Điều Kiện Thực Hiện Các Giao Dịch Liên Quan Đến Tgtk.


Trong đó: n: cỡ mẫu

Zα/2

n = p(1 − p)( )2

ε

p: tỷ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu (0 ≤ p ≤ 1) Z: giá trị tra bảng phân phối chuẩn. Z ứng với độ tin cậy.

𝜀: sai số cho phép đối với cỡ mẫu nhỏ.

+ Độ biến động của dữ liệu: V= p(1-p)

Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì V=p(1-p) => max =>V’=1-2p=0 => p =0,5 (1)

+ Độ tin cậy trong nghiên cứu. Do thời gian có hạn nên đề tài chọn độ tin cậy ở mức 90%, sai lầm tối đa là 𝛼=10%. Ta có giá trị tra bảng của phân phối chuẩn ứng với độ tin cậy 90% là 𝑍𝛼/2= 1,65 (2)

+ Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10% (3) Kết hợp (1), (2), (3) ta có cỡ mẫu n=68 quan sát.

Đề tài này sử dụng bộ số liệu gồm 80 quan sát. Như vậy với những yêu cầu đặt ra đối với cỡ mẫu thì số quan sát là 80 đã đủ lớn để tiến hành nghiên cứu.

c) Phương pháp chọn mẫu.

Mẫu phỏng vấn được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên theo tiêu chí khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng về các vấn đề liên quan quyết định gửi tiền của họ thông qua bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước.

1.3.2.Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh:

+Phương pháp so sánh tuyệt đối : sử dụng để so sánh số liệu năm sau với số liệu năm trước của các chỉ tiêu có biến động không, tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp (nếu có).

∆Y = Y − YO

Trong đó:

∆Y : phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Y: chỉ tiêu năm sau

Y0: chỉ tiêu năm trước

+ Phương pháp so sánh tương đối: dùng để thể hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. So sánh mức độ tăng trưởng của chỉ tiêu qua các năm và so sánh các chỉ tiêu với nhau từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp (nếu có).

Y − Y0


Trong đó:

%Y =

x100

Y0

%Y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng

Y: Chỉ tiêu năm sau

YO: Chỉ tiêu năm trước

- Phương pháp thống kê mô tả:

+ Thống kê mô tả: là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu,tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh mộtcách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

+ Thang đo biểu danh là thang đo định tính sử dụng các con số để phân loạiđối tượng hoặc sử dụng ký hiệu để phân biệt và nhận dạng đối tượng. Thang đobiểu danh không có giá trị về mặt lượng mặc dù nó được ký hiệu bằng các consố.

+ Phương pháp tần số là bảng tổng hợp các biểu hiện có thể có của đặcđiểm quan sát, hoặc các giá trị mà trong phạm vi đó dữ liệu có thể rơi vào và sốquan sát tương ứng với với mỗi biểu hiện.

+Trị trung bình: để tính trị trung bình cho dữ liệu đã lập bảng tần số ta vậndụng nguyên tắc trung bình có trọng số, lúc này tần số của yếu tố nào chính làtrọng số của yếu tố đó.

+ Thang đo Liker là loại thang đo được sử dụng rất nhiều như là thang đocho điểm có thể cộng điểm được. Thang đo này bao gồm một phát biểu thể hiệnmột thái độ ưa thích hay không ưa thích, tốt hay xấu về một đối tượng nào đó.Thang đo Liker có thể là 5,7 hoặc 9 điểm mức độ. Trong bài này tác giả sử dụngthang đo Liker 5 điểm và ý nghĩa của từng giá trị đối với mỗi mức độ được đánhgiá như sau:

Từ 1 – 1,8: rất không quan trọngTừ 1,81 – 2,6: không quan trọngTừ 2,61 – 3,4: bình thường

Từ 3,41 – 4,2: quan trọngTừ 4,21 – 5: rất quan trọng

- Phương pháp phân tích hồi quy tương quan:

Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu thập qua bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng.

+ Đánh giá các yếu tố tác động đến lượng tiền gửi của khách hàng. Biến phụ thuộc trong mô hình là biến định lượng cho thấy lượng tiền gửi chịu ảnh hưởng bởi các biến giải thích đưa vào mô hình.

+ Mức độ ảnh hưởng của các các nhân tố đưa vào mô hình đến lượng tiền gửi được đo lường thông qua chạy mô hình hồi quy tương quan. Sử dụng các kiểm định trong thống kê để đảm bảo mô hình phù hợp và có ý nghĩa.

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lượng TGTK của khách hàng các nhân tại ABBank Cái Răng, mô hình hồi quy tương quan được sử dụng có dạng như sau:

𝑌 = 𝛽0 + 𝛽1𝑋1 + 𝛽2𝑋2 + 𝛽3𝑋3 + 𝛽4𝑋4 + 𝛽5𝑋5 + 𝛽6𝑋6 + 𝛽7𝑋7 + 𝜀

Trong đó:

Y: lượng TGTK của khách hàng

𝛽0: Hằng số

𝛽𝑖 : Các hệ số ước lượng của các biến độc lập (i=1,2,3,4,5,6,7)

𝑋1 : Thu nhập trung bình hàng tháng của khách hàng

𝑋2: Chi tiêu trung bình hàng tháng của khách hàng

𝑋3: Tuổi của khách hàng

𝑋4: Thời gian giao dịch với ngân hàng

𝑋5: Tình trạng hôn nhân

𝑋6: Có người quen làm việc ở ngân hàng

𝑋7: Khuyến mãi của ngân hàng

𝜀:sai số.

- Thu nhập trung bình hàng tháng của khách hàng (𝑋1 ): Biến này đo lường mức thu thập trung bình hàng tháng của người gửi tiền. Những khách hàng có thu thập cao thì lượng tiền tích lũy của họ càng nhiều và khả năng họ gửi tiền vào ngân hàng cao hơn những người có thu nhập thấp.

- Chi tiêu trung bình hàng tháng của khách hàng ( 𝑋2): Biến này đo lường mức chi tiêu trung bình hàng tháng của người gửi tiền. Những khách hàng chi tiêu càng nhiều thì có xu hướng gửi tiền tiết kiệm càng ít. Chi tiêu càng ít thì có nhiều lượng tiền nhàn rỗi và lượng TGTK của họ nhiều hơn.

- Tuổi của khách hàng ( 𝑋3): Biến này đo lường độ tuổi của người gửi tiền. Tuổi của khách hàng càng cao thì cho thấy xu hướng tiết kiệm nhiều hơn có thể là vì mục đích sinh lời, dự phòng lúc tuổi già hoặc để ổn định cuộc sống. Ngược lại, những người trẻ tuổi thường có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm do đó họ thường ít gửi tiền tiết kiệm.

- Tình trạng hôn nhân (𝑋4): Biến này là biến giả với giá trị là 0 có nghĩa là người gửi tiền còn độc thân, với giá trị là 1 khi người gửi tiền đã lập gia đình. Những người có gia đình có xu hướng gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn những người độc thân.

- Thời gian giao dịch với ngân hàng ( 𝑋5): Biến này đo lường thời gian giao dịch khi khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng. Thời gian giao dịch càng ngắn thì khả năng khách hàng hài lòng càng cao vì thế lượng tiền gửi vào ngân hàng càng nhiều. Nếu thời gian giao dịch quá lâu có thể gây bất mãn ở khách hàng nên thường khách hàng sẽ ít gửi tiền hơn.

- Có người quen làm việc ở ngân hàng (𝑋6): là biến giả với giá trị là 0 có nghĩa là người gửi tiền không có người quen làm việc ở ngân hàng ABBank Cái Răng, với giá trị là 1 có nghĩa là người gửi tiền có người quen làm việc tại ngân hàng ABBank Cái Răng. Đây là một yếu tố quan trọng thể hiện niềm tin vào ngân hàng. Khi khách hàng có người quen làm việc tại ngân hàng mà họ gửi tiền thường lượng tiền gửi của họ sẽ nhiều hơn những người không có người quen làm việc tại ngân hàng.

- Khuyến mãi của ngân hàng (𝑋7): Biến này là biến giả với giá trị là 0 có nghĩa là người gửi tiền không nhận được khuyến mãi từ ngân hàng và giá trị là 1 khi người gửi tiền nhận được khuyến mãi từ ngân hàng khi họ gửi tiền vào ngân hàng. Khuyến mãi là một trong những chiến lược thu hút khách hàng đến gửi tiền của các NHTM hiện nay. Khi khách hàng nhận được khuyến mãi từ ngân hàng thì họ sẽ cảm thấy thích thú hơn và gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn khi ngân hàng đưa ra các chính sách lượng tiền gửi càng nhiều thì giá trị khuyến mãi càng lớn.

