Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 21


thống tiêu biểu, phù hợp và có tác dụng tích cực đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường.

- Tiếp thu những tinh hoa VHCT nhân loại phù hợp với truyền thống, VHCT dân tộc, biến cái "ngoại sinh" thành cái "nội sinh" qua "màng lọc" tri thức dân tộc để đổi mới VHCT dân tộc.

- Chống lại những ảnh hưởng tiêu cự c, phản động của VHCT ngoại lai; có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn ảnh hưởng xấu từ âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch trong lĩnh vực tư tưởng, chính trị.

- Phát huy giá trị VHCT truyền thống dân tộc kết hợp với việc tiếp thu tinh thần dân chủ, cởi mở của VHCT nhân loại; bù đắp những thiếu hụt của VHCT truyền thống, tạo ra những giá trị mới để làm giàu bản sắc, hiện đại hóa VHCT dân tộc.

Tóm lại, các giá trị VHCT truyền thống Lào có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường ở CHDCND Lào trên con đường phát triển đất nước khi bước vào thế kỷ XXI. Những nguyên tắc và giải pháp chủ yếu nêu trên là một thể thống nhất nhằm phát huy vai trò của VHCT truyền thống Lào trong điu kiện nền kinh tế đang chuyển đổi. Những nguyên tắc và giải pháp đó chỉ có thể trở thành động lực để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường hiện nay, khi nó được kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay Xỏn Phômvihản và chủ trương đường lối của Đảng NDCM Lào về VHCT, với việc tiếp thu tinh hoa VHCT nhân loại và biết vận dụng các tư tưởng đó một cách khách quan phù hợp với điều kiện phát triển của nước CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 4


VHCT của CHDCND Lào là một nền VHCT phong phú và đặc sắc, nó được hình thành và kết tinh từ quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu đời của nhân dân các bộ tộc Lào. Giờ đây, chính các giá trị VHCT truyền thống đó lại thấm sâu, toả sáng trong tất cả các loại hoạt động, trong tất cả các lĩnh vực của công cuộc xây dựng và phát triển xã hội mới XHCN theo nội dung của công cuộc đổi mới do Đảng NDCM Lào đề xướng và lãnh đạo thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Các giá trị của VHCT truyền thống trước hết định hướng chiến lược cho việc lựa chọn mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước CHDCND Lào, mà cụ thể trong giai đoạn hiện nay là công cuộc đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh vực - chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, v.v… Từ định hướng đó, các giá trị VHCT truyền thống Lào đề ra những nội dung của công cuộc đổi mới các lĩnh vực nêu trên một cách đúng đắn, khoa học, phù hợp với điều kiện đất nước, để công cuộc đổi mới đi đến thành công. Các giá trị đó cũng chính là sức mạnh, động lực phát huy mọi năng lực của nhân dân lao động để giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Một nội dung cũng quan trọng khác là các giá trị VHCT truyền thống Lào là cơ sở lý luận và nền tảng tinh thần, trí tuệ, khoa học đối với việc xây dựng và phát t riển đội ngũ cán bộ của đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - hội, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. Chính VHCT truyền thống đã hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, kỹ năng hoạt động cho đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Và cuối cùng, VHCT truyền thống Lào đến lượt mình lại là cơ sở, nền tảng tinh thần cho sự tiếp tục xây dựng và phát triển nền VHCT Lào theo hướng vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc Lào.

Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 21


KẾT LUẬN


Hoạt động chính trị về bản chất là hoạt động rất tinh tế, phức tạp, liên quan đến sứ mệnh của hàng triệu con người, nó đòi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm, vì thế càng không thể thiếu yếu tố văn hóa và VHCT. Sự nghiệp đổi mới với hàng loạt vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, trong đó phát triển VHCT trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN ở CHDCND Lào là vấn đề mới, việc giải quyết nó vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa cấp bách hiện nay.

VHCT là một khái niệm mới của khoa học Chính trị học. Việc nghiên cứu VHCT không chỉ giới hạn ở việc làm rõ các vấn đề lý luận như văn hóa, chính trị, VHCT, mà còn cần chú trọng nghiên cứu tư duy chính trị, hành vi chính trị gắn liền với quá trình hoạt động chính trị trong đời sống thực tiễn của con người. Trong các suy nghĩ và hành vi chính trị, con người phải coi trọng các nhân tố văn hóa, tâm lý cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, cách hiểu và định nghĩa về VHCT hiện nay cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin và những thành tựu khoa học gần đây, VHCT là một bộ phận của văn hóa xã hội, phản ánh mối quan hệ thống nhất giữa văn hóa dân tộc và hoạt động chính trị của các giai cấp. VHCT được biểu hiện thông qua sự hiểu biết chính trị, tình cảm chính trị, niềm tin và thái độ chính trị của các công dân đối với các hiện tượng chính trị và hệ thống chính trị. VHCT còn biểu hiện ở khả năng, mức độ điều chỉnh các mối quan hệ chính trị phù hợp với truyền thống và chuẩn mực xã hội do văn hóa dân tộc tạo ra. VHCT của Lào hiện nay vừa là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn chính trị và đời sống văn hóa của dân tộc Lào, vừa là quá trình tự đổi mới liên tục của các chủ thể chính


trị nhằm phát huy hết tiềm năng và nội lực của dân tộc Lào để đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước.

VHCT truyền thống của CHDCND Lào được hình thành và phát triển trong suốt lịch sử lao động, đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các bộ tộc Lào. Với các điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa, con người, nhất là từ đặc điểm lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng và thống nhất đất nước của nhân dân Lào, VHCT Lào hình thành nên một hệ thống các giá trị hết sức độc đáo và phong phú, đa dạng, v.v... Đó là những tư tưởng, những giá trị như độc lập và tự chủ, tự lực và tự cường dân tộc; đó là các giá trị nhân lõi xuyên suốt VHCT Lào như yêu nước và đoàn kết dân tộc; những tư tưởng và giá trị đề cao đạo lý, tôn trọng chính nghĩa và bảo vệ công lý; đó cũng là tư tưởng và các giá trị yêu hòa bình, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển.

Những giá trị VHCT truyền thống Lào là sản phẩm quý báu của dân tộc, của nhân dân các bộ tộc Lào. Trong thời kỳ chấn hưng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Lào, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước theo mục tiêu XHCN ngày nay, các giá trị VHCT truyền thống Lào có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó định hướng chính trị đúng đắn cho công cuộc đổi mới; nó xác định những nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với tính chất thời đại, với các điều kiện cụ thể của đất nước, với kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Lào; nó cũng là mục tiêu và động lực cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của Lào.

VHCT Lào cũng là nền tảng tinh thần và tri thức cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước Lào. Bản thân các giá trị VHCT truyền thống Lào, trong điều kiện hiện nay, có vai trò to lớn trong quá trình tiếp tục phát triển các giá trị nói chung,


nền VHCT Lào nói riêng, làm cho VHCT Lào ngày càng phong phú, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Lào.

Xây dựng, phát triển những giá trị VHCT truyền thống của dân tộc Lào hiện nay là phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, kiên trì mục tiêu XHCN. Trong hoạt động chính trị thấm đượm yếu tố văn hóa, nhất là tính nhân văn, nhân đạo, tinh thần khoan dung, hòa đồng. Phát huy vai trò của văn hóa phải gắn với định hướng chính trị mà định hướng chính trị hiện nay của Lào là định hướng XHCN. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay Xỏn PhômViHản và quan điểm, đường lối của Đảng NDCM Lào chính là nền tảng tư tưởng để xây dựng một nền VHCT kiểu mới nhằm phát triển đất nước Lào trở thành nước vững mạnh, nhân dân giàu có, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh.


CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Aloun Bounmixay (2012), "Những đặc điểm cơ bản của văn hóa chính trị nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào". Lý luận chính trị, (8),tr.91-93.

2. Aloun Buonmixay (2012), "Văn hóa truyền thống Lào và việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Lào giai đoạn hiện nay". Giáo dục lý luận, (189), tr. 61-63 và 79.

3. Aloun Bounmixay (2013), "Sự tác động lấn nhau giữa văn hóa chính trị với kinh tế thị trường và một số giải pháp". Ko sang phak (Xây dựng Đảng), Ban Tổ chức Trung ương đảng Lào, có dịch sang tiếng việt (135), tr. 25-26 và 31.

4. Aluon Buonmixay (2013), “Một số vấn đề về cơ sở hình thành văn hóa chính trị truyền thống Lào”. Alun may (cộng sản), Ban tuyên huấn Trung ương đảng Lào, có dịch sang tiếng việt (167), tr. 33 - 39.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. A.I.Acnondov (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

2. Báo Cứu quốc (ngày 08, tháng 10, năm 1945).

3. Hoàng Chí Bảo (1992), Văn hóa chính trị, một bình diện hợp thành của đối tượng và nội dung nghiên c ứu của Chính trị học. Sách "Một số vấn đề về khoa học chính trị", Tài liệu của Viện Mác - Lênin.

4. Hoàng Chí Bảo (2005), "Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - giá trvà ý nghĩa",

Tạp chí Cộng sản, (11).

5. Hoàng Chí Bảo (2005), "Văn hóa Hồ Chí Minh và sự rèn luyện nhân cách văn hóa của thanh niên", Tạp chí Lịch sử Đảng, (12).

6. Hoàng Chí Bảo (2009), "Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập", Tạp chí Cộng sản, (797).

7. Trần Văn Bính (chủ biên) (2000), Vai trò của văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội.

8. Phạm Văn Bính (2004), "Văn hóa với tư cách là động lực, mục tiêu và hệ điều tiết của sự phát triển xã hội", Lý luận chính trị, (3).

9. Các chuyên đề bài giảng chính trị học (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Cay Xỏn PhômViHản (1975), Nước Lào đang tiến bước trên con đường vẻ vang của thời đại, Nxb Neo Lào Hắc Xạt (Bản dịch của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam).

11.Cay Xỏn PhômViHản (1976), "Lời chào mừng tại Đại hội Đảng lao động Việt Nam lần thứ IV", Báo Nhân Dân.

12. Cay Xỏn PhômViHản (1978), Xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lập

và xã hội chủ nghĩa, Nxb sự thật, Hà Nội.


13.Cay Xỏn PhômViHản (1990), Một số vấn đề quản lý kinh tế hiện nay ở Lào

(1990), Nxb Sự thuật, Hà Nội.

14. Chính trị học đại cương (1997), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Chính trị học đại cương (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Cù Huy Chừ (1995), Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Luận án PTS khoa học triết học. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

17. Phạm Hồng Chương (2005), " Tác động của văn hóa truyền thống tới sự lựa chọn con đường và mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh" , Tạp chí Cộng sản, (15).

18. Trần Kim Cúc (2009), "Giao lưu văn hóa quốc tế nhìn từ góc độ quản lý",

Lý luận chính trị, (4).

19. Phạm Đức Dương (1947-1997), Nửa thế kỷ tiếp cận văn hóa Lào từ cảm nhận đến nhận thức, Bài phát biểu kỷ niệm 50 năm ngày chuyên gia kháng chiến ở Lào.

20. Hà Đăng (2005), "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (15).

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiễn đậm đà bản sắc dân tộc , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hóa đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Phạm Thanh Hà (2011), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Văn Hải (2001), "Về văn hóa chính trị", Tạp chí Lý luận chính trị, (5).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022