Hệ Thống Chỉ Tiêu Và Phương Pháp Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp

Đảng và Nhà nước mà còn phải lấy cơ sở từ tất cả các hoạt động, các lĩnh vực, các khâu của qúa trình kinh doanh nhập khẩu và xem xét đầy đủ các mối quan hệ tác động qua lại của các lĩnh vực trong một hệ thống theo những mục tiêu đã xác định.

Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Điều này đòi hỏi khí xác định mục tiêu, biện pháp nâng cao phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội của nghành, của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Chỉ có như vậy chỉ tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu và phương án kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp mới cơ đủ cơ sở khoa học để thực hiện, đảm bảo niềm tin cho người lao động, hạn chế được rủi ro tổn thất. Và như vậy nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu mới có đủ điều kiện để thực hiện.

Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng để đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Điều này đòi hỏi khi tính toán, đánh giá một mặt phải căn cứ vào số lượng và giá trị của sản phẩm nhập khẩu bán ra, mặt khác phải tính đủ các chi phí bỏ ra để thực hiện việc nhập khẩu và bán ra hàng hóa đó.

III. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

Để đánh giá tình hình hoạt động nhập khẩu của một doanh nghiệp, thường nhà phân tích đánh giá dựa trên các nội dung kinh tế cơ bản như sau:

1. Đánh giá kim ngạch và tốc độ tăng (giảm) kim ngạch nhập khẩu

* Ý nghĩa phân tích:

Quy mô nhập khẩu lớn hay nhỏ, tốc độ gia tăng nhập khẩu nhanh hay chậm đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và mức độ chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu của công ty. Kim ngạch nhập khẩu tăng hay giảm so với từng thời điểm trong quá khứ phần nào cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả hay không. Kim ngạch nhập khẩu một mặt hàng tăng đều đặn qua các năm chứng tỏ nhập khẩu mặt hàng đó mang lại lợi nhuận cho công ty nhiều hơn nhập khẩu một mặt hàng có kim ngạch biến động thất thường. Công ty phần nào có hy vọng vào sự hiệu quả của việc nhập khẩu mặt hàng đó.

* Mục tiêu phân tích:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Xây dựng được các chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự tăng, giảm tuyệt đối tương đối về kim ngạch nhập khẩu của các năm.

- Đưa ra các nhận xét, đánh giá về quy mô nhập khẩu, về tốc độ tăng, giảm nhập khẩu của công ty qua các năm, nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng nhập khẩu của công ty.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam - 4

- Đề xuất các giải pháp gia tăng quy mô và tốc độ nhập khẩu của doanh nghiệp.

2. Đánh giá tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu

* Mục tiêu phân tích:

- Nhà phân tích phải thu thập được các số liệu phản ánh tình hình ký kết hợp đồng nhập khẩu và tình hình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đã ký qua các năm hoạt động.

- Đánh giá, phân tích riêng: những mặt được và những mặt hạn chế của doanh nghiệp trong công tác ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng. Nghiên cứu các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến từng khâu: ký kết và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đã ký.

- Đề xuất các giải pháp tăng khả năng ký kết và thực hiện tốt các hợp đồng nhập khẩu đã ký.

* Ý nghĩa nghiên cứu:

Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu của một loại hàng hóa, không chỉ đánh giá sau khi hàng hóa được nhập về nước và tiêu thụ hàng hóa đó trên thị trường nội địa mà còn đánh giá ngay từ khi ký kết hợp đồng và mức độ thực hiện các hợp đồng nhập khẩu.

Theo xu hướng hiện nay có nhiều người cho rằng một doanh nghiệp càng ký được nhiều hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, càng chứng tỏ doanh nghiệp đang nhập khẩu có hiệu quả. Tuy nhiên cách hiểu trên còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một hợp đồng nhập khẩu thực sự đạt hiệu quả không chỉ là ký được hợp đồng đó mà phải hiểu là ký thế nào để mình có lợi nhất, mất ít chi phí nhất mà lại thu về hiệu quả cao nhất, đàm phán ra sao để hai bên tham gia hợp đồng cùng thu được thắng lợi. Cũng tương tự như thế, không nên căn cứ vào sổ sách, đếm số lượng hợp đồng đã ký để đánh giá hoạt động nhập khẩu có hiệu quả mà phải căn cứ vào tình hình thực tế của hoạt động nhập khẩu, rằng sau khi ký hợp đồng, việc thực hiện hợp đồng đó ra sao, thực hiện mất chi phí nhiều hay ít, thực hiện hợp đồng có thuận lợi hay không.

Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu không chỉ nên căn cứ vào số lượng hợp đồng và thực hiện các hợp đồng đã ký mà còn phải căn cứ trên chất lượng của công tác đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu. Để đạt được hiệu quả khi ký kết và thực hiện hợp đồng cần chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ký kết các hợp đồng nhập khẩu.

* Các nhân tố tác động đến khả năng ký kết các hợp đồng nhập khẩu:

- Khách quan:

+ Cơ chế chính sách nhập khẩu của Việt Nam, của nước xuất khẩu

+ Môi trường kinh doanh thuận lợi hay bất lợi của đối thủ cạnh tranh

+ Các chính sách vĩ mô khác

- Chủ quan:

+ Phụ thuộc vào khả năng xúc tiến thương mại

+ Phụ thuộc vào năng lực đàm phán của cán bộ

+ Phụ thuộc vào chất lượng, mẫu mã, giá thành của sản phẩm nhập khẩu

+ Phụ thuộc vào tình hình thực hiện tốt hay không các hợp đồng nhập khẩu trước đó (đối với khách hàng quen, đã có giao dịch mua bán với nhau trước đó).

* Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hợp đồng nhập khẩu:

- Mức độ thực tế của các hợp đồng nhập khẩu đã ký (nhiều hợp đồng đã ký nhưng vượt qua năng lực thực hiện của công ty)

- Phụ thuộc vào tiềm lực, vốn và khả năng khai thác nguồn vốn của doanh

nghiệp khẩu


- Phụ thuộc vào tình hình dự trữ nguyên liệu hoặc hàng hóa phụ thuộc nhập


- Phụ thuộc vào năng lực tổ chức thực hiện các khâu trong quá trình hoạt

động nhập khẩu: xin giấy phép, thuê phương tiện vận tải…

Trong các nhân tố trên, hiệu quả thể hiện rõ rệt nhất thông qua việc lựa chọn phương thức nhập khẩu, thánh toán trong nhập khẩu và các điều kiện Incoterms sử dụng. Việc lựa chọn phương thức nào mang lại hiệu quả nhất có ý nghĩa quan trong khi đàm phán ký kết hợp đồng.

* Phương thức kinh doanh nhập khẩu

Để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, một doanh nghiệp thường áp dụng nhiều phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu khác nhau. Sau đây là các phương thức kinh doanh nhập khẩu phổ biến:

- Nhập khẩu trực tiếp

- Nhập khẩu ủy thác

- Nhập khẩu hàng đổi hàng

- Nhập khẩu liên doanh

- Tạm nhập tái xuất

Mỗi phương thức có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy vào đặc điểm tình hình ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức kinh doanh nhập khẩu phù hợp và mang lại lợi ích kinh tế cao nhất.

Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh:

- Thông qua phương thức phân tích thống kê mà nhà phân tích kinh tế đánh giá để nêu được những thành công và hạn chế trong việc sử dụng các phương thức kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu những nhân tố tác động đến việc sử dụng các phương thức kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Trong thực tế, việc sử dụng phương thức kinh doanh nhập khẩu nào thì doanh nghiệp thường dựa vào các yếu tố sau đây:

+ Phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu

+ Phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp

+ Phụ thuộc vào kinh nghiệm kinh doanh nhập khẩu

+ Phụ thuộc vào trình độ cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu: mức độ am hiểu về thị trường, am hiểu thông tin liên quan đến hoạt động nhập khẩu như thông tin về người bán, người mua,về giá cả…

- Mục tiêu thứ ba đó là nhà phân tích phải đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức kinh doanh nhập khẩu.

Tóm lại phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh giúp cho nhà quản trị nắm chắc hơn năng lực kinh doanh nhập khẩu của mình từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh nhập khẩu mang tính doàn diện.

* Phương thức thanh toán quốc tế sử dụng

Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong nhập khẩu:

Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng trong ngoại thương, trong đó có 4 phương thức thanh toán phổ biến nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam hay áp dụng:

- Phương thức thanh toán nhờ thu (Clean collection, D/P, D/A)

- Phương thức thanh toán chuyển tiền (MT, TT)

- Phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền (CAD)

- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)

Trong mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm với chi phí thanh toán và độ an toàn trong thanh toán khác nhau ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Các phương thức thanh toán có lợi cho nhà nhập khẩu đó là: phương thức nhờ thu, TT trả chậm, L/C có thể hủy ngang, Stand- by L/C…

Các yếu tố kinh tế tác động đến lựa chọn phương thức thanh toán:

- Thế và lực trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bên nào có thế lực hơn thường lựa chọn phương thức thanh toán có lợi thế hơn (thế và lực biểu hiện thông qua tính độc quyền mua).

- Phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế hoặc tổ chức giữa các bên mua và

bán.


- Năng lực đàm phán.

- Trị giá của thương vụ.

- Phụ thuộc vào uy tín của đối tác kinh doanh.

- Phụ thuộc vào sự hiểu biết của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu về các

phương thức thanh toán: tính an toàn, nghiệp vụ tổ chức thanh toán, chi phí trả dịch vụ thanh toán…

Mục tiêu phân tích:

- Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá tình hình sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp qua các năm để rút ra những ưu điểm, những hạn chế của doanh nghiệp trong sử dụng các phương thức thanh toán.

- Nghiên cứu các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng các phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu của công ty.

- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu

* Điều kiện thương mại Incoterms

Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng Incoterms trong hoạt động xuất nhập khẩu:

Incoterms là những tập quán thương mại quốc tế phổ biến được Phòng thương mại quốc tế (ICC) tập hợp lại, xây dựng chúng thành văn kiện mang tính khoa học. Trong kinh doanh quốc tế, việc lựa chọn điều kiện thương mại nào phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:

- Nhân tố khách quan:

+ Phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của Nhà nước về khuyến khích sử dụng các dịch vụ nội địa về vận tải, bảo hiểm…

+ Phụ thuộc vào cách xác định thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu dựa vào điều kiện thương mại nào? Ví dụ ở Việt Nam, doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ít sử dụng các điều kiện thương mại FCA, CPT, CIP, DES…có nguyên nhân thuế xuất khẩu tính theo điều kiện FOB, thuế nhập khẩu tính theo điều kiện thương mại CIF.

+ Phụ thuộc vào loại phương tiện vận tải lựa chọn.

+ Phụ thuộc vào thói quen sử dụng các điều kiện thương mại của doanh nghiệp.

+ Phụ thuộc vào cách thức đóng gói hàng hóa

- Nhân tố chủ quan:

+ Phụ thuộc vào thế và lực kinh doanh của doanh nghiệp. Bên nào có thế và lực mạnh hơn bên đó giành được điều kiện thương mại có lợi hơn.

+ Phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm thực hiện các công việc liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa: thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm hàng hóa, làm thủ tục hải quan…

+ Phụ thuộc vào trình độ kinh doanh xuất nhập khẩu: am hiểu về điều kiện thương mại, năng lực đàm phán…

+ Phụ thuộc vào phương thức kinh doanh nhập khẩu lựa chọn

Mục tiêu phân tích tình hình xuất nhập khẩu theo điều kiện thương mại:

- Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, phương pháp chuyên gia và phương pháp kinh nghiệm, nêu được những thành công và hạn chế trong việc sử dungk các điều kiện thương mại Incoterms trong hoạt động nhập khẩu.

- Nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng Incoterms trong hoạt động nhập khẩu.

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện thương mại trong hoạt động nhập khẩu.

3. Đánh giá tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

* Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng:

- Nhà phân tích thu thập thông tin tình hình nhập khẩu ở từng mặt hàng nhập khẩu chủ lực (nếu ở doanh nghiệp có quá nhiều mặt hàng thì phân nhóm ngành hàng) và lập được bảng biểu và các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho phân tích.

- Đánh giá để rút ra được những thành công, những tồn tại khó khăn ở từng mặt hàng kinh doanh.

- Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu cho từng mặt hàng.

* Ý nghĩa nghiên cứu:

Đánh giá tình hình cơ cấu mặt hàng nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả khi cơ cấu mặt hàng nhập khẩu phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Phát triển theo chiều rộng đó là ngày càng gia tăng số lượng các mặt hàng nhập khẩu. Phát triển theo chiều sâu là phát triển theo định hướng đúng đắn của công ty, việc mở rộng đạt được hiệu quả kinh tế cao. Các doanh nghiệp không nên đánh giá quá cao phát triển theo chiều rộng hoặc phát triển theo chiều sâu mà cần kết hợp cả hai để đạt được sự hiệu quả bền vững.

4. Đánh giá tình hình nhập khẩu theo cơ cấu thị trường nhập khẩu

* Mục tiêu phân tích nội dung thị trường nhập khẩu:

- Đánh giá được thuận lợi và khó khăn trong hoạt động nhập khẩu trên từng thị trường mà doanh nghiệp triển khai xâm nhập.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí