phương ngôn “quen bụng dạ, lạ áo quần". Những hình ảnh ban đầu về diện mạo bên ngoài, cách ăn mặc để lại nhiều ảnh hưởng trong giao tiếp sau này. Tuy nhiên cũng cần thận trọng, bởi vì đó thới chỉ là những thông tin cảm tính mà thôi.
Hơn nữa, bất kỳ đặc tính nào làm cho đối tượng nổi bật sẽ làm tăng khả năng nó được nhận thức. Chẳng hạn, một người hay ồn ào dường như được chú ý hơn là những người khác. Những cử chỉ, dáng dấp, giọng nói, và những đặc điểm khác của đối tượng sẽ tạo nên cách mà chúng ta thấy nó.
Trong khi nhận thức người khác chúng ta có xu hướng nhóm những đối tượng giống nhau hoặc tương tự nhau về một vài đặc điểm nổi bật nào đó thành một nhóm. Vì thế mà nhiều khi chúng ta đánh giá như nhau về hai người khác nhau chỉ vì họ có một đặc điểm nào đó giống nhau. Chẳng hạn, nếu trong doanh nghiệp có hai người đột nhiên xin chuyển công tác, chúng ta có xu hướng nhìn họ là có những đặc điểm giống nhau trong khi thực chất là họ rất khác nhau.
Khi nhận thức người khác chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi “hiệu ứng so sánh". Ví dụ, một người mập đi bên cạnh một người ốm tong teo sẽ được nhìn nhận là càng mập hơn, một người cao đi cạnh người thấp thường được coi là càng cao hơn. Chính vì thế trong phỏng vấn tuyển chọn, thứ tự phỏng vấn. cũng ảnh hưởng đến sự đánh giá. Chẳng hạn sau khi phỏng vấn một loạt ứng viên kém thì một ứng viên nào đó có khá hơn chút ít cũng có thể được đánh giá là tốt hơn so với thực tế.
Bối cảnh giao tiếp
Sự nhìn nhận của chúng ta về người khác cũng phụ thuộc rất nhiều vào tình huống mà trong đó diễn ra sự giao tiếp. Chúng ta cảm thấy rất bình thường khi gặp một thanh niên mặc quần đùi ngồi đọc sách ngoài bãi biển, nhưng sẽ rất khó chịu nếu chúng ta gặp anh ta cũng ăn mặc như vậy đọc sách trong thu viện. Trong trường hợp này chủ thể và đối tượng nhận thức là như nhau, chỉ khác nhau về bối cảnh, vì thế sự nhận thức cũng là rất khác nhau.
2. Sự nhận thức về bản thân
Trong giao tiếp, không những chúng ta nhận thức người khác mà còn nhận thức, khám phá bản thân mình. Chỉ khi giao tiếp với người khác thì chúng ta mới hiểu được
chính mình. Khả năng nhận thức người khác và sự tự nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tự nhận thức bản thân càng chính xác, phong phú bao nhiêu thì việc nhận thức người khác càng phong phú và chính xác bấy nhiêu và ngược lại, nhận thức người khác càng đầy đủ, càng sâu sắc, thì tự nhận thức sẽ trở nên càng đầy đủ hơn.
Tự nhận thức là quá trình trong đó mỗi chúng ta xây dựng cho mình một khái niệm hay hình ảnh về bản thân (HABT). Việc tạo ra HABT là rất quan trọng vì nó có một ảnh hưởng quyết định đến hành vi của mỗi chúng ta trong giao tiếp. Chúng ta có những xử sự như thế nào là tùy vào chúng ta tự đánh giá mình như thế nào. Chắc đã có lần bạn nghĩ như thế này “bực mình với thằng cha này chết đi được, đáng ra mình phái trị cho nó một trận cho biết tay, nhưng mà thôi dầu sao mình cũng là có ăn học, là một người lãnh đạo không nên đối xử thô bạo làm mất uy tín". Khi bạn nghĩ như thế tức là bạn đã tạo ra trong đầu mình một HABT và HABT đó chi phối hành vi của bạn.
HABT là cách mà chúng ta hình dung về mình như thế nào. Nó biểu hiện bản chất cũng như các việc làm của chúng ta. HABT là thứ khung qui chiếu mà chúng ta soi theo đó để hành động.
HABT được hình thành như thế nào? HABT không phải được sinh ra mà được hình thành cùng với sự hình thành và phát triển của nhân cách. Đó là một quá trình lớn dần lên. Ban đầu đứa trẻ nhận biết được cái gì là cái “TÔI” và cái gì là “KHÔNG PHẢI TÔI". Từ sự nhận biết ngón tay ngón chân là một bộ phận của “TÔI” đến sự hình dung cái “TÔI” trong hành động của mình. Quá trình hình thành HABT được diễn ra trong sự giao tiếp với người khác, tùy thuộc vào người khác đánh giá và đối xử với mình như thế nào. Qua sự tương tác với họ, mà chúng ta biết mình như thế nào, được công nhận hay bị từ chối, được tôn trọng hay bị coi thường, có năng lực hay không có năng lực.
Tóm lại, giữa giao tiếp và sự hình thành HABT có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Thông qua giao tiếp mà chúng ta hình thành khái niệm về bản thân và ngược lại ý nghĩ, cách tự đánh giá về mình sẽ ảnh hưởng tới lời nói, việc làm và mối quan hệ của chúng ta.
3. Cửa sổ Johari và mối quan hệ giữa nhận thức và tự nhận thức
Cửa sổ Johari là một khái niệm do hai tác giả Joseph Luft và Harry Ingham (Johary là ghép những từ đầu tên hai tác giả) xây dựng để mô tả mối quan hệ giữa nhận thức, tự nhận thức và tính cởi mở, sự phản hồi trong giao tiếp. Cửa sổ này có 4 ô phụ thuộc vào mức độ những gì mà mình tự biết về mình và những gì mà người khác biết về ta.
Tự nhận biết Không nhận biết
I. CHUNG | II. MÙ |
III. RIÊNG | IV. KHÔNG NHẬN BIẾT ĐƯỢC |
Có thể bạn quan tâm!
- Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh Phần 1 - 2
- Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh Phần 1 - 3
- Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh Phần 1 - 4
- Cơ Sở Tâm Lý Của Hành Vi Giao Tiếp
- Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh Phần 1 - 7
- Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh Phần 1 - 8
Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.
Người khác nhận biết được
Người khác không nhận biết được
Hình 4. Cửa sổ Johary
+ Khu vực I - khu vực CHUNG hay còn gọi là khu vực mở tương ứng với những gì mà chúng ta biết về mình và người khác cũng biết về chúng ta.
+ Khu vực II - khu vực MÙ tương ứng với những gì mà chúng ta không biết được về mình, nhưng người khác lại biết về chúng ta. Có những cái mà chúng ta không biết về mình vì người khác không tự nguyện chia sẻ thông tin phản hồi hoặc không giao tiếp với ta, hoặc “có thể là ở đó có những thông tin về hành vi thành lời hoặc không thành lời nhưng chúng ta không thể hoặc không thèm đếm xỉa đến chúng.
+ Khu vực III - khu vực RIÊNG tương ứng với những gì -mà chỉ chúng ta biết về mình còn người khác không biết. Nó có thể được coi là riêng vì trong giao tiếp chúng ta không cởi mở để bộc lộ với người khác.
+ Khu vực IV - khu vực KHÔNG NHẬN BIẾT tương ứng với những gì mà cả chúng ta lẫn người khác không hề biết, thông thường bao gồm lĩnh vực vô thức và tiềm thức. Mỗi một khu vực có thể được mở rộng hay bị thu hẹp phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố trong giao tiếp, đó là sự phản hồi và tính cởi mở của chúng ta.
Sự phản hồi. Là xu hướng mà người khác sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ, những đánh giá của họ về chúng ta. Đó là thiện ý cởi mở và nỗ lực của người khác trong việc phản hồi thích đáng cho chúng ta. Tuy nhiên, đây cũng là xu hướng mà chúng ta cố gắng lắng nghe người khác nhận xét, đánh giá về mình thông qua những thông tin bằng lời và
những thông tin không bằng lời. Sự phản hồi làm cho khu vực “chung” được mở rộng và làm cho khu vực “mù” thu hẹp. Trong giao tiếp cần phải biết cách khuyến khích đối tượng chia sẻ cảm tưởng, suy nghĩ với mình để tăng thêm sự phản hồi, chứ không nên cắt ngang và lấn át ý kiến phản hồi của họ. Chẳng hạn, hai mẹ con nhà nọ đi qua cửa hàng bách hóa và em bé gái chú ý tới chiếc cặp sách trưng bày trong tủ kính. Em nói “Con thấy chiếc cặp này đẹp ghê mẹ ạ”. Bà mẹ đáng lẽ phải cảm nhận tình cảm của con mình, lại mắng luôn “Con quá lắm, mẹ vừa mới mua cho con một chiếc nhân ngày khai trường rồi còn gì, con là chúa hay vòi". Cô bé đã rút ra được điều gì từ chuyện này? Có lẽ cô sẽ nghĩ rằng, mình sẽ không bao giờ nói với mẹ điều gì nữa. Và nếu chuyện này liên tục được lặp lại có lẽ bà mẹ chẳng bao giờ có cơ hội nhận được phản hồi từ con mình. Trong trường hợp này bà mẹ phải làm gì? Trước hết bà mẹ phải công nhận mong muốn của con mình và đáp lại bằng cách “ừ, mẹ cũng thấy là chiếc cặp này rất đẹp và con rất thích nó phải không?". Và cô bé sẽ trả lời đồng ý ngay lập tức. Khi đó bà mẹ sẽ đưa ra một câu hỏi tiếp “Nhưng tại sao con nghĩ là con sẽ không mua chiếc cặp đó?". Cô bé sẽ hiểu ra và có lẽ sẽ nói “Bởi vì mẹ đã mua cho con một chiếc nhân ngày khai trường rồi". Bà mẹ có thể kết thúc cuộc đàm thoại bằng một một câu có hàm ý ủng hộ như “Nếu năm nay con học giỏi thì sang năm mẹ sẽ mua cho con chiếc cặp mới". Bằng cách trao đổi như vậy, đứa bé sẽ sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của mình với mẹ ở những lần giao tiếp sau.
Những tình huống như vậy cũng thường xảy ra trong giao tiếp giữa nhà quản trị với nhân viên. Có lần một nhân viên nói với sếp mình “Những cuộc họp nhân viên vào sáng thứ hai kéo dài quá lâu, theo tôi là lãng phí thời gian". Thay vì ông sếp cần phải lắng nghe ý kiến của nhân viên và tìm hiểu nguyên nhân vì sao anh ta cảm thấy như thế thì lại phản ứng vội vàng và gay gắt: “Ý anh định nói gì về những cuộc họp đó là lãng phí thời gian? Tôi nghĩ là những cuộc họp đó rất cần thiết, chúng ta đã duy trì chúng từ lâu. Anh không cần phải bình luận gì thêm về vấn đề này, thế thôi”. Liệu nhân viên này có còn muốn cung cấp cho nhà quản trị những thông tin phản hồi nữa không? Chắc chắn là không. Nếu nhà quán trị không chịu lắng nghe để có những thông tin phản hồi từ những người khác thì khu vực “mù” của mình sẽ tăng lên và cuối cùng sẽ làm giảm hiệu quả trong hoạt động.
Sự cởi mở. Là xu hướng mở trong đó chúng ta sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ những tình cảm, ước muốn, niềm tin và những phẩm chất tâm lý khác của mình với người khác. Cởi mở là tự vén bức màn bí ẩn của thế giới tâm hồn mình làm cho người khác có thể hiểu được mình. Nếu trong giao tiếp mọi người đều cởi mở với nhau thì khu vực “chung” của mỗi người sẽ được mở rộng, lấn át khu vực “riêng", làm cho họ hiểu biết nhau nhiều hơn và xích lại gần nhau hơn.
Cởi mở cũng là một nhu cầu. Khi bạn vui hay buồn, khi bạn có nỗi ấm ức trong lòng hay có những thắc mắc nào đó bạn tìm ngay đến người thân thiết để phân trần, chia sẻ. Một khi ai đó thân thiết tìm đến bạn để thổ lộ, tâm tình thì bạn cũng vui sướng cảm thấy mình được tin tưởng, yêu thương.
Tuy nhiên muốn cởi mở cũng không phải là đơn giản. Có thể do mặc cảm, sợ bị chê cười, sợ bị coi là dốt là ngớ ngẩn mà đôi khi người ta không dám bộc lộ cái “Tôi", tránh né đối thoại. Họ tự che dấu mình bằng các cơ chế tự vệ, như giao tiếp sáo rỗng với mọi người, cố tỏ ra luôn luôn bận bịu… Ví dụ, khi giáo viên đặt ra cho sinh viên một câu hỏi, có người giả vờ bận đọc sách, bận ghi chép để khỏi trả lời câu hỏi của thầy. Để có thể cởi mở với nhau trong giao tiếp, mỗi chúng ta cần phải hiểu biết về mình và biết chấp nhận bản thân. Khi đã chấp nhận bản thân bạn sẽ không còn mặc cảm, không cố che giấu về mình nữa.
Hơn nữa người ta chỉ có nhu cầu thổ lộ những suy nghĩ, những tình cảm của mình với những người mà họ tin tưởng. Vì vậy để người khác cởi mở hơn trong giao tiếp chúng ta cần phải tạo dựng được niềm tin của họ vào ta.
Tóm lại, trong giao tiếp các bên tham gia phải nhận thức về nhau, nhận thức có đúng thì mới có những tình cảm đúng. Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan cũng như các yếu tố khách quan mà có khi làm cho chúng ta đánh giá sai lầm về nhau. Trong giao tiếp mỗi chúng ta vừa là chủ thể nhưng cũng vừa là khách thể của quá trình nhận thức. Chúng ta không chỉ nhận thức người khác, mà còn nhận biết cả chính mình. Trong giao tiếp các bên muốn nhận thức rõ về nhau và nhận biết chính xác về bản thân mình, thì cần phải có sự cởi mở và phản hồi nhất định. Muốn vậy các bên cần xây đựng được bầu không khí thoải mái, tin tưởng ở nhau.
III. GIAO TIẾP LÀ QUÁ TRÌNH TÁC ĐỘNG QUA LẠI, ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU
Giao tiếp không chỉ là trao đổi thông tin, nhận thức, đánh giá về nhau, mà còn là sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình đó chúng ta tác động tới những người khác, và ngược lại, người khác lại tác động ảnh hưởng tới chúng ta. Bằng cách đó, mà tâm lý cá nhân biến thành tâm lý xã hội và ngược lại. Sự ảnh hưởng đó có thể tốt hay xấu, có thể tích cực, có thể tiêu cực đối với nhau “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Tuy nhiên sự tác động giữa người này tới người khác diễn ra hết sức phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Mỗi chúng ta lĩnh hội sự tác động từ xã hội không phải một cách thụ động, mà thông qua một cơ chế chọn lọc “đề kháng” nhất định. Có nghĩa là không phải cứ “gần mực, thì đen” mà hễ “gần đèn, thì sáng”. Đen hay không, sáng hay tối còn phụ thuộc vào ý chí, trí tuệ và tính tích cực của mỗi cá nhân. Nếu có trí tuệ cao, ý chí mạnh thì chúng ta cũng có thể “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Quá trình tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp được diễn ra dưới nhiều hình thức, như: lây lan, ám thị, bắt chước, thuyết phục, áp lực nhóm…
1. Sự lây lan tâm lý
Một trong những cơ chế ảnh hưởng đặc biệt trong giao tiếp giữa cá nhân và xã hội đó là sự lây lan tâm lý. Lây lan là hiện tượng phổ biến, dễ nhận biết và được nghiên cứu từ lâu. Từ buổi sơ khai của lịch sử loài người, lây lan đã có những biểu hiện đa dạng và phong phú: từ cơn bốc trên sàn nhảy đến trạng thái phấn khích tôn giáo của các tín đồ, từ sự cuồng nhiệt của các cổ động viên thể thao trên khán đài cho đến trạng thái hoảng loạn của đám đông…
Ở dạng tổng quát nhất, lây lan tâm lý là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý nằm ngoài sự tác động của ý thức. Nói cách khác, lây lan là quá trình mà trong đó một người tự đưa mình vào trạng thái tâm lý của người khác một cách vô thức.
Trong giao tiếp, tâm lý của người này ảnh hưởng tới tâm lý của người khác. Một người vui vẻ có thể làm cho người khác vui theo, một người buồn có thể làm cho người
khác buồn theo. Chính nhờ có sự lây lan tâm lý mà người ta có được sự đồng cảm trong giao tiếp.
Trong một tập thể tâm lý của thành viên này có thể lan truyền sang thành viên khác. Ví dụ, khi tập thể mình làm một công việc gì đó, chỉ cần một người chán nản, nói ngang hoặc ngáp vặt là có thể gây cho những người khác chán nản theo; trong một nhóm công tác, nếu một người có tâm trạng xấu có thể làm cho những người khác cũng có tâm trạng xấu theo, v.v. Lực lây lan tâm lý được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng của tập thể và cường độ cảm xúc được truyền.
Sự lây lan tâm lý có thể diễn ra theo hai cơ chế:
- Cơ chế dao động từ từ: tâm lý của người này lan sang người khác một cách từ từ. Chẳng hạn, sự thay đổi mốt mới: lả hiện tượng lan truyền tâm lý từ từ.
- Cơ chế bùng nổ: là sự lan truyền rất nhanh, đột ngột, thường xảy ra khi con người lâm vào trạng thái căng thẳng cao độ. Ví dụ, sự hoảng loạn tập thể; cơn bốc trên sàn nhảy, trên sân banh…
Nhà quản trị cần nhận thức được hiện tượng lây lan tâm lý và biết cách điều khiển nó để có lợi cho tập thể. Cần tránh sự lây lan tâm trạng xấu từ người này sang người khác, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của tập thể. Trong tập thể nên có những người luôn luôn vui vẻ, lạc quan có thể tạo ra không khí vui vẻ, phấn khởi, thu hút được mọi người nhằm nâng cao tâm trạng chung.
2. Ám thị trong giao tiếp
Ám thị là dùng lời nói, việc làm, hành vi cứ chỉ tác động vào tâm lý của một cá nhân hoặc một nhóm người nhằm làm cho họ tiếp thu thông tin mà không có sự phê phán.
Có thể tiến hành ám thị lúc con người tỉnh táo hoặc trong trạng thái thôi miên.
Ám thị thường đi kèm với quá trình giao tiếp. Nó có thể mang tính chất trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hay tiêu cực, trọn vẹn hay không trọn vẹn ám thị trực tiếp là tác động trong đó người này thông báo cho người kia dưới hình thức mệnh lệnh thực hành những ý nghĩ nhất định, khiến người kia phải tiếp nhận và thực hiện không bàn cãi. Ám thị gián tiếp thì phải đi theo đường vòng để đạt mục đích trên (chẳng hạn, thủ thuật “noi gương” trong nghệ thuật bán hàng là một ví dụ).
Trong kinh doanh, ám thị thường được sử dụng qua tác động của quảng cáo (lặp đi lặp lại một câu nói hay một hình ảnh, dựa vào thời trang, vào uy tín của đơn vị sản xuất, v.v.). Khi đưa cho khách món hàng được gói bọc cẩn thận kèm theo những lời lẽ thịnh tình như: “Thật cứ như hàng may đo ấy “Món quà tặng tuyệt vời” thì thực ra là người bán hàng đang tạo cho khách hàng niềm tin là mình đã quyết định đúng.
Tính bị ám thị (hay còn gọi là tính nhẹ dạ cả tin) phụ thuộc vào từng người, từng lứa tuổi, giới tính và từng hoàn cảnh. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn thì tính bị ám thị của con người tăng lên khi người ta đang hoang mang dao động, dang trông chờ, đang đi tìm một lối thoát, khi họ đang bị chi phối bởi một nhu cầu mãnh liệt nào đó. Thực tế cũng cho thấy rằng, tuổi càng cao, kinh nghiệm càng nhiều thì tính bị ám thị cũng giảm đi, và phụ nữ thường dễ bị ám thị hơn nam giới. Uy tín của nhà lãnh đạo cũng có sức ám thị mạnh tới nhân viên. Nếu nhà lãnh đạo có uy tín tuyệt đối đối với nhân viên thì mọi chỉ thị, mệnh lệnh đều được nhân viên tiếp thu, thực hiện một cách tự giác.
3. Hiện tượng áp lực nhóm
Trong giao tiếp tập thể, phản ứng của một thành viên thường bị chi phối bởi phản ứng của số đông. Khi đại đa số các thành viên của nhóm đã thống nhất với nhau về một phản ứng tâm lý nào đó, thì thành viên còn lại cũng có xu hướng chấp nhận theo phản ứng đó. Tức là phản ứng của đa số tạo nên sự áp lực đối với phản ứng của một số ít người. Biểu hiện đặc biệt của áp lực nhóm tới cá nhân là tính a dua (hay “theo đuôi"). Chính bản thân từ “a dua” đã biểu hiện nghĩa thích ứng. Đối lập với tính a dua là sự độc lập, vững vàng của cá nhân so với áp lực nhóm.
Tính a dua được nhận thấy khi biểu hiện xung đột giữa ý kiến của cá nhân và ý kiến của nhóm, khắc phục xung đột này dẫn đến có lợi cho nhóm. Có thể chia ra làm 2 loại a dua: a dua bên ngoài hay a dua hình thức và a dua bên trong hay a dua thực tâm. A dua bên ngoài là a dua khi cá nhân tiếp thu ý kiến của nhóm mang tính hình thức, còn trên thực tế anh ta chống lại ý kiến của nhóm. A dua bên trong là a dua khi mà cá nhân hoàn toàn bị ý kiến của đa số thu phục. Loại a dua này là kết quả khắc phục xung đột của cá nhân với nhóm và kết thúc bằng sự có lợi cho nhóm.