hợp đồng thì hợp đồng sẽ chấm dứt từ thời điểm nhận được thông báo đình chỉ và các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng”. Ngoài ra, “bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định”.
(vi) Chế tài huỷ bỏ hợp đồng là chế tài nghiêm trọng nhất đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Theo Luật Thương mại 2005 (Điều 312), huỷ bỏ hợp đồng được áp dụng trong trường hợp “một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng” hoặc khi “xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng”. Đối với CISG, điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng là khi một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng hoặc một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung mà bên kia cho phép (Điều 49, 64 CISG). Ngoài ra, theo Điều 72.1 CISG thì hợp đồng cũng có thể bị huỷ trong trường hợp trước ngày quy định thực hiện hợp đồng mà “hiển nhiên thấy rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng”. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa CISG và pháp luật Việt Nam, cho phép một bên được tuyên bố huỷ hợp đồng ngay cả khi bên kia chưa đến hạn thực hiện hợp đồng nhưng đã có dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ sẽ vi phạm cơ bản hợp đồng.
Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng là hợp đồng sẽ bị chấm dứt hiệu lực, hai bên được giải phóng khỏi những nghĩa vụ của nhau, trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại có thể có (Điều 81 CISG và Điều 314 Luật Thương mại 2005). Sau khi huỷ bỏ hợp đồng, các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và nghĩa vụ hoản trả phải được thực hiện đồng thời.
1.2.14. Căn cứ miễn trách khi vi phạm hợp đồng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có một số trường hợp các bên sẽ được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng. Theo Điều 294 Luật Thương mại 2005, các trường hợp này bao gồm: “i) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; ii) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; iii) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; iv) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”.
CISG quy định về miễn trách tại Điều 79 và 80. Theo đó, CISG không liệt kê các trường hợp được miễn trách mà quy định bằng cách mô tả, cụ thể: “một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó” (Điều 79.1 CISG). Có thể thấy khái niệm “trở ngại” trong CISG có cách hiểu tương tự với khái niệm “bất khả kháng” trong pháp luật Việt Nam (Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015). Ngoài ra, Điều 80 CISG cũng quy định một bên sẽ được miễn trách khi chứng minh được rằng việc không thực hiện nghĩa vụ là do hành vi hoặc thiếu sót của bên còn lại.
Một điểm khác biệt về quy định miễn trách trong CISG so với pháp luật Việt Nam đó là CISG quy định cả trường hợp miễn trách do lỗi của bên thứ ba tham gia thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng. Cụ thể, theo Điều 79.2 CISG, bên vi phạm sẽ được miễn trách nếu: (i) bên vi phạm thuộc trường hợp được miễn trách theo Điều 79.1 ở trên (việc không thực hiện hợp đồng của bên thứ ba gây ra một trường hợp bất khả kháng đối với bên vi phạm); và (ii) bên thứ ba cũng được miễn trách theo quy định tại Điều 79.1 (bên thứ ba không thực hiện hợp đồng là do gặp bất khả kháng). Cả hai điều kiện nói trên phải đồng thời được đáp ứng. Tuy nhiên, trên thực tế để đáp ứng được hai điều kiện này không phải là một vấn đề đơn giản, chẳng hạn trường hợp bên thứ ba là nhà cung cấp của bên bán vi phạm hợp đồng do giao hàng trễ thì về nguyên tắc hợp đồng bên bán phải chịu trách nhiệm với bên mua do đã lựa chọn nhà cung cấp không đạt yêu cầu, trong trường hợp này bên bán hoàn toàn có thể lựa chọn nhà cung cấp khác thay thế để đảm bảo tiến độ giao hàng, do đó bên bán không được coi là thuộc trường hợp được miễn trách theo điều 79.1 ở trên. Bên bán chỉ thoả mãn điều kiện này nếu như nhà cung cấp đó là nhà cung cấp độc quyền trên thị trường và không có nhà cung cấp nào khác để thay thế, tức là bên bán rơi vào tình huống bất khả kháng, khi đó, nếu chính nhà cung cấp độc quyền đó cũng gặp tình huống bất khả kháng dẫn đến giao trễ hàng thì cả hai điều kiện trên mới được đáp ứng và bên bán mới được miễn trách nhiệm. Do đó, đối với hợp đồng
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Nhập Khẩu Hàng Hoá
- Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than: nhìn từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1 EVNGENCO1 - 4
- Các Chế Tài Áp Dụng Khi Vi Phạm Hợp Đồng
- Sản Lượng Điện Sản Xuất Của Evngenco1 Năm 2018-2020
- Ví Dụ Về Lịch Giao Hàng Trong Hợp Đồng Than Nhập Khẩu
- Bảng Thống Kê Nhiệt Trị Của Các Lớp Than Của Một Số Tàu Than Năm 2020 Tại Ctnđ Duyên Hải
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
nhập khẩu hàng hóa, bên mua cần đặc biệt lưu ý vấn đề này để tránh bên bán lợi dụng quy định này trì hoãn nghĩa vụ giao hàng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, Luận văn đã giới thiệu tổng quan về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, bao gồm khái niệm, đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, những nội dung cơ bản và vai trò của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế trong thời đại hội nhập.
Đồng thời, Chương 1 cũng đã tập trung làm rõ các vấn đề pháp lý thường gặp trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, bao gồm các vấn đề về chủ thể, thẩm quyền ký kết hợp đồng, đặc biệt là các vấn đề về nội dung của hợp đồng như đối tượng hợp đồng, điều kiện giao hàng, điều khoản chất lượng, điều khoản thanh toán, nghĩa vụ nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, vấn đề về luật áp dụng, chuyển giao rủi ro, giải quyết tranh chấp trong hợp đồng và các vấn đề pháp lý khác thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá.
Việc hiểu và nắm bắt được các vấn đề pháp lý trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá là tiền đề quan trọng để tác giả phân tích thực tiễn hợp đồng nhập khẩu than tại một doanh nghiệp cụ thể trong Chương 2.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Phát điện 1
2.2.1. Giới thiệu chung
Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) được thành lập ngày 01/6/2012 theo Quyết định số 3023/QĐ-BCT của Bộ Công Thương dưới mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2013 theo hình thức Công ty mẹ - công ty con.
EVNGENCO1 có 14 đơn vị trực thuộc, công ty con và công ty liên kết. Tổng công ty Phát điện 1 được thành lập trên cơ sở thừa kế các nhà máy điện trước đây thuộc sự quản lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Do đó, mặc dù EVNGENCO1 mới đi vào hoạt động chính thức được gần 09 năm nhưng các nhà máy điện của EVNGENCO1 đã có lịch sử hoạt động lâu đời, đặc biệt có đơn vị đã có lịch sử hoạt động trên 50 năm như Công ty Nhiệt điện Uông Bí. Tổng công ty Phát điện 1 là một trong những Tổng công ty phát điện hàng đầu tại Việt Nam, các nhà máy điện của Tổng công ty đều sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại, tiên tiến, hiệu suất cao, vận hành ổn định và có giá thành cạnh tranh trong hệ thống điện Việt Nam.
EVNGENCO1 sở hữu các nhà máy điện trải dài từ Bắc vào Nam. Cơ cấu nguồn điện chủ yếu của EVNGENCO1 là nhiệt điện (chiếm 70% tổng công suất lắp đặt), trong đó, tập trung nhiều nhất ở Công ty Nhiệt điện Duyên Hải (3.178 MW) thuộc Tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
2.2.2. Quy mô hoạt động
Quy mô của Tổng công ty Phát điện 1 tính đến ngày 31/12/2020 như sau:
- Vốn điều lệ: 23.079 tỷ đồng;
- Tổng tài sản: 97.739 tỷ đồng;
- Tổng công suất các nhà máy: 7.121,5 MW;
- Tổng số CBNV: 4.216 người.
Tổng công ty Phát điện 1 là đơn vị có quy mô công suất đứng thứ hai trên toàn hệ thống (sau EVN), chiếm 10,07% tổng công suất nguồn điện của Việt Nam. Cụ thể như sau:
Hình 1: Cơ cấu nguồn điện toàn hệ thống theo chủ sở hữu
Nguồn: Báo cáo thường niên EVN năm 2021.
2.2.3. Ngành nghề kinh doanh chính
Với vai trò là một Tổng công ty phát điện, EVNGENCO1 có ngành nghề kinh doanh chính như sau:
+ Sản xuất và kinh doanh điện năng;
+ Đầu tư và quản lý các dự án nguồn điện;
+ Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, thí nghiệm, hiệu chỉnh, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa dây chuyền sản xuất điện, công trình điện, thí nghiệm điện;
+ Lập dự án đầu tư xây dựng; tư vấn, giám sát thi công và quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình; tư vấn hoạt động chuẩn bị sản xuất cho các nhà máy điện;
+ Đào tạo và phát triền nguồn nhân lực về các lĩnh vực quản lý vận hành, bảo dưỡng sữa chữa thiết bị nhà máy điện.
2.2.4. Nhiệm vụ cơ bản
Là đơn vị do Tập đoàn điện lực Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ, EVNGENCO1 có nhiệm vụ:
+ Sản xuất điện an toàn, ổn định và hiệu quả;
+ Vận hành thương mại thị trường phát điện cạnh tranh;
+ Đầu tư các dự án nguồn điện mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội, đời sống sinh hoạt của nhân dân và sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
2.2.5. Cơ cấu tổ chức
Hình 2: Cơ cấu tổ chức EVNGENCO1
Nguồn: Báo cáo thường niên EVNGENCO1 năm 2020-2021
2.2.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Tổng công ty Phát điện 1 vận hành các nhà máy thủy điện, nhiệt điệt và điện mặt trời với tổng công suất là 7.121,5 MW, trong đó, nhiệt điện chiếm chủ yếu với tỷ trọng cơ cấu khoảng 69%, sau đó đến thủy điện với tỷ trọng là 30%, còn lại là điện mặt trời. Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện của EVNGENCO1 chia theo nguồn điện được thể hiện như bảng dưới đây:
Hình 3: Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện của EVNGENCO1 (tính đến 31/12/2020)
Nguồn: Báo cáo thường niên EVNGENCO1 năm 2020-2021.
Cơ cấu nguồn điện của EVNGENCO1 theo từng lĩnh vực: nhiệt điện, thủy điện và điện mặt trời được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Hình 4: Cơ cấu nguồn điện của EVNGENCO1
Nguồn: Báo cáo thường niên EVNGENCO1 năm 2020-2021.