quan hệ với các văn phòng đại diện và tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam để dễ dàng hơn trong việc quảng bá hình ảnh với các đối tác nước ngoài.

-Mở rộng địa bàn hoạt động trong từng quốc gia bằng việc nghiên cứu thị trường, khảo sát tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm xây dựng mạng lưới đại lý của doanh nghiệp.

Bất cứ chính sách marketing nào của doanh nghiệp cũng phải được đề cập để củng cố và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp lớn mạnh hơn. Để gắn bó được với khách hàng, sản phẩm của doanh nghiệp phải thỏa mãn hoặc vượt sự mong đợi của khách hàng.

3.5. Liên kết hợp tác doanh nghiệp để cùng phát triển

Một đặc điểm của các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng giống như các doanh nghiệp logistics Nhật Bản đó chính là hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng các doanh nghiệp logistics Nhật Bản vẫn tồn tại và có khả năng kinh doanh tốt bởi họ biết cách liên kết với các doanh nghiệp khác, cung cấp chuyên môn hóa từng khâu cho chuỗi logistics. Ngược lại, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vừa làm ăn manh mún, chụp giật, không liên kết với nhau, cạnh tranh giảm giá thành dịch vụ. Một đặc điểm của người Việt Nam đó là khó mà có thể đoàn kết, làm việc theo nhóm với nhau, mà chỉ chạy theo lợi nhuận riêng. Vì thế mà có trường hợp có doanh nghiệp logistics đang làm ăn rất hiệu quả, nhưng lại chia tách ra, tự làm yếu doanh nghiệp

của mình. Với cách thức làm ăn như của các doanh nghiệp Việt thì chỉ gây thiệt hại cho nền ngành logistics nước nhà.

Bởi vậy, với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cần chuyên môn hóa trong lĩnh vực mà mình kinh doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác trong chuỗi logistics để cùng nhau làm ăn có hiệu quả. Cụ thể hơn chúng ta có thể học hỏi từ mô hình của liên minh của các doanh nghiệp Nhật Bản: các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực logistics sẽ liên kết để trở thành một liên minh thống nhất. Trong mô hình này doanh nghiệp nào chuyên sâu về lĩnh vực nào thì vẫn sẽ tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực đó, nhưng sẽ thành lập một nhóm hoạt động chung, nhóm này sẽ tiến hành bán các dịch vụ logistics trọn gói rồi phân bổ cho các thành viên theo năng lực của họ. Sau đó nhóm này có nhiệm vụ kiểm toán tất cả các dịch vụ đã đảm bảo chưa. Và hơn nữa liên minh này giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể cạnh tranh được với các đối thủ to lớn nước ngoài. Rõ ràng để làm được việc này đòi hỏi phải có một cơ chế hợp tác thích hợp, và tất nhiên các thành viên phải chấp nhận việc chia sẻ thông tin và quyền lợi cho nhau. Và đằng sau liên minh ấy là sự ủng hộ và hỗ trợ của chính phủ là không thể thiếu để liên minh hoạt động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

3.6. Liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài

Các doanh nghiệp logistics Nhật Bản có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước là nhờ một phần vào chính sách bảo hộ nền kinh tế của MITI trong những năm 60-70. Nhưng hoàn cảnh thế giới hiện nay đã khác, với sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu, mặc dù chính phủ vẫn còn những chính sách bảo hộ cho nền kinh tế nước nhà. Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam vẫn chưa thể cung cấp được đầy đủ quy trình logistics.Vì thế một cách học hỏi tốt đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam đó là liên doanh với các đối tác nước ngoài. Một tâm lý chung của các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay là không muốn liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng thực tế đã chứng minh lợi ích mà liên doanh, liên kết hay thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh mang lại là rất lớn, cụ thể là:

Thực trạng phát triển hoạt động logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 14

Nâng cao kinh nghiệm quản lý, triết lý kinh doanh và phương pháp kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam;

Học tập được năng lực quản lý tài trính và công nghệ

Học tập kinh nghiệm quản lý cũng như là làm quen với các doanh nghiệp quốc tế khác, mở rộng được tầm hiểu biết.

Muốn các tập đoàn quốc tế nhận các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam làm đại lý thì bản thân các doanh nghiệp này cũng phải tự mình giải quyết phần nào những khó khăn về tài chính, trình độ nghiệp vụ của nhân viên, trang thiết bị để trở thành một đối tác chiến lược tại thị trường Việt Nam của các tập đoàn này.

3.7. Tăng cường vai trò và sự cộng tác chặt chẽ giữa các hiệp hội ngành nghề liên quan

Các hiệp hội ngành liên quan tới dịch vụ logistics gồm có Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), hiệp hội Chủ tàu Việt Nam(VSA), hiệp hội Địa lý môi trường Việt Nam(VPA), hiệp hội Vận tải ô tô trong quá trình phát triển dịch vụ logistics hàng hải. Các hiệp hội ngành nghề này cần phát huy vai trò tạo dựng các liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.

Thêm vào đó chúng ta cũng nên đẩy mạnh việc hợp tác giữa hiệp hội cảnh biển Việt Nam và Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam. Từ đó chúng ta có thể tăng cường hợp tác trong việc trao đổi thông tin có liên quan tới các hoạt động xếp dỡ hàng hoá tại các cảng biển, thời gian tàu đến, rời cảng, việc điều động phương tiện vận tải giao nhận hàng nhằm tránh ùn tắc tại cảng, các thông tin về hàng hoá và giao nhận kho vận. Hợp tác trong việc bảo đảm an ninh hàng hoá cảng biển vì việc mất cắp container vẫn là một vấn đề nan giải đối với việc giao nhận vận tải. Hợp tác trong vấn đề đào tạo về dịch vụ logistics. Sự hợp tác có hiệu quả giữa hai hiệp hội và đặc biệt là từng hội viên cả hai hiệp trong thời gian tới, góp phần vào việc xây dựng Việt Nam thành một trung tâm dịch vụ logistics của khu vực và trên thế giới

Như vậy, để phát triển dịch vụ logistics thì cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước, sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, và sự ủng hộ và sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Kết hợp được các yếu tố này thì ngành dịch vụ logistics của Việt Nam sẽ nhanh chóng phát triển, không chỉ mở rộng ra ở thị trường nội địa mà còn mở rộng ra thị trường khu vực và trên thế giới.


KẾT LUẬN

Với đề tài "Thực trạng phát triển logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", khóa luận đã nghiên cứu được những vấn đề sau:

Khóa luận đã tóm lược khái quát về hoạt động dịch vụ logistics nói chung như nêu ra các cách hiểu khác nhau về logistics quá trình hình thành cũng như cách phân loại và vai trò, nội dung và của hoạt động này.

Đồng thời khóa luận cũng trình bày cái nhìn tổng quan về thực trạng của hoạt động logistics tại Nhật Bản. Trong đó có nêu ra khái niệm, quá trình hình thành cũng như đặc điểm của thị trường logistics Nhật Bản; nêu ra thực trạng phát triển với trình độ cao, chiếm lĩnh được thị trường và hiện nay đang vươn cánh tay ra toàn thế giới. Thành công của ngành logistics Nhật Bản phải kể đến sự chỉ đạo định hướng của chính phủ Nhật trong việc đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại; hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh; chỉ đạo định hướng cho sự phát triển của ngành trong từng giai đoạn cụ thể; việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sự nỗ lực cung cấp những dịch vụ nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu dù là nhỏ nhất cho khách hàng của các doanh nghiệp logistics Nhật Bản;...

Nhìn lại thực tế phát triển ngành logistics của Việt Nam trong những năm qua, với những mặt yếu kém còn tồn đọng như: cách thức làm ăn manh mún, chưa chuyên nghiệp, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ.... Phát triển logistics Việt Nam từ bài học thành công của ngành logistics tại Nhật Bản, trong bài người viết xin đưa ra một số biện pháp: Chính phủ cần đầu tư phát triển hệ thống cơ sở đồng bộ hiện đại, hoàn chỉnh khung pháp luật cho hoạt động logistics tại nước ta cũng như sự chỉ đạo định hướng sát sao đồng thời, để nâng cao chất lượng dịch vụ các doanh nghiệp logistics Việt cần có sự hiểu biết đúng đắn về hoạt động logistics, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, liên doanh liên kết với nhau để cùng phát triển...

