Phân Tích Tình Hình Huy Động Nguồn Vốn Tại Sacombank Chi Nhánh Tiền Giang

3.1.6. Phân tích tình hình huy động nguồn vốn tại Sacombank chi nhánh Tiền Giang

 

3.1.6.1. Huy động vốn theo kỳ hạn

3.1.6.1. Huy động vốn theo kỳ hạn

Bảng 3.3: Nguồn vốn huy động của Sacombank Tiền Giang từ 2014 - 2016

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

So Sánh

2014

2015

2016

2015/2014

2016/2015

Số tiền

Tỷ

trọng

Số tiền

Tỷ

trọng

Số tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

%

Số tiền

%

Không

kỳ hạn

1.151,1

57,9%

1.777,5

62,9%

2.830,2

71,4%

626,4

54,4

1.052,7

59,2

Có kỳ

hạn

835,7

42,1%

1.048,6

37,1%

1.131,6

28,6%

212,9

25,5

83,0

7,9

Tổng

1.986,8

100%

2.826,1

100%

3.961,8

100%

839,3

42,2

1.135,7

40,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang - 10

(Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ của Sacombank chi nhánh Tiền Giang)


Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nguồn vốn duy động của Sacombank Tiền Giang từ 2015 – 2016

42,1%

57,9%

2014

2015


37%

63%


Không kỳ hạn Có kỳ hạn

2016


29%

71%


(Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ của Sacombank chi nhánh Tiền Giang)

Qua bảng số liệu ta thấy lượng tiền gửi ổn định và tăng qua các năm, lượng tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi có kỳ hạn, nguồn vốn từ tiền gửi không kỳ hạn với chi phí sử dụng vốn thấp rất có lợi cho Ngân hàng nhưng song song với lợi ít ngân hàng nhận lại là rủi ro thanh khoản cao, loại tiền này khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào đồng thời khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất 0,3%/năm. Cụ thể là năm 2015 tiền gửi không kỳ hạn là 1.777,5 tỷ đồng tăng 626,4 tỷ đồng (54,4%) so với năm 2014, trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm 62,9% tỷ trọng nguồn vốn huy động và tiền gửi có kỳ hạn là 37,1% (1.048,6 triệu đồng). Đối với tiền gửi có kỳ hạn, loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút khi đáo hạn, tuy nhiên trong thực tế Ngân hàng vẫn cho khách hàng rút trước hạn với điều kiện lãi suất chỉ được trả như lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Năm 2016 Sacombank Tiền Giang thông qua nhiều quan hệ liên kết, đồng thương hiệu cùng các doanh nghiệp, nhãn hiệu,…tạo điều kiện giúp doanh nghiệp trả lương qua thẻ thanh toán giúp giải quyết áp lực rút một lượng tiền lớn từ Ngân hàng về Doanh nghiệp để trả lương cho nhân viên khi đến ngày phát


lương vì thế cho nên tiền gửi không kỳ hạn đạt mức 2.830,2 tỷ đồng tăng 41.052,7 tỷ đồng (59,2%) so với năm 2015, chiếm 71,4% tỷ trọng nguồn vốn huy động. Năm 2016 lượng tiền gửi có kỳ hạn là 1.131,6 tỷ đồng tăng 83 tỷ đồng (7,9%) so với năm 2015, chiếm 28,6% tỷ trọng nguồn vốn huy động. Khách hàng thích gửi tiền tiết kiệm mục đích là hưởng lãi và tạo một nguồn dự phòng khi có việc sử dụng đột xuất. Lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng dần là dấu hiệu tốt cho thấy sự ổn định về nguồn vốn và đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng.

 

3.1.6.2. Huy động vốn theo thành phần kinh tế

3.1.6.2. Huy động vốn theo thành phần kinh tế

Sacombank CN Tiền Giang chú trọng huy động nguồn vốn nội tệ, một phần do đặc thù địa bàn hoạt động chủ yếu là các giao dịch nội địa, khu vực hoạt động lúa gạo (Cụm công nghiệp An Thạnh, Khu công nghiệp Bà đắc,…), chăn nuôi với quy mô lớn, may mặc (khu công nghiệp Tân Hương,….), mặc khác tình hình hoạt động lúa gạo, chăn nuôi đang gặp khó khăn tạo ra cơ hội thu hút nguồn vốn nhàn rỗi với số lượng lớn và chi phí thấp. Số liệu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4: Lượng tiền gửi tiết kiệm tại Sacombank Tiền Giang từ 2014 -2016

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2014

2015

2016

2015/2014

2016/2015

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

(%)

Số tiền

(%)

Theo hình thức huy

động


1.986,8


100%


2.826,1


100,0%


3.961,8


100,0%


839,3




1. Tiền gửi tiết kiệm cá nhân


1.768,2


89,0%


2.709,1


95,9%


3.868,7


97,7%


940,9


53,2


1.159,6


42,8

a. Nội tệ

1.672,9


2.662


3.843,1


989,1

59,1

1.181,1

44,4

b. Ngoại

tệ

95,3


47,1


25,7


-48,2

-50,6

-21,4

-45,4

2. Tiền gửi các tổ chức

kinh tế


218,5


11,0%


117,0


4,1%


93,1


2,3%


- 101,5


-46,5


-23,9


-20,4

a. Nội tệ

211,2


113,3


92,4


-97,9

-46,4

-20,9

-18,4

b. Ngoại

tệ

7,3


3,7


0,6


-3,6

-49,3

-3,1

-83,8

(Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ của Sacombank chi nhánh Tiền Giang)


Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng nguồn vốn khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế gửi tại Sacombak Tiền Giang 2015 - 2016


2015

2014 4%

11%

89%

96%

Cá nhân Tổ chức


2016

2%

98%


(Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ của Sacombank chi nhánh Tiền Giang)

Nhìn chung nguồn vốn huy động cá nhân tăng qua các năm, huy động từ khách hàng cá nhân năm 2015 đạt 95,9% tỷ trọng (2.709,1 tỷ đồng), tăng 940,9 tỷ đồng (53,2%) so với năm 2014. Năm 2016 nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân đạt 97,7% (3.868,7 tỷ đồng), tăng 1.159,6 tỷ đồng so với năm 2015. Sacombank hướng đến mục tiêu là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam nhóm khách hàng đến giao dịch nhiều nhất là khách hàng cá nhân. Cụ thể là tiền gửi bằng nội tệ của khách hàng cá nhân năm 2015 đạt mức 2.662 tỷ đồng, tăng 989,1 tỷ đồng (59,1%) so với năm 2014, khách hàng cá nhân phần nhiều chuyển tiền gửi ngoại tệ sang nội tệ. Tiền gửi bằng ngoại tệ là 47,1 tỷ đồng, giảm 48,2 tỷ đồng (50,6%), nguyên nhân chủ yếu là do biến động tỷ giá ngoại tệ cùng với hai


lần thay đổi lãi suất trong năm 2015, cụ thể vào ngày 28/9 với việc hạ lãi suất tiền gửi đô la Mỹ đối với cá nhân từ 0,75% về còn 0,25%/năm và pháp nhân từ 0,25% về 0%/năm, ngày 17-12 chính thức sử dụng mức lãi suất 0% cho tất cả các thành phần kinh tế. Năm 2016 loại tiền gửi tiết kiệm cá nhân 3.868,7 tỷ đồng tăng 1.159,6 tỷ đồng (42,8%) so với năm 2015, loại tiền gửi nội tệ đạt 3.843,1 tỷ đồng chiếm 99,3% lượng tiền gửi cá nhân, tăng 1.181,1 tỷ đồng (44,4%) so với năm 2015. Tiền gửi ngoại tệ còn 25,7 tỷ đồng đạt mức 0,7% lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân, giảm 45,4% tương đương 21,4 tỷ đồng so với năm 2015, nguyên nhân là do chính sách chống đô la hóa của Nhà nước và Quyết định 2589/QĐ-NHNN ngày 17/12/2015 được ban hành, quyết định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là 0%, chính sách lãi suất ngoại tệ của NHNN thay đổi, Ngân hàng đống vai trò là bên giữ hộ nên lượng ngoại tệ giảm đáng kể.

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế giảm qua các năm, năm 2015 chiếm 4,1% tỷ trọng nguồn vốn (117 tỷ đồng) giảm 101,5 tỷ đồng so với năm 2014. Năm 2016 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế giảm còn 93,1 tỷ đồng chiếm 2,3% tỷ trọng nguồn vốn. Năm 2015, tiền gửi nội tệ của các tổ chức kinh tế đạt 113,3 tỷ đồng , giảm 97,9 tỷ đồng (46,4%) so với năm 2014. Tiền gửi ngoại tệ là 3,7 tỷ đồng, giảm 3,6 tỷ đồng (49,3%) so với năm 2014. Năm 2016 lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm đáng kể, tiền gửi nội tệ là 92,4 tỷ đồng chiếm 99,3% lượng tiền gửi các tổ chức tín dụng, giảm 20,9 tỷ đồng (18,4%), tiền gửi ngoại tệ là 0,6 tỷ đồng chiếm 0,7% lượng tiền, giảm 3,1 tỷ đồng so với năm 2015.

Việc huy động vốn có vai trò tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bổ sung nguồn vốn tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để quảng cáo, tuyên truyền lợi ích của các hình thức huy động đến mọi người dân đồng thời tăng cường các dịch vụ nâng cao tiện ích cho khách hàng, nhất là tăng tiện ích trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt cho các thành phần kinh tế và dân cư để tranh thủ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Luôn đảm bảo khả năng chi trả đúng hạn, đảm bảo an toàn và thuận lợi, giữ bí mật số dư cho khách hàng. Các hình thức huy động không thể độc nhất tại cơ sở giao dịch mà có thể giao nhận và chi trả tại nhà của khách hàng. Mở rộng mạng lưới ATM ở những nơi tập trung đông dân cư như: Các điểm chợ, tại các xã, các ấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng để đảm bảo tính nhanh, chính xác trong việc thu nhận và chi trả nhất là trong chuyển tiền thanh toán qua mạng vi tính, làm tốt sản phẩm dịch vụ tăng uy tín cho ngành từ đó có thêm nhiều khách hàng mở tài


khoản tiền gửi thanh toán. Tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện cải tiến lề lối làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng coi đây là chiến lược khách hàng. Vận dụng chính sách lãi suất linh hoạt để khai thác tối đa những nguồn vốn nhỏ lẽ trong dân cư bảo đảm tăng trưởng nguồn vốn ổn định có lợi cho kinh doanh.

 

3.1.7. Thuận lợi, khó khăn3.1.7.1. Thuận lợi3.1.7.2 Khó khăn3.1.8. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn trong tương lai của Sacombank chi nhánh Tiền Giang3.1.9. Quy trình thực hiện nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank3.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG

3.1.7. Thuận lợi, khó khăn

 

3.1.7.1. Thuận lợi3.1.7.2 Khó khăn

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 04/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí