Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 9

Khánh17, ngôi chùa không chỉ là công trình kiến trúc gỗ tiêu biểu ở Thủ Dầu Một xưa và nay mà còn là một công trình kiến trúc mỹ thuật tôn giáo hàng đầu của miền Đông Nam Bộ về quy mô cũng như về niên đại hình thành. Từ năm 1923 đến năm 1926, ở chùa Hội Khánh có lập hội Danh Dự yêu nước có các sĩ phu như cụ Nguyễn Sinh Sắc, cụ Tú Cúc, Từ Văn hòa thượng,… Hội giáo dục các hội viên sống ngay thẳng, không ham lợi làm tay sai cho Pháp, biết noi gương các tiền nhân anh hùng dân tộc. Hội lấy hoạt động xem mạch hốt thuốc, dạy học để truyền bá tư tưởng đạo lý. Về sau hội giải tán do sự truy lùng, theo dõi gắt gao của chính quyền thực dân. Sau cách mạng tháng Tám, chùa Hội Khánh là nơi quy tụ 40 ngôi chùa khác trong tỉnh Thủ Dầu Một lập ra hội Phật giáo Cứu quốc do Thượng tọa Thích Minh Tịnh làm chủ tịch hội. Hội vận động được nhiều người trong và ngoài nhà chùa nhập thân vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc [27;210]. Chùa Hội Khánh hiện đang là một di tích lịch sử còn lưu giữ nhiều cổ vật và di vật có giá trị về nhiều mặt của địa phương và là ngôi chùa tiêu biểu cho đặc điểm chung của các ngôi chùa ở Thủ Dầu Một. Hiện chùa Hội Khánh đang tọa lạc tại số 3 đường Yersin, thuộc phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chùa Hội Khánh là niềm tự hào của bao lớp nghệ nhân đất Thủ và truyền thống mỹ thuật của địa phương, xứng đáng là một trung tâm văn hóa - mỹ thuật nổi tiếng của miền Đông Nam Bộ và của cả Nam Bộ nói chung.

Trong hành trang của những thế hệ người Hoa lần đầu tiên đến vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng đất Thủ Dầu Một nói riêng, họ đã mang theo một tài sản quý báu, đó là vốn di sản văn hóa dân tộc thể hiện trong đời sống sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng, dấu ấn đó được thể hiện rõ nét trong chùa, miếu của người Hoa trên đất Thủ Dầu Một, tiêu biểu có: Chùa Bà18 thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, biểu hiện cho sự ban phúc, tài lộc,… Người Hoa tin rằng, mỗi khi ra khơi đánh


17Ngôi chùa Hội Khánh đầu tiên được xây dựng năm 1741, trên một ngọn đồi bị thực dân Pháp thêu hủy năm 1861.Đến năm 1868 chùa mới được xây cất lại cách vị trí cũ 100m về phía Nam.

18Theo truyền thuyết chùa Bà có tên gọi dân gian là Mễu A Phó được xây dựng vào thế kỉ XIX.