Với sự ủng hộ của Nhà nước cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp với phương châm "khách hàng là thượng đế", chắc chắn trong tương lai không xa ngành

logistics Việt Nam sẽ phát triển vững chắc và đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp logistics nước ngoài.

Tuy nhiên do thời gian và trình độ nghiên cứu có hạn, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc nêu khái quát thực trạng mà chưa đi sâu sát hơn vào từng doanh nghiệp cũng như các lĩnh vực cụ thể của ngành logistics Nhật Bản. Hi vọng đây sẽ là đề tài mở ra cho các bạn sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu, để có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành logistics Nhật Bản và từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cụ thể cho sự phát triển logistics của Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1.GS.TS. Hoàng Văn Châu, 2009, Giáo trình logistics và vận tải quốc tế, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Hà Nội, 399 trang.

2.PGS.TS.Nguyễn Như Tiến, 2006, Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải và giao nhận Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, 219 trang.

3.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2005, Luật Thương mại. 4.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2007, Nghị định 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh

doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ 1ô-gi-stíc.

5.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2009, Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức.

5.Bùi Xuân Lưu, 2001, Chính sách ngoại thương Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng cao và toàn cầu hóa .Nhà xuất bản giáo dục, 214 trang

5. Hoàng Ngọc Thuận, Hoạt động logistics Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông- Tây, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, Việt Nam.

6.Tổng cục thống kê Việt Nam, 2010. Niên giám thống kê 2009

<http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=9632>

7. Bộ phận phân tích-Công ty cổ phần chứng khoán Artex, 2008. Báo cáo phân tích ngành vận tải.

< www.stox.vn/stox/download.asp?id=191>

8. Bộ phận nghiên cứu và tư vấn công ty SCM, 2008,Kết quả khảo sát về logistics năm 2008

< http://www.scmvietnam.com/home/webfm_send/7>

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

9. Eward Frezelle, 2003, Supply Chain Strategy, Logistics Management Library

10. Viện hệ thống logistics Nhật Bản, 2006, Logistics concept

< www.logistics.or.jp/english/pdf/concept.pdf>


11. Hikaru Kajita, 2000, Improvement of logistics management in Japan, Niitsu Research Centre, Inc, Japan.

< www1.sphere.ne.jp/logistics/apec-ppt.pdf>

12. Tadaki Toyoshima, 2001, e-logistics in japan, Tokyo Technology scanning, Japan.

< akseli.tekes.fi/opencms/opencms/.../ELO_Japan_elogistics.pdf >

13.JETRO, 2005, Growing Deman for Thirt- Party Logistics is Transforming Japan's Logistics Industry, Invest Japan, No 10/2005.

< www.jetro.go.jp/en/invest/reports/newsletter/pdf/ij_10.pdf>

TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT

14.Ishihara Yasuhito, 2004, Kore kara no ryutsuusenryaku ga wakaru hon, Business Selection , 173 trang.

15.JILS, 2007, Butsuryu genjou kaizen isen no tame no tehikisho, JILS, 17 trang Nội các Nhật Bản, 2005, Sogoo Butsuryu shisaku taimou, 12 trang.

16. JTA, 2008, Kigyoubutsu ryu, JTA, 40pg.

17.JTA, 2008 Nihon no torakku unsou sangyou, JTA, 59pg

TÀI LIỆU TỪ CÁC TRANG WEB

18. Các trang web của Chính phủ Nhật Bản Tổng cục thống kê Nhật Bản- Japan Statistics

http://www.stat.go.jp/english/data/nenkan/index.htm

Bộ Đất đai môi trường, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản http://www.mlit.go.jp/

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản http://www.meti.go.jp/english/

Viện Hệ thống logistics Nhật Bản http://www.logistics.or.jp/english/english.htm Hiệp hội logistics xanh- Nhật Bản http://www.greenpartnership.jp/


19. Các trang web của các công ty logistics nổi tiếng Nhật Bản http://www.sagawa-exp.co.jp/english/service/http://www.yamada.co.jp/en/airline/index.html http://www.fujibuturyu.co.jp/recruiting/industry/future.html

20. Tình hình ngành vận tải Nhật Bản http://gyokai-search.com/

21. TS. Phạm Thị Thanh Bình (Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới), 2009, Phát triển dịch vụ hậu cần (Logistics) Nhật Bản: Tình hình và đặc điểm, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 12/08/2009

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 04/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí