Lao Động Của Trí Thức Giáo Dục Đại Học Là Lao Động Sư Phạm


tuệ, tình cảm. Hoạt động giảng dạy, NCKH, tổ chức, quản lý giáo dục ở bậc đại học vốn dĩ là lao động phức tạp và bao hàm cả những căng thẳng đặc thù do thường xuyên phải suy ngẫm, tìm tòi, nghiên cứu. Dạng thức lao động ấy luôn đòi hỏi rất nhiều chi phí năng lượng thần kinh trung ương, để rồi nó cũng tạo ra những sản phẩm trí tuệ với sự kết tinh hàm lượng chất xám cao. Đó là những phát minh, sáng chế, sáng kiến, thậm chí là nhân cách người học, là trình độ, kỹ năng lao động của nguồn nhân lực. Nói như Ph.Ăngghen: “Sản phẩm của một giờ lao động phức tạp là một hàng hóa có giá trị cao hơn, gấp đôi hay gấp ba lần so với sản phẩm một giờ lao động giản đơn” [98, tr.278]. Nhờ tính chất đặc biệt trong lao động của trí thức GDĐH nên giá trị của những sản phẩm này có thể cao hơn theo cấp số nhân so với sản phẩm của các dạng thức lao động khác.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của trí thức GDĐH không phải là công việc giản đơn, càng không thể là sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Đó là một quá trình hoạt động mà sự hao phí trí tuệ, chất xám và sự sáng tạo luôn được xem như những thuộc tính cơ bản. Trí thức GDĐH Việt Nam dù không phải hay không thể là lực lượng độc quyền trong nghiên cứu và giảng dạy sáng tạo, nhưng xét ở góc độ phân công lao động xã hội, họ lại ở bậc cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với trí thức nhà giáo đại học chân chính, sáng tạo không chỉ là đặc trưng hay yêu cầu nghề nghiệp mà là khát vọng lớn lao, là niềm đam mê trong lý tưởng đào tạo con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia, dân tộc. Lao động ấy thường mang dấu ấn riêng của cá tính và phong cách của từng chủ thể. Cơ sở sâu xa cho sự sáng tạo trong lao động của họ bắt nguồn từ thực tiễn nghề nghiệp, từ thiên chức nhà giáo đại học.

Ở hoạt động giảng dạy, sáng tạo của trí thức GDĐH chính là khả năng biết đề xuất những phương án, phương pháp, những giải pháp để giải quyết một tình huống có vấn đề, trước hết ở đây là tình huống khoa học, tình huống sư phạm, tình huống trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn để giúp sinh viên tìm đến chân lý một cách chủ động, tự giác, chứ không áp đặt, miễn


cưỡng. Với vai trò của một người thầy, “công việc giảng dạy của các giảng viên không mang tính “cơ học” của sự truyền đạt kiến thức. Công tác này là sáng tạo, bởi bản thân diễn giảng là một khoa học và cũng là một nghệ thuật” [77, tr.31]. Theo đó, lao động sáng tạo để tạo ra cái mới trong giảng dạy của trí thức GDĐH là năng lực hệ thống hóa, kế thừa, lựa chọn thông tin gắn với các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn giảng làm cho người học tự giác, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội và thâu thái tri thức. Điều này luôn đòi hỏi người thầy phải nâng cao phẩm chất ngôn ngữ trong bài giảng sao cho đảm bảo tư duy lôgíc, mạch lạc, khoa học, khúc triết, đến một trình độ lý tưởng thì ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói đạt đến sự đồng nhất, nghĩa là đạt đến chuẩn mực. Khó khăn, thách thức trong lao động sáng tạo của trí thức GDĐH là ở chỗ, đứng trước sự đa dạng, phong phú từ những đối tượng người học khác nhau, trí thức GDĐH phải lựa chọn phương pháp giảng dạy và cách thức diễn đạt sao cho phù hợp. Bởi vậy, mọi sự mô phỏng, bắt chước, sao chép người khác hay sự lặp lại chính mình trong hoạt động giảng dạy đều trở nên xa lạ với bản chất sáng tạo của trí thức GDĐH. Trí thức GDĐH phải thường xuyên trau dồi năng lực thu hút, lôi cuốn người học vào nhiệm vụ nhận thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Sự sáng tạo đem lại cái mới trong giảng dạy đại học còn mang nét tinh tế ở phong cách ứng xử sư phạm của nhà giáo tạo thành văn hóa ứng xử, bản sắc sư phạm, bản lĩnh nghề nghiệp của người thầy mà mỗi trí thức GDĐH Việt Nam phải xem đó như một thứ tài năng cần thiết, nhất là trong điều kiện mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.

Khác với trí thức nhà giáo ở bậc học mầm non, trung học cơ cở, trung học phổ thông ở nước ta, tính sáng tạo với những sắc thái riêng, phong phú, đa dạng trong lao động của trí thức GDĐH còn được biểu hiện rõ nét ở hoạt động NCKH. Có thể nói “sáng tạo là đòi hỏi tự thân của NCKH. Đó là một đòi hỏi khắt khe đến mức mà thiếu nó, khoa học không trở thành khoa học, không có đời sống, không có diện mạo riêng của mình” [9, tr.5]. Sáng tạo trong NCKH của nhà giáo đại học ngoài những phẩm chất, năng lực cần thiết của sáng tạo trong giảng dạy còn có những yêu cầu cao hơn, bởi NCKH là


dạng thức lao động đặc thù - đi tìm cái mới, đưa ra kiến giải mới hay một đề xuất mới đóng góp vào phát triển nhận thức khoa học mà Lênin gọi là “hạt chân lý” của nhận thức.

Cần thừa nhận rằng, hoạt động quản lý của một bộ phận trí thức GDĐH giữ chức vụ lãnh đạo nhà trường cũng là lao động trí óc, sáng tạo. Quản lý trường đại học thực chất là quản lý quá trình dạy học, quản lý quá trình lao động sư phạm của đội ngũ giảng viên, hoạt động tự giác chiếm lĩnh tri thức khoa học và hình thành kỹ năng của sinh viên diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học. Nói cách khác, hoạt động quản lý của trí thức GDĐH là quản lý tập thể người dạy và người học, quản lý quá trình đào tạo. Với tư cách là khoa học dùng người, chủ thể quản lý trường đại học phải khéo léo sử dụng tài năng, trí tuệ và tình cảm, phải lao động bằng cả khối óc thông minh và trái tim nhân hậu, bằng những phương pháp khoa học, tư duy sáng tạo mới có sức thuyết phục trong việc điều hành các hoạt động lao động của cả tập thể nhà giáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Sáng tạo trong lao động của trí thức GDĐH còn thể hiện ở khả năng phòng chống, vượt qua tính giáo điều, máy móc sơ cứng và sự rập khuôn trong cách thức giảng dạy, nghiên cứu cũng như trong lãnh đạo, quản lý. Nó đòi hỏi trí thức GDĐH phải vượt qua sự trì trệ, bảo thủ về tư duy, ngại đổi mới, tìm tòi, ngại khám phá trong nghiên cứu, giảng dạy, trong quản lý giáo dục. Lao động sáng tạo của nhà giáo bậc đại học thường bắt đầu từ sáng tạo phương pháp - phương pháp giảng dạy, NCKH, phương pháp lãnh đạo, quản lý. Điều đó có nghĩa là, trí thức giáo dục ở bậc đại học cần có phẩm chất năng động trong tư duy, tính linh hoạt, uyển chuyển trong nhận thức cũng như hoạt động tổ chức dạy học, nhất là trong lãnh đạo, quản lý.

Lao động sư phạm của trí thức GDĐH trong tính quá trình và xu hướng vận động, phát triển của nó - từ phát hiện, nhận thức đúng đối tượng, mục đích lao động đến việc lựa chọn phương pháp, cách thức tác động phù hợp nhằm cải biến đối tượng theo hướng tích cực và mục tiêu đã đề ra - có thể nói là cả một quá trình sáng tạo, không bị gò bó, phụ thuộc vào những lối mòn trong tư duy. Cần nhấn mạnh, sáng tạo trong lao động của trí thức GDĐH

Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 6


không thể là sự tùy tiện, xa rời nội dung chương trình đào tạo có tính pháp qui. Sáng tạo trong lao động khoa học của nhà sư phạm gắn liền với tính chuẩn mực nghề nghiệp, quán triệt nguyên tắc: học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn vốn được coi trọng trong công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt là GDĐH.

Lao động của trí thức GDĐH đạt kết quả cao là nhờ có sáng tạo, thông qua sự sáng tạo trong lao động mà trí thức GDĐH biểu hiện và tự khẳng định vị trí, vai trò, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Không có sáng tạo trong lao động sư phạm thì không thể tạo nên những con người sáng tạo với tư cách là sản phẩm của giáo dục mà đội ngũ trí thức nhà giáo ở bậc đại học giữ vai trò quyết định. Chính khát vọng tìm kiếm chân lý, tìm kiếm tri thức mới qua phân tích và khảo nghiệm bằng thực tiễn giảng dạy, NCKH tự nó đã hàm chứa tính sáng tạo của lao động như một tiêu chuẩn không thể thiếu của trí thức nhà giáo ở bậc đại học trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức hiện nay. Điều này không tự nhiên có, nó là kết quả của rèn luyện, của lao động nghề nghiệp. Với trí thức GDĐH, tình yêu nghề, tình yêu con người, thái độ đối với cuộc sống, trách nhiệm đối với xã hội luôn là động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động sáng tạo của mỗi nhà giáo.

2.2.2. Lao động của trí thức giáo dục đại học là lao động sư phạm

bậc cao

Tính đặc thù này biểu hiện ở chức năng nghề nghiệp, ở mục tiêu, phương thức lao động, tập trung trong yêu cầu phát triển trí tuệ, hình thành năng lực tư duy, kỹ năng lao động cho nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập và phát triển kinh tế tri thức.

Hoạt động giảng dạy, NCKH, tổ chức quản lý ở bậc cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân đã tất yếu đặt trí thức nhà giáo đại học Việt Nam vào vị trí của một chủ thể lao động sư phạm bậc cao. Họ lao động trí óc nhưng gắn bó mật thiết với lý tưởng “trồng người”, họ lao động sáng tạo nhưng đó là sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu, trong tổ chức quản lý giáo dục. Cũng


giống như người trí thức chân chính, lao động của nhà giáo bậc đại học ở thời đại ngày nay cần được định hướng bởi lòng yêu nước, đó là tình yêu với nhân dân, với tổ quốc mình, với dân tộc mình, với thời đại mình và cuối cùng tất yếu họ sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội. Như vậy, Nhân dân - Tổ quốc - Dân tộc - Thời đại và Chủ nghĩa xã hội là hệ giá trị, là lẽ sống của người trí thức cách mạng. Trí thức GDĐH Việt Nam không chỉ cần đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ấy mà thông qua lao động sư phạm bậc cao, họ phải truyền tải hệ giá trị đó đến sinh viên, giáo dục người học thành những nhân cách tiến bộ với thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và cách mạng.

Xét về vai trò, mỗi trí thức GDĐH chân chính đều có thể được xem như một chủ thể góp phần kiến thiết nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Sự uyên thâm về trí tuệ của nhà khoa học lẫn nghệ thuật sư phạm của nhà giáo dục - người kỹ sư tâm hồn gắn bó mật thiết, thống nhất với nhau trong chức năng dạy chữ - dạy người - dạy nghề của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta. Điều này đòi hỏi ở mỗi trí thức nhà giáo đại học sự thành thục những kỹ năng lao động sư phạm - kỹ năng định hướng hoạt động nhận thức, kỹ năng đào tạo nghề và kỹ năng cảm hóa con người bằng tất cả đạo đức, nhân cách và tâm hồn mình. Cả ba kỹ năng ấy đều cần đến vốn hiểu biết rộng và trình độ chuyên môn sâu cùng với lý tưởng chính trị, lý tưởng nghề nghiệp, biểu hiện ở sự gắn bó sâu nặng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho dân tộc.

Tính hướng đích trong lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam là đào tạo những con người có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, tự chủ, có óc phê phán, có năng lực giải quyết vấn đề mới nảy sinh, có năng lực tạo nghiệp, tiến thân trong thị trường lao động. Mục tiêu đào tạo ở bậc đại học cao hơn hẳn so với các cấp học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nói như Hồ Chí Minh, dạy mẫu giáo, mầm non cốt nhất là giữ mãi tuổi hồn nhiên cho các cháu, dạy tiểu học cốt nhất là dạy các đức tính để làm người, dạy trung học phải dạy kiến thức cơ bản để học xong có thể làm việc được ngay, dạy đại học là đào tạo chuyên gia. Rõ ràng, yếu tố quan trọng để phân


định lao động sư phạm bậc cao của trí thức GDĐH biểu hiện trực tiếp ở mục đích đào tạo và ở kết quả lao động. Dạy đại học không chỉ là truyền thụ tri thức mà quan trọng hơn là dạy cách học, trau dồi phương pháp để chuyển từ giáo dục sang tự giáo dục, từ đào tạo sang tự đào tạo. Kết quả là tạo ra sản phẩm trí tuệ với trình độ cao - nhân cách, năng lực, phẩm chất, phương pháp tư duy khoa học của sinh viên; kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của những nhà giáo, thầy thuốc, kỹ sư, công nhân, những chuyên gia, những nhà khoa học trong tương lai.

Phương thức lao động đặc thù cộng với mục tiêu đào tạo chuyên gia là tiêu chí góp phần định hình rõ nét hơn trình độ, tính chất lao động sư phạm bậc cao của trí thức GDĐH ở nước ta. Điều được đánh giá cao ở lao động sư phạm của người trí thức giảng dạy bậc đại học là khả năng dẫn dắt sinh viên vào môi trường khoa học, môi trường lao động, sáng tạo để họ hình thành nhu cầu lao động trí tuệ và tự tìm đến tri thức trên cơ sở hướng dẫn của người thầy, tuyệt nhiên, thầy không làm thay, càng không thể dùng quyền uy để áp đặt. Nếu áp đặt, nó sẽ xa lạ với tinh thần dân chủ còn làm thay sẽ biến nhân cách người học thành khách thể bị động, thiếu tính tích cực.

Đối tượng lao động của trí thức GDĐH là thế hệ thanh niên - những thực thể tâm lý sống động, đang trong quá trình biến đổi cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ. Đó cũng là những nhân cách đang trưởng thành, biết độc lập tự đánh giá, nhìn nhận khách quan đối với nội dung, phương pháp và kết quả lao động của nhà giáo. Họ vừa là đối tượng nhưng cũng là mục đích của lao động sư phạm. Điều này qui định những khó khăn sư phạm đặc thù trong lao động của trí thức GDĐH. Không phải chỉ thông qua bằng cấp, học hàm, học vị mà đội ngũ nhà giáo có thể hiện thực hóa được vai trò “kiến thiết” nguồn nhân lực hay xây dựng được niềm tin ở người học. Thành quả lao động của họ được xã hội đánh giá, kiểm nghiệm khắt khe từ yêu cầu của thị trường lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Chính điều ấy đòi hỏi trí thức GDĐH phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực sáng tạo, khẳng định tính độc lập của cá thể, tính vượt trội về trình độ cũng như năng lực tư duy, tính nêu


gương về phẩm chất chính trị và đạo đức đối với người học. Đây là yêu cầu rất cao trong lao động sư phạm mà mỗi trí thức GDĐH ở nước ta phải đáp ứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội trong điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, mở cửa và hội nhập quốc tế.

Có thể nói, mục đích cuối cùng trong lao động sư phạm bậc cao của trí thức GDĐH không phải là truyền thụ tri thức mà là giáo dục, đào tạo người học thành những nhân cách tích cực. Nhân cách ấy phải có đầy đủ năng lực và bản lĩnh tự khẳng định mình trước những đòi hỏi của thực tiễn đất nước, trước những yêu cầu của thời đại. Trí thức GDĐH chỉ có thể làm được điều đó nếu họ có năng lực sư phạm bậc cao. Ở họ, tri thức và sự hiểu biết cần phải được chuyển hóa thành phương pháp để một mặt, sản sinh ra tri thức và làm mới tri thức được sở hữu, mặt khác có thể định hướng, tổ chức hoạt động nhận thức của người học thông qua thực tiễn giảng dạy, NCKH.

