Tình Hình Huy Động Tiền Gửi Của Các Ngân Hàng Trên Địa Bàn Tphcm Những Năm Vừa Qua:


2013 chiếm 1/3 GDP của cả nước, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của TPHCM bình quân 3 năm (2011- 2013) tăng 9,5%, gấp 1,8 lần so với mức tăng GDP của cả nước (5,5%). Mức tăng GDP của TPHCM giai đoạn này còn cao và nhanh hơn so với các giai đoạn, các năm trước: tăng gấp 1,4-1,5 lần giai đoạn 2007- 2010; đến cuối năm 2010 tăng gấp 1,74 lần năm 2009, và mức tăng của các năm 2011 và 2012 là 1,7 lần và 1,83 lần so với năm trước đó, thu nhập bình quân đầu người của TPHCM năm 2013 đạt 4.513 đô la Mỹ/người tăng cao so với 3.700 đô la Mỹ/người của năm 2012. Do đó, trong một môi trường kinh tế phát triển năng động, cùng với thu nhập bình quân đầu người cao, nên TPHCM sẽ là môi trường đầy tiềm năng để các ngân hàng có thể phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của mình.

Ngoài ra, TPHCM còn là thành phố đông dân nhất cả nước, theo thống kê của niên giám Thành phố, dân số TPHCM năm 2013 đạt 7.750.900 người, cùng với số lượng khách vãng lai hơn 2.5 triệu người, nâng số cư dân trên địa bàn TPHCM năm 2013 hơn 10 triệu người. Với số dân đông đúc như thế thì nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tại TPHCM ngày một tăng cao, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng có thể tăng cường phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó có dịch vụ tiền gửi tiết kiệm.

Theo báo cáo số 215/BC-UBND của UBND TPHCM ngày 04/12/2013, về việc tổng kết 3 năm thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2011-2013 và định hướng giai đoạn 2014-2015, thì ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của TPCHM, giá trị gia tăng 4 năm 2007- 2010 tăng bình quân 12,3%/năm (năm 2007: 13,6%, năm 2008: 12%, năm 2009: 10%, năm 2010: 12,2%), chiếm tỷ trọng 53,6% GDP của TPHCM, và đạt bình quân 11.1% trong giai đoạn 2011-2013, tăng cao nhất trong tất cả các ngành, theo định hướng của UBND TPHCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ trong thời gian tới, và phấn đấu đưa con số này lên 13% trong giai đoạn 2014-2015. Bốn ngành dịch vụ chủ yếu của TPHCM là tài chính ngân hàng, du lịch, vận tải dịch vụ-cảng-kho bãi, bưu chính-viễn thông có sự tăng trưởng mạnh, điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ đang đi đúng hướng, đúng chủ


trương của TPHCM. Với môi trường kinh doanh thông thoáng và thuận lợi như thế, các ngân hàng trên địa bàn có thể phát huy tốt sức mạnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

2.1.2.2 Đặc điểm của các NHTM trên địa bàn TPHCM:

Không chỉ được đánh giá là trung tâm trung tâm kinh tế văn hóa xã hội năng động, TPHCM còn có nhiều lợi thế tiềm năng kinh tế tài chính để phát triển thành trung tâm tài chính có tầm cỡ trong khu vực, do đó đã tập trung hầu hết các loại hình ngân hàng cùng nhau hoạt động trên địa bàn, từ NHTM cổ phần, NHTM nhà nước, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh…tất cả tạo nên bức tranh đa dạng cho thị trường tài chính ngân hàng TPHCM. Với các hình thức huy động vốn khác nhau, các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhau gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn, thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, để mở rộng thị phần. Nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, mới lạ, phong phú về kỳ hạn, về loại tiền gửi cũng như hình thức gửi tiền, lãi suất linh hoạt, hấp dẫn cùng các hình thức khuyến mãi có cơ cấu giải thưởng hấp dẫn đã thực sự thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Thêm vào đó, văn hóa kinh doanh ngày càng được các ngân hàng chú trọng, thái độ phục vụ khách hàng ân cần, chuyên nghiệp hơn, thủ tục nhanh gọn hơn đã đem lại những tiện ích cho khách hàng đến giao dịch. Những chính sách trên đã góp phần giúp các ngân hàng gia tăng nguồn vốn huy động trong dân cư khi lãi suất huy động vẫn liên tục giảm.

Với những ngân hàng có cách thức hoạt động tương tự, chúng ta sẽ chia hệ thống NHTM trên địa bàn TPHCM thành 2 nhóm: ngân hàng trong nước và ngân hàng có yếu tố nước ngoài (ngân hàng nước ngoài), mỗi nhóm có những đặc điểm mang tính thế mạnh riêng trong việc thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Cụ thể, đối với các ngân hàng trong nước khi cạnh tranh trong việc thu hút tiền gửi tiết kiệm sẽ có những lợi thế:

Mạng lưới: Các NHTM trong nước có một mạng lưới rộng khắp thông qua các chi nhánh và phòng giao dịch. Các NH nước ngoài có hạn chế về mạng lưới hoạt động, nên khả năng tiếp cận khách hàng khó hơn các NHTM trong nước.


Trong nhóm này, tuy NHTM nhà nước hiện nay có phạm vi hoạt động rộng hơn nhưng mức độ linh hoạt kém hơn, nên hiệu quả cạnh tranh không bằng các NHTMCP.

Mối quan hệ khách hàng truyền thống: các ngân hàng trong nước đã thiết lập được mối quan hệ với hệ thống các khách hàng. Mỗi ngân hàng đã có hệ thống khách hàng truyền thống để chăm sóc và ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ từ nhiều năm. Sự hiểu biết về khách hàng bản địa cũng là một lợi thế lớn giúp các ngân hàng có thể phát triển tốt mạng lưới giao dịch.

Tuy nhiên, các ngân hàng trong nước trên địa bàn TPHCM lại gặp một số bất lợi so với ngân hàng nước ngoài trong việc thu hút người gửi tiền ở các điểm sau:

Năng lực tài chính: Năng lực tài chính của các NHTM trong nước vẫn còn non kém hơn so với khu vực và quốc tế. Vốn điều lệ tuy đã tăng mạnh so với trước đây nhưng vẫn còn bé so với khu vực và thế giới. Khả năng huy động vốn trong nội bộ nền kinh tế thấp, nhất là vốn trung dài hạn và tiết kiệm nội địa, hầu hết các NHTM chưa có chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể vươn ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, hệ thống kế toán kiểm toán ngân hàng vẫn chưa minh bạch, an ninh tài chính trong ngân hàng còn chưa hình thành rò nét. Những hạn chế này đòi hỏi các NH trong nước phải nhìn thấy rò và có những chiến lược và giải pháp cụ thể.

Công nghệ: Công nghệ hiện đại là yếu tố cần thiết cho việc mở rộng phát triển mạng lưới, phát triển sản phẩm dịch vụ cũng như công tác bảo mật thông tin NH. Mặc dù các NH đã quan tâm và đầu tư nhiều vào công nghệ, tuy nhiên chúng vẫn còn hạn chế và hoạt động chưa thật sự hiệu quả, trong khi các NH nước ngoài vượt khá xa trình độ công nghệ ngân hàng với hệ thống máy móc thiết bị cũng như những ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng. Đây chính là một trong những điểm thu hút khách hàng tiền gửi của họ.

Tâm lý hướng ngoại của khách hàng: trong cuộc khảo sát của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư thực hiện năm 2010, thì có 50% doanh nghiệp và 62% dân chúng được hỏi cho rằng họ sẽ lựa


chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền. Lý do là các ngân hàng này có tính chuyên nghiệp cao hơn, thủ tục đơn giản hơn, dịch vụ tốt hơn và mức độ tin cậy cao hơn.

Do đó,bản thân các ngân hàng cần nên biết lợi thế và khó khăn hiện nay của mình là gì để có thể phát huy hết nội lực, khắc phục những hạn chế nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc thu hút khách hàng tiền gửi tại TPHCM hiện nay.

