Một Số Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam Trong Khủng Hoảng Tài Chính Mỹ

Đối với hoạt động xuất khẩu:

Xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 76,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2008, trong đó kim ngạch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,6% và kim ngạch của các doanh nghiệp trong nước tăng 19,7%. Cụ thể là:

Nhóm nhiên liệu và nguyên liệu:

- Dầu thô: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5,25 tỷ USD, giảm 50% so với năm 2008. Khối lượng xuất khẩu sẽ giảm còn khoảng 10,5 triệu tấn với mức giá dự tính là 65 USD/thùng (tương đương 500 USD/tấn thấp hơn rất nhiều giá xuất khẩu năm 2008 là 825 USD/tấn). Nguyên nhân của sự sụt giảm này do một phần đáng kể dầu thô khai thác sẽ dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất mới được thành lập năm 2008.

- Than đá: Kim ngach xuất khẩu ước đạt 1,4 tỷ USD. Khối lượng xuất khẩu vào khoảng 20 triệu tấn và có xu hướng giảm dần do chủ trương kiểm soát chặt xuất khẩu tài nguyên của Chính phủ.

Nhóm nông, lâm, thủy sản:

Khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong giai đoạn 2009 – 2010 khó tăng thêm so với năm 2008 do năng suất ở nhiều mặt hàng đã tăng lên đến ngưỡng và diện tích canh tác đang bị thu hẹp dần. Cùng với hạn chế về khối lượng, giá thế giới giảm mạnh sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2009 sẽ giảm.


Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản

giai đoạn 2008 – 2010

Đơn vị tính: kim ngạch (KN) triệu USD; tăng %



Nội dung

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Giai đoạn 2008 -

2010

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

Tổng KN

13.225

33,3

13.430

1,6

14.640

9,0

41.295

14,6

Tỷ trọng/

tổng KNXK

20,7


18,6


17,5


18,9


Thủy sản

4.500

19,6

5.300

17,8

6.000

13,2

15.800

16,9

Gạo

3.000

101,3

2.300

-23,3

2.300

0,0

7.600

26,0

Cà phê

2.180

14,0

2.000

-8,3

2.100

5,0

6.280

3,6

Rau quả

370

20,9

440

18,9

540

22,7

1.350

20,9

Cao su

1.800

29,2

1.800

0,0

2.000

11,1

5.600

13,4

Hạt tiêu

330

21,8

370

12,1

410

10,8

1.110

14,9

Nhân điều

890

36,1

1.050

18,0

1.100

4,8

3.040

19,6

Chè các loại

155

18,3

170

9,7

190

11,8

515

13,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam - 10

Nguồn: Bộ Công Thương – Báo cáo định hướng XNK giai đoạn 2008 -2010


Nhóm hàng chế biến, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ

- Dệt may: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 10 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2008. Nhóm hàng này bị dự đoán là sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh lớn nhất của dệt may Việt Nam – được dỡ bỏ hạn ngạch.

- Giầy dép: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2008. Đây là mặt hàng sẽ gặp khá nhiều khó khăn do không được hưởng GSP khi xuất khẩu vào EU từ đầu năm 2009.

- Điện tử, vi tính và linh kiện: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2008. Đây là mặt hàng có nhiều khả năng tạo ra sự tăng trưởng đột biến nhờ nhiều dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư vào lĩnh vực này trong những năm qua và nhu cầu thế giới ở mặt hàng này vẫn tăng khá cao và ổn định qua từng năm.

- Hàng thủ công mỹ nghệ: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,24 tỷ USD, giảm 8,8%. Trong đó, kim ngạch nhóm hàng đá quý và kim loại quý giảm 25%, nhóm hàng mây tre, cói tăng 13,6% (tương đương 250 triệu USD); nhóm hàng gốm sứ tăng 14,7% (tương đương 390 triệu USD)

- Sản phẩm gỗ: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2008. Đây là mặt hàng đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây, nhưng bắt đầu từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng kim ngạch bắt đầu chững lại. Nguyên nhân do nhu cầu về mặt hàng này tại hai thị trường chủ lực Mỹ và EU sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó các nước này cũng tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại để giảm nhập khẩu mặt hàng này.

