Ẩm thực | x | x | x | |||
11 | Hoạt động du lịch | x | X | |||
12 | Hoạt động về đêm | x | x | X | ||
13 | Hàng hóa lưu niệm | x | x | X | ||
14 | Các sự kiện | x | x | x | X | |
III | Hình ảnh của điểm đến | |||||
15 | Trải nghiệm du lịch | x | x | x | X | |
16 | Giá cả của sản phẩm | x | x | x | x | X |
17 | Đội ngũ quản lý/ nhân viên | x | x | x | ||
18 | Xúc tiến, quảng bá | x | x | x | ||
19 | Sự nhận biết về điểm đến | x | x | x | X | |
20 | Tiếp cận | x | x | x | x | X |
IV | Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ | |||||
21 | Y tế | x | x | x | x | X |
22 | Tài chính/ Ngân hàng | x | x | x | X | |
23 | Hệ thống viễn thông | x | x | x | X | |
24 | Lòng hiếu khách | x | x | x | x | |
25 | Yêu cầu về VISA | x | x | x | X | |
26 | Quan hệ thị trường | x | x | x | x | X |
27 | Doanh nghiệp | x | x | X | ||
28 | Chính trị | x | x | |||
29 | An toàn/ an ninh | x | x | x | x | X |
V | Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch | |||||
30 | Phát triển nguồn nhân lực | x | x | x | x | X |
31 | Sức tải và sức chứa | x | x | x | X | |
32 | Nhận thức của chính quyền địa phương/ doanh nghiệp du lịch | x | x | x | x | X |
33 | Nhận thức của cư dân điểm đến | x | x | x | X | |
34 | Xây dựng thương hiệu | x | x | x | ||
35 | Sự liên kết, hợp tác | x | x | x | X | |
36 | Chính sách điểm đến | x | x | x | x | X |
VI | NLCT trong KDDL tại điểm đến | |||||
1 | Điểm đến có sức cạnh tranh mạnh mẽ | x | x | X | ||
2 | Chính sách phát triển bền vững | x | x | x | x | X |
3 | Khả năng cạnh tranh của các DN | x | x | x | x | X |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Mô Phỏng Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Của Crouch (2007)
- Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Của Kim Và Dwyer (2003)
- Mô Hình Lý Thuyết Năng Lực Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh Du Lịch
- Lợi Thế Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Để Phát Triển Du Lịch Tiền Giang
- Doanh Thu Từ Hoạt Động Du Lịch Giai Đoạn 2005 – 2014
- So Sánh Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngành Du Lịch Tiền Giang Với Các Tỉnh Lân Cận Giai Đoạn 2005 – 2014
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lý thuyết của đề tài)
2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh một số quốc gia và các địa phương tại Việt Nam
2.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Tiền Giang
2.4.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan
Hai tỉnh Chieng Rai và Chieng Mai, Thái Lan là hai tỉnh ở vùng Đông Bắc, Thái Lan, nơi có nhiều di tích văn hóa lịch sử, và hàng trăm làng nghề truyền thống.
Tuy nhiên, đây là vùng dân cư thưa thớt, kinh tế chậm phát triển, thu nhập của người dân thấp, làng nghề dần bị mai một. Trước những khó khăn đó, năm 1999, theo sáng kiến của Cục Xúc tiến xuất khẩu – DEP (Department of Export Promotion) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, đã phối hợp với Bộ Du lịch và Thể thao đã phát động phong trào “mỗi làng một nghề” hay còn gọi là phong trào OTOP (one Tambon-one product). Mục tiêu của chương trình này tập trung vào việc: nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, bảo tồn và củng cố nền văn hoá bản địa, khuyến khích động viên dân cư tự quyết định cách sinh sống của họ, đóng góp cho sự bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường [15].
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại hai địa phương này, các cấp chính quyền Thái Lan từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh Chieng Rai và Chieng Mai, đều ban chính sách khuyến khích các làng nghề sản xuất sản phẩm phục vụ du lịch chất lượng cao. Các sản phẩm du lịch được phân chia chất lượng sản phẩm ra làm 5 cấp, từ cấp 1 sao đến 5 sao. Chính quyền đặc biệt hỗ trợ cho các sản phẩm đạt từ cấp 3 sao trở lên, cấp 5 sao được ưu tiên nhất. Đồng thời, các cấp chính quyền đã người dân tham gia khôi phục và bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa địa phương, qua đó, nhiều làng mạc hẻo lánh vùng nông thôn đã trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, dân cư trong vùng nhận thức được du lịch đã tạo thêm thu nhập cho họ, thông qua đào tạo nghề thủ công truyền thống, huấn luyện người dân địa phương biết sử dụng kiến thức vốn có của mình về phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống để tự nuôi mình và giới thiệu cho khách du lịch tầm quan trọng của nông nghiệp trong đời sống của họ….
2.4.1.2. Phát triển loại hình du lịch văn hóa gắn kết với du lịch cộng đồng – Homestay của Malaysia
Năm 2013, Malaysia xếp thứ hạng 34 toàn thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch, và là quốc gia coi trọng phát triển du lịch sinh thái [100]. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, Malaysia đã phát triển loại hình du lịch sinh thái, tour du lịch sinh thái văn hóa tại Malaysia là du lịch dựa vào cộng đồng –
homestay, là một trong số các loại hình du lịch sinh thái được ưa chuộng tại Malaysia.
Khi tham gia loại hình du lịch này, du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản địa như là thành viên trong gia đình, được khám phá phong cách sống của người dân nơi đây, trải nghiệm cuộc sống hằng ngày để biết được văn hóa của người dân tại điểm đến. Du lịch homestay có tầm quan trọng đặc biệt đối với Malaysia, được xem là thế mạnh về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở Malaysia [15]. Ngoài ra, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch và thu hút nhiều du khách đến tham quan, Malaysia đã phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, đẳng cấp quốc tế với mức giá cạnh tranh, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm, các địa điểm mua sắm… Malaysia hiện đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mới như du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và du lịch công vụ MICE. Để thu hút đông đảo du khách hơn nữa, Malaysia luôn chú trọng sáng tạo các sản phẩm du lịch mới, thoản mãn mọi nhu cầu của du khách khắp nơi trên thế giới…
2.4.1.3. Xây dựng thành công vùng du lịch biển đảo Bali, Indonesia
Vùng biển đảo Bali trước đây là vùng kém phát triển, hoang sơ, tài nguyên du lịch của Bali chủ yếu là biển – đảo, và văn hóa truyền thống. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch biển đảo, các cấp chính quyền biển đảo Bali đã sớm đề ra chiến lược du lịch định hướng thiên nhiên, bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học, phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc hướng tới phát triển du lịch bền vững, qua đó đã làm thay đổi một vùng biển đảo hoang sơ thành khu du lịch sinh thái nổi tiếng trên giới. Cụ thể: chính quyền địa phương đã tập trung và ưu tiên kinh doanh dịch vụ văn hóa bản địa để tạo sự khác biệt về kinh doanh dịch vụ du lịch so với các điểm đến cạnh tranh khác; Đưa ra các dự án phát triển du lịch bền vững của Bali, nhằm quản lý du lịch và quy hoạch phát triển toàn diện cho một vùng địa lý kinh tế... Hiện nay, biển đảo Bali là điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng vì có nền nghệ thuật phát triển cao, gồm khiêu vũ, điêu khắc, hội họa, hàng da thuộc,
luyện kim và ca nhạc Bali. Để thành công trong việc thu hút du khách, các doanh nghiệp du lịch Bali đã tận dụng tối đa về các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn: kết hợp những nội dung nổi trội đặc sắc về văn hóa của địa phương với sự tham gia chủ động của cộng đồng để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu du khách.
2.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương tại Việt Nam
2.4.2.1. Kinh nghiệm của Bến Tre
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, do đó rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái miệt vườn. Bến Tre là vùng đất trù phú được bồi tụ bởi 4 con sông lớn là sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai và Cổ Chiên. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, nhằm thu hút nhiều hơn du khách đến với địa phương mình, ngành du lịch Bến Tre đã thành công trong việc xây dựng và phát triển các sản phẩm/ dịch vụ du lịch: Tham quan vườn cây ăn quả, đờn ca tài tử, đi xe ngựa, chèo xuồng, tham quan lò kẹo dừa, cơ sở sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ từ nguyên liệu cây dừa với những sản phẩm độc đáo được du khách ưa chuộng.
Bên cạnh đó, nhằm thu hút nhiều du khách đến Bến Tre, trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã xác định ưu tiên tập trung đầu tư cho loại hình du lịch miệt vườn, nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, khám phá thiên nhiên của du khách, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm dân cư địa phương và du khách về bảo vệ môi trường thiên nhiên [19].
2.4.2.2. Kinh nghiệm của Thành Phố Hồ Chí Minh
TP.HCM là nơi tập trung của nhiều thành phần tộc người cư trú, với sự đa dạng của văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và lối sống, là nơi hội tụ nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, các yếu tố văn hóa dân gian. Ngành du lịch TP.HCM đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh du lịch qua việc kết hợp các nguồn tài nguyên: nguồn tài nguyên nhân văn, tài nguyên thiên nhiên như các khu
du lịch sinh thái, cảnh quan tự nhiên nhằm thu hút nhiều hơn lượng du khách đến thành phố. Ngành du lịch TP.HCM xác định, các nguồn tài nguyên này phải được sử dụng hợp lí để phục vụ cho du lịch một cách cân bằng, hài hòa nhằm phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa. Đây được coi là một trọng tâm quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, từ đó phát triển du lịch bền vững cho TP.HCM. Bên cạnh đó, TP.HCM chú trọng nâng cao nhận thức của người dân về phát triển du lịch, đảm bảo sự tham gia và giám sát của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch.
TP.HCM đã ban hành những chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch: Đề ra những biện pháp xử lí đối với những tố chức du lịch thiếu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên; Cung cấp thông tin cho khách du lịch về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương, giải thích cho du khách về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên; Chú trọng phát triển nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa.
2.4.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, nhiều tài nguyên tự nhiên và các cảnh quan thiên nhiên cùng hệ động thực vật đa dạng… Trong đó, các bãi biển gồm: Bãi trước, Bãi sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa và Chí Linh, Bãi Vọng Nguyệt, Bãi Thủy Tiên là những bãi biển đẹp và dễ tiếp cận nhất, đang được du khách trong nước và ngoài nước chọn là nơi tham quan, giải trí và tắm biển lý tưởng khi đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ hướng ra biển Đông của khu vực Đông Nam bộ, có nhiều tiềm năng phát triển ngành kinh tế biển, bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ Mũi Nghinh Phong (TP. Vũng Tàu) đến Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) có chiều dài khoảng 75km với nhiều lợi thế cho phát triển du lịch.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, đồng thời thúc đẩy và phát triển bền vững ngành du lịch, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chú trọng những vấn đề sau: Tăng cường cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ du lịch: chú trọng phát triển các loại hình du lịch các sản phẩm du lịch có giá trị kinh tế cao; Tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính hiệu quả, hiệu lực của công tác xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách.
2.4.2.4. Kinh nghiệm của Đồng Tháp
Du lịch Đồng Tháp trong những năm qua nhìn chung đã có những bước tiến đáng kể, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch với các điểm đến khác, Đồng Tháp đã chú trọng đề ra các chủ trương, chính sách như: Tập trung đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông dẫn đến các khu điểm du lịch trọng điểm; Ưu tiên đầu tư phát triển dịch vụ tại các khu điểm du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để khai thác sản phẩm du lịch đặc thù của từng khu điểm du lịch; Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch, sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của tỉnh; Đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ để đưa vào các tuyến điểm du lịch; Đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng phục vụ trong ngành du lịch chuyên nghiệp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ; Tập huấn kiến thức về du lịch cho cộng đồng dân cư vùng có khu điểm du lịch để người dân có điều kiện tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các khu điểm du lịch; Nghiên cứu phát triển thêm sản phẩm quà lưu niệm Đồng Tháp…
2.4.3. Những bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch cho Tiền Giang
2.4.3.1. Kinh nghiệm của quốc tế
1) Nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch qua việc phát triển các làng nghề
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, thu hút nhiều hơn du khách đến tham quan các làng nghề, chính quyền cấp tỉnh tại Tiền Giang cần thực hiện những vấn đề như:
- Quan tâm hỗ trợ cho các làng nghề ở các khu/ điểm du lịch Thới Sơn, Tháp Mười, Cái Bè…, như: hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ cho người dân phát triển sản xuất, tổ chức huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho cư dân, phối hợp với các Bộ ngành trung ương hỗ trợ khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng,… Ngoài ra, cần khuyến khích khôi phục và bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa địa phương, lưu giữ và chuyển hóa các kết tinh vào từng sản phẩm và việc phát huy tính sáng tạo của người thợ thủ công, các nghệ nhân đã làm ra các sản phẩm này. Cần thiết lập bộ tiêu chuẩn phân loại/ đánh giá chất lượng sản phẩm (có thể vận dụng mô hình của Chieng Rai và Chieng Mai – Thái Lan, gắn thứ hạng từ 1 – 5 sao hoặc bông mai cho sản phẩm).
- Chính quyền nên khuyến khích tổ chức các hình thức chợ đường phố tại các tuyến đường trọng điểm ở các khu/ điểm du lịch, xây dựng thêm các khu chợ đêm… nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề đem giới thiệu và bán các sản phẩm do mình làm ra cho du khách. Đồng thời, trưng bày các sản phẩm đã gắn nhãn sao hoặc bông mai trong các hội chợ thương mại quốc gia/ quốc tế. Các mặt hàng này cần được hưởng chính sách miễn hoặc giảm thuế. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành tổ chức thường xuyên các tour du lịch đến các làng nghề để du khách trong và ngoài nước có thể tận mắt thấy được sinh hoạt làng nghề, quy trình sản xuất các sản phẩm, và du khách có thể tự mình sản xuất ra các sản phẩm ấy. Bên cạnh đó, Chính quyền địa phương cần ban hành chính sách quy hoạch phát triển, trong đó kêu gọi cư dân ở vùng nông thôn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của địa phương mình, bảo vệ cây cối và giảm tiếng ồn, gìn giữ phong cách kiến trúc kiểu miền sông nước đặc trưng vùng ĐBSCL.
2) Nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch homestay
Để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch homestay, nhằm thu hút du khách, ngành du lịch Tiền Giang cần thực hiện những vấn đề sau:
- Chủ động yêu cầu có sự nỗ lực gắn kết chung giữa các cấp độ khác nhau của chính quyền các cấp, của khu vực tư nhân, và các cộng đồng địa phương. Cần thành lập Hiệp hội du lịch homestay, để việc quản lý và điều hành du lịch homestay được tốt hơn. Chính quyền cần cấp phép cho các làng/ xã và các hộ thành viên tham gia chương trình, và cung cấp ngân quỹ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ nâng cấp nhà cửa cho các hộ tham gia, (ví dụ: hỗ trợ vốn cho mỗi hộ tham gia du lịch homestay để họ sửa sang hệ thống toilet, bếp…).
- Thành lập nhóm tư vấn trực thuộc Hiệp hội, tổ chức vận động, phát hiện giúp đỡ những hộ có điều kiện tham gia, lập thủ tục cấp phép,… Thiết lập các tiêu chí để xét chọn các hộ tham gia du lịch homestay, các tiêu chí này phải dựa vào 5 điều kiện: đường sá vào nhà thuận tiện, đầy đủ tiện nghi cho du khách như phòng ngủ, toilet, gia đình không có tiền sử về tội phạm, không bị mắc các bệnh xã hội có thể lây lan cho cộng đồng, đạt tiêu chuẩn cao về vệ sinh môi trường.
3) Nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch biển
Để thu hút nhiều hơn đến du lịch biển Tân Thành, chính quyền địa phương cần ban hành những chính sách quy hoạch các khu/ điểm du lịch như sau:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách xúc tiến quảng bá… tại Khu du lịch biển Tân Thành, Gò Công. Các doanh nghiệp du lịch tại Tiền Giang cần phối hợp chặt chẽ với các ngành kinh doanh khác và các địa phương để khai thác các yếu tố văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, phối hợp hài hòa giữa các loại hình sinh thái vùng biển, tạo những sản phẩm du lịch đặc thù và đa dạng.
- Cần tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch sinh thái văn hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch lựa chọn những nội dung nỗi trội đặc sắc về văn hóa của địa phương với sự tham gia chủ động của cộng