Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Huy Động Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại


Đối với nền kinh tế: Nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân làm tăng tiết kiệm cho nền kinh tế khi các nguồn vốn nhàn rỗi được sử dụng hiệu quả và sinh lời thay vì cất trữ dưới dạng tiền mặt không sinh lời. Mặt khác, thông qua việc cá nhân giao dịch với Ngân hàng giúp Chính phủ có thể giám sát, điều tiết nền kinh tế một cách chủ động hơn

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại

Trong bảng cân đối của Ngân hàng thương mại, nguồn vốn được hình thành từ các khoản tiền gửi có thể phát hành séc; Các khoản tiền gửi phi giao dịch; Tiền gửi tiết kiệm; Các khoản tiền vay; Vay ngân hàng khác và Vốn chủ sở hữu. Để tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh thì các ngân hàng thương mại thường tìm đến nguồn vốn chi phí thấp như tiền gửi không kỳ hạn, tính ổn định cao như tiền gửi dân cư. Nếu ngân hàng thương mại nào có tỷ lệ huy động vốn dân cư trên tổng nguồn huy động lớn thì tính ổn định càng cao và ngân hàng nào có tỷ trọng vốn không kỳ hạn cao thì lãi suất bình quân nguồn vốn huy động càng thấp và thu nhập từ huy động vốn tiền gửi được tăng cao. Từ lợi thế này các ngân hàng sẽ cho vay được đối tượng khách hàng tốt, có uy tín khi áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt như hiện nay.

1.2.3.1 Quy mô huy động vốn tiền gửi


Quy mô huy động vốn có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động là một trong những yếu tố cấu thành nên tổng tài sản của một ngân hàng. Để tăng tổng tài sản thì một trong những cách để mà an toàn nhất là các Ngân hàng thương mại làm bằng cách tăng nguồn vốn huy động và vốn tự có. Để tăng nguồn vốn huy động thị trường một, các ngân hàng thường dùng chính sách lãi suất hoặc các chính sách khuyến mãi để kích thích và lôi kéo khách hàng đến gửi tiền. Để tăng vốn tự có thường các ngân


hàng thương mại xin các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữ lại phần lợi nhuận trong quá trình kinh doanh hoặc đối với ngân hàng cổ phần thì phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cho cán bộ công nhân viên hoặc cho cổ đông chiến lược.

Quy mô huy động vốn cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá và xếp hạng phòng giao dịch và chi nhánh hàng năm trong hệ thống các ngân hàng thương mại cũng như tính các tỷ lệ về an toàn vốn trong hoạt động, khả năng chi trả trong kỳ, do đó các ngân hàng cũng chú trọng đặc biệt đến công tác huy động vốn.

Quy mô huy động vốn được tính bằng tổng nguồn vốn huy động được của một ngân hàng tại một thời điểm. Chỉ tiêu này được các ngân hàng sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phục vụ điều hành... theo các tháng, quý hoặc năm tài chính.

1.2.3.2 Cơ cấu huy động vốn tiền gửi


Cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng thương mại thường được phân chia theo đối tượng, loại tiền và kỳ hạn. Việc phân chia này được đánh giá định kỳ theo Quý, 6 tháng và một năm để so sánh tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nguồn vốn và loại tiền huy động được trong kỳ để tìm ra các ưu điểm, tồn tại trong công tác huy động vốn, từ đó đưa ra các giải pháp để thực hiện trong kỳ kế hoạch tiếp theo.

Việc đánh giá định kỳ cơ cấu nguồn vốn như trên để các ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận, phân định khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu mà ngân hàng cần hướng tới bằng cách đưa ra các sản phẩm có tính cạnh tranh tốt cũng như chính sách bán hàng tốt nhất trên thị trường. Thông thường các ngân hàng thương mại sẽ xác định khách hàng cá nhân và doanh nghiệp là khách hàng mục tiêu, tiềm năng để tập trung huy động vốn.


Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng của từng nguồn vốn huy động trong tổng cơ cấu vốn huy động, theo đó:


Tỷ trọng từng nguồn

vốn huy động

Khối lượng từng nguồn vốn huy động

X 100 %

Tổng nguồn vốn huy động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng - 4

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại huy động vốn theo từng đối tượng khác nhau như cá nhân, tổ chức, định chế tài chính..., tính hợp lý giữa cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữa các loại nội tệ và ngoại tệ... Từ đó giúp ngân hàng có kế hoạch điều chỉnh phù hợp, kịp thời để đảm bảo tính chủ động, hiệu quả trong quá trình hoạt động.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng:


Tỷ trọng HĐV theo

đối tượng

Khối lượng HĐV theo đối tượng

X 100 %

Tổng nguồn vốn huy động

- Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền:


Tỷ trọng HĐV theo

loại tiền

Khối lượng HĐV theo loại tiền

X 100 %

Tổng nguồn vốn huy động

1.2.3.3 Kỳ hạn nguồn vốn huy động

Trong công tác huy động vốn, các ngân hàng thương mại đưa ra rất nhiều kỳ hạn để thu hút khách hàng. Các kỳ hạn huy động vốn đó là: Không kỳ hạn; Huy động ngắn hạn dưới 12 tháng; Huy động trung dài hạn từ 12 tháng trở lên; Dài hạn là phát hành trái phiếu hoặc kỳ phiếu... Tương ứng với các kỳ hạn huy động vốn là hoạt động cho vay bao gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn.

Theo quy luật về đường cong lãi suất thì huy động vốn và cho vay có thời gian dài sẽ có lãi suất cao và ngược lại. Các ngân hàng thương mại phân kỳ huy động và cho vay để tận dụng tối đa nhu cầu gửi tiền và vay vốn của khách hàng trong thực tế kinh doanh, tiền nhàn rỗi của khách hàng.


Việc phân loại nguồn vốn huy động theo kỳ hạn cũng có vai trò rất lớn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, cân đối giữa kỳ hạn nguồn huy động và việc sử dụng nguồn của ngân hàng. Có thể đánh giá về cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu:


Tỷ trọng HĐV theo

kỳ hạn

Khối lượng HDV theo kỳ hạn

X 100 %

Tổng nguồn vốn huy động

1.2.3.4 Thu nhập huy động vốn tiền gửi


Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại lớn đều thực hiện cơ chế điều hành vốn tập trung. Đó là chi nhánh huy động được vốn thì bán vốn về hội sở chính và khi chi nhánh có khách hàng vay thì mua vốn từ hội sở chính về để cho vay, đây là cơ chế điều hành vốn ưu việt. Cụ thể:

Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn là của toàn hệ thống, dòng vốn có thể đi từ chỗ huy động vốn với lãi suất thấp, ít cạnh tranh đến chỗ có nhu cầu vay lớn, cạnh tranh trong huy động vốn nhiều.

Với lãi suất trong mua bán vốn tập trung sẽ là công cụ hữu hiệu để các ngân hàng thương mại điều hành công tác huy động và cho vay của từng thời kỳ nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh dư thừa nguồn vốn cũng như thiếu vốn để cho vay hoặc vi phạm tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động quá cao theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Phát huy sở trường, lợi thế địa bàn của từng chi nhánh trong huy động vốn và cho vay.

Thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với hoạt động huy động vốn và cho vay.

Đối với các ngân hàng thương mại đã thực hiện cơ chế điều hành vốn tập trung, việc theo dõi đánh giá hiệu quả từ hoạt động huy động vốn tiền gửi được thực hiện thông qua chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động huy động vốn.


Thu nhập từ huy động vốn = HĐV bình quân x NIM (lãi suất ròng HĐV) Trong đó: NIM hđv = FTPbán vốn HO - FTPmua vốn HO

Thu nhập từ huy động vốn sẽ phụ thuộc vào quy mô huy động vốn bình quân và Nim từ huy động vốn. Nếu như nhân tố NIM thay đổi theo cơ chế điều hành lãi suất của từng NHTM theo từng thời kỳ thì HĐV bình quân là nhân tố mà các ngân hàng chi nhánh có thể chủ động điều hành để nâng cao thu nhập từ huy động vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh của đơn vị nói chung.

1.2.3.5 Các hình thức, sản phẩm huy động vốn


Hiện nay, các ngân hàng thương mại đưa ra rất nhiều hình thức và sản phẩm huy động vốn. Cụ thể:

- Các hình thức huy động vốn gồm:


Huy động vốn từ chủ sở hữu, phát hành cổ phần cho cán bộ công nhân viên, phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược.

Phát hành giấy tờ có giá


Huy động tiền gửi từ tổ chức và cá nhân Tiền gửi thanh toán

Vay các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay các định chế tài chính quốc tế, nước ngoài.

- Sản phẩm huy động vốn: Các ngân hàng thương mại đưa ra các sản phẩm huy động vốn rất đa dạng và phong phú. Tập trung vào sản phẩm có nhiều tiện ích, đa dạng và dễ dàng cho khách hàng giao dịch như: gửi tiết kiệm online, gửi qua ATM, gửi tiết kiệm kèm bảo hiểm, tiền gửi tích lũy, tiền gửi rút từng phần... Nhìn chung các hình thức và sản phẩm huy động vốn được các ngân hàng thiết kế theo cách hướng đến khách hàng, giàu tiện ích và dễ giao dịch.


1.2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan


- Lãi suất: phần lớn các khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng đều quan tâm đến lãi suất vì vậy để đạt được mục tiêu làm hài lòng khách hàng khi gửi tiền, các ngân hàng thương mại phải đưa ra một mức lãi suất hợp lý và các dịch vụ đi kèm để có thể huy động vốn với chi phí hợp lý mà khách hàng vẫn hài lòng. Lãi suất là yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi gửi tiền của khách hàng, mặc dù nó không phải là nhân tố quyết định.

- Công nghệ ngân hàng: Ngày nay chúng ta đang bước vào cuộc công nghiệp 4.0 thì việc ứng dụng công nghệ trong giao dịch ngân hàng nói chung và huy động vốn nói riêng là rất quan trọng. Hầu hết các ngân hàng đều xác định: Không ứng dụng công nghệ thì không có dịch vụ ngân hàng, do đó ứng dụng công nghệ tiên tiến và hợp tác với Fintech để phục vụ giao dịch với khách hàng tại quầy và giao dịch từ xa 24/7 có ý nghĩa sống còn với các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay.

- Chiến lược marketing ngân hàng: Trong marketing các ngân hàng thường tập trung vào nhận diện thương hiệu và các ưu đãi dành cho khách hàng. Marketing kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ và ngân hàng bán được nhiều sản phẩm hơn nhu cầu khách hàng cần.

- Nhân viên ngân hàng:


Hiện nay, trên thị trường các ngân hàng thương mại có sản phẩm dịch vụ tương đối giống nhau, để nâng cao khả năng cạnh tranh thì điểm khác biệt lớn nhất là đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ bán hàng.

Các ngân hàng thương mại đều chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ của mình theo hướng bán hàng chuyên nghiệp, trong đó có các kỹ năng như: bán hàng, đàm phán, chăm sóc khách hàng... Đây là bí quyết thành công trong môi trường


cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.


- Các sản phẩm dịch vụ:


Hiện nay, các ngân hàng thương mại đều thiết kế một hệ sinh thái về cung cấp dịch vụ ngân hàng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Hệ sinh thái này bao gồm các dịch vụ tín dụng, phi tín dụng, dịch vụ truyền thống, dịch vụ ngân hàng hiện đại và liên kết với các siêu thị shop online bán hàng hóa, dịch vụ. Ngân hàng nào có hệ sinh thái phong phú, đa dạng thì ngân hàng đó có lợi thế về cạnh tranh và thu hút khách hàng.

- Chính sách khách hàng


Chính sách khách hàng là một trong những khâu quan trọng trong bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều xây dựng chính sách khách hàng dựa trên chiến lược kinh doanh và khách hàng mục tiêu trong từng giai đoạn kinh doanh. Ví dụ như chính sách dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn, chính sách dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách khách hàng dành cho khách hàng nước ngoài và chính sách khách hàng dành cho khách hàng bán lẻ ....

Tất cả chính sách khách hàng trên đều hướng đến mục tiêu phát triển khách hàng mới chưa có quan hệ và giữ chân khách hàng đang có quan hệ giao dịch và các khách hàng VIP, VVIP, khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng ở tất cả các phân khúc khách hàng.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật:


Cơ sở vật chất bao gồm trụ sở chính và các phòng giao dịch, các ngân hàng thương mại xác định là một khoản đầu tư do vậy thường chọn những vị trí đẹp, đắc địa và thuận lợi trong giao dịch với khách hàng. Ngoài việc chọn vị trí thì các ngân hàng còn chú trọng xây dựng và trang bị cơ sở vật chất bên trọng theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm và môi trường làm việc chuyên nghiệp cho cán bộ.


Chính vì thế, hầu hết trụ sở và nội thất bên trong được xây dựng theo bộ nhận diện thương hiệu để làm tăng tính cạnh tranh, dễ nhận biết trong mắt khách hàng, từ đó tạo niềm tin và sự gắn bó của khách hàng khi đến giao dịch.

Mặt khác, các ngân hàng thương mại quan tâm đến phát triển mạng lưới tức là các điểm giao dịch phải phủ sóng toàn bộ các khu vực theo chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng vì đây là cánh tay nối dài và nâng cao khả năng cạnh tranh của từng ngân hàng trong phục vụ khách hàng giao dịch.

Bên cạnh cơ sở vật chất thì ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch với khách hàng cũng được các ngân hàng thương mại đặc biệt chú trọng nhất là trong giai đoạn bùng nổ các kết quả của công nghiệp 4.0.

- Uy tín của ngân hàng


Uy tín, thương hiệu là nhân tố cực kỳ quan trọng trong quyết định thiết lập quan hệ, giao dịch với ngân hàng bên cạnh các yếu tố như thương hiệu, cơ sở vật chất, trình độ chuyên nghiệp của cán bộ, sự đa dạng, phong phú của hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ ngân hàng...

Để xây dựng uy tín, các ngân hàng thương mại trước tiên chú trọng đến thực hiện các cam kết với khách hàng. Các cam kết này dù nhỏ nhất cũng được ngân hàng tôn trọng và thực hiện nghiêm túc. Uy tín còn thể hiện việc các ngân hàng công bố thông tin một cách minh bạch, khách quan như về lãi suất, phí, tỷ giá, cách tính lãi suất. Điều cuối cùng thể hiện mức độ uy tín của ngân hàng là mọi hoạt động của ngân hàng phải được xây dựng dựa trên cơ sở khách hàng là trung tâm.

1.2.4.2 Nhân tố khách quan


a. Môi trường pháp lý.


Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của môi trường pháp lý. Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thường

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí