Nhận Xét Đối Với Quy Định Của Pháp Luật Về Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Và Thực Tiến Áp Dụng‌

tên, còn tranh chấp về giá cả, bên bán xin hủy hợp đồng. Vì vậy, Tòa án cần xác định đúng giá cả mua bán và đề nghị các bên hoàn tất thủ tục mua bán nhà theo quy định Điều 139, Bộ luật dân sự năm 1995 nếu không bên có lỗi phải bồi thường theo quy định tại Điều 146, Bộ luật dân sự năm 1995.

Qua nhiều lần xét xử tại các cấp Tòa án, các Tòa án đều xác định hợp đồng mua bán nhà số 6 đường Âu Cơ là hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức. Ông Đỉnh có trách nhiệm hoàn trả nhà và giấy tờ nhà cho ông Hiệp. Ông Hiệp phải trả tiền cho ông Đỉnh số tiền là 19.736.455.128 đồng (gồm tiền mua bán nhà, giá trị thiệt hại và phí sửa chữa xây thêm nhà).

Như vậy, theo ví dụ trên, việc mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Phòng công chứng hoặc chứng thực của UBND có thẩm quyền. Nhưng hai bên đã không tuân thủ quy định về hình thức, phát sinh tranh chấp và có yêu cầu xin hủy hợp đồng mua bán nhà trên. Căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự, Tòa án tuyên hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên bị vô hiệu, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Khi Tòa án tuyên một hợp đồng là vô hiệu và xử lý theo hướng hợp đồng vô hiệu có thể sẽ không thực sự bảo đảm ý nguyện của các bên chủ thể (nhất là những hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức). Vì vậy, khi các bên giao kết hợp đồng dân sự cần đảm bảo để mặt hình thức của hợp đồng của mình tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nhằm đảm bảo tuyệt đối quyền lợi của mình (trừ trường hợp vô hiệu do lỗi chủ quan của một bên chủ thể).


2.3. NHẬN XÉT ĐỐI VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG‌

2.3.1. Một số nhận xét đối với quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Pháp luật dân sự quy định về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước, bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao lưu dân sự. Việc quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (cũng như là những trường hợp dẫn đến hợp đồng dân sự vô hiệu) cũng giúp cho cá nhân, tổ chức tự kiểm tra, bảo vệ quyền lợi của mình hạn chế việc tham gia vào các hợp đồng, giao dịch có khả năng vô hiệu dẫn đến việc có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của cá nhân tổ chức đó. Từ đó mỗi chủ thể có thể nhận biết được việc mình tham gia giao dịch bị vô hiệu và tìm các biện pháp thích hợp để tự bảo vệ mình. Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến hợp đồng, giao dịch dân sự. Tuy nhiên, các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự vẫn còn một số điểm bất cập như sau:

Thứ nhất, mặc dù so với quy định của Điều 131, Bộ luật dân sự năm 1995 thì, Bộ luật dân sự năm 2005 đã thay cụm từ "không trái pháp luật, đạo đức xã hội" thành "không vi phạm điều cấm của pháp luật" là phù hợp hơn. Tuy nhiên, nội dung "không vi phạm điều cấm của pháp luật" chưa cụ thể, dẫn đến việc có thể có nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau. Vì vậy, khi tranh chấp dân sự xảy ra còn phải giải quyết ở nhiều cấp và ở mỗi cấp có cách hiểu, áp dụng pháp luật là khác nhau dẫn đến việc một vụ án dân sự được giải quyết nhiều lần, thời gian tố tụng bị kéo dài, tốn nhiều thời gian không chỉ của các đương sự mà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 đã có thay đổi lớn về bản chất nội dung điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch so với Bộ luật dân sự năm 1995 (tách quy định về hình thức của hợp đồng giao dịch thành một khoản riêng độc lập, không nằm trong điều kiện bắt buộc để hợp đồng giao dịch có hiệu lực), nhưng quy định về mối quan hệ giữa hình thức và hiệu lực của hợp đồng vẫn còn chưa thực sự phù hợp thể hiện ở một số điểm sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

