Vietcombank và sự hài lòng đó có khiến cho khách hàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ Vietcombank cho người thân hay bạn bè hay không.
Kết quả điều tra được thống kê như sau: phần đông khách hàng đều cho rằng Vietcombank là một thương hiệu lớn có cơ sở vật chất hiện đại, địa điểm giao dịch và thời gian giao dịch hợp lý, thuận tiện cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên giao dịch chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên về mức lãi suất chưa hấp dẫn khách hàng cũng như chương trình khuyến mại tặng thưởng chưa thu hút so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Ngoài ra, do số lượng khách hàng đông, số lượng nhân viên ít nên chưa phục vụ khách hàng chu đáo trong giờ cao điểm nên vẫn còn một số khách hàng chưa hài lòng với dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cũng như giới thiệu cho khách hàng mới sử dụng sản phẩm, dịch vụ Vietcombank.
Như vậy, chính sách phát triển về sản phẩm, dịch vụ là chính sách đồng nhất từ trung ương đến địa phương nhưng qua đánh giá tình hình huy động vốn của Vietcombank Chi nhánh Bình Dương và qua kết quả khảo sát ta thấy rằng, việc phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Vietcombank cần phải chú ý đến việc đánh giá thành phần khách hàng chủ lực của trụ sở mới. Cần nắm bắt thông tin về nhu cầu, sở thích, văn hóa của thành phần khách hàng chính cũng như cập nhật liên tục các chính sách ưu đãi hiện hành mà các ngân hàng khác đang thực hiện để từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể gây dựng và phát triển chi nhánh Vietcombank hoạt động hiệu quả, có thể cạnh tranh với những ngân hàng đã có sẵn trên địa bàn.
Do hạn chế về thời gian và địa bàn công tác nên việc khảo sát được giới hạn cho khách hàng của Vietcombank chi nhánh Bình Dương. Tuy nhiên, đây là chi nhánh hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm liền, đặc biệt Vietcombank chi nhánh Bình Dương có những điều kiện thuận lợi như sự phát triển lớn mạnh của tỉnh nhà, với các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao so với cả nước và thành phần dân cư là dân từ Bắc đến Nam nhập cư về nên tác giả hy vọng kết quả khảo sát này có thể đánh giá phần nào chất lượng huy động vốn của Vietcombank.
2.7 Kết luận chương 2:
Chương 2 của luận văn nêu lên thực trạng huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, phân tích, các nhân tố ánh hưởng đến thực trạng huy động vốn, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cũng như khảo sát khách hàng bất kỳ giao dịch với Phòng Giao dịch Vsip Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Qua phân tích chương, luận văn cũng đã nêu lên những mặt hạn chế từ sản phẩm, dịch vụ, giá cả đến yếu tố của con người tác động đến thực trạng huy động vốn để từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 7
- Cơ Sở Vật Chất Và Mạng Lưới Hoạt Động:
- Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 9
- Giải Pháp Về Chính Sách Lãi Suất, Khuyến Mại Tặng Thưởng:
- Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 12
- Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2013
Năm 2013 được dự đoán là năm kinh tế thế giới sáng sủa hơn, tăng trường hơn năm 2012 nhưng chưa cao và có thể có những diễn biến phức tạp. Đối với Việt Nam, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức ~5,5%, lạm phát thấp hơn năm 2012 (~ 6%). Cạnh tranh trong các lĩnh vực nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng sẽ ngày càng gay gắt, nảy sinh nhiều thách thức mới .Chính sách tiền tệ được dự kiến là vẫn tiếp tục nới lỏng lính hoạt. Tăng trường tín dụng toàn hệ thống dự kiến n- 12%.
Trong bối cảnh đó, phương châm hoạt động của VCB là "Đổi mới - Chất lượng – An Toàn - Hiệu quả”; Quan điểm chỉ đạo điều hành là “Nhạy bên, linh hoạt, quyết liệt”. Định hướng chủ đạo của năm 2013: bám sát chiến lược 2011-2020 đã được phê duyệt, tiếp tục củng cố vị thể ngân hàng bán buôn, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bán lẻ, chuyển dịch mạnh sang tiền đồng, tăng cường hợp tác với Mizuho, phát huy mọi lợi thể, tiếp tục phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng và thực chất làm trong, hướng tới phát triển bền vững. Định hướng chính trên một số lĩnh vực cụ thể như sau:
Về mô hình phát triển, tổ chức bộ máy và mạng lưới:
- Tiếp tục rà soát lại thực trạng các công ty con trong và ngoài nước, VPĐD để có phương án tái cơ cấu phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa mô hình Chi nhánh, hoàn thiện và phân định rò chứcnăng nhiệm vụ của các phòng tại HSC.
- Thành lập mới ~ 40 Chi nhánh và PGD.
- Tăng trường lao động không quá 10%, lưu chọn lọc trong tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung lao động theo định hướng phát triển mạng lưới của VCB, cụ thể:
+ Bổ sung lao động tăng cường cho hoạt động bán lẻ theo định hướng phát triển của VCB. Theo kế hoạch, trong năm 2013 sẽ thành lập phòng Khách hàng thế nhân và bổ sung thêm nhân sự cho bộ phận bán lẻ và kinh doanh thể nhân tại các chi nhánh
+ Bổ sung lao động cho công tác phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch.
+ Trong năm 2013 dự kiến thành lập chi nhánh dịch vụ khách hàng đặc biệt tại Hà Nội, chi nhánh tại Thái nguyên, Lạng Son, Lào Cai, Đông Anh (HN), Gò Vấp và quận 2 (HCM), Bến Cát - Bình Dương và khoảng trên 30 phòng giao dịch
+ Cung cấp nhân sự cho 2 công ty con dự kiến thành lập (nếu điều kiện cho phép): côngty quản l và khai thác tài sản và công ty tín dụng tiêu dùng.
Vẻ vốn, tín dụng, đâu tư:
Đẩy mạnh tăng trường tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tin dụng.
Phấn đấu tăng trường tín dụng 12%, tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 3%.
Linh hoạt trong công tác huy động vốn, vừa đảm bảo đáp ứng yêu cầu Sử dụng vốn, vừa đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu. Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế 12%, hài hoà giữa huy động vốn và Sử dụng vốn.
Quản trị hệ Số NIM, đảm bảo duy trì mức chênh lệch lãi suất hợp l . Sẵn sàng tiếp cận thị trường trái phiếu quốc tế khi điều kiện thuận lợi.
Tăng cường công tác xứ I , thu hồi nợ; phần đầu tăng tỷ lệ thu hồi nợ đã xử
lý.
Rà soát danh mục đầu tư góp vốn, tài co cấu phù hợp; tiếp tục xúc tiến việc
thành lập các công ty con theo kế hoạch đã trình ĐHĐCĐ 2012..
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác và kết quả tài chính:
Duy trì tốt hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đảm bảo thu từ kinh doanh ngoại tệ đóng góp đáng kể vào tổng thu.
Có hiện pháp củng cố, giành lại thị phần thanh toán, thị phần về thẻ; dần năng cao hiệu quả hoạt động thẻ.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Phấn đấu đạt lợi nhuận trước thuế 5.800 tỷ đồng, duy trì các hệ số ROA, ROEtương đương như năm 2012
Quản trị rủi ro:
Tiếp tục nâng cao vai trò của bộ máy kiêm tra, kiêm soát, kiêm toán nội bộ.Quản trị tốt các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và từng bước tiếp cận thông lệ quốc tế. Xây dựng các mô hình đo lường rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.
Quan hệ nhà đầu tư:
Tiếp tục đẩy mạnh việc quan hệ và duy tri cơ chế thông tin đối với cổ đông, nhàđầu tư
Duy trì chính sách chỉ trả cổ tức bằng tiền mặt.
Quản trị nguồn nhân lực:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Đổi mới công tác tuyển dụng quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.
Tăng cường hơn nữa Công tác luân chuyển Sử dụng cán bộ; đặc biệt là đối với cácvị trí được quy hoạch cho các chức danh quản l cấp cao.
Một số nội dung khác:
Chú trọng công tác kế toán quản trị, sớm xây dựng hệ thống thông tin quản l phục vụ công tác quản trị, điều hành. Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch,thôngtin dự báo.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các Quy chế đã ban hành, xây dựng các Quy chế mới tạo cơ .sở phập lý cho mọi hoạt động của VCB.
3.2 Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm
3.2.1.1 Đa dạng hóa sản phẩm về thẻ:
Cần nghiên cứu thêm để phát triển các sản phẩm về thẻ truyền thống, phát huy hơn nữa ưu thế thương hiệu thẻ ATM của Vietcombank. Đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng của các máy ATM, khắc phục các hạn chế trong giao dịch lỗi của máy, của thẻ, từ đó tạo niềm tin và thói quen không dùng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày của dân cư.
Thiết kế sản phẩm ngày càng đảm bảo tính năng an toàn, hiệu quả, dễ sử dụng. Phát triển thêm đểm chấp nhận thẻ tại các hệ thống: trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, … trên toàn quốc. Nên xem xét thực hiện ưu đãi phí cà thẻ cho các điểm chấp nhận thẻ vì hiện nay đối thủ lớn nhất của Vietcombank trong việc cạnh tranh về lắp đặt máy cà thẻ đó là Viettinbank, Viettinbank đang thực hiện ưu đãi với mức phí là 0%, hơn nữa Viettinbank lắp đặt rất nhiều máy cho siêu thị từ Metro, Big C,… trong khi đó Vietcombank chỉ lắp đặt rất ít máy trong các hệ thống siêu thị này.
Đồng thời, gia tăng thêm các đơn vị liên kết để gia tăng tính năng thanh toán các dịch vụ, tiêu dùng cá nhân như: liên kết thêm các trang web nổi tiềng: www.bestbuy.com, siêu thị điện máy Nguyễn Kim, www.thegioididong.com, các hãng taxi ...
Trong tương lai cần thiết kế những sản phẩm có thời hạn bảo hiểm dài hạn và có số tiền bảo hiểm lớn thay thế sản phẩm có thời hạn bảo hiểm ngắn hạn và mức phí thấp nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh vì theo xu hướng chung mức thu nhập và đời sống của người dân ngày càng một nâng cao.
3.2.1.2 Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi:
Khách hàng ngày của ngân hàng ngày càng có nhiều tầng lớp khác nhau và nhu cầu gửi tiền của họ rất đa dạng. Do vậy, yếu tố tác động đến động thái và quyết định gửi tiền của khách hàng cũng rất phong phú. Một số cho rằng sự an toàn là quan trong với họ, một số khác cho rằng sự tiện lợi và lợi ích kinh tế là quan trọng, và một số khác nữa cho rằng cung cách phục vụ của nhân viên quan trọng. Đứng trước những khách hàng có nhu cầu đa dạng và phong phú như vậy, cách phù hợp
để thu hút họ là ngân hàng phải phát triển và cung cấp sản phẩm đa dạng để họ có điều kiện lựa chọn.
Tiếp tục triển khai các sản phẩm huy động vốn trung dài hạn để tranh thủ huy động nguồn vốn dài hạn. Bám sát tình hình thị trường thế giới, lựa chọn thời điểm phù hợp với chi phí vốn hợp l để phát hành trái phiếu quốc tế.
Nghiên cứu và đưa ra các hình thức huy động vốn ngoại tệ hấp dẫn, bên cạnh đó, chú trọng khai thác nguồn vốn ngoại tệ vay nước ngoài.Duy trì nguồn vốn ngoại tệ bằng cách triển khai thêm các sản phẩm thu hút nguồn kiều hối.Tiếp tục đẩy mạnh tìm nguồn vốn từ các đối tác nước ngoài.
Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo kỳ hạn:
Hiện nay, Vietcombank chỉ huy động ở các kỳ hạn thông thường như: các kỳ hạn tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, … mà không huy động ở các kỳ hạn lẻ như 5 tháng, 7 tháng, 8 tháng … Trong tình hình lãi suất có thể giảm theo thông báo của ngân hàng nhà nước thì sau khi cân đối về nhu cầu, khách hàng có xu hướng lựa chọn kỳ hạn phù hợp mà vẫn giữ được mức lãi suất hiện tại trong thời gian dài. Do vậy, Vietcombank cần phải đa dạng hơn nữa kỳ hạn gửi tiền nhằm thu hút sự lựa chọn của khách hàng.
Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm theo số dư:
Hiện nay, tiền gửi bậc thang là loại hình tiền gửi khá phổ biến, tuy nhiên hầu hết các ngân hàng thương mại đều xây dựng sản phẩm tiền gửi bậc thang theo kỳ hạn chứ chưa chú lắm đến tiền gửi bậc thang theo số dư. Do vậy, theo tôi, Vietcombank cần chú trọng hơn nữa đến loại hình tiền gửi này nhằm cung cấp sản phẩm đa dạng cho khách hàng lựa chọn khi gửi tiền.
Đa dạng hóa sản phẩm theo nhóm khách hàng
Hiện nay, Vietcombank đang thực hiện chia khách hàng thành hai loại: khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân nên tiền gửi thực tế chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng. Do vậy, trong tương lai hướng đa dạng hóa này tiếp tục được khai thác. Đa dạng hóa sản phẩm theo nhóm khách hàng là hướng chia khách
hàng theo từng nhóm đặc thù, đồng thời thiết kế sản phẩm tiền gửi hoặc tiết kiệm có những nét đặc thù riêng cho nhóm đối tượng khách hàng đó. Chẳng hạn:
Sinh viên đại học có nhu cầu gửi tiền nhằm mục đích an toàn hơn sinh lợi. Do nhóm đối tượng khách hàng này chủ yếu nhận thu nhập từ gia đình nên số dư thường không cao, nhưng họ vẫn có nhu cầu gửi tiền nhằm mục đích an toàn và hưởng được các dịch vụ khác của ngân hàng như đóng học phí, mua hàng, … .ngoài ra, nhóm này còn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng khác như vay tiền đi học, vay tiền mua xe, …Thêm một nhóm có số dư tiền gửi thấp đó là nhóm nhân viên bắt đầu đi làm, công nhân trong các khu công nghiệp. Nhu cầu chi trả lương qua tài khoản là một thiết yếu của các doanh nghiệp nhằm tránh rủi ro sai sót trong chi tiền mặt cũng như chi trả thêm nhân sự trong việc chi trả lương. Nhóm khách hàng này tuy có số dư thấp nhưng vẫn có nhu cầu gửi tiết kiệm hoặc thực hiện các giao dịch qua ngân hàng như: trả nợ góp vay mua xe của các công ty như: Giấc Mơ Dễ Dàng, Prudential, chuyển tiền về cho người thân, …Hai nhóm khách hàng này tuy có số dư thấp nhưng với số lượng đông, Vietcombank huy động được nguồn vốn đáng kể. Vì vậy, Vietcombank nên thiết kế sản phẩm phù hợp với mức thu nhập của họ như: tiết kiệm tự động với số tiền gửi thấp, tiết kiệm trực tuyến thuận tiện cho người thu nhập thấp, …
Những người có độ tuổi 30 – 50 là khoảng thời gian sung sức, kiếm được nhiều tiền. Nhóm khách hàng này có nhu cầu gửi tiền vừa an toàn, vừa sinh lợi, vừa có thể sử dụng nguồn vốn linh hoạt cho mục đích đầu tư, yêu cầu thủ tục nhanh gọn, hạn chế về thời gian giao dịch. Độ tuổi này tích lũy mua nhà, mua xe, tích lũy để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, ….
Nhóm khách hàng hưu trí thường có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm để có thu nhập ổn định. Do thu nhập của họ là thu nhập hưu trí thường thấp nên ngoài đồng lương hưu, họ phụ thuộc vào tiền lãi hàng tháng từ ngân hàng, do đó họ thường lựa chọn những ngân hàng có mức lãi suất cao, thường xuyên có chương trình khuyến mại trả thưởng ,… Nhóm khách hàng này thường khó tính nhưng với nguồn tiền gửi