Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Phạm Văn Luân


QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE


Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA


Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 1

Hà Nội – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Phạm Văn Luân


QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa

Mã số: 9319042


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trần Văn Ánh


Hà Nội – 2021

i


LỜI CAM ĐOAN

Luận án Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Trelà công trình nghiên cứu do tôi thực hiện trong 5 năm qua và chưa từng được công bố. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên.


Nghiên cứu sinh


Phạm Văn Luân


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH v

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong mối liên hệ với kinh tế và du lịch 10

1.1.2. Quản lý di tích lịch sử - văn hóa nhìn từ góc độ pháp luật 23

1.1.3. Công trình nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa và du lịch Bến Tre 24

1.2. Cơ sở lý luận 36

1.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 36

1.2.2. Khung khái niệm 46

1.2.3. Khung pháp lý 49

1.2.4. Mối quan hệ giữa di tích lịch sử - văn hóa và du lịch 51

1.3. Cơ sở thực tiễn 56

1.3.1. Tổng quan di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bến Tre 56

1.3.2. Di tích Nguyễn Đình Chiểu 61

1.3.3. Di tích Đồng Khởi 62

Tiểu kết 64

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE 65

2.1. Tổng quan tỉnh Bến Tre, Những nét tiêu biểu về Văn hóa và Du lịch 65

2.1.1. Khái quát về tỉnh Bến Tre 65

2.1.2. Những nét tiêu biểu về văn hóa 67

2.1.3. Du lịch Bến Tre 68

2.2. Thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Bến Tre 74

2.2.1. Tổ chức bộ máy và việc vận hành văn bản pháp luật về quản lý di tích 74

2.2.2. Hoạt động Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa 80

2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa Bến Tre 88

2.3. Hoạt động gắn kết với du lịch ở 2 Di tích quốc gia đặc biệt của Bến Tre 93

2.3.1. Di tích Nguyễn Đình Chiểu 93

2.3.2. Di tích Đồng Khởi 103

2.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý hai Di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Bến Tre..111

Tiểu kết 113

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE. 115 3.1. Cơ sở của đề xuất 115

3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương 115

3.1.2. Quan điểm quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch 116

3.1.3. Bối cảnh kinh tế, văn hóa – xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ.118 3.2. Đề xuất giải pháp 119

3.2.1. Nhóm giải pháp về bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa 119

3.2.2. Nhóm giải pháp về phát huy giá trị di tích gắn với du lịch 129

3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý di tích …..141

3.2.4. Nhóm giải pháp về đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật 145

3.2.5. Nhóm giải pháp về xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch và xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với di tích 148

3.2.6. Nhóm giải pháp về gắn kết di tích với doanh nghiệp lữ hành 150

3.2.7. Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ hiện đại 152

3.2.8. Nhóm giải pháp hợp tác quốc tế về văn hóa và du lịch 154

Tiểu kết 156

KẾT LUẬN 157

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 160

TÀI LIỆU THAM KHẢO 161

PHỤ LỤC .............................................................................................................16174


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

AHC Ủy ban Di sản Australia (tiếng Việt)

DTĐK Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre

DTLS-VH Di tích lịch sử - văn hóa

DTNĐC Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu

ICCROM Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu Bảo tồn và Bảo quản các tài sản văn hóa (tiếng Việt)

ICOM Hội đồng quốc tế các bảo tàng (tiếng Việt)

ICOSMOS Hội đồng quốc tế về di tích và di chỉ (tiếng Việt)

KTXH Kinh tế xã hội

Nxb Nhà xuất bản

PTDL Phát triển du lịch

QLDT Quản lý di tích

ThS. Thạc sĩ

Tp. Thành phố

tr trang

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Việt)

UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hiệp quốc (tiếng Việt)

VHNT Văn hóa nghệ thuật

VHTT Văn hóa, Thông tin.

VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch


DANH MỤC BẢNG

Bảng. 2.1. Vị trí của du lịch Bến Tre trong cụm phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long năm 2018 71

Bảng. 2.2. Số lượt khách và tổng thu từ du lịch Bến Tre từ năm 2014 –2020…… .72 Bảng. 2.3. Điểm đánh giá của du khách đối với Di tích Nguyễn Đình Chiểu… 102

Bảng. 2.4. Điểm đánh giá của du khách đối với Di tích Đồng Khởi 111

Bảng. 2.5. Điểm đánh giá của du khách đối với 2 Di tích 112

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 1.1. Vị trí du lịch di sản trong mối quan hệ với du lịch văn hóa và du lịch sinh thái 44

Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa di tích lịch sử - văn hóa và du lịch 45

Sơ đồ 1.3. Các loại hình du lịch… 48

Sơ đồ 2.1. Phân công quản lý lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bến Tre… 75

Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức của Ban Quản lý di tích tỉnh Bến Tre 77

Sơ đồ 2.3. Cơ chế quản lý tại 2 Di tích quốc gia đặc biệt ở Bến Tre 94

Sơ đồ 3.1. Mô hình Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Bến Tre 131

Hình 2.1. Khoảng cách từ Tp. Bến Tre đến Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương 65

Hình 2.2. Bản đồ du lịch Bến Tre 70

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quản lý di tích lịch sử - văn hoá trong mối quan hệ với phát triển du lịch, tiếp cận giá trị di tích dưới góc độ sản phẩm du lịch là một vấn đề phức tạp và mới trong nghiên cứu về QLDT và quản lý du lịch ở Việt Nam. Thực tế, khi nghiên cứu di tích ở góc độ đối tượng chung là di sản văn hóa, giới nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau: các nhà QLDT muốn bảo tồn để giữ gìn vốn cổ, giữ gìn bản sắc, giữ gìn tính nguyên gốc, trong khi các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch lại đặt ra mục tiêu biến di tích thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách, từ đó PTDL, phát triển kinh tế. Đưa ra lời giải QLDT như thế nào để gắn với PTDL ở cấp độ địa phương, có tính ứng dụng cao là tiêu điểm của nghiên cứu sinh khi thực hiện luận án này.

Trên thực tế, một vấn đề khá bức xúc đặt ra trong QLDT là: lợi ích của cộng đồng có di tích chưa được giải quyết hài hòa, chưa được coi là nền tảng và mục tiêu của PTDL ở những trường hợp di tích có có tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch. Không ít cộng đồng chưa được hưởng lợi từ những sản phẩm du lịch được nhà nước và các doanh nghiệp khai thác từ di tích (bao gồm cả giá trị vật thể và phi vật thể) mà mình đang sở hữu. Từ đó đã dẫn đến những tác động bất lợi cho QLDT: Chủ thể của QLDT cho rằng do mình không có quyền lợi, chưa đủ nguồn lực tức là cũng không có nghĩa vụ bảo tồn di tích chỉ để phát triển sản phẩm du lịch, vì vậy họ không tích cực trong quá trình này; hoặc tư tưởng sở hữu di tích của chủ thể quản lý còn máy móc, thụ động trông chờ ngân sách, hoạt động cầm chừng không chịu tiếp cận, sáng tạo văn hóa từ di tích, từ đó đưa chủ thể quản lý, nhất là cộng đồng sở hữu di tích, người dân vào vị trí “gia công” cho đơn vị QLDT trong bối cảnh PTDL, đây là một vấn đề cần nghiên cứu thấu đáo trên cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn.

Bến Tre là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với hệ thống DTLS-VH phong phú, có số lượng lớn thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu của Tây Nam Bộ, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ có thể là điểm đến du lịch, tự thân có sức thu hút du khách, tiếp cận PTDL; Từ đó tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của địa phương nơi có di tích tọa lạc được phát huy hiệu quả, đem lại những lợi ích nhiều mặt cho cộng đồng, trong đó có lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2024