Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Gửi Tiền Tiết Kiệm

2.1.4. Quy định về thẻ tiết kiệm

Thẻ tiết kiệm phải có các yếu tố sau:

- Tên tổ chức nhận TGTK; loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn thanh toán (đối với TGTK có kỳ hạn); lãi suất;phương thức trả lãi; thời điểm trả lãi; địa điểm thanh toán tiền gốc và lãi.

- Họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu TGTK, của đồng chủ sở hữu TGTK; số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu TGTK, của đồng chủ sở hữu TGTK (trừ trường hợp chủ sở hữu, đồng sở hữu TGTK chưa đến tuổi được cấp Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu).

- Họ tên, địa chỉ và số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật (chỉ áp dụng đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật).

- Số thẻ, con dấu, chữ ký của Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức nhận TGTK hoặc người được Tổng giám đốc (Giám đốc) ủy quyền, chữ ký của giao dịch viên của tổ chức nhận TGTK.

- Quy định về chuyển quyền sở hữu, cầm cố thẻ tiết kiệm tại chính tổ chức nhận TGTK; xử lý đối với các trường hợp rủi ro.

- Các nội dung ghi chú, chỉ dẫn khác của tổ chức nhận TGTK.

2.1.5. Địa điểm nhận và chi trả tiền tiết kiệm

- Đối với mỗi thẻ tiết kiệm, tổ chức nhận TGTK được phép nhận và chi trả TGTK tại địa điểm giao dịch nơi cấp thẻ hoặc các địa điểm giao dịch khác của tổ chức nhận TGTK.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

- Trường hợp thực hiện việc nhận và chi trả TGTK đối với mỗi thẻ tiết kiệm tại nhiều địa điểm giao dịch, tổ chức nhận TGTK phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và trình độ cán bộ để đảm bảo tiện lợi, chính xác, bí mật, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức nhận TGTK.

2.1.6. Lãi suất và phương thức trả lãi

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình – Phòng giao dịch Cái Răng - 4

- Tổ chức nhận TGTK quy định mức lãi suất TGTK phù hợp với lãi suất thị trường đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của tổ chức nhận TGTK.

- Lãi suất TGTK được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360 ngày)

- Phương thức trả lãi do tổ chức nhận TGTK quy định.

2.1.7. Hình thức TGTK

- Hình thức TGTK phân loại theo kỳ hạn gửi tiền gồm TGTK không kỳ hạn và TGTK có kỳ hạn. Kỳ hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức nhận TGTK quy định.

- Hình thức TGTK phân loại theo các tiêu chí khác do tổ chức nhận TGTK quy định.

2.1.8. Rút gốc và lãi TGTK

- Người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:

+ Xuất trình thẻ tiết kiệm.

+ Nộp giấy rút tiền có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức nhận TGTK.

+ Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực).

+ Đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, người gửi tiền ngoài việc thực hiện các thủ tục nêu trên theo quy định còn phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận TGTK quy

định.

- Tổ chức nhận TGTK quy định thủ tục chi trả TGTK cho phù hợp với đặc

điểm, điều kiện kinh doanh của mình, đảm bảo việc chi trả TGTK chính xác và an toàn.

- Đồng tiền chi trả gốc và lãi (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) là đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Đối với TGTK bằng ngoại tệ, khi người gửi tiền có yêu cầu, tổ chức nhận TGTK có thể chi trả gốc và lãi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do tổ chức nhận TGTK quy định. Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện theo quy định của tổ chức nhận TGTK.

- Đối với TGTK có kỳ hạn, trường hợp ngày đến hạn thanh toán trùng với ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, việc chi trả gốc và lãi TGTK được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên.

2.1.9. Các hình thức rút TGTK

Rút TGTK trước hạn.

- Người gửi tiền được rút TGTK trước hạn nếu có thoả thuận với tổ chức nhận TGTK khi gửi tiền và phải thông báo trước yêu cầu rút tiền trước hạn theo quy định của tổ chức nhận TGTK.

- Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền tiết kiệm trước hạn đáp ứng đủ quy định của tổ chức nhận TGTK, người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận TGTK và lãi suất áp dụng tối đa không vượt quá mức lãi suất TGTK không kỳ hạn hiện hành của tổ chức nhận TGTK.

- Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút TGTK trước hạn nhưng không đáp ứng đủ quy định của tổ chức nhận TGTK, tổ chức nhận TGTK có thể vẫn cho phép người gửi tiền rút tiền trước hạn. Trong trường hợp này, người gửi tiền được hưởng lãi nhưng phải chịu một mức phí đối với khoản TGTK rút trước hạn theo quy định của tổ chức nhận TGTK.

- Người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ được rút gốc TGTK trước hạn đối với các khoản tiền đã có thời gian gửi từ một năm trở lên.

- Tổ chức nhận TGTK quy định thời hạn tối thiểu người gửi tiền phải thông báo trước yêu cầu rút tiền trước hạn, lãi suất và mức phí áp dụng đối với TGTK rút trước hạn

Rút TGTK theo thừa kế

Thủ tục rút TGTK theo thừa kế do tổ chức nhận TGTK quy định phù hợp với các quy định về thừa kế tại Bộ Luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

Rút TGTK theo giấy ủy quyền

- Tổ chức nhận TGTK quy định các yếu tố cần thiết của giấy ủy quyền để đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

- Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của giấy ủy quyền, tổ chức nhận TGTK căn cứ vào nội dung ủy quyền để thực hiện việc chi trả TGTK.

2.1.10. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nhận TGTK

Quyền của tổ chức nhận TGTK

- Được quyền từ chối việc nhận và chi trả TGTK nếu người gửi tiền không thực hiện theo đúng các quy định tại Quy chế này và các thỏa thuận đã cam kết với tổ chức nhận TGTK.

- Được quyền từ chối việc chi trả TGTK đối với thẻ tiết kiệm đã bị lợi dụng nhưng không phải do lỗi của tổ chức nhận TGTK.

Trách nhiệm của tổ chức nhận TGTK

- Căn cứ vào Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức nhận TGTK ban hành và công bố công khai quy định về TGTK trong hệ thống của mình.

- Nhận TGTK của các cá nhân vào các ngày và giờ thực hiện giao dịch.

- Thanh toán tiền gốc, lãi TGTK đúng hạn và đầy đủ.

- Công bố công khai lãi suất TGTK, phương thức trả lãi, mức thu phí đối với các khoản TGTK rút trước hạn (nếu có) và mức thu phí đối với các dịch vụ liên quan đến TGTK tại các địa điểm nhận, chi trả TGTK.

- Giữ bí mật số dư tiền gửi của chủ sở hữu TGTK hoặc đồng sở hữu TGTK theo quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tiền gửi cho chủ sở hữu TGTK hoặc đồng sở hữu TGTK.

- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng đối với TGTK do lỗi của tổ chức nhận TGTK.

- Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước các số liệu liên quan đến hoạt động nhận và chi trả TGTK theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê.

- Các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng được pháp luật cho phép nhận TGTK có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình nhận và chi trả TGTK theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2.1.11.Quyền và nghĩa vụ của người gửi tiền tiết kiệm

Quyền của người gửi tiền

- Người gửi tiền được thanh toán đầy đủ tiền gốc và lãi TGTK theo thỏa thuận với tổ chức nhận TGTK.

- Người gửi tiền là chủ sở hữu TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK được chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm, được để lại thừa kế TGTK, được ủy quyền cho người khác thực hiện các giao dịch rút TGTK theo quy định của pháp luật.

- Người gửi tiền là chủ sở hữu TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK được cầm cố thẻ tiết kiệm để vay vốn tại các tổ chức tín dụng nếu được tổ chức tín dụng đó chấp thuận.

- Người gửi tiền là người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến TGTK theo quy định tại Quy chế này và quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm của người gửi tiền

- Thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này và các thỏa thuận đã cam kết với tổ chức nhận TGTK

- Thông báo trước về yêu cầu rút tiền trước hạn theo quy định của tổ chức nhận TGTK.

- Thông báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm cho tổ chức nhận TGTK khi phát hiện bị mất thẻ tiết kiệm để tránh bị lợi dụng làm tổn thất tài sản.

- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do không khai báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm với tổ chức nhận TGTK.

2.2. Tiến trình ra quyết định của khách hàng

Quá trình thông qua quyết định mua hàng có 5 bước:


Nhận biết nhu

cầu

Tìm kiếm thông

tin

Đánh giá các khả năng

thay thế

Quyết định mua

hàng

Đánh giá sau khi mua

hàng

Nguồn: Phillip Kotler, Marketing căn bản

Hình 2.1: Quá trình thông qua quyết định mua hàng

2.2.1. Nhận biết nhu cầu

Quá trình nhận biết nhu cầu bắt đầu từ khi người mua ý thức được vấn đề hay nhu cầu. Anh ta cảm thấy sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và tình trạng mong muốn. Nhu cầu có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại. Một trong những nhu cầu thông thường của con người như đói, khát tăng lên đến ngưỡng nào đó nó sẽ biến thành niềm thôi thúc. Theo kinh nghiệm của quá khứ, con người biết cách giải quyết niềm thôi thúc đó và động cơ của nó sẽ hướng vào lớp đối tượng có khả năng thỏa mãn niềm thôi thúc đã nảy sinh. Nhu cầu cũng có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích bên ngoài.

2.2.2. Tìm kiếm thông tin

Sau khi nhận ra nhu cầu, người tiêu dùng bắt đầu phải tìm kiếm thông tin. Trong tìm kiếm thông tin, người tiêu dùng có thể sử dụng các nguồn thông tin sau:

- Nguồn thông tin cá nhân (gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen);

- Nguồn thông tin thương mại (quảng cáo, người bán hàng, các nhà kinh doanh, bao bì, triển lãm);

- Nguồn thông tin phổ thông (phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức nghiên cứu và phân loại người tiêu dùng);

- Nguồn thông tin kinh nghiệm thực tế (nghiên cứu, sử dụng hàng hóa).

2.2.3. Đánh giá các khả năng thay thế

Sau khi tìm kiếm thông tin, người tiêu dùng tiến hành đánh giá lựa chọn sản phẩm họ sẽ mua. Mỗi khách hàng khác nhau trong trong nhiều tình huống mua khác nhau thường có các tiến trình đánh giá khác nhau. Một số vấn đề cơ bản sau giúp chúng ta giải thích các tiến trình đánh giá của người mua hàng:

- Thứ nhất, mỗi người mua đều xem sản phẩm như một tập hợp các thuộc tính, trong đó có những thuộc tính mà người mua rất quan tâm, chú ý và cho là quan trọng. Người tiêu dùng sẽ chú ý nhiều hơn đến những thuộc tính có liên quan đến nhu cầu của họ. Các nhóm người tiêu dùng khác nhau sẽ thường quan tâm đến những thuộc tính hay tiêu chuẩn mua khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm.

- Thứ hai, người tiêu dùng sẽ đánh giá tầm quan trọng của mỗi thuộc tính/yếu tố của sản phẩm/thương hiệu. Các thuộc tính nổi bật là các thuộc tính mà người tiêu dùng dễ ghi nhớ nhưng không nhất thiết phải là thuộc tính quan trọng. Một số thuộc tính không nổi bật nhưng khi người tiêu dùng nhận ra thì nó lại rất quan trọng.

- Thứ ba, người tiêu dùng dường như đã có sẵn sự tin tưởng về sản phẩm/thương hiệu có những thuộc tính được đánh giá cao. Đó chính là hình ảnh về thương hiệu sản phẩm đó trong tâm trí họ. Lòng tin đối với một thương hiệu của người tiêu dùng có thể thay đổi do kinh nghiệm hoặc sự phát triển nhận thức.

- Thứ tư, người tiêu dùng thường đánh giá tầm quan trọng của mỗi thuộc tính là khác nhau.

- Thứ năm, người tiêu dùng đánh giá các thương hiệu sản phẩm thông qua một số quy trình đánh giá khác nhau. Người tiêu dùng cũng vận dụng những quy trình đánh giá khác nhau để lựa chọn sản phẩm đa thuộc tính.

Người tiêu dùng có thể đánh giá những sản phẩm trên cơ sở tổng hợp tất cả các thuộc tính của sản phẩm với tầm quan trọng của mỗi thuộc tính khác nhau. Họ sẽ chọn sản phẩm nào có kết quả đánh giá các thuộc tính là cao nhất.

2.2.4. Quyết định mua hàng

Sau khi đã đánh giá khả năng thay thế, người tiêu dùng hình thành ý định mua. Có 2 yếu tố ảnh hưởng có thể tạo nên sự khác biệt giữa có ý định mua và quyết định mua thật sự.

- Thứ nhất, là thái độ của những người khác. Thái độ của những người thân và bạn bè sẽ làm thay đổi ý định mua tùy thuộc vào 2 điều kiện: (1) Cường độ của thái độ phản đối và (2) mức độ ảnh hưởng của người đó đối với người tiêu

dùng. Cường độ phản đối càng mạnh và người phản đối có ảnh hưởng lớn càng làm cho người tiêu dùng dễ dàng thay đổi ý định mua.

- Thứ hai, ý định mua chịu ảnh hưởng của của những yếu tố hoàn cảnh không lường trước được. Người tiêu dùng hình thành ý định mua dựa trên những yếu tố như ngân sách của gia đình, mức giá cả và lợi ích của sản phẩm. Khi sắp đi mua, yếu tố hoàn cảnh bất ngờ làm cho họ thay đổi ý định mua. Bởi vậy, từ ý định mua đến hành động mua vẫn còn một khoản nhất định.

Việc người tiêu dùng sửa đổi, trì hoãn hoặc bãi bỏ một quyết định mua chịu ảnh hưởng rất lớn của những rủi ro được người tiêu dùng nhận thức. Người tiêu dùng thường tìm cách giảm bớt rủi ro như tránh quyết định, kiểm tra qua thông tin bạn bè, người thân hoặc chỉ mua từ những cửa hàng lớn và có bảo hành.

2.2.5. Đánh giá sau khi mua hàng

Sau khi mua sản phẩm, người tiêu dùng so sánh giá trị sản phẩm khi sử dụng so với những kỳ vọng của họ và họ sẽ cảm thấy hài lòng hoặc thất vọng. Người mua hài lòng hay không với sản phẩm đã mua phụ thuộc vào mối quan hệ giữa những kì vọng của họ và công dụng thực tế của sản phẩm. Nếu sản phẩm thỏa mãn các mong đợi, người tiêu dùng thấy hài lòng và ngược lại. Một người tiêu dùng đã hài lòng rất có thể sẽ mua sản phẩm đó trong lần tới và sẽ nói tốt sản phẩm với người khác.

2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lẹ (2009) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào ngân hàng: Trường hợp NHTMCP Sài Gòn (SCB) - Chi nhánh Cần Thơ”. Vùng nghiên cứu tác giả chọn là Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 90 khách hàng, trong đó có 61 khách hàng có gửi tiền tiết kiệm tại SCB và 29 khách hàng không gửi tiền tiết kiệm tại SCB. Tác giả đã sử dụng mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm gồm có: Thu nhập, lãi suất, chất lượng phục vụ của nhân viên, có người quen tại ngân hàng và khoảng cách từ nhà đến SCB, thời gian giao dịch, trình độ học vấn và giới tính. Mô hình hồi quy tương quan dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng gồm có: Thu nhập, chi tiêu hàng tháng của hộ, số nhân khẩu, số người phụ thuộc, có quen với nhân viên ngân hàng, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân. Kết quả hồi quy của mô hình Probit về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cho thấy, trong 8 biến được chọn để phân tích trong mô hình thì có 5 biến về thu nhập, lãi suất, chất lượng phục vụ, có quen với nhân viên ngân hàng và khoảng cách từ nhà đến SCB có ý nghĩa đối với mô hình, còn 3 biến về thời gian giao dịch, trình độ học vấn và giới tính không

có ý nghĩa đối với mô hình. Kết quả hồi quy tương quan về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng TGTK của khách hàng cho thấy trong 8 biến được chọn thì có 5 biến là có ý nghĩa thống kê bao gồm: thu nhập, chi tiêu hàng tháng của hộ, số nhân khẩu, số người phụ thuộc, quen với nhân viên ngân hàng. Các biến còn lại là tuổi, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình.

Nghiên cứu của Dương Văn Giúp (2013) về “ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân vào NHTM Cổ phần Đầu từ và Phát triển – Chi nhánh Vĩnh Long”. Số liệu tác giả sử dụng gồm số liệu của BIDV Vĩnh Long, Ngân hàng nhà nước Vĩnh Long và số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn 479 khách hàng trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long. Các phương pháp sử dụng trong đề tài này bao gồm: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp Probit. Kết quả phân tích Probit cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân bao gồm: tuổi, giới tính, nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng. Dựa trên kết quả phân tích tác giả đề xuất những giải pháp nhằm phát huy khả năng huy động vốn của Ngân hàng BIDV Vĩnh Long.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2009) về “Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An”. Đề tài trình bày thực trạng huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2005 đến 2007 trên cơ sở dùng phương pháp so sánh, thống kê mô tả nhằm tìm ra những ưu điểm cũng như khuyết điểm trong hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn. Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy kinh tế trên địa bàn phát triển.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 03/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí