Christian Batal(2002), Quản Lý Nguồn Nhân Lực Trong Khu Vực Nhà Nước, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

Đầu tư thêm các máy hàn tự động để thay thế các máy hàn bán tự động tại các vị trí như hàn đường khoanh, hàn các vách và tôn vỏ. Như vậy năng suất lao động sẽ tăng lên 1,5 đến 2 lần so năng suất hiện nay, nếu đường hàn đấu đầu ở tư thế hàn bằng tùy theo chiều dày của thép một người lao động có thể hàn được từ 10m đến 28m/ngày, nếu áp dụng máy hàn tự động có thể hàn tăng lên 15m đến 42m/ngày. Ở đường hàn ke nếu ở tư thế hàn bằng tùy theo chiều dày của thép một người lao động có thể hàn được từ 15m đến 42m/ngày, nếu áp dụng máy hàn tự động có thể hàn tăng lên 22m đến 63m/ngày.

Áp dụng hình thức ghi tên đối với thợ sắt và thợ hàn của phân xưởng vỏ trên các hạng mục công việc đã thi công xong để gắn trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm của người lao động đối với chất lượng sản phẩm, để tránh hiện tượng làm bừa, làm ẩu và phải làm đi làm lại nhiều lần sẽ làm ảnh hường đến năng suất của người lao động và ảnh hưởng đến tiến độ của phân xưởng khác.

Áp dụng các phần mềm ứng dụng lập kế hoạch để hỗ trợ bộ phận lập kế hoạch có thể tính nhân công cho từng bước công nghệ, cho từng công việc trên từng sản phẩm, như vậy sẽ giúp cho các quản đốc phân xưởng chủ động bố trí nhân lực và khoán sản phẩm một cách chính xác hơn.

Áp dụng các phần mềm ứng dụng trong thiết kế để hỗ trợ cho bộ phận kỹ thuật lập trình và tính toán các định mức kinh tế kỹ thuật một cách chính xác và nhanh hơn.

Áp dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý điều hành sản xuất ở các phòng, ban chức năng nghiệp vụ khác để nâng cao hiệu quả và giảm số lượng NL tại các phòng ban.

Ngoài ra cần có các biện pháp khác để nâng cao thể lực cho NL trong các doang nghiệp đóng tàu như:

- Tăng cường chế độ ăn uống giữa ca cho nhân lực nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cung cấp cơ cấu dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để người lao động có sức khỏe tốt, nhanh hồi phục sức lao động, đồng thời tái tạo sức lao động mới phục vụ cho công việc được giao.

- Thành lập Trung tâm y tế ngay tại DN để khám chữa bệnh kịp thời cho người lao động theo tinh thần thông tư số 11/TT-BYT năm 1997 của Bộ Y tế.

- Các doanh nghiệp cần phối hợp với công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho người lao động sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Hàng năm, có chế độ nghỉ phép, nghỉ mát, nghỉ dưỡng sức hợp lý cho người lao động.

- Phát động các phong trào rèn luyện thân thể, tập thể dục, nâng cao thể lực... vào đầu giờ sáng trước mỗi ca làm việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Kết luận

Các giải pháp phát triển nhân lực cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng - 22

ĐT đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Muốn phát triển được kinh tế biển phải có những đầu tàu lớn, đó chính là những doanh nghiệp ĐT mạnh, có đủ năng lực, uy tín, chất lượng có khả năng cạnh tranh với các hãng ĐT nước ngoài. Hải Phòng có nhiều cơ hội tốt để trở thành trung tâm ĐT của Việt Nam và khu vực.

Qua quá trình nghiên cứu, luận án có những đóng góp mới cho sự phát triển của khoa học chuyên ngành, ý nghĩa khoa học, giá trị và độ tin cậy của các đóng góp mới như sau:

- Thứ nhất, luận án đã đưa ra được khung lý luận về PTNL từ đó đưa ra các khái niệm về NL ngành ĐT và PTNL trong các doanh nghiệp ĐT.

- Thứ hai, luận án đã phân tích kinh nghiệm PTNL của một số Quốc gia có ngành công nghiệp ĐT phát triển và một vài DNĐT trong và ngoài nước để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong PTNL ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng.

- Thứ ba, luận án đã thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích và đánh giá thực trạng NL của các DNĐT khu vực Hải Phòng để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân, làm cơ sở cho cho các giải pháp.

- Thứ tư trên cơ sở phân tích, đánh giá về số lượng, chất lượng, cơ cấu NL trong DNĐT khu vực Hải Phòng, định hướng phát triển NL trong DNĐT khu vực Hải Phòng luận án đã đề xuất các giải pháp để PTNL ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng gồm:

- Xử lý hài hòa, hiệu quả số lượng NL dôi dư

- Nâng cao chất lượng NL thông qua đào tạo

- Nhóm giải pháp PTNL mang tính tổ chức

- Xây dựng các chính sách ưu đãi NL

- Nâng cao thể lực cho đội ngũ NL đặc biệt là LĐSX.

Như vậy với nội dung nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp nhất

định cho cơ sở lý luận về PTNL trong DNĐT. Đồng thời đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà lãnh đạo trong DNĐT nói chung và DNĐT khu vực Hải Phòng nói riêng. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập có giá trị cho những người làm việc, nghiên cứu về lĩnh vực này.

Kiến nghị

Đối với Chính phủ và Cơ quan chủ quản

Chính phủ cần mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo huấn luyện NL, tranh thủ sự giúp đỡ của chính phủ các nước, đẩy mạnh hợp tác song phương giữa các trường nhằm xây dựng một hệ thống đào tạo huấn luyện NL ngành ĐT thống nhất toàn cầu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh với các hãng đóng tàu nước ngoài. Các cơ quan quản lý, các Bộ chủ quản và Chính phủ và thành phố Hải Phòng cần tiếp tục ban hành các chính sách và cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp ĐT trong thời gian tới để giúp các DNĐT vượt qua được khó khăn tiến tới phát triển bền vững. Cụ thể:

- Nhà nước, thành phố Hải Phòng cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp ĐT được ưu tiên đóng mới và sửa chữa nếu những DN trong nước có nhu cầu.

- Doanh nghiệp ĐT tiếp tục được vay vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện các chương trình phát triển đội tàu;

- Chính phủ cần khẩn trương xây dựng và ban hành các quy định chi tiết nhằm xây dựng tiêu chuẩn cho NL ngành ĐT, trong các doanh nghiệp ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu của các điều ước quốc tế về hội nhập và phù hợp tình hình thực tế.

Đối với các DN ĐT

Các DNĐT cần xây dựng hệ thống quy trình thủ tục giải quyết công việc, các bản mô tả chức danh công việc nhằm giúp nhà lãnh đạo định hướng được công tác đào tạo dễ dàng hơn. Mặt khác dựa vào đó nhân viên sẽ có định hướng để phát triển nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Coi việc PTNL là mục tiêu chiến lược và phải gắn liền với chiến lược phát triển của DN. Các nhà lãnh đạo phải đi đầu trong công tác này qua việc tạo cơ chế chính sách giúp người lao động có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc học tập và nâng cao trình độ của mình.

Đối với các cơ sở đào tạo

Các trường đào tạo, trung tâm, cơ sở đào tạo cần xây dựng các chương trình, khóa học theo sát với công việc thực tế, đảm bảo lợi ích của người học, nhằm nâng cao hiệu quả công việc cho người học. Trên cơ sở phân tích công việc của từng đối tượng nhân lực, giúp cơ sở đào tạo có định hướng biên soạn nội dung phù hợp, tăng cường thực hành, thực tập trên cơ sở kiến thức cơ bản của từng nghiệp vụ, kỹ năng.

Đổi mới phương pháp dạy và học, lấy người học làm trung tâm, giúp người học tự hình thành các kỹ năng nắm bắt, giải quyết vấn đề trong từng môn học, bồi dưỡng kỹ năng tự học nhằm nâng cao trình độ năng lực bản thân.

Tăng cường liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước, các trường đào tạo, các hiệp hội về đóng tàu. Điều này tạo cơ sở cho việc học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý nhân lực tiên tiến. Việc thực hiện có thể tiến hành qua các chuyến đi khảo sát, tham quan thực tế ở nước ngoài, qua các cuộc hội thảo, tọa đàm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp đóng tàu.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Bài báo khoa học:

1. Ths. Hoàng Thị Thúy Phương, (2018) “Tình hình nhân lực ngành đóng tàu sau tái cơ cấu” đăng trên Tạp chí Giao thông vận tải, ISSN 2354- 0818 số tháng 5/2018, trang 147-150.

2. Ths. Hoàng Thị Thúy Phương, (2018) “Nhân lực Việt Nam trong thời kì hội nhập - Góc nhìn từ ngành đóng tàu” đăng trên Tạp chí Giao thông vận tải, ISSN 2354-0818 số tháng 7/2018, trang 123-126.

3. Ths. Hoàng Thị Thúy Phương, (2018) “Bức tranh tổng thể về chất lượng nhân lực đóng tàu Hải Phòng sau tái cơ cấu”, đăng trên Tạp chí Khoa học, trường Đại học Hải Phòng số 28 tháng 5/2018, trang 15-24.

4. PGS.TS Nguyễn Thái Sơn, Ths. Hoàng Thị Thúy Phương “Chất lượng nhân lực ngành đóng tàu – Nghiên cứu từ các doanh nghiệp điển hình tại Hải Phòng”, (2018), đăng trên tạp chí Tạp chí khoa học thương mại, trường Đại học Thương mại, ISSN 1859-3666 số 123 tháng 11/2018

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường:

5. Ths Hoàng Thị Thúy Phương, (2015) “Một số giải pháp phát triển nhân lực quản trị cấp cao của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

6. Ths. Hoàng Thị Thúy Phương, (2016) “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ: thực trạng và giải pháp”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Giao thông vận tải (2003), Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH: Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải, Hà Nội.

2. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

3. Christian Batal(2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đề án Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

5. Đề án Tái cấu trúc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

6. Đề án và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hải Phòng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

7. Đỗ Hoàng Điệp và Phùng Lê Dung (2009), "Phát triển nhân lực dựa trên các chiến lược kinh tế", Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 2.

8. Hội nghị TW 8 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030 tầm nhìn 2045.

9. Hoàng Thị Thúy Phương,(2018), “Chất lượng nhân lực ngành đóng tàu – Nghiên cứu từ các doanh nghiệp điển hình tại Hải Phòng”, đăng trên tạp chí Tạp chí khoa học Thương mại, trường Đại học Thương mại số tháng 11/2018 10.Hoàng Thị Thúy Phương, (2015), “Một số giải pháp phát triển nhân lực quản trị cấp cao của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, năm 2015, trường

Đại học Hàng hải Việt Nam

11.Hoàng Thị Thúy Phương, (2018),“Nhân lực Việt Nam trong thời kì hội nhập

– Góc nhìn từ ngành đóng tàu”, tạp chí Giao thông vận tải số tháng 7/2018 12.Hoàng Thị Thúy Phương, (2016), “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ: thực trạng và giải pháp”, Đại học Hàng hải Việt Nam 13.Hoàng Thị Thúy Phương, (2018),“Tình hình nhân lực ngành đóng tàu sau tái

cơ cấu”, (2018) đăng trên Tạp chí Giao thông vận tải số tháng 5/2018.

14.Kết luận số 81-KL/TW ngày 06/8/2010 của Bộ Chính trị về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

15.Lê Thị Hồng Điệp (2010), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

16.Lê Thị Việt Nga (2010), "Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với đội tầu biển Việt Nam và sự cần thiết của việc tái cấu trúc", Kỷ yếu Hội thảo Tái cấu trúc ngành và các doanh nghiệp ngành công thương trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, Nhà xuất bản Thống kê.

17.Mai Khắc Thành (2012), "Các giải pháp phát triển đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam", luận án Tiến sĩ - Đại học Hàng Hải.

18.Martin Hilb (2003), Quản trị nhân sự tổng thể, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

19.Matsushita Konosuke (2000), Nhân sự. Chìa khóa của thành công, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.

20.Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về phát triển Hải Phòng đến năm 2030 tầm nhìn 2045

21.Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Phương ( 2014) Tình hình môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp đóng tàu khu vực miền Duyên hải.

22.Nguyễn Thị Diệu Quyên (2010), "Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển cán bộ quản lý tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam-VINASHIN", Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

23.Peter F Drucker (2003), Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Trẻ.

24.Phạm Quý Long (2000), "Quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Nhật Bản và một số bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/01/2023