Bảng 1.1: Tổng hợp biến với dấu kỳ vọng được xem xét trong mô hình hồi quy tương quan


Biến

Giải thích biến

Dấu

kỳ vọng

Thu nhập trung bình hàng tháng của khách

hàng (𝑋1 )

Biến đo lường thu nhập tính bằng đồng


+

Chi tiêu trung bình hàng tháng của khách hàng

(𝑋2)

Biến đo lường chi tiêu tính bằng đồng


-

Tuổi tác của khách hàng

( 𝑋3)

Biến đo lường số tuổi của

người gửi tiền (tuổi)

+

Tình trạng hôn nhân

(𝑋4)

Biến giả với 2 giá trị: 1: đã có

gia đình; 0: độc thân

+

Thời gian giao dịch với ngân hàng (𝑋5)

Biến đo lường thời gian giao dịch khi khách hàng đến gửi

tiền


-

Có người quen làm việc

ở ngân hàng (𝑋6)

Biến giả với 2 giá trị:

1: có quen; 0: không quen

+

Khuyến mãi của ngân hàng (𝑋7)

Biến giả với 2 giá trị: 1: có nhận khuyến mãi; 0: không

nhận được khuyến mãi


+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình – Phòng giao dịch Cái Răng - 3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện trên địa bàn Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.

1.4.2. Phạm vi thời gian

- Số liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm 2013, 2014, 2015.

- Số liệu sơ cấp được thu thập từ 15/02/2016 đến 15/03/2016.

- Thời gian thực hiện đề tài: từ 04/01/2016 đến 09/04/2016.

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng gửi tiền tiết kiệm là cá nhân.

1.5. Ý nghĩa đề tài.

Đề tài nghiên cứu cho thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến lượng TGTK vào ngân hàng. Từ đó, đề ra những biện pháp nhằm nâng cao lượng TGTK của khách hàng cá nhân vào ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ABBank Cái Răng.

1.6. Bố cục nội dung nghiên cứu

Bài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau: Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng TGTK của khách hàng cá nhân tại ngân hàng ABBank Cái Răng.

Chương 4: Một số giải pháp nâng cao lượng TGTK của khách hàng cá nhân vào ngân hàng ABBank Cái Răng.

Chương 5: Kết luận - Kiến nghị

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Tổng quan về TGTK

2.1.1. Các khái niệm

TGTK là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản TGTK, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận TGTK và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Người gửi tiền là người thực hiện giao dịch liên quan đến TGTK. Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu TGTK, hoặc đồng chủ sở hữu TGTK, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu TGTK.

Chủ sở hữu TGTK là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm.

Đồng chủ sở hữu TGTK là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm.

Giao dịch liên quan đến TGTK là giao dịch gửi, rút TGTK và các giao dịch khác liên quan đến TGTK.

Tài khoản TGTK là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc một số cá nhân và được sử dụng để thực hiện một số giao dịch thanh toán.

Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận TGTK.

TGTK không kỳ hạn là TGTK mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận TGTK.

TGTK có kỳ hạn là TGTK mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận TGTK.

Kỳ hạn gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào tổ chức nhận TGTK đến ngày tổ chức nhận TGTK cam kết trả hết tiền gốc và lãi TGTK.

2.1.2. Điều kiện thực hiện các giao dịch liên quan đến TGTK.

Cá nhân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ Luật dân sự, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo Pháp luật Việt Nam được thực hiện các giao dịch liên quan đến TGTK.

Cá nhân Việt Nam, nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến TGTK.

Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Pháp luật thì chỉ được thực hiện các giao dịch liên quan đến TGTK thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo Pháp luật.

2.1.3. Thủ tục TGTK

Thủ tục gửi tiền lần đầu:

- Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận TGTK và xuất trình các giấy tờ sau:

+ Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân.

+ Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực).

+ Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình Chứng minh nhân dân, hộ chiếu. phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại tổ chức nhận TGTK. Trường hợp người gửi tiền không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì tổ chức nhận tiền gửi hướng dẫn cho người gửi tiền đăng ký mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu.

- Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận TGTK quy

định.

- Tổ chức nhận TGTK thực hiện các thủ tục nhận TGTK, mở tài khoản

TGTK và cấp thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền lần đầu sau khi người gửi tiền đã thực hiện các thủ tục.

Thủ tục các lần gửi tiền tiết kiệm tiếp theo:

- Thủ tục nhận TGTK do tổ chức nhận TGTK quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh, mô hình quản lý của tổ chức nhận TGTK, đảm bảo việc nhận tiền gửi tiện lợi, chính xác và an toàn tài sản.

- Đối với giao dịch gửi tiền vào thẻ tiết kiệm đã cấp, người gửi tiền có thể thực hiện trực tiếp hoặc gửi thông qua người khác theo quy định của tổ chức nhận TGTK.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2024