Đánh Giá Của Khách Hàng Đối Với Nhóm Nhân Tố “Quảng Bá


Hiện nay, slogan chính của CodeGym là: “Raising the bar” với quan điểm đề cao tinh thần tự học, đề cao sự nổ lực của bản thân khách hàng. Với mong muốn CodeGym chỉ là người bạn đồng hành, nơi truyền tải kiến thức đến khách hàng, mong muốn bất kỳ một học viên khi đến với CodeGym sẽ thay đổi không chỉ về kiến thức mà còn thay đổi cả cách sống, có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, nhân tố slogan được đánh giá trên mức trung bình, công ty cũng cần phải đầu tư hơn nữa các chiến lược phát triển truyền thông slogan đến với đối tượng khách hàng để gia tăng mức độ nhận biết của họ.

Đánh giá của khách hàng về nhân tố “Quảng bá thương hiệu”


Sau khi phỏng vấn khách hàng về yếu tố Quảng bá của thương hiệu CodeGym đề tài thu được kết quả đánh giá như sau:

Bảng 2.24: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm nhân tố “Quảng bá

thương hiệu”



Tiêu chi

Mức độ đồng ý


Giá trị trung bình (T=4)

Mức ý nghĩa (Sig. T=4)

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung lập

Đồng ý

Rất

đồng ý

%

%

%

%

%

QB1

2.9

15.8

41.0

20.9

5.8

3.13

0.000

QB2

3.6

17.3

28.1

31.7

5.8

3.22

0.000

QB3

6.5

13.7

38.8

20.9

6.5

3.08

0.000

QB4

2.9

15.8

28.8

28.1

10.8

3.33

0.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu CodeGym trên địa bàn thành phố Huế - 12

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)


Kết quả kiểm định ở bảng trên cho thấy, giá trị Sig. của tất cả các tiêu chí thuộc nhóm nhân tố “Quảng bá thương hiệu” đều nhỏ hơn 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp 13 nhận giả thuyết H0, tức là đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc nhóm nhân tố “Quảng bá thương hiệu” là khác 3, và căn cứ


vào cột giá trị trung bình ta thấy mức đánh giá của khách hàng đều lớn hơn 3. Cụ thể tiêu chí “Nhiều chương trình, câu lạc bộ học tập miễn phí, khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn” với mức đánh giá thấp nhất là 3.08 tương ứng với trên mức trung lập, tiêu chí “Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng” được đánh giá cao nhất 3.33. Điều này chứng tỏ công ty hiện tại chỉ tập trung vào cộng đồng, chưa có sự chút trọng trong việc quảng bá hình ảnh đến các khách hàng của mình. Các tiêu chí “Quảng cáo có nội dung dễ hiểu”, “Quảng cáo xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm” cũng không được đánh giá cao (3.13 và 3.22) công ty nên tập trung hơn vào việc hình ảnh nội dung thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng để tăng mức độ nhận biết thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng về yếu tố “Đồng phục nhận viên”

Sau khi phỏng vấn khách hàng về yếu tố Đồng phục nhân viên đề tài thu

được kết quả đánh giá như sau:

Bảng 2.25: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm nhân tố “Đồng phục nhân viên”



Tiêu chi

Mức độ đồng ý

Giá trị trung bình (T=4)

Mức ý nghĩa (Sig. T=4)

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung lập

Đồng ý

Rất

đồng ý

%

%

%

%

%

DPNV1

2.9

15.8

35.3

26.6

5.8

3.19

0.000

DPNV2

2.9

13.7

28.1

30.9

10.8

3.38

0.000

DPNV3

3.6

12.9

33.8

29.5

6.5

3.26

0.000

DPNV4

7.2

14.4

36.7

20.9

7.2

3.08

0.000

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)


Kết quả kiểm định ở bảng trên cho thấy, giá trị Sig. của tất cả tiêu chí thuộc nhân tố “Đồng phục nhân viên” đều nhỏ hơn 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, tức là đánh giá của khách hàng đối với các yếu tố “Đồng phục nhân viên” là khác 3, và căn cứ vào cột giá trị trung bình ta thấy mức đánh giá của khách hàng đều lớn hơn 3.

Cụ thể, giá trị của khách hàng đánh giá đối với tiêu chí “Áo đồng phục thoải mái, tự tin tạo cảm giác thân thiện” là cao nhất với mức đánh giá trung bình cao 3.38, giá trị đánh giá đối với tiêu chí “Áo đồng phục mang nhiều ý nghĩa thương hiệu” là 3.26, mức đánh giá của tiêu chí “Áo đồng phục thiết kế đẹp, tinh tế” là 3.19 còn lại là tiêu chí “Áo đồng phục thể hiện nét đặc trưng riêng của công ty” với mức đánh giá thấp nhất là 3,08.

Đồng phục nhân viên là một trong những nhân tố tác động đến mức độ nhận biết của khách hàng, muốn đi sâu vào chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ thì điều kiện về bề ngoài của nhân viên cũng phải đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của mỗi khách hàng nếu khách hàng đó có nhu cầu tư vấn sản phẩm hay giao dịch dịch vụ.Đồng phục đẹp, lịch sự sẽ gây ấn tượng tốt đối với khách hàng. Ở phạm vi nghiên cứu của tác giả, áo đồng phục CodeGym được thiết kế đơn giản thể hiện rò được nét đặc trựng của thương hiệu trong qua màu sắc, cùng với thiết kế đơn giản tạo cảm giác thỏa mái cho người mặc, nhưng cũng không mất đi vẽ lịch sự trong tranh phục. Từ đó, đánh giá của khách hàng đối với nhân tố đồng phục là cao hơn mức trung bình, đó là một đánh giá đáng mừng cho thương hiệu CodeGym.

Đánh giá mức độ cảm nhận của khách hàng về “Mức độ nhận biết

thương hiệu”


Và cuối cùng là đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Mức độ nhận biết” của thương hiệu, kết quả đánh giá được thiết kế ở bảng sau:


Bảng 2.26: Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng



Tiêu chi

Mức độ đồng ý


Giá trị trung bình (T=4)

Mức ý nghĩa (Sig. T=4)

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung lập

Đồng ý

Rất

đồng ý

%

%

%

%

%

DG1

5.0

13.7

34.5

27.3

5.8

3.18

0.000

DG2

4.3

10.8

40.3

25.9

5.0

3.19

0.000

DG3

3.6

12.2

30.2

33.8

6.5

3.32

0.000

DG4

6.5

9.4

37.4

27.3

5.8

3.19

0.000

DG5

5.8

10.1

36.7

30.2

3.6

3.18

0.000

DG6

4.3

11.5

30.9

31.7

7.9

3.32

0.000

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)

Kết quả kiểm định ở bảng trên cho thấy, giá trị Sig. của tất cả các tiêu chí thuộc “Mức độ nhận biết” đều nhỏ hơn 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, tức là đánh giá của khách hàng đối với các yếu tố “Đánh giá chung” là khác 3, và căn cứ vào cột giá trị trung bình ta thấy mức đánh giá của khách hàng đều lớn hơn 3.

Cụ thể, đối với 2 tiêu chí đánh giá “Tôi dễ dàng nhận biết tên thương hiệu CodeGym” và “Tôi dễ dàng nhận biết được đồng phục của công ty”có giá trị thấp nhất với 3.18, tiêu chí “Tôi dễ dàng nhận biết logo thương hiệu CodeGym” và tiêu chí“Tôi dễ dàng nhận biết được quảng cáo của thương hiệu CodeGym” có cùng chung mức đánh giá là 3.19, 2 tiêu chí có mức đánh giá cao nhất là “Tôi dễ dàng nhận biết câu khẩu hiệu thương hiệu CodeGym”, “Tôi dễ dàng nhận biết thương hiệu CodeGym” là các mức đánh giá 3.32. Tất cả các mức đều không đạt ở mức 4 (mức đồng ý), không những vậy tiêu chí “Tôi dễ dàng nhận biết tên thương hiệu CodeGym” đang ở mức thấp nhất trong 6 tiêu chí, điều này thể hiện khách hàng không thân thuộc tên thương hiệu như mong đợi của Công ty. Công ty cần phải tập trung hơn trong việc xây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng.


CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CỦA THƯƠNG HIỆU CODEGYM TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

3.1. Định hướng của công ty CP CodeGym trong thời gian tới


Mức độ nhận diện thương hiệu là thông qua các thông điệp hình ảnh, ngôn ngữ, màu sắc, cách thức truyền thông, …từ đó giúp khách hàng nhận biết được doanh nghiệp, sản phẩm mà doanh nghiệp đó cung cấp trong thị trường. Mục tiêu của nhận diện thương hiệu không chỉ đơn giản là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện tính cách đặc thù của doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác liên tưởng, …của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Từ kết quả phân tích ở chương 2 ta có thể thấy “mức độ nhận biết thương hiệu” có mối quan hệ mật thiết với các nhân tố “tên thương hiệu”, “Logo”, “Slagan”, “đồng phục nhân viên” và “quảng bá thương hiệu”. Do đó công ty cần có những giải pháp và định hướng phù hợp để đưa thương hiệu “CodeGym” đến gần hơn với khách hàng. Điều nay đòi hỏi công ty phải có các mục tiêu rò ràng nhằm trở thành thương hiệu có uy tín và dần trở nên quen thuộc với những ai mong muốn tìm kiếm một ngành nghề mới, thay đổi hướng đi trong tương lai và có đam mê về lập trình.

Mục tiêu của CodeGym trong thời gian tới


Nâng cao mức độ nhận thức về công ty, đồng thời nghiên cứu tiềm năng

phát triển trong tương lai.


Tăng mức độ hiện diện thương hiệu thông qua các buổi chia sẽ về lập

trình.


Xây dựng thương hiệu về một công ty chuyên đào tạo về lập trình web hiện đại, cam kết 100% có việc làm sau khi tốt nghiệp.


Tăng cường công tác điều hành, quản lý nâng cao nguồn nhân lực, đội

ngũ giảng dạy giúp công ty ngày càng phát triển.


Không chỉ dùng lại ở đó, CodeGym đang cố gắng hơn nữa để làm sao thu hút thật nhiều học viên đến tham gia học tập. Đặc biệt công ty còn chú trọng đến các hoạt động truyền thông thương hiệu như phát triển website, tạp lập các fanpage trên các mạng xã hội phổ biến hiện nay, tìm các giải pháp về social trong việc xây dựng thương hiệu vững mạnh. Mục tiêu xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng cũng như giữ gìn, phát triển thương hiệu một cách bền vững.

3.2. Giải pháp làm tăng mức độ nhận biết của khách hàng đối với

thương hiệu CodeGym tại thành phố Huế


3.2.1. Giải pháp dựa trên nhóm yếu tố tên thương hiệu


Tên thương hiệu có thể nói là yếu tố đầu tiên, quan trọng quyết định đến sự sống còn của một thương hiệu, là yếu tố giúp khách hàng nhớ đến và phân biệt giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề với nhau. Tên thương hiệu dễ nhớ, để lại ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng là điều mà mọi doanh nghiệp muốn hướng đến.

Theo kiểm định giá trị trung bình tổng thể và kiểm định sự phù hợp của thang đo thì khách hàng chưa thực sự đánh giá cao về ý kiến “Tên thương hiệu dễ đọc, dễ nhớ” và “Tên thương hiệu có ý nghĩa” vì bản chất khách hàng chưa được ấn tượng nhiều về CodeGym, tên không thuần việt nhưng dễ đọc, dễ nhớ và có ý nghĩa về việc tích lệ tinh thần, gia tăng cường độ học tập để thay đổi tốt hơn. Từ việc kiểm định giá trị trung bình ở chương 2 ta thấy rằng mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng qua “tên thương hiệu” đang được đánh giá cao nhất trong tất cả 5 yếu tố cho thấy tên thương hiệu đang có sức ảnh hưởng tốt. Chính vì vậy mà công ty cần phải tiếp tục phát huy và không ngừng quảng bá


tên thương hiệu qua các phương tiện mạng xã hội, các chương trình hội bảo, …để nâng cao mức độ nhận biết tên thương hiệu tại thành phố Huế.

3.2.2. Giải pháp dựa trên nhóm yếu tố Logo


Hình ảnh là một yếu tố kích thích thị giác của tất cả mọi người. Logo là nơi chứa đựng ý nghĩa, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng, một Logo ấn tượng sẽ kích thích được thị giác của khách hàng, giúp khách hàng liên tưởng đến sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này cho thấy rằng “Logo” có sức ảnh hưởng đến mức độ nhận biết thương hiệu doanh nghiệp. Qua kết quả khảo sát thì có đến 90.8% khách hàng chọn đúng logo của thương hiệu. Đây là con số rất cao, nó cũng phản ánh phần nào tầm quan trọng của logo trong nhận biết thương hiệu.

Chính vì thế mà công ty cần có những biện pháp để nâng cao mức độ nhận biết logo của công ty như là:

Kết hợp quảng cáo tên thương hiệu và logo của công ty để giúp khách hàng dễ nhận biết thương hiệu.

Bởi học sinh, sinh viên là một trong những khách hàng tiềm năng đối với Công ty. Nên việc tổ chức các cuộc thi nhỏ về tìm hiểu câu khẩu hiệu, logo của công ty và có những phần quà nhỏ in hình logo cua công ty, đặc biệt là tại các trường Đại học, Cao đẳng sẽ tăng cường việc tạo dấu ấn của logo công ty đến khách hàng, cụ thể là học sinh, sinh viên.

In hình logo công ty vào các sản phẩm quà tặng nếu có thể để quảng bá hình

thương hiệu đến tất cả những người sử dụng sản phẩm sẽ nhớ đến thương hiệu.


3.2.3. Giải pháp dựa trên nhóm yếu tố Slogan


Một thương hiệu không thể tồn tại đơn lẻ trong bộ nhận diện để truyền thông cho thương hiệu. Do đó “Slogan” có vai trò chủ chốt trong việc truyền tải tinh thần cốt lỗi của thương hiệu và tăng giá trị cho tên thương hiệu. Một Slogan


tốt giúp đưa ra những điểm mà doanh nghiệp thực hiện tốt hoặc có ưu điểm vượt trội, Slogan một cụm từ với ý nghĩa đơn giản cũng dễ dàng liên tưởng cho mọi người hơn, và nhờ đó tên thương hiệu cũng đi dần vào tâm trí của khách hàng.

Một slogan tốt có khả năng chiếm lĩnh niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp, đưa ra tiếng nói của thương hiệu, truyền tải thông điệp chính của doanh nghiệp, gần gũi với đời sống hằng ngàỳ, chạm được cảm xúc người dùng. Theo kiểm định giá trị trung bình tổng thể và kiểm định sự phù hợp của thang đo thì khách hàng chưa thực sự đánh giá cao, để khách hàng có thể nhận biết thương hiệu qua slogan công ty cần phải:

Trong các chương trình, sự kiện do CodeGym tổ chức: cần xây dựng slogan của thương hiệu như là một chủ đề, một câu nói chủ đạo trong suốt chương trình, sự kiện đó. Tăng cường sự xuất hiện của slogan ở mọi lúc mọi nơi, có thể trên các biển quảng cáo lớn, các biển hiệu, các dụng cụ văn phòng phẩm, email, tin nhắn… Điều này sẽ tăng cường sự nhắc nhở một cách thường xuyên và giúp cho khách hàng nhớ được slogan của thương hiệu hơn.

Tăng cường quảng bá thương hiệu kết hợp giữa logo và câu khẩu hiệu giúp khách hàng dễ nhận biết.

3.2.4. Giải pháp dựa trên nhóm yếu tố quảng bá


Không có một thương hiệu nào phát triển và được nhiều người biết đến mà không thực hiện hoạt động quảng cáo. Ngày nay, những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường rất chăm chỉ cho hoạt động quảng cáo, họ đầu tư mạnh mẽ vào truyền hình, báo chí làm tăng mức độ tin tưởng và thích thú đối với thương hiệu. Có thể nói rằng việc quảng cáo sẽ giúp khách hàng biết đến thương hiệu nhiều hơn.

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội rất phổ biến và hầu hết các

khách hàng đều tham gia. Vì vậy nền tảng các mạng xã hội là công cụ hữu hiệu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022