* Bộ luật dân sự năm 2005 so với Bộ luật dân sự năm 1995 đã tách quy định yêu cầu về hình thức ra khỏi nhóm các quy định về điều kiện có hiệu lực đối với hợp đồng, giao dịch và quy định hình thức của hợp đồng, giao

dịch trở thành điều kiện có hiệu lực của hợp đồng giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2005 lại đồng nhất giữa hình thức của hợp đồng với với trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng để từ đó xác định sự vô hiệu của hợp đồng. Hình thức của hợp đồng là cách thức biểu hiện nội dung của hợp đồng ra bên ngoài (phương tiện ghi lại sự thỏa thuận của các bên, quy định tại Điều 124, Bộ luật dân sự); Còn những trường hợp "hình thức bắt buộc với hợp đồng do pháp luật quy định" của Bộ luật dân sự năm 2005 lại là việc hợp đồng đó có được công chứng hay chứng thực hay không. Theo quan điểm chúng tôi đây chỉ là một trong những trình tự, thủ tục ký kết của các bên tham gia hợp đồng trong những trường hợp giao dịch phức tạp cần có người "làm chứng" là một cơ quan nhà nước. Đồng thời cũng là để tăng cường sự quản lý của Nhà nước, giảm tranh chấp, đảm bảo quyền lợi cho các bên đối với các giao dịch này chứ đây không phải là hình thức của hợp đồng, giao dịch.

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - 10

* Quy định về hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2005 là chưa thống nhất. Nếu khoản 2 Điều 122, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định"; còn Điều 134, Bộ luật dân sự quy định: "Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu". Như vậy chúng ta cần phải hiểu như thế nào về hiệu lực của hợp đồng dân sự bị vi phạm về mặt hình thức. Theo quan điểm chúng tôi thì quy định theo Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2005 là không phù hợp. Bởi khi hợp đồng phát sinh tranh chấp có nghĩa là sẽ thiếu đi sự tự nguyện của một trong các bên để thực hiện hợp đồng.

Vì vậy, dù Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền buộc các bên hoàn thiện về hình thức là khó thực hiện, trừ khi ý chí của các bên là muốn thực hiện đúng như thỏa thuận của hợp đồng thì khi đó mới có thể hoàn thiện về mặt hình thức hợp đồng. Nguyên tắc cao nhất của pháp luật dân sự là tôn trọng sự tự nguyện, quyền tự định đoạt của các bên chủ thể. Nên theo quan điểm của chúng tôi khi xem xét về hợp đồng chúng ta nên xem xét về ý chí thực sự của các bên khi giao kết hợp đồng. Tránh việc một bên giao kết viện dẫn hợp đồng do vi phạm hình thức và không thể hoàn thiện về mặt hình thức của hợp đồng để tuyên bố hợp đồng vô hiệu và không thực hiện hợp đồng trong khi đó ý chí thực sự của các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng là đúng sự thật.

Thứ ba, về nội dung quy định hợp đồng vô hiệu do được xác lập bởi người đại diện thực hiện giao dịch với chính mình tại khoản 5 Điều 144, Bộ luật dân sự năm 2005 là chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ trong thực tiễn công tác của mình chúng tôi thấy, có quan điểm cho rằng với quy định trên thì trong trường hợp thế chấp tài sản của bên thế chấp để đảm bảo khoản vay của công ty mà tài sản của giám đốc công ty thì trong hợp đồng người giám đốc không thể ký với tư cách là người chủ sở hữu tài sản lại vừa ký với tư cách đại diện công ty. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng pháp nhân trong hợp đồng này là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, mà người giám đốc chỉ là người thay mặt công ty đó ký kết các giao dịch hợp đồng. Việc ký kết là không vi phạm quy định của điều luật này nếu vừa ký với tư cách cá nhân là chủ sở hữu tài sản vừa ký với tư cách đại diện của công ty. Mặt khác cũng theo quan điểm này thì có thể áp dụng Điều 144, Bộ luật dân sự khoản 1: người đại diện có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người được đại diện. Vì vậy, các nhà làm luật cần làm rõ nội dung của khoản 5 Điều 144, Bộ luật dân sự năm 2005 để xác định như thế nào là vi phạm vào quy định này.

Thứ tư, về vấn đề hiệu lực của hợp đồng. Hiện nay các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự chủ yếu được quy định trong Bộ luật dân sự. Nhưng ở một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác liên quan đến việc điều chỉnh các quan hệ dân sự như Luật đất đai, Luật nhà ở… cũng có một số quy định liên quan đến việc điều chỉnh quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Nhưng giữa các quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật này trong nhiều trường hợp là chưa có sự thống nhất.

Ví dụ: khoản 5 Điều 93 Luật nhà ở quy định: "Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân hoặc đã giao nhận nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đối với giao dịch về nhà ở mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở hoặc từ thời điểm mở thừa kế trong trường hợp nhận thừa kế nhà ở"; còn theo quy định của Bộ luật dân sự thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở là kể từ thời điểm các bên hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu. Như vậy, ở hai văn bản pháp luật khác nhau đã có quy định khác nhau về thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận chuyển quyền sở hữu nhà.

Quy định hậu quả của hợp đồng vô hiệu là "các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận" là không phù hợp, chưa thực sự bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên chủ thể. Quy định này chỉ mang tính nguyên tắc, không quy định cụ thể, trong khi đó thực tiễn tài sản được hoàn trả không phải lúc nào cũng còn nguyên giá trị của nó tại thời điểm giao kết, thông thường nó bị biến đổi do tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội làm không còn nguyên giá trị ban đầu, có thể là:

+ Tài sản bị tác động tự nhiên làm hao mòn hoặc xấu đi so với lúc ban đầu khi giao kết;

+ Tài sản có thể bị giảm giá trị hoặc tăng giá trị do tác động của con người;

+ Tài sản có thể tăng giá trị hoặc giảm giá trị do tác động của quy luật kinh tế thị trường: quy luật cung cầu, quy luật giá trị…;

+ Khi quản lý tài sản các đương sự có thể khai thác một số lợi ích trong đó và cũng có thể đầu tư công sức tiền bạc làm tăng giá trị và gìn giữ, bảo quản tài sản.

Do vậy, khi giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu rất phức tạp, còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, nhất là nhận thức vấn đề "khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả cho nhau những gì đã nhận"; về việc "tăng giảm giá trị"; cũng như "trượt giá" của đồng tiền. Việc quy định không cụ thể của điều luật này dễ dẫn đến tình trạng yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, hủy hợp đồng để trục lợi. Nhất là trong tình trạng thị trường bất động sản tăng mạnh, hiện trạng các hợp đồng, giao dịch mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước đây còn tồn tại nhiều hợp đồng khi các bên ký kết không tuân thủ quy định về hình thức. Mặt khác, cách thức giải quyết của cơ quan Tòa án về hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong nhiều trường hợp vô hình chung lại thừa nhận hợp đồng vô hiệu có hiệu lực.

Việc phân loại các trường hợp vô hiệu hợp đồng là cần thiết và có ý nghĩa khi các nhà làm luật đưa ra các biện pháp xử lý khác nhau đối với các hợp đồng vô hiệu. Các hợp đồng vô hiệu do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng có mức độ ảnh hưởng khác nhau, vì vậy cần thiết phải có biện pháp xử lý cụ thể đối với từng trường hợp. Có những hợp đồng tuy vô hiệu nhưng có thể khắc phục được và có những hợp đồng vô hiệu lại không thể khắc phục được. Pháp luật dân sự chưa quy định rõ được hậu quả pháp lý này.

Từ những trình bày trên về vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự vô hiệu trong việc ký kết và giải quyết tranh chấp về hợp đồng ở nước ta hiện nay, chúng tôi có một số nhận xét chung là sự quy định của pháp luật còn chưa thống nhất, thậm chí mâu thuẫn nhau. Các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các biện pháp giải quyết hợp đồng vô hiệu còn

chung chung, không cụ thể rõ ràng tạo cơ hội cho những người làm ăn gian dối lợi dụng sơ hở của pháp luật thực hiện hành vi tiêu cực; trong nhiều trường hợp pháp luật không bênh vực được cho các bên chủ thể có quyền hợp pháp bị xâm phạm.

2.3.2. Một số vấn đề từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cần nghiên cứu giải quyết

Xuất phát từ các phân tích đánh giá trên đây, chúng tôi thấy có một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết:

2.3.2.1. Hạn chế sự vô hiệu hóa các quan hệ hợp đồng dân sự

Pháp luật dân sự đã thực sự đề cao yếu tố quan trọng nhất của hợp đồng đó là sự thể hiện ý chí đích thực của chủ thể và trong chừng mực nào đó đã vô hiệu hóa các quan hệ hợp đồng một cách tùy tiện, thiếu thuyết phục. Như quy định về điều kiện chủ thể, hình thức của hợp đồng… Tuy nhiên, theo chúng tôi một số quy định không nên coi chúng như điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Ví dụ như quy định về hình thức ủy quyền, nhất là trong những trường hợp người ký không có ủy quyền (hoặc vượt quá thẩm quyền) hợp đồng đã thực hiện được trên thực tế mà người có quyền biết và buộc phải biết, nhưng không có ý kiến gì thì coi như là đã công nhận việc ký hợp đồng đó là có ủy quyền; trong trường hợp này phải coi hợp đồng có hiệu lực. Đối với những trường hợp mà người ký hợp đồng có vi phạm các quy định pháp luật, song không phải mọi vi phạm đều đưa đến hậu quả làm hợp đồng vô hiệu. Trong trường hợp này chúng ta nên xem xét giải quyết bằng chế tài hành chính hoặc cao hơn là chế tài hình sự, chứ không nên coi đó là điều kiện dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Theo chúng tôi, pháp luật nên hạn chế tối đa việc quy định các điều kiện không cần thiết làm hợp đồng vô hiệu.

2.3.2.2. Hạn chế sự thiếu rõ ràng của quy định pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu

Sự thiếu rõ ràng trong việc quy định và giải thích thuật ngữ xác định hợp đồng vô hiệu cũng như xử lý hợp đồng vô hiệu đã gây ra không ít sự lúng

túng cho những người thực hiện pháp luật cũng như cơ quan giải quyết tranh chấp về hợp đồng; tạo nên sự thiếu thống nhất trong cách hiểu và tùy tiện trong áp dụng pháp luật như đã nêu ở trên. Cần hạn chế việc không thống nhất giữa các quy định pháp luật và các văn bản luật, văn bản luật sau có quy định không thống nhất, phù hợp với văn bản trước. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu làm rõ khái niệm như: vi phạm điều cấm của pháp luật và trái quy định của pháp luật, khái niệm lừa dối và lừa đảo, khái niệm hoàn trả trong xử lý hậu quả pháp lý đối với hợp đồng vô hiệu …

2.3.2.3. Cần phải có quy định rõ ràng, cụ thể trong việc xử lý hợp đồng vô hiệu

Pháp luật dân sự quy định không cụ thể về các biện pháp xử lý hợp đồng vô hiệu, đánh đồng các trường hợp vô hiệu như nhau để xử lý. Đó chính là nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất trong xử lý hợp đồng vô hiệu của các cơ quan giải quyết tranh chấp. Để khắc phục các nhược điểm trên của các quy định hiện hành về xử lý hợp đồng vô hiệu, chúng tôi cho rằng pháp luật cần bổ sung và làm rõ một số thuật ngữ sau:

+ Cần nghiên cứu và đưa ra cách thức xử lý khác nhau đối với các trường hợp vô hiệu khác nhau. Các trường hợp vô hiệu do vi phạm các điều kiện khác nhau có nguyên nhân và dẫn đến các hậu quả là khác nhau, sự ảnh hưởng của nó đến các quan hệ xã hội là khác nhau. Vì vậy, cần đưa ra các cách thức xử lý là khác nhau với những hậu quả pháp lý khác nhau. Biện pháp xử lý đối với hợp đồng dân sự vô hiệu hiện nay chưa hợp lý, nhiều trường hợp chưa đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể liên quan.

2.3.2.4. Về quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng, giao dịch vô hiệu (Điều 136, Bộ luật dân sự)

Bộ luật dân sự quy định một số trường hợp làm hợp đồng dân sự vô hiệu. Tuy nhiên, hợp đồng dân sự khi rơi vào những trường hợp do pháp luật giả định không đương nhiên bị vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi có yêu cầu của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022