Một Số Vấn Đề Lý Luận Liên Quan Đến Những Vấn Đề Về Đàm Phán Và Ký Kết Hợp Đồng Nhập Khẩu


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu


1.1.1. Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu


Trong hợp đồng mua bán nói chung, luôn luôn có ít nhất hai chủ thể, đó là người mua và người bán. Theo khoản 8 Điều 3 của LTM năm 2005 thì “mua bán hàng hoá” là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận. HĐNK là hợp đồng mua hàng hoá từ nước ngoài.

Điều 28 của LTM 2005: “nhập khẩu hàng hoá” là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.


Cơ sở pháp lý của việc mua hàng hoá từ nước ngoài chính là HĐNK hàng hoá. HĐNK hàng hoá trước hết là một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Do đó nó mang đầy đủ đặc trưng của một hợp đồng mua bán hàng hoá. Ngoài ra hợp đồng này còn có thêm yếu tố quốc tế - là yếu tố vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia nên nó còn phải thoả mãn một số yêu cầu do yếu tố này đòi hỏi. Một số Công ước quốc tế đã định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hoá có yếu tố quốc tế như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Theo Điều 1 - Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: “Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”1. Như vậy, có thể thấy những biểu hiện chủ yếu của yếu tố nước ngoài trong HĐNK hàng hoá là:


Những vấn đề pháp lý về đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh - 3


1 Khoản 1 Điều 1 Công ước viên 1980.


Các bên tham gia ký kết HĐNK là các thương nhân và có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Ví dụ, Công ty Việt Nam ký HĐNK phân bón với Công ty có trụ TM ở Thái Lan.


Hàng hoá - đối tượng của HĐNK được dịch chuyển qua biên giới quốc gia hoặc giai đoạn chào hàng và chấp thuận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau. Ví dụ, trong HĐNK táo mà Công ty Việt Nam ký với nhà XK Trung Quốc thì táo sẽ được chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam.

Nội dung của hợp đồng bao gồm chuyển quyền sở hữu về hàng hoá từ nguồn XK sang cho người NK và các nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ người XK sang người NK ở các nước khác nhau.


Đồng tiền thanh toán trong HĐNK phải là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên trong quan hệ hợp đồng. Ví dụ, trong HĐNK ký giữa Công ty TNHH TM và XNK Quốc Khánh với một Công ty của Mỹ. Hai bên thoả thuận đồng tiền thanh toán là USD thì USD là ngoại tệ đối với Công ty nhập khẩu Việt Nam.

Luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế khác về thương mại. luật này có thể là luật Việt Nam hoặc luật nước XK tuỳ theo quy đinh của các bên trong hợp đồng.

1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu


So với hợp đồng mua hàng hoá trong nước, HĐNK có nhiều điểm khác biệt. Điều làm nên sự khác biệt đó chính là tính quốc tế của HĐNK. Điểm khác biệt như sau:

Về Chủ thể: chủ thể tham gia HĐNK có thể khác nhau theo các định nghĩa khác nhau trong các nguồn luật khác nhau. Theo Điều 24 Công ước Viên 1980: “Chủ thể tham gia hợp đồng là những bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại hay có nơi cư trú thường xuyên ở các nước khác nhau”. Trong thực tế của Việt Nam, chủ thể của HĐNK là nhà NK trong nước. Họ là các Công ty thuộc


mọi hình thức sở hữu, thuộc các hình thức pháp lý như Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty tư nhân,… có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài.

Về đối tượng của hợp đồng: nhập khẩu là hàng hoá. Đối tượng của hợp đồng được quy định khác nhau trong các nguồn luật khác nhau. Khoản 2 Điều 3 LTM 2005: “a. Hàng hoá là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai. b. Hàng hoá còn là những vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, hàng hoá đối tượng của HĐNK khẩu phải có thể được di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia hoặc di chuyển ra khỏi khu chế xuất, do đó đối tượng của HĐNK luôn luôn phải là các loại động sản. Hàng hoá là đối tượng của HĐNK phải là những hàng hoá được phép nhập khẩu vào Việt Nam, không nằm trong danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu.

Về Đông tiền thanh toán: Đối với hợp đồng mua bán trong nước thì đồng tiền thanh toán thường là nội tệ. Trong HĐNK các bên có thể lựa chọn đồng tiền thanh toán theo thoả thuận của các bên ghi trong hợp đồng, có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, của nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba. Tuy nhiên từ lúc ký kết đến khi thanh lý hợp đồng thường là một quãng thời gian khá dài, vì vậy có thể phát sinh tranh chấp trong việc thanh toán do chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Về Luật áp dụng Nguồn luật điều chỉnh đối với HĐNK có thể là luật của bên nước XK, luật của bên nước NK, cũng có thể là luật của nước thứ ba trung gian hoặc là áp dụng một Công ước quốc tế như Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ngoài ra HĐNK còn chịu sự điều chỉnh của tập quán thương mại quốc tế và thậm chí là án lệ (tiền lệ pháp).

Để tránh hiện tượng “xung đột pháp luật” - là hiện tượng có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau có thể cùng tham gia điều chỉnh một quan hệ pháp luật - thì các bên phải thống nhất dẫn chiếu một nguồn luật điều chỉnh cụ thể trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng.


1.2. Những vấn pháp lý về đàm phán hợp đồng nhập khẩu

Đàm phán là hành vi và quá trình, mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi đến một thoả thuận thống nhất.

Các bên tham gia đàm phán có ít nhất hai bên có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau. Do các bên có các quốc tịch khác nhau cho nên có tính dân tộc khác nhau. Trong quá trình đàm phán không những vì lợi ích của Công ty mà còn cả vì lợi ích quốc gia. Cũng từ sự khác biệt này dẫn đến sự khác biệt khác và có những tác động trực tiếp đến hoạt động đàm phán làm cho hoạt động đàm phán nhập khẩu trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

Các bên tham gia đàm phán nhập khẩu có các quốc tịch khác và thường sử dụng ngôn ngữ phổ thông khác nhau.

Các bên tham gia đàm phán nhập khẩu, có thể khác nhau về thể chế chính trị, và khi khác nhau về thể chế chính trị sẽ dẫn đến sự khác nhau về quan điểm, lập trường, tư tưởng và tính dân tộc được đề cao.

Trong quá trình đàm phán có sự gặp gỡ của các hệ thống luật pháp khác nhau.


Trong đàm phán nhập khẩu có sự ảnh hưởng giữa các nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau.

Khi đàm phán về HĐNK, thường có rất nhiều vấn đề pháp lý phát sinh, ví dụ như chủ thể đàm phán, nguyên tắc đàm phán, thủ tục đàm phán,…. Dưới đây luận văn phân tích 3 vấn đề pháp lý chủ yếu là nguyên tắc đàm phán, hình thức đàm phán và quy trình đàm phán.

1.2.1. Nguyên tắc đàm phán hợp đồng nhập khẩu


Đảm bảo nguyên tắc tự do trong đàm phán:Xuất phát từ nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận và tự do ký kết hợp đồng. Có tự do đàm phán mới có tự do ký kết hợp đồng, mới có tự do cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Sự tự do đàm phán và ký


kết hợp đồng là rất cần thiết nhưng không phải là tuyệt đối, mà phải dựa trên cơ sở điều chỉnh của pháp luật và còn để bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đối tác.

Mời đàm phán:Việc gửi lời mời và việc chấp nhận lời mời đàm phán là bước khởi đầu của tiến trình đàm phán của các bên tham gia (bên đề nghị hoặc bên chấp nhận đề nghị). Việc khởi động ban đầu cho việc đàm phán có thể trực tiếp hay gián tiếp và có thể được thực hiện qua nhiều hình thức: bằng lời nói, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), tờ rơi, áp phích, panô quảng cáo, tập tài liệu, brochures, catalogues v.v… Lời mời đàm phán chỉ là khởi động ban đầu của một phía muốn giao dịch, nên chưa phải và không nên hiểu lầm là một đề nghị ký kết hợp đồng. Lời mời đàm phán thường gói gọn những thông tin có tính tổng hợp chung, chưa thật cụ thể và cũng chưa có cam kết phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cả bên mời và bên được mời.Vì chưa có giá trị pháp lý ràng buộc, nên bên mời đàm phán có thể rút lại hoặc thay đổi nội dung mời đàm phán trong mọi trường hợp kể, cả khi bên được mời chấp nhận hay chưa chấp nhận lời mời đàm phán.Vì đàm phán là đa dạng và là một sự thăm dò thực tiễn, thực lực của các bên để chọn lựa đối tác có tính cách cạnh tranh để tiến đến ký kết hợp đồng, cho nên một bên có thể đồng thời hoặc lần lượt đàm phán với nhiều đối tượng khác nhau để tìm kiếm các điều kiện thuận lợi, hiệu quả nhất cho mình là một thực tế bình thường, cần thiết và hợp pháp.Suốt quá trình đàm phán, kể cả đến thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán, các bên vẫn có quyền có ý kiến thay đổi, đàm phán lại hoặc đàm phán bổ sung trước khi ký kết hợp đồng.

Đảm bảo không phát sinh trách nhiệm dân sự khi đàm phán bị thất bại: Không có quy định pháp lý nào ràng buộc quá trình đàm phán phải đạt được kết quả, nên các bên không phải chịu trách nhiệm một khi đàm phán bị thất bại. Mỗi bên trong đàm phán có quyền từ bỏ cuộc đàm phán, ngay cả vào giờ chót, mà không phải chịu bất cứ một trách nhiệm dân sự bồi thường cho phía bên kia các thiệt hại về tất cả loại chi phí phát sinh trong quá trình đàm phán, cả về thời gian và cơ hội kinh doanh bị mất đi. Nguyên tắc tự do đàm phán và không phải chịu trách nhiệm đối với trường hợp đàm phán thất bại được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.


Tập trung vào quyền lợi chứ không phải theo lập trường quan điểm, Vì con người tham gia vào quá trình đàm phán thường có dễ xúc cảm, dẫn đến việc trình bày và đánh giá các vấn đề thương lượng khôngiđược khách quan, hay giữ lập trường riêng, quan điểm của mình, nhiều khi ít quan tâm đến quyền lợi. Nếu chỉ nghĩ là tập trung duy trì lập trường thì khó có thể thỏa thuận được quyền lợi. Nhưng nếu tập trung vào quyền lợi thường sẽ có nhiều lập trường để đảm bảo quyền lợi đó được tốt hơn.Vì vậy trong quá trình đàm phán phải tách cảm xúc ra khỏi vấn đề đàm phán, chú trọng đến quyền lợi mà ít tập trung vào lập trường, để đảm bảo quyền lợi có thể ứng xử nhiều quan điểm khác nhau.

Kiên quyết bảo vệ các tiêu chuẩn khách quan, Một nguyên tắc cơ bản trong khi đàm phán là đảm bảo được tiêu chuẩn khách quan công bằng. Khi đàm phán phải kiên quyết đảm bảo các thỏa thuận phản ánh các tiêu chuẩn khách quan công bằng, không phụ thuộc lập trường bên nào. Từ đó chấp nhận một giải pháp cho cả hai bên.

“Nguyên tắc chung liên quan đến Hợp đồng thương mại Quốc tế của UNIDROIT năm 2004 quy định: “Các bên được tự do đàm phán và không phải chịu trách nhiệm nếu như không đạt được thỏa thuận’’2.

1.2.2. Hình thức đàm phán Hợp đồng nhập khẩu


1.2.2.1. Đàm phán trực tiếp


Là hình thức mà các bên đối tác trực tiếp gặp gỡ nhau để tiến hành đàm phán.


Ưu điểm: Hiệu suất trao đổi thông tin rất cao, tránh được sự hiểu lầm, đẩy nhanh được tốc độ để đi đến ký kết các hợp đồng và nhiều khi là lối thoát cho các hình thức khác kéo dài mà không hiệu quả.

Nhược điểm: Đòi hỏi người tiến hành đàm phán phải có tính sáng tạo, tự chủ, phản ứng linh hoạt, có khả năng nhận xét, phân tích phán đoán, nắm được ý đồ,


2 Điều 2.1.15, Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004.


sách lược của đối phương, nhanh chóng có các quyết định và biện pháp đối phó trong những trường hợp cần thiết.

Điều kiện áp dụng: Áp dụng khi đàm phán những hợp đồng giá trị lớn, hàng hóa có tính phức tạp, các bên có nhiều điều khoản cần thuyết phục nhau hoặc các bên lần đầu tiến hành giao dịch với nhau.

1.2.2.2. Đàm phán qua thư tín.


Đàm phán qua thư tín là phương thức trao đổi thông tin giữa các đối tác bằng hình thức viết thư.

Ưu điểm: Phương thức đàm phán qua thư tín cho phép đàm phán được nhiều bạn hàng nhưng lại giảm được chi phí đàm phán. Người đàm phán có điều kiện để cân nhắc, suy nghĩ, bàn bạc cụ thể và có thể khéo léo giấu ý định của mình.

Nhược điểm: Đàm phán qua thư tín có hạn chế là khó kiểm soát được ý đồ của đối tác, hơn nữa việc trao đổi bằng thư từ đòi hỏi thời gian dài, do đó dễ mất cơ hội kinh doanh.

Điều kiên áp dụng: Thường được áp dụng cho các hợp đồng đơn giản, có quy mô vừa và nhỏ, cho các cuộc tiếp xúc ban đầu, đàm phán để thay đổi các điều khoản của hợp đồng hay giải quyết các tranh chấp.

1.2.2.3. Đàm phán qua điện thoại.


Ưu điểm: Ưu điểm nổi bật của phương thức này là tiết kiệm được thời gian, nó cho phép ta nắm bắt được cơ hội kinh doanh nhanh chóng.

Nhược điểm: Người đàm phán cần phải sáng tạo, có khả năng phán đoán và phản ứng linh hoạt trước những vấn đề đối phương đưa ra. Do đó cần chuẩn bị cẩn thận chu đáo trước khi đàm phán.


Tuy nhiên, nếu đàm phán kinh doanh qua điện thoại thì không có gì làm bằng chứng hợp pháp cho sự thoả thuận của các bên. Do đó người ta thường sử dụng kết hợp đàm phán qua điện thoại với dùng telefax.

Điều kiện áp dụng: Đàm phán qua điện thoại thường sử dụng để thoả thuận các chi tiết nhỏ trong hợp đồng, hoặc hợp đồng kinh doanh đơn giản với quy mô nhỏ.

1.2.3. Quy trình đàm phán hợp đồng nhập khẩu

1.2.3.1. Chuẩn bị đàm phán


Chuẩn bị thông tin phục vụ đàm phán yêu cầu thông tin phục vụ cho hoạt động đàm phán là:

- Chính xác, đảm bảo độ tin cậy ;

- Nội dung thông tin theo đúng yêu cầu và đảm bảo tính cập nhật ;

- Cung cấp thông tin kịp thời.


Quy trình thu thập và xử lý thông tin của Công ty: Xác định nhu cầu thông tin và phân loại bao gồm: các thông tin chung về thị trường như tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, các chính sách...Các thông tin về hàng hóa như cơ cấu, chủng loại, thông số kích thước, các phương pháp quy định chất lượng, giá cả...

Thông tin chung về đối tác: Quá trình hình thành và phát triển, hình thức tổ chức, địa vị pháp lý, các mặt hàng kinh doanh, phương hướng phát triển, khả năng tài chính, văn hóa và những điểm mạnh, điểm yếu...

Thông tin về đoàn đàm phán của đối tác: Thành phần của đoàn đàm phán, phong cách, mục tiêu, chiến lược, kỹ thuật mà đối tác sử dụng Xác định nguồn thu thập thông tin bao gồm: thông tin của các tổ chức quốc tế như WTO, WB...

Thông tin từ sách báo thương mại do các tổ chức phát hành, từ Internet, từ các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin từ các trung tâm xúc tiến, bộ Thương Mại, phòng Thương mại và công nghiệp, hiệp hội ngành nghề...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023