- Sản phẩm nhựa: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2008. Đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh của Việt Nam. Mặt hàng nhựa được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, thị phần của sản phẩm này trên thế giới còn rất hạn chế (0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường Mỹ; 0,2% tại EU; 3,8% tại Nhật Bản)

- Sản phẩm cơ khí: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2008. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chế tạo từ gang đạt 900 triệu USD (tăng 32,4%); các sản phẩm đóng tàu đạt 650 triệu USD (tăng 30%); dụng cụ cầm tay và cơ khí nhỏ đạt 280 triệu USD (tăng 43,6%)

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Khu vực thị trường Châu Á và Châu Đại Dương: Kế hoạch năm 2009 xuất khẩu vào thị trường Châu Á đạt 31,6 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2008. Dự báo xuất khẩu vào các thị trường chính như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc giảm so với năm 2008, đặc biệt là thị trường ASEAN do xuất khẩu xăng dầu sang thị trường này giảm. Khu vực thị trường Châu Đại Dương dự kiến đạt 3,9 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2008.

Khu vực thị trường Châu Âu: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sẽ giảm như: dệt may, giày dép vì nhu cầu giảm do khủng hoảng kinh tế. Các mặt hàng có khả năng tăng là sản phẩm nhựa, hàng điện tử và hàng thủy sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 13,3 tỷ USD, tăng 15%

Khu vực thị trường Châu Mỹ: Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 14,6%, tăng 13%. Các mặt hàng chủ lực vào thị trường gồm: sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép, cà phê.

Khu vực thị trường Châu Phi: Đây là thị trường có tình hình phát triển kinh tế ổn định và không có đột biến trong chính sách thương mại. Phấn đấu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 89% so với năm 2008 [11].

Đối với hoạt động nhập khẩu:

Kết hợp xuất khẩu với sản xuất trong nước để thực hiện việc nhập khẩu đáp ứng các nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc cho sản xuất và đầu tư. Ưu tiên nhập khẩu vật tư thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ đầu tư và sản xuất cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Kiểm soát nhập khẩu một cách có hệu quả thông qua việc thực hiện các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Đẩy mạnh sản xuất và tăng cường sử dụng những loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu còn đang nhập khẩu để góp phần giảm nhập siêu. Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được và bảo đảm yêu cầu về chất lượng các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu. Cụ thể là:

Nhóm 1 (nhóm mặt hàng cần thiết nhập khẩu) gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng và các nguyên nhiên liệu quan trọng phục vụ sản xuất: Đây là đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu, do đó phải đảm bảo nhập khẩu đủ cho nhu cầu. Dự kiến nhóm hàng này khoảng 74,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 76% tăng 12% so với năm 2008.

Nhóm 2 (nhóm mặt hàng nhập khẩu cần kiểm soát) gồm các mặt hàng như giấy các loại, dầu mỡ động vật thực vật, hàng hóa khác (như sản phẩm dầu gốc, gas, đá quý, kim loại quý): Dự kiến nhóm hàng này khoảng 16,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 16,7%, tăng 21,6% so với năm 2008. Riêng mặt hàng xăng dầu nhập khẩu sẽ giảm cả về lượng và trị giá do nguồn cung từ nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Nhóm 3 (nhóm mặt hàng hạn chế nhập khẩu) gồm các nguyên phụ liệu thuốc lá, hàng tiêu dùng, ôtô nguyên chiếc dưới 12 chỗ, linh kiện ôtô dưới 12 chỗ, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy… Dự kiến nhóm hàng này khoảng 7,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 7,3% trên tổng kim ngạch nhập khẩu.

Như vậy, năm 2009, mục tiêu tổng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 96,6 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2008, trong đó kim ngạch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,9% và kim ngạch của các doanh nghiệp trong nước tăng 15,1%. Các mặt hàng nguyên liệu cơ bản vẫn nhập khẩu từ thị trường Châu Á do những thuận lợi về khoảng cách, phù hợp thị hiếu, giá cả (tỷ trọng ước tính khoảng 75 – 85%), tiếp theo là Châu Mỹ và EU. Ưu tiên nhập khẩu công nghệ nguồn từ những nước tiên tiến như Mỹ, Châu Âu.


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ

Tăng trưởng hướng về xuất khẩu vẫn luôn là mục tiêu phát triển của nước ta. Việc đề ra những biện pháp nhằm ngăn chặn sự suy giảm của xuất khẩu chính là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hiện nay cũng như trong thời gian tới. Nhìn ra thế giới, kinh nghiệm của các nước đang phát triển thành công với chiến lược tập trung phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu có thế mạnh cạnh tranh đều đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Ví dụ điển hình chính là Trung Quốc với việc duy trì đồng nội tệ yếu trong nhiều thập niên đã biến quốc gia này thành nơi sản xuất hàng rẻ nhất trên thế giới, từ một nước nhập siêu thành một cường quốc xuất khẩu, một quốc gia xuất siêu với lượng dự trữ ngoại tệ lên đến ngàn tỷ USD. Hay như Hàn Quốc để đối phó với khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua đã phá giá đồng nội tệ đến 50% nhờ vậy hoạt động xuất khẩu vẫn được duy trì và phát triển. Hiện nay, tại Việt Nam, có một bộ phận các chuyên gia kinh tế kiến nghị phá giá VNĐ để thúc đẩy xuất khẩu. Những người theo quan điểm này cho rằng, hậu quả lớn nhất của việc định giá cao đồng nội tệ là giảm tăng trưởng xuất khẩu và kích thích nhập khẩu. Điều này cũng hạn chế sự phát triển nông nghiệp, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, và tăng hàng rào bảo hộ mậu dịch. Phá giá VNĐ là một trong những nhân tố cơ bản sẽ giải quyết nhiều vấn đề nan giải của nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, phần đông quan điểm khác cho rằng phá giá VNĐ tại thời điểm này tuy sẽ là động lực đẩy mạnh xuất khẩu nhưng sẽ làm bất ổn kinh tế vĩ mô. Do tỷ giá VNĐ/USD là tổng hòa của nhiều mối quan hệ, không chỉ liên quan đến xuất nhập khẩu. Tỷ giá tác động khá

lớn đến quan hệ nợ/trả nợ, bao gồm cả doanh nghiệp và nhà nước. Nếu USD tăng giá so với VNĐ sẽ làm doanh nghiệp cũng như Nhà nước gặp rủi ro về tỷ giá, dẫn đến nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam là nước nhập siêu, tăng tỷ giá sẽ tăng giá hàng hóa trong nước và làm giảm tính cạnh tranh của hàng nội địa. Quan điểm thứ hai được cho là hợp lý với tình hình Việt Nam hiện nay.

1. Một số giải pháp từ phía Nhà nước

1.1. Cơ cấu lại thị trường xuất khẩu

Khi các thị trường xuất khẩu chủ lực và truyền thống Mỹ, EU, Nhật bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế, chính là lúc các doanh nghiệp Việt Nam cần có những động thái tích cực nhằm cơ cấu lại thị trường, tìm kiếm đến những thị trường tiềm năng hơn. Trung Đông, Châu Phi chính là những thị trường được nhắc đến như một giải pháp cho những khó khăn trước mắt do ảnh hưởng của kinh tế suy thoái toàn cầu. Xét về dài hạn, đây đều là những thị trường tiềm năng. Theo nhận định của Bộ Công Thương, nếu như mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả nước năm 2009 vào khoảng 13% thì nhóm tăng trường xuất khẩu sang Trung Đông, Châu Phi có thể ở mức 35 – 40%. Năm 2008, Chính phủ đã chọn là "năm Trung Đông" và năm 2009 được chọn làm "năm Châu Phi" để khẳng định sự chú trọng và cũng là một sự định hướng cho thị trường xuất khẩu Việt Nam trong thời gian này.

Về thị trường Trung Đông:

Tuy có những bất ổn về chính trị, nhưng trong những năm gần đây, kinh tế Trung Đông đã có sự bùng nổ rõ rệt. Lợi thế về dầu lửa và sự tăng cao về giá mặt hàng này trên thế giới chính là những nhân tố có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực. Năm 2008, tăng trưởng GDP toàn khu vực đạt 6,2%, xuất khẩu 1.093,6 tỷ USD (tăng 11,3% so với năm 2007), nhập khẩu 541,5 tỷ USD (tăng 13,3% so với năm 2007) [8].Với những điều kiện thuận lợi về quan hệ thương mại, nhu cầu tiêu dùng lớn, môi trường nhiều ưu đãi, Trung Đông chính là một trong những điểm đến hấp dẫn cho thị trường xuất khẩu Việt Nam.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông

Khu vực thị trường Trung Đông có 15 nước với khoảng trên 250 triệu dân, nằm trên con đường huyết mạch Á – Âu và nằm ở ngã ba của ba châu lục Á – Âu – Phi nên rất thuận tiện để vận chuyển, đưa hàng hóa thâm nhập vào các khu vực thị trường lân cận. Với xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia Trung Đông, đặc biệt là các nước thuộc hợp đồng hợp tác vùng vịnh (GCC) bao gồm Saudi Arabia, các tiểu vương quốc Arap thống nhất (UAE), Kuwait, Oman, Bahrain, Qatar cũng đang tích cực cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Theo đó, xu hướng cơ cấu kinh tế của GCC ngày càng được thể hiện rõ nét ở các hoạt động: tăng cường hoạt động ngoại thương, tự do hóa thương mại, tạo ra làn sóng đàm phán về hiệp định tự do thương mại (FTA) trong nội bộ khối và các quốc gia trên thế giới. Kể từ tháng 1/2008, các nước GCC đã thực hiện Khu vực thị trường chung trong toàn khối – tự do di chuyển về người và hàng hóa trong nội bộ GCC; đồng thời cũng lên kế hoạch cho đến năm 2010 đưa khối này trở thành một liên minh tiền tệ cùng sử dụng một đồng tiền chung. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các thị trường Trung Đông có khá nhiều thuận lợi. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước Trung Đông. Nhiều hiệp định, nghị định song phương đã được ký kết với các nước trong khu vực, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thương mại giữa hai bên như Hiệp định thương mại, Hiệp định Hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, Hiệp định vận tải hàng hải ...Theo Tổng cục thống kê năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Đông là 1,2 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 700 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2007, và nhập khẩu 490 triệu USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm: gạo, cà phê, sản phẩm dệt may, máy tính và linh kiện điện tử, giày dép, chất dẻo nguyên liệu, hải sản, sợi, cao su, than đá, chè, gỗ và sản phẩm gỗ. Các sản phẩm nhập khẩu chính gồm những sản phẩm thế mạnh của khu vực này như xăng dầu, sản phẩm hóa dầu, phân bón, sắt thép, chất dẻo,... Điều đáng lưu ý trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông trong những năm gần đây chính là sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu thị trường xuất khẩu. Trước đây, xuất khẩu Việt Nam sang Trung Đông chủ yếu phụ thuộc vào hai thị trường trọng điểm là Iraq và UAE. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu đã được mở rộng sang các thị trường khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Saudi Arabia,… Cơ cấu mặt hàng cũng dần thay đổi khi lượng xuất khẩu hàng nông sản và nhiên liệu ngày

càng có xu hướng giảm, thay vào đó là các mặt hàng có hàm lượng chất xám và hàm lượng lao động

Nhu cầu tiêu dùng lớn, luật lệ không quá khắt khe

Với số dân hơn 250 triệu người, Trung Đông hoàn toàn có thể trở thành một thị trường đầy tiềm năng nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết chọn lựa mặt hàng xuất khẩu phù hợp nhu cầu của người dân. Cụ thể với mặt hàng thủy sản tại thị trường UAE. UAE không có lợi thế về thủy sản nên nội địa chỉ cung cấp khoảng 25% nhu cầu trong nước, 75% nhu cầu còn lại phải phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu (trong đó có Việt Nam). Với lợi thế đã từng được ưa chuộng tại nhiều thị trường, đáp ứng được các quy định về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của EU, Mỹ, Nhật Bản,…;ngành thủy sản Việt Nam hoàn toàn có khả năng có một chỗ đứng vững chắc tại khu vực này. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu sang UAE với kim ngạch 244,67 triệu USD (tăng 71% so với năm 2007); trong đó, mặt hàng thủy sản đạt kim ngạch cao nhất với 19,88 triệu USD (tăng 10,3% so với năm 2007). Ngoài ra, với đặc điểm là khu vực có cộng đồng đạo Hồi đông nhất thế giới và hầu như toàn bộ những chiếc áo thụng mà người dân theo đạo sử dụng đều là hàng nhập khẩu. Cứ trung bình một người dùng ba chiếc áo/năm, như vậy, thị trường này có khả năng tiêu thụ mỗi năm 40 triệu chiếc áo thụng. Hay với đặc điểm khí hậu quanh năm sống ở vùng cát nóng, Trung Đông có nhu cầu rất lớn về các loại nước giải khát trái cây và các loại đồ uống không cồn. Đây chính cơ hội cho chính những doanh nghiệp Việt Nam để đưa những mặt hàng thế mạnh của mình như dệt may, lương thực, thực phẩm,…cũng có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở thị trường còn chưa được khai thác đúng mức này.

Một thuận lợi nữa của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi Trung Đông là khu vực có độ mở rất lớn, tức là nếu doanh nghiệp xuất khẩu vào một nước thì hàng hóa có thể dễ dàng phân phối ở các nước khác trong khu vực. Chính sách ngoại thương cởi mở, không có hàng rào thuế quan, phi thuế quan hay áp đặt các tiêu chuẩn về kỹ thuật nặng nề như các thị trường khác. Mức thuế khá thấp (0 - 5%), thủ tục kiểm tra, kiểm soát hàng đơn giản là những đặc điểm khiến thị trường này trở nên hấp dẫn hơn.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí