Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lượng Tgtk Của Khách Hàng Cá Nhân Vào Ngân Hàng Abbank Cái Răng.

ĐVT: %

100

80

60

40

20

0

67.4

65.1

64.7

32.6

34.9

35.3

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Vốn huy động

Vốn điều chuyển

(Nguồn: Phòng Kế toán của ngân hàng ABBank Cái Răng)

Hình 3.3: Cơ cấu nguồn vốn của ABBank Cái Răng qua các năm

Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn của ABBank Cái Răng tăng dần qua các năm giai đoạn 2013-2015. Nhìn chung, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn ở giai đoạn này, hầu hết các năm đều trên 60% và cao nhất là 67,4% năm 2013.

Năm 2013, tổng nguồn vốn là 169.045 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động là 55.165 triệu đồng, chỉ chiếm 32,6% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn huy động trong năm nay là do ABBank Cái Răng còn mới đối với nhiều khách hàng ở Cái Răng, tuy có được lòng tin ở khách hàng nhưng thương hiệu của ngân hàng thì chưa mạnh như các ngân hàng khác trên địa bàn nên lượng tiền gửi của khách hàng không nhiều.

Sang năm 2014, tổng nguồn vốn tăng thêm 30.507 triệu đồng, tương ứng 18% so với năm 2013. Trong đó vốn huy động tăng 14.564 triệu đồng tương ứng với 26%. Nguyên nhân là do ABBank đã tăng cường nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn trong huy động vốn như rút thăm may mắn, gửi tiết kiệm có quà tặng,…Tuy nhiên vốn huy động trong năm nay vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với vốn điều chuyển. Do người dân mở rộng sản xuất kinh doanh nên đã làm cho vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu cho vay nên ngân hàng cần vốn điều chuyển từ chi nhánh.

Đến năm 2015, tổng nguồn vốn tăng nhẹ so với năm 2014 tăng 12% tương ứng 23.346 triệu đồng. Trong đó vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng cao (65%) trong cơ cấu so với vốn huy động (35%). Điều này cho thấy công tác huy động vốn chưa được cải thiện nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế nhiều vẫn còn sự trợ giúp của vốn điều chuyển. Bên cạnh đó, những quy định về trần lãi suất cũng ảnh hưởng phần nào đến công tác huy động vốn của ngân hàng nhỏ như ABBank vì không thể sử dụng công cụ lãi suất để thu hút khách hàng. Với mặt bằng lãi suất như nhau các khách hàng sẽ ưu tiên gửi tiền tại các ngân

hàng lớn hơn các ngân hàng nhỏ. Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn để thu hút nguồn vốn từ dân cư.

3.2.2. Tình hình huy động vốn của ABBank Cái Răng.

Bảng 3.3: Nguồn vốn huy động của ABBank Cái Răng từ 2013-2015

ĐVT: triệu đồng



Khoản mục

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch

2014/2013

Chênh lệch

2015/2014

Số tiền

%

Số tiền

%

Tiền gửi thanh toán

4.413

4.881

6.304

468

11

1.423

29

TGTK

50.752

64.848

72.490

14.096

28

7.642

12

Tổng

55.165

69.729

78.794

14.564

26

9.065

13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình – Phòng giao dịch Cái Răng - 6

(Nguồn: Phòng Kế toán của ngân hàng ABBank Cái Răng)

100

80

60

40

20

0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tiền gửi thanh toán

TGTK

ĐVT: %


92.1

93

92


6.9


7


8


(Nguồn: Phòng Kế toán của ngân hàng ABBank Cái Răng)

Hình 3.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ABBank Cái Răng qua các năm.

Vốn huy động là nguồn vốn mà ngân hàng huy động tại chỗ bằng nhiều hình thức khác nhau. Nguồn vốn càng lớn càng tạo thế chủ động trong việc cho vay và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của quận Cái Răng phát triển tốt, đời sống của người dân được nâng cao, thu nhập của người dân cũng được cải thiện, họ bắt đầu tham gia giao dịch với ngân hàng nên hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư cũng có nhiều thuận lợi.

Nhìn chung, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm. Với chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của ABBank Cái Răng năm 2014 đạt 69.729 triệu đồng, tăng 26% . Năm 2015, giá trị nguồn vốn huy động tiếp tục tăng 78.794 triệu đồng, tăng 13% so với năm 2014. Mặc dù trong những năm qua có ảnh hưởng của lạm phát, tình hình kinh tế khó khăn gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân

hàng nhưng công tác huy động vốn của ABBank Cái Răng vẫn ổn định và tăng đều qua các năm là do dần tạo được uy tín trong lòng khách hàng. Từ đó, thu hút lượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.

TGTK luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động và cũng là loại tiền gửi mà ngân hàng ưu tiên nhất. Năm 2014, TGTK là 64.848 triệu đồng, chiếm 93% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 28% so với năm 2013. Nguyên nhân TGTK tăng trong năm này là do ngân hàng đưa ra lãi suất hấp dẫn, khách hàng được nhiều quà tặng khi gửi tiền vào ngân hàng nên lượng khách đến giao dịch cũng như lượng tiền gửi tăng đáng kể trong năm này. Công tác huy động vốn tiếp tục được đẩy mạnh nên sang năm 2015, loại tiền này đạt 72.490 triệu đồng, chiếm 92% tổng nguồn vốn huy động, nhưng chỉ tăng 12% so với năm 2014. Mặc dù tiền gửi có tăng ở giai đoạn này nhưng vẫn còn ở mức thấp. Để tồn tại và phát triển ngân hàng cần tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo được sự tin tưởng trong lòng khách hàng thì việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn.

Tiền gửi thanh toán ở ABBank Cái Răng chủ yếu là của các tổ chức kinh tế. Do yêu cầu trong sản xuất kinh doanh, cũng như thấy được những tiện ích từ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp giao dịch thường xuyên với ngân hàng hơn. Năm 2014, khoản mục này đạt 4.881 triệu đồng, chiếm 7% tổng nguồn vốn huy động, tăng 11% so với năm 2013. Năm 2015 số tiền gửi thanh toán đạt 6.304 triệu đồng, chiếm 8% tổng vốn huy động, tăng 12% so với năm 2014. Nguyên nhân là do nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó do chất lượng dịch vụ của ngân hàng nâng cao đã làm hài lòng khách hàng nên làm lượng khách tăng. Mặc dù tiền gửi thanh toán có tăng lên qua các năm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động vì khách hàng sử dụng loại tiền này không vì mục đích nhận lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán qua ngân hàng. Với hình thức huy động này thì ABBank Cái Răng chưa có khách hàng nhiều, chủ yếu là khách hàng truyền thống. Do ngân hàng chưa đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, bên cạnh đó ngân hàng cũng không chú trọng đến hình thức huy động này mà chỉ chú trọng đến loại hình TGTK là chủ yếu.

3.2.3. Tình hình TGTK

Bảng 3.4: TGTK theo kỳ hạn qua các năm 2013 -2015

ĐVT: triệu đồng


Loại kỳ hạn

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch

2014/2013

Chênh lệch

2015/2014

Số tiền

%

Số tiền

%

Không kỳ hạn

7.755

7.133

6.524

(622)

(8,0)

(609)

(8,5)

Dưới 12 tháng

32.735

43.954

50.743

11.219

34,3

6.789

15,4

12-24 tháng

10.216

13.702

15.150

3.486

34,1

1.448

10,6

Trên 24 tháng

46

59

73

13

28,3

14

23,7

Tổng

50.752

64.848

72.490

14.096

28

7.642

11,8

(Nguồn: Phòng Kế toán của ngân hàng ABBank Cái Răng)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy trong 3 năm lượng tiền tiết kiệm theo kỳ hạn có sự thay đổi. Hầu hết các kỳ hạn đều tăng chỉ có tiết kiệm không kỳ hạn giảm, năm 2014 lượng tiền giảm 8% tương ứng 622 triệu đồng, loại tiền này chiếm 11% trong tổng cơ cấu và năm 2015 giảm 8,5% do có sự dịch chuyển cơ cấu các kỳ hạn gửi tiền, loại tiền này chỉ còn chiếm 9%, khách hàng thích gửi rút tiền linh hoạt hơn nhưng lãi suất thấp khiến sức thu hút giảm đi, họ dần dần chuyển sang tiết kiệm kỳ hạn dài với mục đích chủ yếu là lãnh lãi. Bên cạnh tiền gửi không kỳ hạn, có thể thấy qua các kỳ ABBank Cái Răng huy động được lượng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là nhiều nhất, lý do khách hàng chọn kỳ hạn này khả năng rút gửi tiền linh hoạt hơn mà vẫn hưởng lãi suất cao hơn tiết kiệm không kỳ hạn. Tuy nhiên, lượng tiền này là có tính ổn định khá thấp vì khách hàng có thể rút tiền khi đáo hạn. Năm 2014, lượng tiền gửi ở kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 67,9% trong tổng cơ cấu, tăng 11.219 triệu đồng, tăng 34,2% so với năm 2013 và tiếp tục tăng 6.789 triệu đồng ở năm 2015. Bên cạnh đó, loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng tăng qua các kỳ, cụ thể năm 2014 tăng 3.486 triệu đồng (tăng 34,1%) so với năm 2013 và năm 2015 tăng 1.448 triệu đồng (tăng 10,6%) đây là một tín hiệu tốt cho ngân hàng vì loại tiền gửi này có tính ổn định cao nên giảm được rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Kỳ hạn trên 24 tháng vẫn tăng qua các năm nhưng tăng không đáng kể, vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu, năm 2014 tăng 13 triệu đồng so với năm 2013 (tăng 23,8%), năm 2015 tăng 23,7% tương ứng với 14 triệu đồng. Có thể thấy tỷ trọng kỳ hạn này chiếm khá nhỏ trong tổng TGTK lý do tâm lý người dân muốn linh hoạt trong việc rút gửi, nên ít cá nhân đến gửi kỳ hạn dài mặc dù lãi suất hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận khách hàng có lượng tiền nhàn rỗi không dùng đến trong thời gian dài, họ gửi vào ngân hàng để lãnh lãi định kỳ.


100%

80%

60%

40%

20%

0%

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Không kỳ hạn < 12 tháng 12-24 tháng >24 tháng

ĐVT: %



0.09

0.09

0.1

20.2

21.1

20.9

64.5


67.9


70

15.3

11


9


(Nguồn: Phòng Kế toán của ngân hàng ABBank Cái Răng)

Hình 3.5: Cơ cấu TGTK theo kỳ hạn qua các năm

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng TGTK của khách hàng cá nhân vào ngân hàng ABBank Cái Răng.

3.3.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu

3.3.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Theo số liệu thu thập được từ 80 khách hàng cá nhân có gửi tiền tiết kiệm tại ABBANK Cái Răng cho thấy mỗi cá nhân có những nhận thức cũng như lựa chọn khác nhau trong việc ra quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Và mỗi đặc điểm của mẫu nghiên cứu đều tạo nên sự khác biệt ấy. Sau đây, là các thống kê về mẫu nghiên cứu:

a/ Giới tính

Đầu tiên ta nghiên cứu về giới tính của mẫu nghiên cứu. Giới tính cũng tạo ra sự khác biệt trong việc ra quyết định của khách hàng cá nhân.

Bảng 3.5: Giới tính của đối tượng nghiên cứu

ĐVT: Người


Khoản mục

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

32

40

Nữ

48

60

Tổng

80

100

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp năm 2016)

Thực tế khảo sát cho thấy có sự chênh lệch về giới tính trong việc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Từ 80 khách hàng có gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thì có 32 khách hàng là nam, chiếm 40% còn lại là khách hàng là nữ chiếm 60%. Không có gì ngạc nhiên khi lượng khách hàng nữ nhiều hơn khách hàng nam vì người phụ nữ thường có tính tiết kiệm, tiêu xài cẩn thận và luôn dự phòng cho tương lai nếu xảy ra sự cố bất ngờ. Người phụ nữ thường dùng nữ khoản tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm tại ngân hàng – nơi cất giữ tiền an toàn lại mang lại cho họ nguồn thu nhập.



40%

60%


Nam Nữ

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp năm 2016)

Hình 3.6: Giới tính của đối tượng nghiên cứu

b/ Tuổi

Độ tuổi cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào ngân hàng.

Bảng 3.6: Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu

ĐVT: Người


Khoản mục

Giá trị min

Giá trị trung

bình

Giá trị max

Độ lệch

chuẩn

Tuổi

21.00

43.9

62.00

10.31

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp năm 2016)

Qua kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi thấp nhất của khách hàng là 21 tuổi và cao nhất là 62 tuổi. Độ tuổi trung bình khoảng 44 tuổi, đây là độ tuổi thường có công việc ổn định, thu nhập tương đối cao và có cuộc sống ổn định, họ không mạo hiểm để đầu tư vào các kênh khác mà bắt đầu nghĩ tới việc dự phòng cho tương lai nên họ chọn gửi tiết kiệm vào ngân hàng để có sự an toàn và đảm bảo trong tương lai.

c/ Trình độ học vấn

Bảng 3.7: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

ĐVT: Người


Trình độ học vấn

Số lượng

Tổng

Tỷ lệ (%)

Nam

Nữ

Dưới THPT

4

13

17

21,3

THPT

11

17

28

35

Trên THPT

17

18

35

43,7

Tổng

32

48

80

100

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp năm 2016)

Trình độ học vấn thể hiện mức độ tích lũy kiến thức từ môi trường bên ngoài cũng như nhận thức từ bên trong bản thân mỗi người. Trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận và học hỏi được sự tiến bộ của khoa học công nghệ, những thay đổi của đời sống nhiều hơn. Qua kết quả điều tra cho thấy, từ 80 người có TGTK tại ABBank Cái Răng được phỏng vấn thì có 35 người có trình độ học vấn trên THPT (17 nam và 18 nữ) chiếm 43,7%; nhóm đối tượng có trình độ học vấn THPT là 28 người chiếm 35% và nhóm còn lại có trình độ học vấn dưới THPT chiếm tỷ lệ 21,3% tương ứng với 17 người. Kết quả này cho thấy, những người có trình độ càng cao thì họ có nhiều cơ hội tiếp cận các lĩnh vực kinh tế trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Khả năng hiểu biết của họ về lĩnh

vực ngân hàng tương đối rộng hơn so với những người có trình độ thấp hơn nên họ gửi tiền ở ngân hàng cũng nhiều hơn.



21,3%

43,7%

35%


Dưới THPT THPT Trên THPT

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp năm 2016)

Hình 3.7: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

d/ Nghề nghiệp

Bảng 3.8: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

ĐVT: Người


Nghề nghiệp

Số lượng

Tổng

Tỷ lệ (%)

Nam

Nữ

Công chức, viên chức

11

13

24

30

Công, nhân viên

9

13

22

27,5

Học sinh, sinh viên

0

4

4

5

Nội trợ

3

7

10

12,5

Kinh doanh, buôn bán

9

11

20

25

Tổng

32

48

80

100

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp năm 2016)

Nghề nghiệp phản ánh khả năng tài chính của mỗi người, một người có công việc ổn định, thu nhập cao thì ngoài việc trang trải cho cuộc sống hàng ngày thì họ còn dành những khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lợi. Qua bảng số liệu điều tra về nghề nghiệp cho thấy nhóm đối tượng công chức, viên chức, công nhân viên và kinh doanh buôn bán chiếm tỷ lệ tương đối cao (trên 20%). Trong đó, nhóm đối tượng công chức, viên chức là cao nhất (30%) gồm 24 người (11 nam, 13 nữ). Nhóm đối tượng công chức viên chức, công nhân viên là những người làm việc tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp nhà nước và tư nhân có thu nhập ổn định và khả năng gửi tiền tiết kiệm của họ là hoàn toàn có thể. Nhóm đối tượng kinh doanh buôn bán cũng chiếm tỷ lệ khá cao (25%) tương ứng 20 người. Đây là nhóm có thu nhập cao, họ có thể tham gia nhiều kênh đầu tư khác hoặc tự sử dụng vốn kinh doanh nhưng họ vẫn gửi tiền tiết kiệm để đảm bảo an toàn. Nhóm đối tượng nội trợ (12,5%) và học sinh sinh viên (5%) có tỷ lệ thấp vì phần

lớn những đối tượng này không trực tiếp đi làm để có thu nhập nên số người gửi tiết kiệm cũng ít hơn.


25%

30%

12,5%

5%


Công chức, viên chức

Học sinh, sinh viên Kinh doanh, buôn bán

27,5%

Công, nhân viên Nội trợ

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp năm 2016)

Hình 3.8: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

e/ Tình trạng hôn nhân

Bảng 3.9: Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu

ĐVT: Người


Tình trạng hôn nhân

Số lượng

Tổng

Tỷ lệ (%)

Nam

Nữ

Độc thân

16

19

35

43,8

Đã có gia đình

16

29

45

56,2

Tổng

32

48

80

100

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp năm 2016)

Có sự khác biệt rất rõ trong việc gửi tiền tiết kiệm giữa những người chưa có gia đình và những người đã có gia đình. Qua bảng số liệu ta có thể thấy số người gửi tiết kiệm có gia đình cao hơn những người chưa có gia đình. Cụ thể, từ 80 khách hàng được phỏng vấn thì có 45 người đã có gia đình chiếm 56,2% trong đó có 29 người nữ và 16 người nam. Những người độc thân gửi tiền tiết kiệm là 35 người chiếm 43,8%. Nguyên nhân có sự khác nhau này là do những người có gia đình có xu hướng chi tiêu tiết kiệm, tích lũy nhiều hơn bởi vì họ nhận thức được trách nhiệm chăm lo xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái. Còn những người chưa lập gia đình trách nhiệm họ ít hơn nên có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và gửi tiết kiệm ít hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2024