4.2.4. Chính sách lãi suất linh hoạt
Lãi suất là công cụ được các TCTD sử dụng để thu hút lượng vốn nhàn rỗi, hiện nay các nhà quản lý đang đối mặt với những khó khăn trong việc định giá các dịch vụ có liên quan đến tiền gửi. Một mặt Ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng. Mặc khác phải cố không trả lãi quá cao để đảm bảo lợi nhuận. Sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cung cấp các dịch vụ tài chính càng làm cho vấn đề nêu trên trở nên phức tạp hơn vì cạnh tranh có xu hướng làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi trong khi làm giảm thu nhập dự kiến của Ngân hàng. Để có một chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý và thu hút khách hàng thì Sacombank CN Tiền Giang phải thỏa mãn được các yêu cầu sau:
- Có thể giúp ngân hàng huy động đủ nguồn vốn cho hoạt động và đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý.
- Đảm bảo tính cạnh tranh
- Đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng
- Phù hợp với chính sách lãi suất của NHNN và xu hướng thay đổi của lãi suất thị trường.
Thực hiện nghiên cứu thị trường, phân đoạn khách hàng đưa ra các sản phẩm huy động vốn với lãi suất phù hợp với các đối tượng khách hàng gửi tiền, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động vốn, bán chéo sản phẩm,...để giảm bớt chi phí và tạo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh.
4.2.5. Cải thiện chính sách khuyến mãi
- Lập quỹ cho những chương trình khuyến mãi thu hút khách đến gửi tiền tiết kiệm.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Tình Hình Huy Động Nguồn Vốn Tại Sacombank Chi Nhánh Tiền Giang
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Huy Động Vốn Trong Tương Lai Của Sacombank Chi Nhánh Tiền Giang
- Phân Tích Và Đánh Giá Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Của Khách Hàng Cá Nhân Vào Ngân Hàng
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang - 14
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
- Nhân viên tiếp thị chương trình khuyến mãi đến với khách hàng thân thiết cũng như khách hàng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của ngân hàng.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank CN Tiền Giang cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm, tình hình huy động vốn ở chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Nguồn vốn huy động tăng qua các năm chủ yếu từ nguồn tiết kiệm trong dân dân cư. Tuy nhiên, nguồn vốn điều chuyển từ hội sở còn chiếm tỷ trọng khá lớn làm chi phí của chi nhánh tăng cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận chung của chi nhánh. Giải pháp tối ưu là giảm vốn điều chuyển là tăng vốn huy động tại địa bàn để giảm bớt chi phí cải thiện nguồn thu nhập của chi nhánh.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn và địa bàn nhỏ nhưng cũng đã phần nào khái quát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền và lượng tiền gửi tại Sacombank CN Tiền Giang. Qua kết quả từ 100 khách hàng được phỏng vấn cho thấy mỗi khách hàng đều có nhận thức riêng cũng như những lựa chọn khác nhau trong việc đưa ra quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng. Kết quả phân tích Binary logistic đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng gồm 4 nhân tố đại diện tiêu biểu là: Uy tín ngân hàng, chất lượng phục vụ nhân viên, khoảng cách từ nhà đến ngân hàng, lãi suất. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định được 6 biến tiêu biểu ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng là: Uy tín ngân hàng, chất lượng phục vụ nhân viên, lãi suất, thu nhập, chi phí và số người trong hộ. Đề tài cũng đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng huy động vốn như: Giữ vững và nâng cao uy tín của ngân hàng; Đào tạo nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên; Chính sách lãi suất linh hoạt; Cải thiện chính sách khuyến mãi.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Kiến nghị với Nhà nước
5.2.1.1. Ổn định nền kinh tế
Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng, nó tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng mang đến nhiều khó khăn cản trở công tác huy động vốn. Ổn định nền kinh tế là kết quả của sự phối hợp nhiều chính sách như: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại,… trong đó chính sách tiền tệ giữ vai trò quan trọng đối với lĩnh vực Ngân hàng.
Đối với nền kinh tế hiện nay những nội dung của việc tạo lập nền kinh tế ổn định là: chống lạm phát, ổn định tiền tệ. Thực tế chứng minh rằng Nhà nước và các ban ngành trong đó trước hết là NHNN bắt đầu sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế có hiệu quả, tỷ lệ lạm phát hiệu quả. Trong giai đoạn tới, một trong những giải pháp giúp ổn định chủ yếu là kiểm soát và
điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho nền kinh tế tăng trưởng cao trong thế ổn định, bền vững. Đồng thời cũng là điều kiện phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền cung ứng cho phù hợp và các mục tiêu và biến động của nền kinh tế.
5.2.1.2. Tạo môi trường pháp lý
Việc ban hành một hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng không chỉ tạo niềm tin cho dân mà những quy định, khuyến khích của nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh chi tiêu và tiết kiệm, chuyển một phần tiêu dùng chưa cần thiết sang đầu tư, chuyển dần tài sản từ cất giữ vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi tiền vào ngân hàng. Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích người dân gửi tiết kiệm nhiều hơn nhưng trước hết các cơ quan nhà nước phải là người đi đầu trong công tác này.
Hệ thống Ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế do đó phải giữ cho hệ thống Ngân hàng hoạt động hài hòa và ổn định là điều kiện cần thiết. Vì vậy nhà nước cần ban hành một hệ thống các quy định về hoạt động của các NHTM một cách thống nhất, đầy đủ giúp các Ngân hàng hoạt động dễ dàng.
Hệ thống các văn bản pháp quy phải đầy đủ thống nhất không được chồng chéo giúp Ngân hàng dễ dàng khi áp dụng. Hiện nay hệ thống pháp luật nước ta đang được sửa đổi hoàn thiện nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Các văn bản còn chồng chéo, các văn bản pháp quy của nước ta vẫn còn thiếu do những thay đổi thường xuyên trong quá trình hoạt động phát sinh những tranh chấp, những vấn đề trước đây chưa từng có. Do đó việc làm cấp bách hiện nay là Nhà nước nên tìm cách xây dựng một hệ thống phát luật vừa thống nhất vừa đầy đủ tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động một cách lành mạnh và đạt hiệu quả cao.
5.2.2.Kiến nghị với NHNN