Tỷ Trọng Tiền Gửi Các Nhóm Khách Hàng Giai Đoạn 2016-2020


Dựa vào bảng cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo đối tượng khách hàng ta thấy trong những năm vừa qua cơ cấu huy động vốn được tăng trưởng và dịch chuyển mạnh, cụ thể nhóm khách hàng ĐCTC tăng mạnh vào năm 2017 so với 2016 là 1.903 tỷ và đã đưa quy mô huy động vốn của chi nhánh cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Tiếp đó đến năm 2018, 2019, 2020 nguồn huy động vốn ĐCTC giảm dần và giảm sâu vào năm 2016 là do đã thực hiện cơ cấu nguồn vốn huy động theo sự điều hành của Ban lãnh đạo: duy trì và phấn đấu tăng trưởng nguồn huy động vốn tiền gửi của dân cư của các TCKT là những đối tượng khách hàng có nguồn vốn ổn định bền vững. Bên cạnh sự sụt giảm mạnh cơ cấu khách hàng ĐCTC thì các nhóm khách hàng là TCKT và khách hàng cá nhân tăng đáng kể, năm 2016 khách hàng là TCKT chỉ đạt 439 tỷ sau 5 năm đã đạt 1.681 tỷ kết thúc năm 2020 và tương đương 383% tăng trưởng. Cũng như vậy nhóm khách hàng cá nhân cũng tăng trưởng mạnh từ 1.676 tỷ năm 2016 và đạt 5.300 tỷ năm 2020 cho thấy rõ BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đã thay đổi cơ cấu khách hàng theo từng giai đoạn và không ảnh hưởng đến tổng huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh và vẫn gia tăng được hiệu quả của nền khách hàng dân cư và TCKT, đã phần nào giảm dần sự phụ thuộc vào một khách hàng lớn.

Tỷ trọng tiền gửi của các nhóm khách hàng tại chi nhánh được thể hiện qua các năm như sau:


100%


50%

0%

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cá nhân TCKT ĐCTC

Hình 2.4: Tỷ trọng tiền gửi các nhóm khách hàng giai đoạn 2016-2020


(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)


Nhìn vào biểu đồ tỷ trọng tiền gửi giai đoạn 2016-2020 của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng ta thấy cơ cấu huy động vốn tiền gửi thay đổi theo các năm và tương ứng với nó ta có thể thấy được tỷ trọng tiền gửi của các nhóm khách hàng cũng thay đổi theo. Năm 2016, tỷ trọng tiền gửi của khách hàng ĐCTC chiếm 67% trên tổng tiền gửi toàn chi nhánh, tỷ trọng này đã phản ánh toàn bộ nguồn thu nhập về hoạt động tiền gửi phụ thuộc nhiều vào nhóm khách hàng này. Tiếp theo, tỷ trọng tiền gửi cá nhân chiếm 26% trên tổng tiền gửi của toàn chi nhánh, tương ứng với tỷ trọng này nguồn thu từ hoạt động tiền gửi cá nhân cũng sẽ không được cao so với khách hàng ĐCTC. Cuối cùng, tiền gửi của khách hàng TCKT chỉ chiếm 7% trong tổng tiền gửi toàn chi nhánh chiếm một tỷ trọng rất thấp so với các nhóm tiền gửi đang hiện hữu trong năm. Năm 2017 tỷ trọng tiền gửi tại chi nhánh cũng không thay đổi và thu nhập từ tiền gửi huy động vốn vẫn chủ yếu phụ thuộc vào khách hàng ĐCTC.

Năm 2018 là năm thay đổi chính sách và cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh mạnh nhất, Ban lãnh đạo chi nhánh đã chỉ đạo giảm tỷ trọng huy động vốn tiền gửi của nhóm khách hàng ĐCTC xuống 42% và giảm 25% so với năm 2017 trên tổng nguồn huy động vốn tiền gửi đồng thời tăng tỷ trọng nguồn huy động vốn khách hàng cá nhân và khách hàng TCKT lên 40% và 18% dần dần giảm phụ thuộc vào nhóm tiền gửi lớn có nguy cơ cao.

Tiếp theo năm 2018 là năm 2019, 2020 tiếp tục thực hiện cơ cấu nền khách hàng của chi nhánh đã tiếp tục thực hiện chuyển dịch theo hướng bền vững gia tăng tỷ trọng về số lượng nên khách hàng cá nhân và TCKT. Đến cuối năm 2020 tỷ trọng nhóm khách hàng ĐCTC đã giảm xuống còn 23% trên tổng nguồn huy động toàn chi nhánh, nhóm khách hàng TCKT vẫn giữ ổn định trong trong 3 năm liên tiếp tăng giảm không đáng kể. Riêng đối với nhóm khách hàng cá nhân năm 2019, 2020 tỷ trọng của nhóm tiền gửi này đã tăng và chiếm tới 56% đến 58% trên tổng nguồn huy động tiền gửi tại chi nhánh. Thu nhập từ huy động vốn tiền gửi từ khách hàng cá nhân đã được tăng đáng kể và bù đắp được


thu nhập từ nhóm BCTC đã giảm trong năm.


* Dựa theo theo loại tiền:


Căn cứ vào loại tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thì cơ cấu tiền gửi sẽ bao gồm tiền gửi bằng VNĐ và tiền gửi bằng ngoại tệ quy đổi. Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền của BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng từ năm 2016 – 2020 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền của khách hàng



TT


Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số tiền

huy động

Tỷ

trọng (%)

Số tiền

huy động

Tỷ

trọng (%)

Số tiền

huy động

Tỷ

trọng (%)

Số tiền

huy động

Tỷ

trọng (%)

Số tiền

huy động

Tỷ

trọng (%)

1.

Tổng số dư HĐV

6,370

100%

9,153

100%

8,454

100%

7,163

100%

9,117

100%

2.

Huy động vốn

bằng VNĐ


6,092


95,6%


8,606


94%


6,851


81%


6,843


96%


8,846


97%

3.

HĐV bằng ngoại

tệ quy đổi


278


4,6%


547


6%


1,603


19%


321


4%


271


3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng - 8

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)


Nhìn vào bảng cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo loại tiền của khách hàng ta thấy BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng huy động vốn tiền gửi bằng VNĐ là chủ yếu, huy động vốn bằng ngoại tệ quy đổi là rất nhỏ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng quy mô tiền gửi tại chi nhánh.

Từ năm 2016 huy động vốn tiền gửi VNĐ đã chiếm 95,6% tổng nguồn huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh, huy động vốn bằng ngoại tệ quy đổi của khách hàng chỉ chiếm 0,4% trên tổng huy động, một con số rất nhỏ cho ta thấy cơ cấu tiền gửi của khách hàng cũng thiên về cất trữ VNĐ là chính. Tương tự năm 2016, năm 2017 cơ cấu tiền gửi theo loại tiền của khách hàng cũng không thay đổi là mấy, tỷ trọng VNĐ vẫn chiếm 94% trên tổng huy động vốn tiền gửi và ngoại tệ quy đổi cũng chỉ chiếm 0,6% rất khiêm tốn so với tỷ trọng VNĐ trên tổng huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh.


Đến năm 2018 tỷ trọng ngoại tệ quy đổi trên tổng quy mô huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh Hai Bà Trưng đã được tăng lên rõ rệt và đạt 19% nhờ vào chính sách HĐV của BIDV thời kỳ bấy giờ, huy động vốn VNĐ giảm xuống còn 81%. Sang đến năm 2019, 2020 chính sách huy động vốn bằng ngoại tệ của NHNN đã tác động mạnh vào hệ thống NHTM và tác động trực tiếp đến cá nhân người gửi tiền, lãi suất huy động vốn cá nhân bằng ngoại tệ giảm còn 0%/năm, hàng loạt các khách hàng có ngoại tệ bán lấy tiền VNĐ để chuyển đổi cơ cấu tích trữ của mình dẫn đến tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ quy đổi suy giảm mạnh đang từ 19% của năm 2018 giảm xuống còn 0,3% của năm 2020 cho ta thấy cơ cấu tích trữ tiền gửi của khách hàng càng dịch chuyển mạnh theo chiều hướng tích cực của chính sách tiền tệ quốc gia.

2.2.3.3. Kỳ hạn huy động tiền gửi tại chi nhánh


Kỳ hạn huy động vốn tiền gửi tại một NHTM phản ánh chính xác tình hình sử dụng và đầu tư vốn tiền gửi của ngân hàng đó, NHTM thường chia làm 3 loại kỳ hạn tiền gửi để huy động vốn tiền gửi và lập kế hoạch sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách dùng để thanh toán hoặc chưa có kế hoạch tích trữ và thường để tạm thời trên tài khoản thanh toán được mở tại ngân hàng và loại kỳ hạn dưới 12 tháng còn gọi là ngắn hạn, loại có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên gọi là trung dài hạn.

Bảng 2.5: Huy động vốn tiền gửi theo kỳ hạn từ năm 2016-2020



TT


Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số tiền

huy động

Tỷ

trọng (%)

Số tiền

huy động

Tỷ

trọng (%)

Số tiền

huy động

Tỷ

trọng (%)

Số tiền

huy động

Tỷ

trọng (%)

Số tiền

huy động

Tỷ

trọng (%)

1.

Tổng số dư HĐV

6,370

100%

9,153

100%

8,454

100%

7,163

100%

9,117

100%

2.

KKH

218

3,4%

345

4%

623

7%

895

12%

1,344

15%

3.

Kỳ hạn <12 tháng

3,985

62,6%

7,037

77%

5,212

62%

2,791

39%

2,572

28%

4.

Kỳ hạn >12 tháng

2,167

34,0%

1,771

19%

2,619

31%

3,477

49%

5,201

57%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)


Huy động vốn tiền gửi của chi nhánh Hai Bà Trưng trong 5 năm qua đã được thay đổi đúng theo định hướng của BIDV, tăng trưởng huy động vốn tiền gửi KKH và huy động vốn tiền gửi dài hạn nhằm tiết kiệm được nguồn vốn giá rẻ tạo tiền đề cho việc phát triển tín dụng, đảm bảo được các nguyên tắc điều hành vốn, phát triển được nền vốn bền vững.

Năm 2016 tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 6,370 tỷ trong đó tiền gửi KKH chỉ đạt 218 tỷ chiếm tỷ trọng 3% trên tổng nguồn, sang năm 2017, 2018 tỷ trọng tiền gửi KKH cũng không thay đổi đáng kể. Đến năm 2019, 2020 huy động vốn tiền gửi KKH của chi nhánh mới thực sự tăng trưởng bứt phá nhờ vào sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo. Đến năm 2020 tiền gửi KKH đã đạt

1.344 tỷ và chiếm 15% trên tổng quy mô huy động vốn tiền gửi, tăng 617% so với năm 2016 và tăng 150% so với năm liền kề là năm 2019.

Tiếp theo là loại kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng đây là loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn, tại thời điểm năm 2016 loại kỳ hạn này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng quy mô các kỳ hạn nhưng chi nhánh không tập trung phát triển mạnh là do chi phí cho loại này cao và không lâu bền. Hiện tại loại kỳ hạn mà chi nhánh đang trú trọng nhất là loại 12 tháng trở lên, đây là loại kỳ hạn tiền gửi trung hạn, với loại tiền gửi này chi nhánh sẽ có nguồn vốn lâu dài hơn, bền vững hơn. Tại thời điểm năm 2016 quy mô tiền gửi lớn hơn hoặc bằng 12 tháng chỉ đạt

2.167 tỷ chiếm 34% trên tổng quy mô huy động vốn các kỳ hạn, nhưng đến năm 2017 quy mô huy động vốn loại kỳ hạn này đã đạt 5.200 tỷ chiếm 57% trên tổng quy mô huy động vốn các kỳ hạn tại chi nhánh tăng thêm 23% so với năm 2016 và đạt hiệu quả cao so với các kỳ hạn khác.


Sau đây là biểu đồ huy động vốn tiền gửi theo kỳ hạn từ năm 2016-2020:


Đơn vị: %


150%


100%


50%


0%

Năm 2016

Năm 2017

KKH

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

dưới 12 th

12th trở lên

Hình 2.5: Huy động vốn tiền gửi theo kỳ hạn

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)


Nhìn vào biểu đồ huy động vốn tiền gửi theo kỳ hạn của chi nhánh ta thấy sự thay đổi rõ rệt qua các năm đã phần nào khẳng định được sự điều hành đúng đắn của Ban lãnh đạo chi nhánh. Huy động vốn tiền gửi KKH là kênh huy động vốn giá rẻ đã được tăng đều vào năm 2017, 2018 và tăng ngoạn mục trong năm 2019, 2020. Tiếp theo là kênh huy động vốn tiền gửi 12 tháng trở lên cũng được chi nhánh trú trọng nhằm tăng trưởng ổn định và bền vững hơn nền vốn huy động tại chi nhánh và chiếm tỷ lệ cao nhất so với các kỳ hạn còn lại.

2.2.3.4. Cơ chế điều hành tiền gửi huy động của chi nhánh


Trong những năm vừa qua BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng thực hiện huy động vốn theo quy định điều hành vốn nội bộ số 1630/QĐ-ALCO ngày 31/05/2018 và các sửa đổi của Tổng giám đốc BIDV. Quy định điều hành vốn nội bộ này thực hiện theo nguyên tắc: Đảm bảo tuân thủ chủ trương chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và chiến lược, kế hoạch kinh doanh, định hướng điều hành của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Hội đồng ALCO trong từng thời kỳ; Điều hành linh hoạt chủ động, phù hợp với tình hình thị trường và khả năng cân đối vốn, năng lực cạnh tranh của BIDV trong từng thời kỳ; Đảm bảo việc tách bạch các giao dịch thuộc sổ ngân hàng và sổ kinh doanh để phân định


rõ trách nhiệm, kết quả kinh doanh của sổ ngân hàng và mức độ đóng góp của các đơn vị tham gia; Đảm bảo đánh giá khách quan mức độ đóng góp của các đơn vị kinh doanh trong kết quả chung của ngân hàng.

Thông qua các công cụ điều hành vốn (trần/ sàn/ lãi suất) nội bộ, BIDV thực hiện kiểm soát chi phí, quy mô vốn khả dụng, đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả kinh doanh; Thực hiện mua bán vốn giữa Hội sở chính với các chi nhánh bán vốn; Khuyến khích hạn chế huy động cho vay phù hợp với

mục tiêu cân đối vốn, tái cơ cấu bảng tổng kết tài sản trong từng thời kỳ; Thực hiện chính sách khuyến khích hạn chế huy động vốn cho vay đối với các sản phẩm khách hàng cụ thể là định hướng cơ sở để chi nhánh quyết định lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Như vậy, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng sẽ thực hiện quy chế huy động vốn và cho vay dựa trên cơ sở quy chế điều hành vốn nội bộ của BIDV, Cụ thể, toàn bộ nguồn vốn huy động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng ở mọi kỳ hạn sau khi huy động từ khách hàng sẽ được bán vốn về HỌ đảm bảo lãi suất huy động thấp hơn lãi suất mua vốn của HO, định hướng huy động vốn trong từng thời kỳ; Khi có nhu cầu cho vay, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng thực hiện mua vốn từ HO (FTP bán vốn cơ sở) cộng Margin thành lãi suất cho vay khách hàng. Thông thường Margin bao gồm chi phí dự trữ bắt buộc, chi phí dự phòng rủi ro, chi phí quản lý và lợi nhuận kỳ vọng của chi nhánh.

Với nguyên tắc điều hành vốn như trên BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng sẽ ban hành biểu lãi suất huy động vốn và cho vay tới các phòng và bộ phận kinh doanh trực tiếp đảm bảo được tính cạnh tranh với các NHTM trên cùng địa bàn nhưng vẫn phải có lãi cho ngân hàng. Phòng kế hoạch tài chính là đơn vị có trách nhiệm đề xuất, tổng hợp các chính sách khi có thay đổi từ HỌ và cập nhật khai báo lãi suất cùng với các sản phẩm huy động mới trên hệ thống mà HO thông báo. Bên cạnh đó các đơn vị trong chi nhánh cũng thường xuyên trao đổi


với khách hàng khai thác các nguồn thông tin để nắm bắt tình hình lãi suất trên thị trường cũng như nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, triển khai có hiệu quả công tác phối hợp giữa các đơn vị trong Chi nhánh và chi nhánh với HO nhằm duy trì và phát triển nền vốn của cả khách hàng TCKT và dân cư.

2.2.3.5. Thu nhập từ huy động tiền gửi tại chi nhánh


Theo cơ chế vốn FTP, BIDV- Hai Bà Trưng sẽ thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính BIDV trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đó là, khi huy động vốn thì toàn bộ vốn huy động được, BIDV- Hai Bà Trưng sẽ bán lên Hội sở chính và khi có nhu cầu cho vay chi nhánh sẽ mua vốn tại Hội sở chính. Vì thế, trong thu nhập ròng của chi nhánh sẽ bao gồm các cấu phần: Thu nhập từ huy động vốn, thu nhập từ hoạt động tín dụng và thu từ dịch vụ ròng.

Thu nhập từ huy động vốn được tính bằng huy động vốn bình quân nhân NIM huy động vốn (trong đó NIM là lãi suất ròng)

Bảng 2.6: Thu nhập huy động vốn tiền gửi từ năm 2016-2020


Đơn vị: Tỷ đồng



TT


Chỉ tiêu


Năm 2016


Năm 2017


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

So sánh

2017/2016

2018/2017

2019/2018

2020/2019

Số tuyệt

đối

Tỷ lệ (%)

Số tuyệt

đối

Tỷ lệ (%)

Số tuyệt

đối

Tỷ lệ (%)

Số tuyệt

đối

Tỷ lệ (%)

1.

Huy động vốn

cuối kỳ

6,370

9,153

8,453

7,163

9,116

2,783

44%

(700)

-8%

(1,290)

-15%

1.953

27%

2.

Huy động vốn

bình quân

6,021

6,567

9,900

8,368

7,806

546

9%

3,333

51%

(1,532)

-15%

(562)

-7%

3.

NIM

1,06

1,50

1,35

1,17

1,51

0,44


-0.15%


-0,18


0.34%


4.

Thu nhập từ

huy động vốn

63,8

98,5

133,6

97,9

117,9

35

54%

35

36%

(36)

-27%

20

20%

5.

Tổng thu nhập

127,6

175,9

222,7

217,6

203,3

48

38%

47

27%

(5)

-2%

(14)

-7%


6.

Tỷ lệ thu nhập

từ HĐV/tổng thu nhập


50


56


60


45


58









(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí