Phân Tích Và Đánh Giá Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Của Khách Hàng Cá Nhân Vào Ngân Hàng

3.2.2.1. Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào Ngân hàng

Số liệu sơ cấp thu thập là 100 mẫu và được xử lý, tiến hành phân tích binary logistic bằng phần mềm SPSS 20, ta thu được kết quả (Phụ lục 2.2) như sau:


Bảng 3.19: Kết quả mô hình binary logistic cho quyết định gửi tiền của đối tượng nghiên cứu


Yếu tố

Ký hiệu

Hệ số ước lượng

Wald

Mức ý nghĩa (sig.)

Khoảng tin cậy


Lowe

Uppe

Hằng số

-5,441

4,101

0,043



Uy tín của ngân hàng

X1

1,301

4,330

0,0370

1,078

12,508

Chất lượng phụ vụ của nhân viên

X2

1,595

5,644

0,018

1,322

18,374

Thời gian giao dịch với NH

X3

0,674

1,053

0,305

0,541

7,111

Khuyến mãi của ngân hàng

X4

-0,354

0,298

0,585

0,196

2,506

Khoảng cách từ nhà đến NH

X5

-2,145

9,393

0,002

0,030

0,462

Lãi suất

X6

1,070

5,196

0,023

1,162

7,320

Có người quen làm việc tại NH

X7

-0,767

2,506

0,113

0,180

1,200

Số quan sát

100

chi-square

29,539

Sig.

0,000

-2log-likelihood

105,064

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tiền Giang - 12

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp năm 2017)

a) Kiểm định kết quả

(1) Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát

Giả thuyết: H0:= Quyết định gửi tiền bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong nghiên cứu = 0. Tức quyết định gởi tiền không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong nghiên cứu


H1: Quyết định gửi tiền bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong nghiên cứu 0. Tức quyết định gởi tiền bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong nghiên cứu.


Dựa vào kết quả chạy hồi quy mô hình Binary logistics (Phụ lục 3.1 ), ta thấy Sig. = 0.000 < 5% nên ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1, nghĩa là tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc.

Chi-square = 29,539, Chi-square không cao nên có thể kết luận mô hình có độ phù hợp tốt.

(2) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Kết quả cho thấy chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình -2LL (-2 log likelihood) = 105,064 không cao (Phụ lục 3.1), như vậy -2LL thể hiện một mức độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể.

(3) Đánh giá mức độ dự báo của mô hình

Trong 40 trường hợp không gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng thì đã dự đoán đúng 24 trường hợp tương ứng với tỉ lệ trúng là 60%. Còn trong 60 trường hợp có gởi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng đã dự đoán trúng 49 trường hợp ứng với tỉ lệ trúng là 81,7%. Từ điều này, ta tính được tỉ lệ dự đoán đúng của toàn mô hình là 73% (Phụ lục 3.3).

b) Phương trình hồi quy Binary logistics

Tổng số 7 biến đưa vào mô hình có 4 biến có ý nghĩ thống kê là: Uy tín ngân hàng, chất lượng phục vụ nhân viên, khoảng cách từ nhà đến ngân hàng, lãi suất (vì sig. <5%) và 3 biến không có ý nghĩ thông kê là: Thời gian giao dịch với ngân hàng, khuyến mãi của ngân hàng và có người quen làm việc tại Ngân hàng, (vì Sig. >5%). Từ các hệ số hồi quy này (Phụ lục 3.2) ta viết được phương trình sau:

Y= -5,441+1,301X1+1,595X2+-2,145X5+1,070X6

c) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng.

(1) Uy tín của ngân hàng (X1)

Uy tín của ngân hàng ( = 1,301) tỷ lệ thuận với quyết định gửi tiền của khách hàng, trùng với dấu mô hình kỳ vọng của mô hình được đặt ra, uy tín ngân hàng giữ vai trò khá quan trọng trong việc đưa ra quyết định của khách hàng. Trong thực tế uy tín ngân hàng càng cao thì lãi suất thấp.

(2) Chất lượng phục vụ của nhân viên (X2)

Kết quả mô hình trên cho thấy chất lượng phục vụ của nhân viên ( = 1,595) có dấu dương (+) tỷ lệ thuận với quyết định gửi tiền của khách hàng, trùng


với dấu mô hình kỳ vọng. Điều này nói lên tầm ảnh hưởng rất lớn đến quyết định gửi tiền của khách hàng, cán bộ nhân viên phải luôn luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng. Thái độ phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt được xây dựng trên nền tảng:

+ Luôn coi trọng khách hàng, nổ lực giúp đỡ họ.

+ Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu, vì vậy cần bảo vệ lợi ích chính đáng của họ.

Để thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng thì cán bộ nhân viên luôn là những người: Ăn mặc chỉnh tề, tác phong lịch sự; Công nhận sự hiện diện của khách hàng ngay lập tức; Thể hiện sự thân thiện với khách hàng; Chào khách hàng thân thiện và lịch sự; Luôn cám ơn khách hàng,… có như vậy khách hàng luôn nhớ và quay lại giao dịch.

(3) Khoảng cách từ nhà đến Ngân hàng (X5)

Yếu tố khoảng cách ( = -2,145) ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng, khoảng cách có dấu âm (-) tỷ lệ thuận với dấu của dấu mô hình được kỳ vọng. Vị trí của Ngân hàng nằm ở nơi có mật độ dân cư đông đúc như là khu vực hoạt động lúa gạo (Cụm công nghiệp An Thạnh, Khu công nghiệp Bà đắc,…), chăn nuôi với quy mô lớn, may mặc (khu công nghiệp Tân Hương,….) giao thông thuận tiện thuận lợi cho việc khách hàng đến giao dịch cũng như huy động lượng vốn nhàn rỗi tại địa phương. Bên cạnh đó tình hình an ninh hiện nay diễn biến phức tạp nên khách hàng thường chọn các Ngân hàng gần nhà để đảm bảo an toàn cho lượng tiền gửi khi đến ngân hàng giao dịch, hiểu được nhu cầu đó của khách hàng, hầu hết các Ngân hàng đều chạy đua công nghệ, dịch vụ tiện ích (Máy POS, Internet banking, Ủy thác thanh toán, chuyển tiền,… ) và có hệ thống ATM rộng khắp thuận tiện cho việc rút, chuyển giúp rút ngắn khoảng cách địa lý.

(4) Lãi suất (X6)

Lãi suất = 1,070 cùng dấu với mô hình được kỳ vọng trước đó. Lãi suất càng cao, lợi ích khách hàng nhận được càng lớn nên yếu tố lãi suất ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng.

3.2.2.2. Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào Ngân hàng

Phân tích hồi quy tương quan của các biến độc lập tất cả các Sig. < 5% cho thấy rằng các biến không bị đa cộng tuyến (Phụ lục 4), hệ số VIF (độ phóng đại phương sai)< 10 của phân tích hồi quy đa biến cũng chứng minh (Phụ lục 5.3), sau đây là số liệu phân tích hồi quy đa biến:


Bảng 3.20: Kết quả phân tích hồi quy đa biến


Yếu tố

Ký hiệu

Hệ số ước lượng

Mức ý nghĩa (sig.)

VIF

Hằng số


0,774


Uy tín của ngân hàng

X1

.070

0,028

1,741

Chất lượng phục vụ của nhân viên

X2

.216

0,000

3,869

Thời gian giao dịch với NH

X3

.004

0,908

1,908

Khuyến mãi của ngân hàng

X4

.010

0,780

2,278

Khoảng cách từ nhà đến NH

X5

.036

0,398

3,220

Lãi suất

X6

.091

0,018

2,493

Có người quen làm việc tại NH

X7

.011

0,710

1,423

Thu nhập

X8

.312

0,001

13,314

Chi phí

X9

.715

0,000

33,691

Số người trong hộ

X10

-.434

0,000

17,716

Số quan sát

100

Hệ số R

0,950

Hệ số R2 hiệu chỉnh

0,944

ANOVA(sig.)

0,000

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp năm 2017)

Tác giả sử dụng phương pháp Enter cho mô hình hồi quy với 100 mẫu quan sát.

a) Kết quả kiểm định

(1) Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình (Phụ lục 5.2)

Giả thuyết: H0:= Có sự khác nhau giữa các biến = 0. Tức là không có sự khác biệt giữa các biến trong mô hình hồi quy đa biến.

H1: Có sự khác nhau giữa các biến 0. Tức là có sự khác biệt giữa các biến trong mô hình hồi quy đa biến.

Dựa vào kết quả bảng Anova (Phụ lục 5.2), với Sig.=0,000 <5% nên ở độ tin cậy 95% , bác bỏ giả thuyết H0, ta có thể khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.


(2) Độ phù hợp của mô hình (Phụ lục 5.1)

Hệ số đánh giá độ phù hợp của mô hình R2 hiệu chỉnh =0,944 > 50% cho biết lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào Ngân hàng (Y) được giải thích bởi 94,4% các yếu tố có ý nghĩa được đưa vào mô hình.

(3) Kiểm tra bảng kết quả phân tích hồi quy (Phụ lục 5.3)

Tổng số 10 biến đưa vào mô hình điều có hệ số 0 nhưng chỉ có 6 biến có ý nghĩ thông kê (Sig. <5%) là: Uy tín ngân hàng, chất lượng phục vụ nhân viên, lãi suất, thu nhập, chi phí và số người trong hộ. Dựa vào mức ý nghĩa của các biến độc lập được phân tích trên( Sig. >5%) có thể khẳng định có 4 biến không có ý nghĩa thống kê là: Thời gian giao dịch với ngân hàng, khuyến mãi của ngân hàng, khoảng cách từ nhà đến ngân hàng, có người quen làm việc tại ngân hàng, 4 biến không có ý nghĩa thông kê sẽ bị loại khỏi mô hình.

b)Phương trình hồi quy đa biến.

Từ kết quả phân tích hồi quy phía trên, ta thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập được thể hiện trong phương trình sau :

Y = 0,070 X1+0,216X2+0,091X6+0,312X8+0,715X9-0,434X10

c) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng

(1) Uy tín của ngân hàng (X1)

(1) Kết quả phân tích cho thấy uy tín của ngân hàng ( = 0,070 và có mức độ ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân là 7,2%). Hệ số tỷ lệ thuận với lượng tiền gửi của khách hàng, trùng với dấu mô hình kỳ vọng của mô hình. Kết quả này được lý giải bởi tâm lý của đa số người dân đến gửi tiền tiết kiệm, họ muốn món tiền gửi đi có thể sinh lời nhưng phải được đảm bảo an toàn nên uy tín là điều kiện đầu tiên được xem xét khi lựa chọn ngân hàng. Thông qua khảo sát điều tra Ngân hàng được thực hiện trong tháng 6/2016 của Vietnam Report về quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2016… được xem như yếu tố bổ sung nhằm xác định vị thế của ngân hàng trong ngành. Theo đó, những ngân hàng có mặt trong các danh sách này có năng lực tài chính, có kinh nghiệm kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng, tạo được vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng, đồng thời được khách hàng đánh giá tích cực về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong năm 2015 – 2016, Sacombank vinh dự đạt danh hiệu “Top 10 ngân hàng uy tín năm 2016” do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với báo VietnamNet công bố, đây là điểm nhấn về uy tín của Sacombank.

(2) Chất lượng phục vụ của nhân viên (X2)


Chất lượng phục vụ của nhân viên (β= 0,216 và có mức độ ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân là 22,3%). Hệ số β chất lượng phục vụ của nhân viên tỷ lệ thuận với lượng tiền gửi của khách hàng, trùng với dấu mô hình kỳ vọng. Nếu khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ sản phẩm cũng như thái độ đúng chuẩn mực của nhân viên thì họ sẽ quý mến và thường xuyên đến giao dịch. Thái độ phục vụ của nhân viên Sacombank nhận được nhiều phản hồi tích cực của khách hàng trên social media trong đó nhiều người nói rằng họ hài lòng với sự phục vụ của nhân viên, bên cạnh đó cũng có một số phản hồi tiêu cực vì phải chịu thái độ khó chịu từ phía nhân viên ngân hàng.

(3) Lãi suất (X6)

Yếu tố lãi suất của ngân hàng ( = 0,091 và có mức độ ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân là 9,4%), tỷ lệ thuận với lượng tiền gửi của khách hàng, cùng với dấu mô hình kỳ vọng của mô hình. Lãi suất Ngân hàng càng cao càng thu hút nhiều nguồn vốn trong dân cư. Cụ thể là đợt tăng lãi suất mới nhất tại Sacombank và các Ngân hàng khác vào ngày 29/12/2016, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của Sacombank là 6,8% tương đối cao hơn một số ngân hàng cùng địa bàn, cùng với nhiều chương trình ưu đãi tặng tiền mặt khi khách hàng gửi tiền đến gửi tiền dài hạn.

(4) Thu nhập (X8)

Yếu tố thu nhập ( = 0,312 và có mức độ ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân là 32,2%) rất quan trọng đối với lượng tiền gửi của khách hàng, qua kết quả phân tích hồi quy đa biến ta thu được hệ số ước lượng cùng dấu với mô hình kỳ vọng được đặt ra trước đó. Thu nhập càng cao sau khi chi trả các khoản chi phí cần thiết, khoản tích lũy còn lại càng nhiều thì khả năng lượng tiền gửi vào Ngân hàng càng cao. Theo thống kê thu nhập của nhóm đối tượng phỏng vấn nằm ở mức trung bình là 11.320.000 đồng.

(5) Chi phí (X9)

Chi phí ( = 0,715 và có mức độ ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân là 73,7%), tỷ lệ thuận với lượng tiền gửi của khách hàng, nghịch với dấu mô hình kỳ vọng của mô hình. Thực tế, khách hàng thường ưu tiên các khoản chi phí cần thiết như ăn, mặc, đi lại, học,… chi phí càng lớn lượng tiền dư ít đi sẽ làm giảm lượng tiền tiết kiệm của khách hàng.

(6) Số người trong hộ (X10)


Yếu tố số người trong hộ ( = -0,434 và có mức độ ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân là 44,7%), tỷ lệ nghịch với lượng tiền gửi của khách hàng, nghịch với dấu mô hình kỳ vọng. Số người trong hộ càng nhiều chi phí càng cao, lượng tiền gửi giảm đi.



CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG LƯỢNG KHÁCH HÀNG GỬI TIỀN VÀO NGÂN HÀNG

4.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

4.1.1. Cơ hội

- Sacombank CN Tiền Giang nằm ở trung tâm thành phố Mỹ Tho, nơi đông dân cư, nhiều người qua lại nên thuận tiện cho khách hàng mới biết đến thương hiệu Sacombank.

- Người dân càng nhận thức được nhu cầu tiết kiệm, tích lũy cho tương lai sẽ càng tạo nhiều cơ hội cho các TCTD.

- Tình hình an ninh khu vực sinh sống bất ổn (trộm, cướp,…) thì Ngân hàng là lựa chọn tốt nhất giúp bảo quản tài sản.

4.1.2. Thách thức

- Áp lực cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng lớn, đối thủ thường xuyên sử dụng chính sách ưu đãi, khuyến mãi mới nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch vì thế cho nên cán bộ nhân viên Sacombank phải thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, theo sát thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ và cung ứng nhiều hơn những sản phẩm có lợi ích của khách hàng.

- Sự gia nhập của các TCTD nước ngoài với năng lực tài chính mạnh, kỹ năng hoạt động chuyên nghiệp là thách thức lớn trong việc giữ thi phần trong nước của cá Ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng.

- Nhiều khách hàng nhận định rằng nguồn thu từ lãi tiền gửi rất thấp, không hấp dẫn bằng những kênh đầu tư khác, đây là vấn đề chung của tất cả TCTD.

4.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Từ kết quả phân tích ở chương 3, kết quả hồi quy đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng cho thấy những nhân tố như: Uy tín ngân hàng, chất lượng phục vụ nhân viên, khoảng cách từ nhà đến ngân hàng, lãi suất tác động rất lớn đến quyết định của khách hàng. Lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng bị ảnh hường bởi: Uy tín ngân hàng, chất lượng phục vụ nhân viên, lãi suất, thu nhập, chi phí và số người trong hộ. Đồng thời, kết hợp với những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức nêu trên từ đó đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn trong thời gian tới.

4.2.1. Giữ vững và nâng cao uy tín Ngân hàng

Khi đã tạo được dấu ấn về thương hiệu đối với xã hội nói chung và khách hàng nói riêng, Ngân hàng sẽ có lợi thế khi đưa một sản phẩm mới đến với khách hàng. Một thương hiệu mạnh chỉ có thể xây dựng bền vững bởi uy tín, chất lượng


sản phẩm dịch vụ và trách nhiệm đối với khách hàng. Theo số liệu điều tra cho thấy, uy tín là tiêu chí giúp khách hàng đưa ra lựa chọn nên gửi tiết kiệm tại Ngân hàng nào. Để tạo nên uy tín của Ngân hàng là chuyện không phải dễ dàng, không phải thời gian ngắn là có thể đạt được mà là cả một quá trình xây dựng. Để làm được điều này Ngân hàng phải đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu, phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, quảng bá uy tín, tên tuổi của Ngân hàng trên các phương tiện truyền thông cũng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp của Ngân hàng. Từ đó cũng cố niềm tin và tâm lý yên tâm của khách hàng khi họ gửi tiền vào Ngân hàng. Trong những năm qua Sacombank CN Tiền Giang đang ngày càng hoàn thiện để đem lại cho khách hàng sự tin tưởng và an tâm khi:

- Luôn giữ chữ tín với khách hàng, đảm bảo đủ khả năng thanh toán khi khách hàng có yêu cầu.

- Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu sai sót, nếu có sai sót phải xử lý kịp thời và bồi thường thỏa đáng nếu sai sót gây thiệt hại cho khách hàng.

- Mở rộng mạng lưới và tăng thời gian giao dịch trong ngày. Trong điều kiện hiện nay Sacombank đã có mặt tại 48/63 tỉnh thành, thời gian giao dịch đến 17:00 hằng ngày và làm việc ngày thứ bảy hàng tuần để phục vụ tốt hơn và kịp thời nhu cầu gửi, rút, vay, chuyển,.. của khách hàng.

Tăng cường công tác tuyên truyền để xây dựng hình ảnhtốt đẹp trong tâm trí của khách hàng, trước hết ngân hàng phải được khách hàng biết đến. Thông qua các trải nghiệm thực tếkhách hàng có thể lựa chọn, so sánh để thấy được lợi ích khi đến giao dịch với Sacombank CN Tiền Giang.

4.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Trong các yếu tố cạnh tranh thì yếu tố con người là yếu tố hàng đầu. Nhân viên chính là hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng, họ chính là những người trực tiếp tiếp xúc, truyền đạt thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng. Vì vậy, yêu cầu đối với nhân viên ngân hàng là phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ (cần hiểu các hình thức huy động, lãi suất huy động, chính sách của ngân hàng,…) đồng thời phải có khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt thông tin đơn giản dễ hiểu và gây thiện cảm với khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu đó cùng với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng phục vụ, cần triển khai những công tác sau:

- Lập các quỹ đào tạo.

- Thường xuyên giám sát trang phục, tác phong nhân viên đúng theo quy định của Sacombank.


- Cập nhật, đào tạo tại chổ cho cán bộ nhân viên Sacombank khi có quyết định, chỉ thị, thống báo liên quan đến nghiệp vụ.

- Gắn liền quyền lợi, với trách nhiệm. Phát động phong trào thi đua khen thưởng hàng quý, đổi mới công tác thi đua khen thưởng cũng như phê bình, kỷ luật nhân viên vi phạm nghiêm trọng nghiệp vụ làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Sacombank trong mắt khách hàng.

Ngoài yếu tố khách hàng thì chính sách khuyến khích nhân viên ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh việc nâng cao thu nhập cho cán bộ thì cần thiết phải chăm lo đời sống tinh thần cho nhân viên, đó là: Niềm vui và sự thoải mái trong công việc, được kính trọng, được giao tiếp rộng rãi, khen thưởng kịp thời, tạo điều kiện thăng tiến đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của ngân hàng.

4.2.3. Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên

- Ngày càng đơn giản hoá quy trình giao dịch cho doanh nghiệp và dân cư gửi tiền tiết kiệm cũng như vay vốn từ Ngân hàng.

- Tối ưu hóa thời gian thực hiện quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm.

- Rà soát lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Hoàn thiện quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm; chương trình cảnh báo; giám sát trên hệ thống về các giao dịch tiền gửi, huy động vốn...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024