2.1.2.3 Tình hình huy động tiền gửi của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM những năm vừa qua:

Bảng 2.1: Vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM tính đến 31/12/2013

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Nguồn: Cục Thống Kê TPHCM


Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng số vốn huy động

487.028

585.339

786.892

1.014.900

893.490

973.900

1.170.785

Chia theo loại ngân hàng

Ngân hàng thương mại

Nhà nước

158.073

179.995

204.839

226.030

263.701

305.875

348.570

Ngân hàng thương mại

cổ phần

239.418

305.873

468.604

655.500

512.952

541.240

689.500

Ngân hàng có vốn đầu

tư nước ngoài

89.537

99.471

113.539

133.370

116.837

126.785

132.715

Chia theo đối tượng gửi tiền

Tiền gửi dân cư

420.034

294.166

407.465

567.260

375.332

473.614

632.224

Tiền gửi tổ chức kinh tế

52.790

278.416

365.266

431.540

501.245

485.533

522.579

Tiền gửi của khách

hàng nước ngoài

14.204

12.757

14.251

16.100

16.913

14.753

15.982

Chia theo loại tiền gửi

Bằng đồng Việt Nam

365.080

426.534

554.276

734.160

684.383

798.598

983.459

Trong đó :


Tiết kiệm

144.783

198.157

259.881

35.432

317.596

413.062

550.737

Bằng ngoại tệ

121.948

158.805

232.706

280.740

209.107

175.302

187.326

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm tại thành phố Hồ Chí Minh - 5


Trong đó:


Tiết kiệm

38.258

51.488

66.340

89.630

57.736

48.805

63.691


Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM từ năm 2007-2010 tăng dần qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2010 đạt 1 014 900 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân 36,13%/năm. Tuy nhiên bước sang năm 2011, nguồn vốn huy động chỉ còn 893 490 tỷ đồng, tương ứng giảm 11,96% so với thời điểm năm 2010, điều này chủ yếu là do tiền gửi tiết kiệm khu vực dân cư giảm mạnh từ 567 260 xuống còn 375 332 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 33.83%.. Ngoài ra cũng trong năm 2011, ta thấy rò có một sự đối nghịch trong việc huy động vốn giữa các loại hình ngân hàng khác nhau, trong khi nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn tiếp tục tăng 16,67% so với 2010, thì nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần giảm 21.75%, các ngân hàng nước ngoài giảm 12,4%. Điều này được giải thích là do đây là thời điểm Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp trần lãi suất huy động, và tiến hành xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vượt trần lãi suất, do đó người gửi tiền sẽ không còn được hưởng lợi từ cuộc chạy đua lãi suất như trước nữa, cho nên một lượng tiền gửi không nhỏ đã được chuyển sang các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn lúc bấy giờ như bất động sản, chứng khoán…Ngoài ra, khi lãi suất huy động chính thức bị áp trần thì mặt bằng lãi suất gần như là ngang nhau giữa các ngân hàng, khiến cho một lượng tiền gửi sẽ dịch chuyển từ ngân hàng TMCP nhỏ sang các ngân hàng TMCP lớn và ngân hàng TMCP nhà nước, khiến cho những ngân hàng TMCP nào lúc trước hưởng ứng nhiệt tình cuộc chạy đua lãi suất thì bây giờ sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Bước sang năm 2012, tổng số vốn huy động trên địa bàn TPHCM tăng xấp xỉ 9% so với năm 2011, đạt 973 900 tỷ đồng, trong đó tăng đều ở các loại hình ngân hàng, cụ thể: ở khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng hơn 15%, ngân hàng TMCP tăng 5.6%, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8.5%. Tuy nhiên lại có sự khác biệt trong đối tượng gửi tiền và loại tiền gửi, trong khi huy động từ tầng lớp dân cư tăng 26%, thì huy động từ các tổ chức kinh tế có phần giảm nhẹ, bên cạnh


đó huy động vốn bằng VND tăng 13,9%, còn ngoại tệ lại giảm 6,7%. Lý giải điều này, sở dĩ tiết kiệm tiền đồng tăng mạnh là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ lúc bấy giờ ở mức 1,25%/năm đến 2%/năm, chênh lệch quá lớn so với lãi suất tiết kiệm tiền đồng ở mức 7%/năm, cùng với tỷ giá ổn định và kênh tiền gửi tại ngân hàng an toàn, hiệu quả nên kích thích người dân bán USD mà mình có được để gửi tiền đồng tại ngân hàng. Bên cạnh đó, đối với một số khách hàng cá nhân đang có một phần vốn nhàn rỗi cho rằng lãi suất còn tiếp tục giảm thêm nên vẫn tiếp tục gửi ngân hàng. Tuy nhiên, điều này không xảy ra với mọi ngân hàng. Thực tế cho thấy, thực trạng vượt trần lãi suất huy động tiền đồng vẫn luôn tồn tại trong hệ thống ngân hàng, nhất là ở kỳ hạn ngắn (1 - 3 tháng) và xuất hiện nhiều hơn ở những nhà băng quy mô nhỏ và yếu kém với mức lãi suất thỏa thuận lúc bấy giờ có thể lên đến 12%/năm.

Năm 2013 tiếp tục đà tăng trưởng, huy động vốn TPHCM tiếp tục gia tăng 20% so với năm trước, ước đạt 1 170 nghìn tỷ đồng. Việc các ngân hàng trong giai đoạn này đều đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng còn thấp và nợ xấu gia tăng được lý giải là do: việc luân chuyển dòng tiền ở các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, đã chậm hơn trước, do nợ xấu tăng, và bơm tiền của NHNN qua thị trường mở hạn chế, vì vậy, đa phần các ngân hàng chọn giải pháp huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế để chuẩn bị cho nguồn tiền chi trả cho người gửi. Các ngân hàng cũng cần thêm vốn để cho vay với kỳ vọng tín dụng sẽ tăng hơn khi càng về cuối năm. Thêm vào đó, sự mất cân đối trong huy động và cho vay, tức huy động ngắn hạn, nhưng cho vay trung, dài hạn cũng khiến cho các ngân hàng dễ rơi vào tình trạng thiếu tiền ngắn hạn để trả cho người gửi, khiến họ tăng lãi suất huy động trong thời điểm này.

Nhìn chung tình hình huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM tăng dần qua các năm, tuy nhiên trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, nhiều ngân hàng, trong đó có các ngân hàng lớn, vẫn đang ra sức tăng cường công tác huy động, bằng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lãi suất…nhằm giải quyết bài toán thanh khoản đang căng thẳng hiện nay. Nếu không tiếp tục cạnh tranh để huy động


vốn sẽ dễ bị mất thị phần khi NH bạn gia tăng thêm tính hấp dẫn cho lãi suất. Tuy nhiên, nếu không thận trọng, lãi suất sẽ tạo khó khăn cho chính NH khi chạy đua huy động tiết kiệm vì không dễ để cho vay ra.

2.2 Đánh giá hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của các NHTM Việt Nam tại TPHCM:

Để cạnh tranh trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm, các ngân hàng hiện nay đều cho rằng gia tăng “lợi ích tài chính” cho khách hàng, trong đó có lãi suất tiết kiệm và phí dịch vụ, là yếu tố nhanh nhất và quan trọng nhất nhằm thu hút khách hàng gửi tiết kiệm về với ngân hàng mình. Mặc dù bị áp trần lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm theo quy định của NHNN, tuy nhiên các ngân hàng vẫn đang cạnh tranh lãi suất ở các kỳ hạn dài: mức lãi suất huy động cao nhất thuộc về HDBank, huy động tiết kiệm từ người dân với lãi suất 9,5%/năm cho kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng. Kỳ hạn 15 tháng và 18 tháng được áp dụng mức 9%/năm. Còn tại Ngân hàng Phương Đông (OCB) huy động với mức lãi suất cao 8,75% cho kỳ hạn 13 tháng. GPbank và Vietbank cùng có mức lãi suất cao nhất 8,7%/năm. Trong cuộc đua này, các ngân hàng lớn kém nhiệt tình hơn khi công bố lãi suất tiền gửi có phần kém hấp dẫn hơn, tuy nhiên họ lại có chiến lược khác, đa số các ngân hàng lớn chỉ niêm yết công khai lãi suất huy động tượng trưng trên website, còn lại các khách hàng phải tiếp cận trực tiếp với ngân hàng để biết biểu lãi suất huy động thực tế. Cụ thể, trên website chính thức, Vietinbank niêm yết lãi suất cao nhất 6,8%/năm cho kỳ hạn từ 9 tháng đến 12 tháng. Tuy nhiên, Vietinbank chú thích thêm: “Đây chỉ là trần lãi suất, để biết mức lãi suất cụ thể Quý khách hàng vui lòng liên hệ với CN/PGD VietinBank trên cả nước”.

Về “sản phẩm”, đa số các ngân hàng hiện nay chú trọng rất nhiều đến điều này khi liên tiếp tung ra những sản phẩm đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu, mọi lứa tuổi khách hàng. Áp dụng lãi suất ưu đãi và những khuyến mãi kèm theo, Ngân hàng Đông Á cho ra đời sản phẩm tiết kiệm “chấp cánh cho con yêu”, với chủ thẻ tiết kiệm là các bé có độ tuổi từ 0 cho đến 15 tuổi, mọi giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm được thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của trẻ,


ưu điểm của sản phẩm là cho phép khách hàng gửi tiền nhiều lần và đều đặn để tích góp được số tiền lớn, khoản tích lũy của cha mẹ được sinh lời tối đa chuẩn bị cho con yêu. Đối với những khách hàng lớn tuổi, nắm bắt được nhu cầu tích lũy cho cuộc sống sung túc và thấu hiểu những quan ngại khi đối mặt với tuổi già, Ngân hàng Bắc Á đã cho ra đời sản phẩm “tiết kiệm người cao tuổi” dành riêng cho những khách hàng từ 50 tuổi trở lên, ngoài việc nhận được ưu đãi cộng thêm tỷ lệ lãi suất khuyến khích, phương thức trả lãi linh hoạt, khách hàng còn được tặng ngay bảo hiểm tai nạn cá nhân 24h trên toàn cầu với chính sách áp dụng linh động và được tặng ngay một máy đo huyết áp trị giá lên tới 1 triệu đồng. Có thể thấy, các sản phẩm tiết kiệm đa dạng này ngày càng đáp ứng được nhiều mục tiêu tích lũy của từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Một “sản phẩm” phù hợp cùng với một “chính sách chăm sóc khách hàng tốt” là một trong những mục tiêu mà nhiều ngân hàng đang hướng đến. Hầu hết các ngân hàng đều cố gắng hoàn thiện quy trình, đơn giản hóa các thủ tục nhằm thực hiện giao dịch một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng. Cùng với việc nhắn tin chúc mừng sinh nhật khách hàng, tặng bánh trung thu, lịch tết…đã được hầu hết các ngân hàng thực hiện, ngoài ra còn có nhiều chương trình chăm sóc khách hàng mang đậm nét đặc trưng của từng ngân hàng, điển hình như chương trình “mùa mưa yêu thương” được ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) triển khai, theo đó mỗi khách hàng sẽ được tặng một áo mưa hoặc dù thời trang cho tất cả khách hàng tiết kiệm khi mùa mưa 2014 đang đến, hay như chương trình “18 năm đồng hành cùng Ocean Bank” với nhiều quà tặng dành cho tất cả khách hàng tiền gửi tiết kiệm như tô thủy tinh Thái Lan, nhiệt kế điện tử, đồng hồ, mũ bảo hiểm, máy đo huyết áp…

Bên cạnh đó, các ngân hàng hiện nay cũng đang tạo ra môi trường thuận tiện để khách hàng có thể giao dịch, ngoài việc hoàn thiện hệ thống Internet Banking, các ngân hàng còn triển khai ngân hàng trực tuyến tích hợp trên các thiết bị công nghệ hiện nay như máy tính bảng, Iphone, Ipad…trên nhiều trình duyệt khác nhau như Internet Explore, google Chome…giúp khách hàng có thể giao dịch ngân hàng bất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022