cá hay vượt biển làm ăn buôn bán, nếu khấn cầu Thiên Hậu Thánh Mẫu thì sẽ tai qua nạn khỏi, với sự ngưỡng mộ đó họ đã xây chùa Bà. Vào ngày rằm tháng giêng hàng năm, lễ hội chùa Bà được tổ chức quy mô lớn và trang trọng với nhiều nghi thức sinh động như: lễ rước kiệu Bà, nhà lân, nhà rồng, đấu võ, đi cà kheo, hội bát tiên trong tiếng nhạc dân tộc rộn rã của các đoàn nghệ thuật Quảng Đông và Phúc Kiến. Với sự tham gia của đông đảo cộng đồng người Hoa lẫn người Việt ở địa phương và các tỉnh khác quy tụ về, đây thực sự là ngày lễ hội văn hóa - tín ngưỡng đặc sắc mà người dân Thủ Dầu Một rất tự hào vì đã lưu giữ được nét đặc trưng văn hóa này. Bên cạnh đó, còn có Chùa Ông Bổn thờ Bổn Đầu Công, đây là vị thần tài thời nhà Minh, từng làm quan to, biểu trưng cho sự thắng lợi và lòng tin trên đường lập nghiệp. Ngoài ra, còn có ngôi chùa Ông hay còn gọi là An Tự do người Hoa gốc Triều Châu và Hẹ xây dựng năm 1880 ngay tại trung tâm Thủ Dầu Một để thờ Quan Thánh Đế Quân, dân gian thường gọi là chùa Con Ngựa do đặc điểm chính của chùa là thờ Quan Công nên hình tượng ngựa xích thố của ông là một tác phẩm điêu khắc chăm chút rất cẩn trọng về mặt nghệ thuật tạo hình. Đây cũng là một ngôi chùa in đậm sắc thái tín ngưỡng truyền thống của người Hoa trên đất Thủ Dầu Một. Trên địa bàn Thủ Dầu Một còn nổi

tiếng với ngôi chùa Tây Tạng19, nét nổi bật nhất là chùa được xây dựng theo kiến

trúc của một ngôi tự viện Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt trên tầng thượng là tượng Ngũ Trí Như Lai theo bố cục Mandala, biểu tượng của Phật giáo Mật tông.

Trên vùng đất Thủ Dầu Một xưa và nay, ngoài những nét đặc trưng văn hóa về chùa chiềng, miếu thờ là một biểu tượng văn hóa mang dấu ấn của đất và người nơi đây, gồm miếu thờ tổ các ngành nghề truyền thống ở địa phương và các anh hùng liệt sĩ: miếu tổ ở xã Chánh Nghĩa, miếu thờ tổ ở Lái Thiêu, miếu Ông Cù ở Khánh Vân thờ liệt sĩ cách mạng Huỳnh Văn Cù, miếu chiến sĩ trận vong tại xã Chánh Lộc (Chánh Hiệp, Thủ Dầu Một). Bên cạnh đó có một số ngôi nhà cổ như nhà Châu Đốc phủ sứ Trần Văn Hổ ở đường Bạch Đằng, nhà ông Hội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


19 Chùa do Hòa thượng Nhẫn Tế Chơn Phổ sáng lập vào năm 1928, có tên là chùa Bửu Hương. Đến năm 1937, chùa được đổi tên thành chùa Tây Tạng.

Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 9

đồng Cần trên đường Ngô Tùng Châu, nhà ông Năm ở đường Bạch Đằng (nay là Chi cục thuế),… Một số ngôi mộ cổ trên đất Thủ Dầu Một như: mộ Bá Hộ Quới ở Thủ Dầu Một, mộ ông Lân ở Hiệp Thành (Thủ Dầu Một), mộ ông Lớn ở xã Điều Hòa (Bạch Đằng, Tân Uyên), khu mộ ở Tương Bình Hiệp (Thủ Dầu Một) [86;247].

Có vẻ như dáng vốc của một đô thị hiện đại đã xoá nhòa những dấu vết của đau thương và chiến tranh. Cái mà người dân nơi đây mong muốn gìn giữ nhất chính là những giá trị văn hoá được cha ông truyền lại. Nhà cổ trên đất Thủ Dầu Một hiện nay chỉ còn vài căn trong đó còn lại nguyên vẹn nhất có lẽ là nhà của ông Trần Công Vàng ở phường Phú Cường. Mái được lợp âm dương, khá thấp so với lối kiến trúc hiện nay bên trong lúc nào cũng thoáng mát nhờ bốn phía đều có cửa sổ. Vật liệu xây dựng chủ yếu là các loại danh mộc quý như sao, cẩm lai, gỗ mun, huỳnh đường... Tuy đã trải qua 4 đời với trên 150 năm, các vật dụng sinh hoạt gia đình hoặc trang trí hầu như còn nguyên vẹn. Đáng chú ý là 3 bộ bàn ghế khảm ốc xà cừ với mặt bàn là các phiến đá cẩm thạch, 3 bộ đèn Huê Kỳ lạ mắt bằng đồng có tuổi thọ trên 100 năm hiện vẫn đang sử dụng. Bên cạnh đó còn rất nhiều những hiện vật cổ kính dùng cho việc sinh hoạt gia đình hàng ngày đều được lưu giữ cẩn thận. Ngôi nhà giờ đây vẫn do gia đình quản lý với sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều từ chính quyền địa phương cũng như của Bảo tàng tỉnh Bình Dương. Trong thời gian tới đây những ngôi nhà cổ này sẽ được trùng tu để lưu giữ lại một nét văn hoá đặc sắc của vùng đất Thủ Dầu Một.

2.4.3. Ảnh hưởng về mặt chính trị

Thủ Dầu Một được mệnh danh là miền đất anh hùng kiên trung, bất khuất kể từ khi Pháp đánh chiếm vùng đất này. Vùng đất Bình An là nơi đầu tiên trong tỉnh Biên Hòa bị thực dân Pháp đánh chiếm và thiết lập bộ máy cai trị thuộc địa. Khi quân Pháp tấn công chiếm lỵ sở huyện Bình An đặt tại thôn Phú Cường. Lúc bấy giờ, đồn binh Phú Cường do quân đội Triều Nguyễn nắm giữ chỉ có khoảng 20 tên lính chủ yếu làm nhiệm vụ thu thuế của thuyền buồm qua lại trên sông.. Do lực lượng ít ỏi, quân đội triều đình tại Phú Cường không thể chống trả, nhưng ngay lập tức, nhân dân Bình An đã tập hợp lực lượng nghĩa binh, phối hợp cùng

với các toán quân khác của triều đình chiến đấu quyết liệt. Lúc này, khi đứng lên chống địch, xét về sự “trung quân” của người dân Bình An chưa hẳn đúng nhưng xét về truyền thống “ái quốc” thì ắt hẳn truyền thống đó đang cháy bỏng trong dòng máu của người dân phiêu tán. Bởi trước đây, người dân Bình An đã sống hàng trăm năm trong sự thiếu vắng của quan chức triều đình, của tầng lớp nho sĩ quan trường, nhưng trong lòng họ vẫn là dòng máu Lạc Hồng, nòi giống rồng tiên có từ thời Hùng Vương dựng nước. Điều đó giải thích tại sao khi một ít sĩ phu yêu nước như Đổng lý Văn Đức Đại, Phó Đề đốc Lê Quang Tiến, Bố chính Thân Văn Nhiếp,… khởi xướng đấu tranh, nhân dân Bình An lại nhất tề đứng lên đánh Pháp, nhân dân địa phương hăng hái ủng hộ lương thực nuôi quân và thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. Người dân Bình An, dù họ chỉ biết sử dụng các loại vũ khí thô sơ như gậy tầm vông, giáo mác, dao, rựa,… đây là những thứ quen thân với cuộc sống hàng ngày nhưng họ không sợ với “súng thép, đạn chì” của Pháp. Suốt hàng chục thập niên cuối thế kỉ XIX, tại Bình An xưa như An Thạnh, Phú Cường, Hưng Định các trận chiến diễn ra ác liệt giữa nghĩa binh, nông dân với quân đội thực dân như minh chứng lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của người dân áo vải ở Thủ Dầu Một.

Đến những năm đầu thế kỉ XX, phong trào khởi nghĩa vũ trang chống Pháp của nhân dân Bình An vẫn tiếp tục sôi nổi, đó là phong trào nông dân, phong trào của các đồng bào dân tộc thiểu số, phong trào đấu tranh của thợ thủ công ở Tân Uyên, Lái Thiêu, Bến Cát,… Đặc biệt là sự ra đời của các hội kín yêu nước như Thiên Địa Hội, Hội danh dự, Hội kín Nguyễn An Ninh. Các hội chính là các tổ chức phong trào đấu tranh chống Pháp của nông dân, nho sĩ, sĩ phu yêu nước. Với mục đích tập hợp lực lượng, khuyên răn mọi người ăn ở hiền lành, không ham danh lợi, noi theo gương tổ tiên chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt hơn, Hội kín Nguyễn An Ninh còn vạch ra phương châm hành động “tìm cách giải phóng nòi giống”. Trên địa bàn Thủ Dầu Một, Thiên Địa Hội là tổ chức có hoạt động và ảnh hưởng mạnh nhất. Tháng 3/1913, Hội kín Nam Kỳ tổ chức khởi nghĩa ở Sài Gòn nhưng thất bại, thủ lĩnh Phan Xích Long (tức Phan Phát Sanh) bị bắt giam tại Khám Lớn. Đến năm 1916, những thủ lĩnh còn lại của phong rào Hội

kín - đứng đầu là Nguyễn Hữu Trí lại tiến hành nổi dậy ở Sài Gòn nhằm giải cứu Phan Xích Long và tấn công Dinh Thống đốc Nam Kỳ. Hưởng ứng kế hoạch này, hàng trăm hội viên Hội kín Lái Liêu tụ hợp tại đình Tân Thới, cùng nhau thời nguyện đánh Pháp rồi kéo đi Sài Gòn. Ngày 25/1/1916, lực lượng hội viên ở Uyên Hưng đã đứng lên phá chợ, giết lính, đánh bị thương đồn trưởng kiểm lâm, đòi chính quyền trả lại hài cốt của con em bị bắt lính sang Pháp và chết trận trên chiến trường Châu Âu… Đây cũng chính là các hoạt động cuối cùng của tổ chức hội kín nông dân trên địa bàn Thủ Dầu Một. Như vậy, dù mục đích chính của các hội kín chưa thành công nhưng đó chính là nghĩa khí, là bản tính vốn có của người dân ở Thủ Dầu Một. Sau thất bại của các phong trào yêu nước ở Thủ Dầu Một, cùng với sự thất bại của phong trào Cần Vương, Hoàng Hoa Thám, Đông kinh Nghĩa thục, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu,… trước và sau đó đã ảnh hưởng đến phong trào yêu nước ở Thủ Dầu Một nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. Đó là tiền đề để phong trào yêu nước ở Thủ Dầu Một sau này phát triển mạnh, đặc biệt là khi đội ngũ công nhân hình thành với số lượng trên cả vạn người, điều này diễn ra khi phong trào vô sản hóa bắt đầu xuất hiện ở các đồn điền, xí nghiệp, công nhân ở Dĩ An bí mật chuyền tay nhau đọc sách báo tiến bộ, cách mạng và hăng hái tham dự các buổi diễn thuyết công khai của các trí thức nổi tiếng như Nguyễn An Ninh, Trần Huy Liệu,... Khi công nhân Thủ Dầu Một trở thành lực lượng cách mạng to lớn, hùng hậu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, thực tiễn lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân đã thúc đẩy nhanh chóng sự hình thành các tổ chức Cộng sản. Sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đồn điền cao su Phú Riềng đánh dấu bước tiến vượt bậc và vững chắc của phong trào công nhân trên toàn tỉnh Thủ Dầu Một vào cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, mở ra một chặn đường mới trong sự nghiệp đấu tranh Giải phóng Dân tộc tại địa phương Thủ Dầu Một.

Có thể thấy, từ năm 1930 đến năm 1945, phong trào đấu tranh chống Pháp của tầng lớp nông dân, công nhân và cả trí thức yêu nước Thủ Dầu Một diễn ra liên tục. Từ các cuộc chiến tranh chính trị đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống

cướp ruộng đất, đòi cải thiện đời sống của nhân dân đến các phong trào đấu tranh vũ trang tiêu diệt bè lũ bán nước và cướp nước với mọi hình thức. Điều đặt biệt, các cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang diễn ra sôi động, đa dạng ngày một tăng về quy mô, tính chất và hình thức thể hiện. Dù thực dân Pháp đã thực hiện các biện pháp tra tấn, đàn áp thâm độc nhất nhưng đến cuối cùng, một tên trùm đế quốc thực dân như Pháp vẫn không ngăn được nhân dân đất Thủ nói riêng và nhân dân Nam Kỳ nói chung làm nên thắng lợi vẻ vang trong lịch sử dân tộc oai hùng. Trong suốt quá trình xâm chiếm và cai trị tại đây, chắc chắn thực dân Pháp đã hiểu thêm rất nhiều về đất và người dân Thủ Dầu Một, mặc dù bị cai trị hà khắc: hàng ngàn người dân yêu nước bị bắt giam, xử bắn hoặc sâu thành chuỗi ném xuống biển nhưng họ vẫn theo cách mạng chống lại Pháp. Sự đàn áp của Pháp vẫn không làm giảm đi tinh thần kháng chiến của nhân dân Thủ Dầu Một, hơn hết nó còn làm cho tinh thần đấu tranh kháng Pháp phát triển mạnh mẽ hơn.

Xét về mặt địa lý quân sự, Thủ Dầu Một là vùng đất nằm sát ngay bên thủ phủ Sài Gòn, nên trong suốt 30 năm chiến tranh, Chính quyền Sài Gòn xây dựng tại đây một hệ thống căn cứ quân sự vừa làm nhiệm vụ phòng ngự bảo vệ cửa ngõ phía Bắc, vừa chủ động tiến công tiêu diệt vừa cắt đứt hành lang quân sự chiến lược của quân ta. Đối với chính quyền cách mạng của ta, Thủ Dầu Một thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển chiến khu cách mạng. Ngoài ra, do nằm trên hành lang giao thông quan trọng nối liền từ Sài Gòn đến các tỉnh Nam Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và đó chính là hành lang quân sự chiến lược nhằm để di chuyển lực lượng và vận chuyển lương thực, hàng hóa quân sự từ Bắc chi viện cho các chiến trường Nam Bộ. Với vị trí chiến lược quan trọng đó, ở Thủ Dầu Một hệ thống căn cứ địa cách mạng lần lượt ra đời như: An Sơn, Thuận An Hòa, Long Nguyên, Bến Cát… Sự ra đời của hệ thống căn cứ địa kháng chiến, nối liền các vùng, huyện thị trong tỉnh và nối Thủ Dầu Một với các tỉnh khác của miền Đông Nam Bộ. Nếu như Tây Ninh có chiến khu Dương Minh Châu, Tây Nam Bộ có chiến khu U Minh,… ở Thủ Dầu Một có Chiến khu D nổi tiếng. Ngoài ra, tại đây Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Thủ Dầu Một chủ trương thành lập các trạm tiếp tế thuộc các xã vùng ven sông Sài Gòn, nhằm cung cấp nhanh

chóng tài lực quân sự cho các mặt trận dân tộc kháng chiến, cung cấp lương thực, thực phẩm và lực lượng cho mặt trận cầu Bến Phân, trong đó xã An Sơn nổi lên như một hậu phương lớn trực tiếp chi viện cho các mặt trận, không chỉ ở Thủ Dầu Một mà còn chi viện cho các tỉnh ở Đông Nam Bộ.

Cùng với sự ra đời của hệ thống căn cứ địa cách mạng, lực lượng vũ trang cách mạng ở Thủ Dầu Một ra đời khá sớm và có vai trò nhất định, từ bộ đội Hai Rim, Hai Nhỏ, Áo Nâu, lực lượng vũ trang cao su, công nhân lò gốm, lò đường,… hình thành từ những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám đến Chi đội 1 Giải phóng quân Thủ Dầu Một ra đời và phát triển mạnh mẽ trong những năm kháng chiến. Vốn là chiến trường sôi động, tiêu biểu của miền Đông Nam Bộ, tại Thủ Dầu Một hình thái địch - ta như cài răng lược, đặc biệt trong vùng tạm chiếm nhân dân phải sống trong sự kìm kẹp gắt gao của Chính quyền Sài Gòn. Các hoạt động ly tán, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc được Chính quyền Sài Gòn thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, tất cả quân dân Thủ Dầu Một đã hình thành một thế trận toàn dân, tạo nên một sức mạnh tổng hợp áp đảo kẻ thù.

Tóm lại, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Thủ Dầu Một đã thể hiện rõ nét truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm bất khuất của dân tộc. Với truyền thống đó, khí tiết đó, khi thực dân Pháp xâm lược, trước sự hèn yếu, bất lật chống trả của triều đình, nhân dân đất Thủ đã anh dũng nổi dậy chống Pháp. Trải qua những năm tiếp theo của mưa bom, lửa đạn, xiềng xích, máy chém của quân thù, nhân dân Thủ Dầu Một đã cùng nhân dân cả nước vượt qua gian khó để giành lại độc lập dân tộc. Trước những năm tháng ấy, nhân dân đất Thủ với lòng yêu nước thiết tha đã làm nên những chiến công oai hùng: chiến thắng Bến Cát, Dầu Tiếng, Đất Cuốc, Phước Thành, Bàu Bàng, Bông Trang - Nhà Đỏ,… và góp phần quan trọng làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. Để làm nên những chiến công đó, đã có biết bao người con của mảnh đất này vĩnh viễn ngã xuống, máu của họ và nước mắt của đông đảo bà mẹ Thủ Dầu Một, bà mẹ anh hùng Việt Nam đã rơi xuống làm nhuộm ướt từng vạt

đất nơi đây. Theo thống kê báo cáo, toàn địa bàn tỉnh Bình Dương ngày nay có hơn 810 bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, Thủ Dầu Một hiện lên một bức tranh rõ nét, đây là nơi hình thành và tồn tại các đồn binh, huyện lỵ, chợ búa, chùa chiềng, làng mạc,… trong lòng Thủ Dầu Một, hoặc vùng phụ cận của người Pháp đầu tư khai thác và đẩy mạnh phát triển các trung tâm sản xuất thủ công nghiệp truyền thống, làm nên nét đặc trưng nổi bật của vùng đất Thủ Dầu Một - nơi có những sản vật trù phú được thiên nhiên ưu đãi về cây trái bốn mùa, mùa nào cây đó nên ẩm thực rất phong phú. Có thể nói, mặc dù người Pháp đến Việt Nam với mục đích khai thác nguồn lợi tự nhiên và bốc lột sức lao động rẻ mạc của thuộc địa. Tuy nhiên, ở bình diện chung những giá trị tích cực do quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội mang lại là không thể phủ nhận. Song song, với những chính sách khai thác thuộc địa ở Thủ Dầu Một thì diện mạo cơ sở hạ tầng và những thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội mới đã dần hình thành. Thời điểm Thủ Dầu Một là đơn vị hành chính cấp tỉnh cũng là lúc quá trình giao lưu tiếp biến các giá trị văn hóa phương Tây vào đời sống cư dân Thủ Dầu Một được thúc đẩy. Trong bất kì hoàn cảnh nào, thời kì nào, đất và người Thủ Dầu Một vẫn luôn vươn mình phát triển, vẫn luôn thể hiện được khát vọng về một tương lai tươi đẹp như ý nghĩa tên gọi Thủ Dầu Một mà các vị tiền nhân muốn nói đến.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023