Đáp ứng những đòi hỏi khó khăn ấy, không chỉ cần đến sự giác ngộ trong tư trưởng mà quan trọng hơn cần có năng lực trí tuệ, phương pháp tương tác sư phạm tích cực, sự nhạy cảm, tư chất của nhà khoa học, người kỹ sư và nhất là lòng nhiệt thành, tận tâm, tận lực với sự nghiệp “trồng người”. Ở một đòi hỏi cao hơn, trí thức GDĐH không thể chỉ cần chuyên môn mà còn gắn kết nhuần nhuyễn giữa trình độ chuyên môn với kỹ năng nghệ thuật sư phạm để thúc đẩy sinh viên vươn tới những khát vọng, hoài bão khoa học, nghị lực phấn đấu. Đó là dạy cho sinh viên nhân cách làm người, vào đời, lập thân lập nghiệp, biết lựa chọn các giá trị sống đúng đắn, rèn luyện nhân cách trung thực, sáng tạo, trở thành một chuyên gia có đóng góp trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Mỗi trí thức GDĐH nếu tâm huyết và tài năng, có phương pháp giảng dạy khoa học, thành công trong nghề nghiệp thì họ sẽ tạo ra được bước chuyển hóa từ giáo dục sang tự giáo dục, từ đào tạo sang tự đào tạo, thông qua ảnh hưởng và tác động từ nhân cách của thầy tới nhân cách của trò. Đó là yêu cầu sư phạm rất cao mà không phải bất kỳ trí thức hay nhà giáo ở bậc học nào cũng làm chủ và đảm bảo được giá trị ấy.


2.2.3. Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ song hành của phần lớn trí thức giáo dục đại học

Tuy không phải mọi trí thức GDĐH đều tham gia giảng dạy và NCKH nhưng phần lớn trí thức GDĐH Việt Nam là giảng viên và ngay cả lực lượng lãnh đạo, quản lý giáo dục trong các trường đại học cũng tham gia giảng dạy, NCKH ở một mức độ nhất định. Do vậy, có thể xem giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ song hành của phần lớn trí thức giáo ở bậc đại học. So với trí thức nhà giáo ở các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhiệm vụ của đội ngũ trí thức GDĐH có những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn - không chỉ là truyền thụ tri thức mà còn là sáng tạo ra tri thức mới; không đơn thuần chỉ là giảng dạy mà còn phải gắn giảng dạy với NCKH như một nhu cầu nội tại, thiết yếu.

Giảng dạy ở đại học là sự điều khiển tối ưu hóa quá trình sinh viên chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách chủ động, tích cực, tự giác thông qua việc kết hợp dạy nghề, dạy phương pháp và dạy thái độ. Dạy nghề giúp cho sinh viên nắm vững tri thức, những kỹ năng tương ứng về một lĩnh vực nhất định ở trình độ hiện đại để sau khi ra trường họ có khả năng lập nghiệp. Dạy phương pháp giúp cho sinh viên phát triển các năng lực, phẩm chất hoạt động trí tuệ và thể chất, các phương pháp tự học và NCKH. Dạy thái độ là góp phần bồi dưỡng cho sinh viên lý tưởng, niềm tin, đạo đức, ý thức trách nhiệm, tác phong của người lao động mới làm chủ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

Về bản chất, dạy đại học là dạy cách học, cách nghiên cứu để tổ chức quá trình nhận thức tích cực, chủ động, tự giác của sinh viên với vai trò định hướng của người thầy, trong khi bản chất của NCKH là tìm tòi, sáng tạo, phát minh. Xét cho cùng, kết quả của nghiên cứu là phục vụ trực tiếp cho mục đích giảng dạy. Bất cứ trường đại học nào cũng không thể chỉ là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn là trung tâm nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới, sử dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ. Điều này đòi hỏi mỗi trí thức GDĐH chẳng những phải có năng lực và phẩm chất của người giảng viên, đó là xu hướng nghề nghiệp sư phạm và năng lực sư phạm mà còn cần

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí