* Chất lượng dịch vụ
Bên cạnh chính sách lãi suất phù hợp, hấp dẫn, sản phẩm đa dạng thì chất lượng dịch vụ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng thu hút khách hàng của BIDV. Vì vậy, BIDV đã đưa ra một bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ như là một quy tắc chuẩn mực trong việc phục vụ và giao tiếp với khách hàng. Bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ là cụ thể hóa những mong muốn của khách hàng mà nhân viên BIDV cần đáp ứng. Đó là cốt lõi của toàn bộ quá trình xây dựng hình ảnh và thương hiệu của BIDV; được hành động thống nhất trên toàn hệ thống; tạo cho Cán bộ nhân viên tại điểm giao dịch sự tự tin, quyết tâm trong công việc, đem đến cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo từ BIDV. Bộ tiêu chuẩn dành cho điểm giao dịch được quy định cụ thể gồm:
- Khu vực mặt tiền: Bản hiệu chính, biển lãi suất....đầy đủ và sạch sẽ
- Không gian chung: Trần, tường, đèn, máy lạnh, bàn quầy, nhà vệ sinh...
- Thông tin không gian chung: Bảng lãi suất, màn hình, LCD, ATM, các ấn phẩm, tờ rơi quảng cáo sản phẩm...chính xác, rõ ràng, cập nhật.
- Trang thiết bị, công cụ: đảm bảo các trang thiết bị hoạt động tốt, sạch sẽ, vị trí phù hợp.
- Không gian quầy giao dịch, bàn làm việc: Hồ sơ, vật dụng... sắp xếp gọn gàng.
- ATM: Khu vực ngoài ATM sạch sẽ, phải có sẵn tiền cho KH giao dịch.
Riêng đối với các nhân viên giao dịch, chuyên viên tư vấn tài chính là những người trực tiếp tư vấn, bán sản phẩm huy động vốn thì có hẳn những quy định cụ thể về các mặt tác phong đồng phục, kiến thức, kỹ năng tư vấn chăm sóc KH.
* Chính sách lãi suất
Điều đầu tiên mà bất kỳ một khách hàng nào cũng muốn tham khảo khi
gửi tiền vào Ngân hàng chính là lãi suất. Vì vậy chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng nhất trong số các chính sách bổ trợ cho công tác huy động vốn của các Ngân hàng TMCP.
Kể từ khi được thiết lập, trần lãi suất huy động có ảnh hưởng sâu sắc đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trần lãi suất huy động VNĐ tính đến tháng 09/2016 là 6%/năm. Tuy nhiên đối với nhiều Ngân hàng TMCP có thị phần lớn thì mức lãi suất này còn giảm hơn từ 0,2%-0,5%/năm. Đối với BIDV, mức lãi suất huy động tiền gửi cá nhân tính đến tháng 09/2017 là 7,6%/năm (kỳ hạn 12 tháng) đối với VNĐ và 1%/năm đối với USD. BIDV vừa phải thực hiện đúng theo quy định về trần lãi suất huy động tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời phải điều tiết mức lãi suất sao cho đạt được hiệu quả huy động vốn; nghĩa là BIDV phải đưa ra một mức lãi suất sao cho phù hợp với lượng vốn huy động được và thời kỳ của từng nguồn vốn.
* Hoạt động marketing của Ngân hàng
BIDV định kỳ tổ chức các chương trình roadshow (bán hàng ngoài đường, phố): nhằm đạt được nhiều mục tiêu: quảng bá hình ảnh BIDV một cách trực quan, sinh động và cụ thể nhất, thông qua đó nhân rộng số lượng khách hàng, khai thác nhu cầu của các khách hàng vãng lai.
BIDV phối hợp tài trợ nhiều chương trình truyền hình, quảng cáo, với mục tiêu phủ sóng hình ảnh BIDV đến tất cả mọi tầng lớp dân cư.
2.2.2.2. Nhân tố khách quan
* Tình hình kinh tế
Năm 2021 nền kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả tích cực, bước đầu lạm phát đã được kiềm chế ở mức thấp; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, sức mua thị trường sụt giảm, hàng hóa tồn kho ứ đọng nhiều không tiêu thụ được, thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm dần lên nhưng vẫn còn trong
giai đoạn khó khăn, giá cả các mặt hàng Nông sản, thực phẩm diễn biến phức tạp... những diễn biến đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện nhà và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng.
* Môi trường cạnh tranh
Tính đến nay, nước ta có 38 Ngân hàng thương mại; 66 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài và 4 ngân hàng liên doanh. Ngoài ra còn có các cty Bảo hiểm, thị trường vàng, Bất động sản... cũng là những kênh thu hút nguồn vốn lớn từ dân cư. Do đó luôn có một sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động huy động vốn giữa các Ngân hàng và các công ty tài chính khác.
* Yếu tố tiết kiệm của dân cư:
Ngoài việc gửi tiền tiết kiệm ở các Ngân hàng thì còn rất nhiều kênh đầu tư khác mà dân cư có thể lựa chọn như thị trường vàng, ngoại tệ, chứng khoán...nhất là khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm dần từ mức 7.5%/năm xuống còn 5.6%/năm. Tuy nhiên đối với một thị trường mà giá vàng liên tục tăng, chênh lệch quá cao so với giá thế giới; chứng khoán lại biến động mạnh, thị trường bất động sản đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn nhưng vẫn chưa thể phục hồi do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 thì kênh gửi tiền tiết kiệm vẫn là lựa chọn của nhiều người dân.
2.2.3. Một số chỉ tiêu về hoạt động huy động tiền gửi
2.2.3.1. Quy mô huy động tiền gửi tại chi nhánh
Trong những năm vừa qua kết quả huy động vốn của BIDV- Chi nhánh Hai Bà Trưng có nhiều chuyển dịch tích cực, tăng trưởng quy mô phù hợp với tình hình chung của toàn ngành ngân hàng, diễn biến của nền kinh tế, tăng trưởng đi kèm với đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Cụ thể:
Bảng 2.2. Quy mô huy động vốn tiền gửi của chi nhánh từ năm 2016-2020
Chỉ tiêu | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | So sánh | ||||||||
2017/2016 | 2018/2017 | 2019/2018 | 2020/2019 | |||||||||||
Số tuyệt đối | Tỷ lệ (%) | Số tuyệt đối | Tỷ lệ (%) | Số tuyệt đối | Tỷ lệ (%) | Số tuyệt đối | Tỷ lệ (%) | |||||||
1. | Tổng nguồn vốn huy động | 6,356 | 9.153 | 8.453 | 7.163 | 9.116 | 2,797 | 44% | (700) | -8% | (1,290) | -15% | 1,953 | 27% |
2. | Kế hoạch năm | 6,100 | 7,500 | 8,300 | 7,300 | 8,500 | - | - | - | - | - | - | - | - |
3. | Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch | 104,2% | 122,0% | 101,08 | 98,1% | 107,2% | - | - | - | - | - | - | - | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Huy Động Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại
- Kinh Nghiệm Huy Động Tiền Gửi Tại Một Số Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Và Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra
- Thực Trạng Hoạt Động Huy Động Tiền Gửi Tại Bidv – Chi Nhánh Hai Bà Trưng Giai Đoạn 2016-2020
- Tỷ Trọng Tiền Gửi Các Nhóm Khách Hàng Giai Đoạn 2016-2020
- Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Huy Động Tiền Gửi Tại Bidv – Chi Nhánh Hai Bà Trưng
- Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Huy Động Tiền Gửi Tại Bidv – Chi Nhánh Hai Bà Trưng
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020) Mặc dù chịu sự tác động và những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như thị trường tài chính tiền tệ nhưng trong những năm vừa qua chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định. Huy động vốn tiền gửi năm 2016 tăng trưởng cao hoàn thành 104% kế hoạch được hội sở chính giao và vẫn đà tăng trưởng đó tổng huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh năm 2017 đạt 9.153 tỷ đồng tăng trưởng 44% so với năm 2016 và hoàn thành 122% kế hoạch. Sang năm 2018 kết quả huy động vốn tiền gửi của chi nhánh giảm 700 tỷ đồng so với năm 2017 vẫn hoàn thành 102% kế hoạch và đi theo đúng định hướng của chi nhánh. Đến năm 2016 tổng huy động vốn tiền gửi đạt
7.163 tỷ giảm 1.290 tỷ so với năm 2018 và giảm 1.990 tỷ so với năm 2017 và đạt 98% kế hoạch, phần giảm sâu huy động vốn tiền gửi là do chi nhánh đã thực hiện sự điều hành vốn của Hội sở chính là chuyển toàn bộ dự huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tập trung về BIDV Hội sở chính. Kết thúc năm 2020 huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh đạt 9.116 tỷ đồng tăng
trưởng 1.953 tỷ so với năm 2019 hoàn thành 107% kế hoạch giao là năm huy động vốn tiền gửi được ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây. Song song với tăng trưởng quy mô, hiệu quả hoạt động của huy động vốn cũng tăng rõ rệt, mặc dù huy động vốn ĐCTC giảm mạnh nhưng huy động vốn tiền gửi dân cư đã tăng cao hơn mức bình quân của hệ thống.
Có được kết quả huy động vốn tiền gửi sau 5 năm tăng 2.760 tỷ và tăng 43% (số liệu so sánh năm 2020/2016) là sự đóng góp không nhỏ của 130 cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh mà cụ thể là các phòng kinh doanh trực tiếp như KHDN1, KHDN2, KHCN và 6 phòng giao dịch là chân rết của chi nhánh,
Sau đây là biểu đồ thể hiện quy mô huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh Hai Bà Trưng từ năm 2016- 2020.
10000
9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
9153
9116
8453
7163
6356
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Hình 2.2: Quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi từ 2016-2022
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)
Nhìn vào hình 2.2 quy mô tăng trưởng huy động vốn tiền gửi trong 5 năm năm liên tiếp của chi nhánh ta thấy tốc độ tăng trưởng từ năm 2016 là năm chi nhánh mới đi vào hoạt động được 5 năm, từ khi mới thành lập chỉ được tách ra từ 2 phòng giao dịch của chi nhánh Sở giao dịch 1, với nguồn vốn tiền gửi ban đầu hơn 2000 tỷ và đã có những bước đầu phát triển. Nguồn vốn tiền gửi được
tăng mạnh năm 2016 và 2017 là do tại thời điểm đó chi nhánh Hai Bà Trưng đã huy động được nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ NHPT với quy mô tương đối lớn. Quy mô huy động vốn đã tăng trưởng đều trong nhiều năm và cho tới 2018 và 2019 tổng nguồn vốn đã sụt giảm mạnh nguyên nhân chủ yếu do chính sách chung của Hội sở chính là tập trung toàn bộ tiền gửi của các định chế lớn về Hội sở chính để làm đầu mối. Từ lý do đó Ban lãnh đạo BIDV- Hai Bà Trưng đã cơ cấu lại nền khách hàng của chi nhánh tiếp tục dịch chuyển theo hướng bền vững, gia tăng tỷ trọng về số lượng cũng như hiệu quả của nền khách hàng dân cư và tổ chức kinh tế, dần dần loại bỏ sự phụ thuộc vào các khách hàng lớn, tăng trưởng thu nhập ròng tiền gửi thực chất bền vững hơn. Chi nhánh có 6 phòng giao dịch trực thuộc hoạt động có hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao trong 5 năm vừa qua, đây là các phòng giao dịch trực thuộc nhưng kinh doanh ở các địa bàn khác nhau và cách xa trụ sở chính về mặt địa lý và cũng có quy mô và tốc độ tăng trưởng khác nhau qua các năm.
Sau đây là biểu đồ tăng trưởng quy mô huy động vốn tiền gửi của PGD Lạc Trung, PGD Trần Đại Nghĩa, PGD Minh Khai, PGD Bạch Mai, PGD Tây Sơn, PGD Bắc Linh Đàm từ năm 2016-2020:
1800
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
1534
1400
1486
1130
859
757
746
839
782
735
671
503
548
542
596
430
438
522
416368
431446
180154
265
200194
204
65
111
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
PGD Lạc Trung
PGD Bạch Mai
PGD Trần Đại Nghĩa PGD Minh Khai
PGD Tây Sơn PGD Bắc Linh Đàm
Hình 2.3: Quy mô huy động tiền gửi của các PGD từ 2016-2020
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)
Nhìn vào biểu đồ quy mô tăng trưởng huy động vốn tiền gửi tại các phòng giao dịch giai đoạn từ 2016-2020 ta thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của các phòng tương đối cao. Dẫn đầu là phòng giao dịch Lạc Trung tổng huy động vốn tiền gửi năm 2016 đạt 503 tỷ và tăng dần đều trong các năm liên tiếp ở mức độ cao và đến 31/12/2020 đạt 1.534 tỷ tăng 304% so với năm 2016 và chiếm 16,8% tổng huy động tiền gửi tại chi nhánh. Với quy mô huy động vốn tăng ngoạn mục trong các năm, thu nhập từ huy động vốn tiền gửi đóng góp chủ yếu vào chênh lệch thu chi của phòng và xứng đáng là phòng giao dịch đặc biệt trong 3 năm liên tiếp 2018, 2019, 2020. Kế tiếp là phòng giao dịch Trần Đại Nghĩa năm 2016 với quy mô huy động vốn tương đối khiêm tốn chỉ đạt 180 tỷ cho đến năm 2020 đã tăng vọt tới 1.486 tỷ, với tốc độ tăng huy động vốn tiền gửi phi mã phòng giao dịch Trần Đại Nghĩa cũng đóng góp thành tích không nhỏ là 16,3% vào kết quả huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh, đứng thứ 2 trong 6 phòng giao dịch kinh doanh trực tiếp trực thuộc chi nhánh Hai Bà Trưng. Tiếp đến là phòng giao dịch Bạch Mai, Tây Sơn, Minh Khai cũng là các phòng ra đời đã lâu nhưng mức độ tăng trưởng không cao thậm chí có phòng còn giảm mạnh tỷ trọng kết quả huy động vốn tiền gửi đóng góp cho chi nhánh chưa được nhiều chưa làm hài lòng sự kỳ vọng của ban lãnh đạo. Cuối cùng là phòng giao dịch Bắc Linh Đàm là một trong những phòng được thành lập sau cùng và được nâng cấp từ quỹ tiết kiệm Linh Đàm tháng 10/2018 nhưng đến thời điểm 31/12/2020 quy mô huy động vốn tiền gửi tại phòng đã tăng trưởng đáng kể đạt 596 tỷ vượt xa phòng giao dịch Bạch Mai và xấp xỉ bằng phòng Tây Sơn đã được thành lập lâu đời.
Có thể nói quy mô huy động vốn của các phòng giao dịch tại chi nhánh Hai Bà Trưng đã tăng trưởng mạnh trong những năm vừa qua, tại thời điểm 31/12/2016 quy mô huy động vốn tiền gửi của các phòng giao dịch mới chỉ chiếm 25% trên tổng quy mô huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh, cho đến 31/12/2020 quy mô huy động vốn tiền gửi đã tăng xấp xỉ 2,5 lần và đạt 61% so
với tổng quy mô huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh. Đây là kết quả của sự nỗ lực của tất cả các cán bộ phòng giao dịch trực thuộc và sự điều hành quyết liệt của Ban lãnh đạo chi nhánh nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số phòng chưa cố gắng hết mình chưa đạt được kết quả xứng tầm với vị trí là chi nhánh chủ lực của địa bàn Hà nội.
2.2.3.2. Cơ cấu huy động tiền gửi tại chi nhánh
Cơ cấu huy động vốn tiền gửi của BIDV- chi nhánh Hai Bà Trưng được chia làm 2 loại sau: thứ nhất dựa vào đối tượng khách hàng, thứ hai dựa vào cơ cấu loại tiền gửi của khách hàng.
* Căn cứ theo đối tượng khách hàng:
Theo đối tượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì cơ cấu huy động vốn tiền gửi sẽ bao gồm tiền gửi của khách hàng ĐCTC, khách hàng TCKT và khách hàng cá nhân. Theo cách phân loại này thì cơ cấu huy động vốn tiền gửi của BIDV CN Hai Bà Trưng từ năm 2016 – 2020 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo đối tượng khách hàng từ năm 2016-2020
Chỉ tiêu | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | So sánh | ||||||||
2017/2016 | 2018/2017 | 2019/2018 | 2020/2019 | |||||||||||
Số tuyệt đối | Tỷ lệ (%) | Số tuyệt đối | Tỷ lệ (%) | Số tuyệt đối | Tỷ lệ (%) | Số tuyệt đối | Tỷ lệ (%) | |||||||
1. | Tổng nguồn vốn huy động | 6,356 | 9,153 | 8,453 | 7,163 | 9,116 | 2,797 | 44% | (700) | -8% | (1,290) | -15% | 1,953 | 27% |
2. | Khách hàng ĐCTC | 4,241 | 6,144 | 3,569 | 1,541 | 2,153 | 1,903 | 45% | (2,575) | -42% | (2,028) | -57% | 612 | 40% |
3. | Khách hàng TCKT | 439 | 746 | 1,506 | 1,616 | 1,681 | 307 | 70% | 760 | 102% | 110 | 7% | 65 | 4% |
4. | Khách hàng cá nhân | 1,676 | 2,263 | 3,378 | 4,006 | 5,300 | 587 | 35% | 1,115 | 49% | 628 | 19% | 1.294 | 32% |
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020)