Có thể nói, cùng với việc để lại một sự nghiệp văn hoá và văn học đáng cho ta nghiên cứu, Nguyễn Văn Vĩnh còn để lại một tấm gương về tư chất của người trí thức dám làm và dám chịu trách nhiệm về những hành động của mình trong hoàn cảnh khắc nghiệt của lịch sử.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn vĩnh có thể chia làm hai phần: sáng tác và dịch thuật.
Phần sáng tác:
Nguyễn Văn Vĩnh đã viết hàng ngàn bài báo đủ các thể loại bằng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ đăng trên các báo như: Đăng Cổ tùng báo, Notre Journal, Notre Revue, Lục Tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, L’Annam nouveau… với các bút danh: Quan Thành, N.V.V, Tân Nam Tử, Mũi Tẹt Tử, Tổng Già, Lang Già, Đào Thị Loan. Những bài viết của ông mang tính cách luận thuyết hoặc ký sự. Một số bài viết tiêu biểu có thể kể đến là: Người An Nam nên viết chữ An Nam, Ma to dỗ nhớn, Thói tệ, Thiếu gạo ăn thừa giấy đốt, Lính tuần lính lệ, Hội dịch sách, Tư tưởng Nam Kỳ, Chết vì gạo, Hội kiếp bạc, Truyện ăn mày, Đốt pháo…(đăng trên Đăng Cổ tùng báo); Loạt bài Xét tật mình, Phận làm dân, Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã, Hương Sơn hành trình, Con sâu đổ đầu nồi canh, Nhời đàn bà, Chữ Nho, Chữ quốc ngữ, Tiếng An Nam,…(đăng trên Đông Dương tạp chí); v.v…
Phần dịch thuật:
Kim Vân Kiều (dịch từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ, rồi dịch từ chữ Quốc ngữ sang Pháp văn), Tiền Xích Bích và Hậu Xích Bích (dịch từ chữ Hán ra tiếng Pháp), Tam quốc chí diễn nghĩa (dịch cùng Phan Kế Bính từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ).
Các tác phẩm dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt: Luân lý học, Triết học yếu lược (đăng trong Đông Dương tạp chí), Thơ ngụ ngôn của La Fontaine (Fables de La Fontaine, 44 bài), Truyện trẻ con của Perrault, Truyện các bậc danh nhân La Mã và Hy Lạp (Les vies parallèles des Hommes illustres de la Grèce et de Rome) của Plutarque, Sử ký thanh hoa (Le Parfum des Humanistes) của Vayrac, Trưởng giả
học làm sang (Le Bourgeois Gennilhomme) của Molière, Bệnh tưởng (Le Malade Imaginaire) của Molière, Giả đạo đức (Tartuffe) của Molière (bản này chưa dịch hết), Người biển lận (L’Avare) của Molière, Tục ca lệ (Turcaret, 2 cuốn) của Lesage, Mai Nương Lệ Cốt (Manon Lescaut, 5 cuốn) của Abbé Prévost, Truyện ba người ngự lâm pháo thủ (Les Trois Mousquetaires, 24 cuốn) của Alexandre Dumas, Những kẻ khốn nạn (Les Misérables) của Victor Hugo, Chuyện miếng da lừa (La peau de chagrin) của Honoré de Balzac, Qui-li-ve du ký (Les Voyages de Gulliver) của J.Swift, Tê-lê-mặc phiêu lưu ký (Les Aventures de Télémaque) của Fénelon, Rabelais của Emile Vayrac, Đàn cừu vàng của chàng Panurge của Emile Vayrac, Truyện Gil Blas de Santillane của Lesage.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Ra Đời Của Đông Dương Tạp Chí
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 7
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 8
- Những Đóng Góp Của Đông Dương Tạp Chí Trong Quá Trình Hiện Đại Hoá Văn Học Việt Nam Đầu Thế Kỷ Xx
- Đông Dương Tạp Chí Với Nỗ Lực Đưa Chữ Quốc Ngữ Đến Với Công Chúng
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 12
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
1.2.1.2 Phan Kế Bính (1875 – 1921)
Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút hiệu Liên Hồ Tử, sinh năm 1875 tại làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Năm Bính Ngọ (1906), Phan Kế Bính dự thi Nho học và đỗ cử nhân, nhưng không ra làm quan, mà ở nhà dạy học. Trong thời gian này, ông công khai hưởng ứng phong trào Duy Tân nhưng không trực tiếp chỉ đạo. Từ 1907, ông bắt đầu viết báo cho nhiều tờ báo trong nước, trong vai trò là một trợ bút, chủ yếu là dịch thuật, biên khảo sách chữ Hán. Sau đó ông lần lượt cộng tác với các tờ báo: Ðông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Trung Bắc tân văn. Đặc biệt là với tờ Đông Dương tạp chí, hầu hết tác phẩm của ông đều từng đăng trên tạp chí này. Phan Kế Bính là một nhà Nho vừa uyên thâm Hán học lại sành quốc văn nên được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc trong làng văn lúc bấy giờ.
Viết cho Đông Dương tạp chí từ số đầu đến số cuối, ông chuyên phổ biến tư tưởng Việt Nam và Trung Hoa, sưu tầm và dịch các tác phẩm cũ. Ở Đông Dương tạp chí, ông chuyên giữ phần Hán văn, trong đó chủ yếu phổ biến tư tưởng Trung Hoa (nghiên cứu và sưu tầm cổ văn, tác phẩm của các văn hào và triết gia trong các sách Chiến quốc, Cổ văn, Liệt Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử; dịch những truyện trong Tình Sử, Kim cổ Kỳ Quan, Tiền Hán Thư).
Sự nghiệp văn chương của ông lưu lại gồm có hai loại:
Loại lịch sử: Đại Nam nhất thống chí (1916), Ðại Nam điển lệ toát yếu (1915 - 1916), Việt Nam khai quốc chí truyện (1917), Đại Nam liệt truyện tiền biên (1918), Ðại Nam liệt truyện chỉnh biên (1919), Tam quốc chí diễn nghĩa (dịch chung với Nguyễn Văn Vĩnh).
Loại khảo cứu: Việt Nam phong tục (1915): nghiên cứu nghiêm túc, có tính phản biện, về thuần phong mỹ tục của Việt Nam, Hán Việt văn khảo" (1918): bàn về văn chương chữ Hán ở Trung Quốc, Việt Nam và triết học Trung Quốc. Các sách viết về danh nhân Việt Nam: Nam hải dị nhân (1909), Hưng Đạo Đại vương (1912).
1.2.1.3 Nguyễn Đỗ Mục (1882 – 1949)
Nhà văn Nguyễn Đỗ Mục tự Trọng Hữu, quê làng Thư Trai, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây nay thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
Ông sinh trưởng trong một gia đình Nho học truyền thống. Cha ông là Hoàng Giáp Nguyễn Đình Dương, từng làm Án sát Hưng Yên, Bố chánh Quảng Bình, Biện lý Bộ Lại.
Khoa Kỷ Dậu (1909) đời vua Duy Tân, Nguyễn Đỗ Mục đỗ tú tài, nhưng không đỗ ở kì thi Hội. Khi tờ Đông Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút ra đời, Nguyễn Đỗ Mục đến cộng tác và viết đều đặn ở mục Gò đầu trẻ, chuyên về giáo dục và dịch một số tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Ông là một trong vài người vào thời kì đầu khi chữ Quốc ngữ mới có chỗ đứng trên diễn đàn văn học đã góp công giới thiệu được những tác phẩm văn học Trung Quốc rộng rãi đến công chúng. Nguyễn Đỗ Mục vừa tinh thông Hán học vừa giỏi quốc ngữ nên cũng được đánh giá là một trong những cây bút kỳ cựu và xuất sắc của Đông Dương tạp chí.
Sau ngày Pháp tái chiếm Việt Nam, ông tham gia vào các tổ chức văn hóa cứu quốc ở chiến khu Việt Bắc. Theo một số tài liệu, ông mất vào khoảng năm 1949 tại Thái Nguyên.
Văn nghiệp của ông chia làm hai loại:
Loại phiên dịch: Khổng Tử gia ngữ (chép những lời của Đức Khổng Tử về các tục lệ như quan, hôn, tang, tế), Khổng Tử tập ngữ, Bách Tử kim đan (trích những áng văn hay của các văn gia, triết gia Trung Hoa), Song phượng kỳ duyên (chuyện nàng Chiêu Quân), Tái sinh duyên (chuyện nàng Mạnh Lệ Quân), Tây Sương ký (chuyện nàng Oanh Oanh, đăng trong Đông Dương tạp chí. Riêng cuốn này dịch theo lối chêm những câu tập Kiều), Đông Chu liệt quốc (đăng trên Đông Dương tạp chí, sau do Tân Việt Nam xuất bản. Đây là một kho sử liệu thời Đông Chu, lưu lại cho người sau những kinh nghiệm quý giá về chính trị), Hiệp nghĩa anh hùng (tiểu thuyết nghĩa hiệp, đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy), Vô gia đình (chuyện này nguyên bản của Hector Malot nhưng ông dịch theo bản dịch của sách Tàu. Bản dịch của ông lấy tên là Đứa trẻ khốn nạn đăng trên Trung Bắc Tân Văn, sau được in thành sách lấy tên là Vô gia đình).
Loại biên khảo: Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải.
Có thể thấy rằng, Đông Dương tạp chí là một diễn đàn đã tập hợp được những cây bút tinh hoa nhất thời bấy giờ. Họ là các nhà trí thức Tây học và Nho học không thuần nhất về lập trường chính trị và quan điểm học thuật...nhưng đã cùng chung sức để xây dựng tờ báo như một cơ quan đứng đầu công cuộc duy tân, đổi mới học thuật. Trước yêu cầu xây dựng một nền quốc văn mới, bồi bổ văn hoá dân tộc, những người thực hiện Đông Dương tạp chí chủ trương xây dựng và phổ biến chữ quốc ngữ, dung hoà học thuật Á-Âu để làm giàu cho nền văn học nước nhà, đặt ra vai trò của báo chí trong việc khai hoá dân trí. Nguyễn Văn Vĩnh và những người cộng sự của ông đã nỗ lực chứng minh ưu việt của chữ quốc ngữ và những giá trị to lớn mà nó sẽ đem lại cho đời sống văn hoá, tinh thần của dân tộc. Những đóng góp của họ trên Đông Dương tạp chí đã góp phần không nhỏ vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ 20.
1.2.3 Những chặng đường phát triển của Đông Dương tạp chí
Theo những số báo mà Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Thư viện quốc gia còn lưu, thì qua gần 5 năm tồn tại Đông Dương tạp chí phát triển theo 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (1913 - 1914)
Đông Dương tạp chí có khổ lớn 21x27cm, độ dày của báo dao động từ 16 đến 24 trang. Tờ bìa của Đông Dương tạp chí được trình bày như sau: ở phần trên cùng, phía bên trái là NOUVELLE SÉRIE (số báo), phía bên phải là thời gian xuất bản (gồm thứ, ngày, tháng, năm viết theo tiếng Pháp). Phía dưới là hàng chữ to in đậm ĐÔNG-DƯƠNG TẠP CHÍ, dưới tên Đông Dương tạp chí có viết: “Edition spéciale du “Lục tỉnh tân văn” Pour le Tonkin et L’ Annam” (ấn bản đặc biệt của Lục tỉnh tân văn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ), tiếp đó là dòng chữ Đông Dương tạp chí được viết bằng chữ Hán, dưới nữa là dòng chữ in đậm nhỏ bằng tiếng Pháp REVUE DE VULGARISATION (Tạp chí phổ biến khoa học), tiếp theo là phần mục lục được đặt ở phía lề bên trái của tờ báo và dưới cùng có in tên của chủ nhiệm F .H. SCHNEIDER, nơi xuất bản.
Việc tựa đề của tờ báo được in đậm bằng chữ quốc ngữ cho phép khẳng định một trong những mục tiêu ưu tiên của tạp chí là khuyến khích phát triển ngôn ngữ quốc gia là chữ quốc ngữ, cũng như khẳng định bản sắc so với Trung Hoa (các Hán tự chỉ xuất hiện dưới dạng phụ đề, với kiểu chữ nhỏ hơn nhiều so với kiểu chữ dành cho tựa đề bằng chữ quốc ngữ, thậm chí là so với chữ bằng tiếng Pháp).
Các tin bài trên Đông Dương tạp chí được chia thành ba cột. Có khá nhiều chuyên mục trong mỗi số báo. Trong quá trình phát hành, Đông Dương tạp chí có sự điều chỉnh thêm bớt ít nhiều về chuyên mục, ví dụ như chuyên mục “Tân học cổ học bình luận”, và một số chuyên mục phục vụ cho các mục đích chính trị, xã hội, thời sự… lúc bấy giờ. Từ số 45, Đông Dương tạp chí có mục “Tân học văn tập” với hai nội dung lớn là: Văn chương khoa và Sư phạm học khoa. Nhưng về cơ bản trong hai năm này, Đông Dương tạp chí vẫn giữ nhiều chuyên mục ổn định và xuyên suốt, cụ thể là những chuyên mục:
1. Kính Khai
2. Cẩn cáo
3. Thời sự tổng thuật
4. Điện báo
5. Quan báo lược lục
6. Đông Dương thời sự
7. Nhời đàn bà
8. Văn chương
9. Tự do diễn đàn
10. Dưỡng anh nhi pháp
11. Việc buôn bán
12. Luân lý học
13. Sách dạy tiếng An Nam.
Như vậy, trong 2 năm đầu (1913-1914), Đông Dương tạp chí cung cấp nội dung khá phong phú về mọi mặt trong đời sống xã hội lúc bấy giờ, phần tin tức được ưu tiên hơn, đúng với tôn chỉ ban đầu của tờ báo đã được công bố. Mặc dù vậy Đông Dương tạp chí cũng không quên một trong những mục đích, nhiệm vụ đề ra ban đầu là, xây đắp một nền quốc văn mới. Từ năm 1915, Đông Dương tạp chí đã có một bước ngoặt lớn, nội dung của tờ báo chủ yếu chỉ dịch thuật, đăng tải các tư tưởng học thuật và đặc biệt chú trọng đi sâu vào đề tài văn chương. “Giáo hóa quốc dân”, “xây dựng nền quốc văn mới” đã trở thành tôn chỉ, mục đích chính của Đông Dương tạp chí.
Giai đoạn 2 (1915 – 1919)
Bước sang năm thứ 3, Đông Dương tạp chí đã có sự thay đổi cả hình thức lẫn nội dung. Đông Dương tạp chí “sê-ri mới”, xuất bản từ năm 1915 có sự thay đổi về trang bìa. Sê-ri mới được thiết kế trang bìa với ý đồ cho người đọc nhìn thấy dễ dàng mục tiêu của tạp chí. Từ trên xuống dưới của trang bìa, độc giả sẽ nhìn thấy trước hết giá của tạp chí “Mỗi một số: một hào”, sau đó là dòng chữ định rò tính chất của tờ báo: “Thư viện Phổ thông”.
Tựa đề của tạp chí bằng chữ quốc ngữ ở phần cao nhất (Đông Dương tạp chí) và bằng Hán tự trong phần phụ đính nhỏ nằm dọc, trên đó có hình ảnh một người Việt Nam mặc áo truyền thống, đeo mắt kính, dựa vào để đọc bản sao tờ Lục tỉnh tân
văn. Điều này một lần nữa cho thấy mối liên hệ trực tiếp của Đông Dương tạp chí và
Lục tỉnh tân văn.
Trong Đông Dương tạp chí “sê-ri mới”, các Hán tự lấy lại vị trí đặc quyền hơn so với “sê –ri” cũ27: kiểu chữ rò ràng hơn (phông chữ lớn hơn). Các Hán tự ghi trên hình nền phía sau là các tia mặt trời cách điệu, một chút giống như lá cờ Nhật Bản (biểu tượng của mặt trời, gợi nhớ lại sự thống nhất của “các quốc gia ngoài Biển Đông ", được đặt ngay sau tựa đề bằng chữ quốc ngữ của tạp chí); phần chữ viết bằng tiếng Pháp được đóng khung phần trên của mái hiên bằng tre, có thể tưởng tượng như là một cánh cửa đến thế giới khác, một nơi khác để khám phá, sự hiện diện của phương Tây thông qua Pháp.
Phần phía dưới của trang bìa là hình vẽ con rồng bao viền quanh phía dưới mái hiên, và một bức tranh vẽ mang tính biểu tượng cho nước Việt Nam: một chiếc ghe đậu ven bờ một nơi thả trâu bò, và hai đứa trẻ đang vui đùa, một đứa thì thổi sáo, và đứa còn lại đọc sách (có thể là mẫu cho “Thư viện phổ thông” của Schneider). Một chú chó ngồi gần hai đứa trẻ này. Một trong hai đứa trẻ đội một chiếc nón lá, và đứa kia đội khăn; chúng mặc áo bà ba và mặc chiếc quần ngắn. Giữa các con trâu và những đứa trẻ, một người có vẻ cũng mang một quang gánh, có thể làm chúng ta nghĩ đến việc đồng áng hay người nông dân. Bên dưới của bản vẽ là sự hiện diện của hai cây bút lông biểu trưng cho công việc của giới trí thức.
Bìa báo này được giữ nguyên đến năm 1919. Ngày 01 tháng 09 cùng năm, nó chính thức được thay thế bằng tạp chí Học báo, theo khuynh hướng hoàn toàn sư phạm.
Về khuôn khổ, từ 1915, Đông Dương tạp chí từ cỡ lớn được đổi thành cỡ nhỏ, đóng thành tập như sách với số lượng trên dưới 40 trang vẫn tiếp tục ra hàng tuần. Nội dung chỉ được trình bày thành hai cột. Các trang của Đông Dương tạp chí được đánh số liên tục giữa các số tạp chí chứ không tách biệt theo từng số. Về nội
27 Điều này cũng tương ứng với thực tế là trong “Sê-ri mới”. Văn hóa Hán – Việt cũng là đại diện trong tạp chí cũng như văn hóa phương Tây (đặc biệt là xem các đề mục lịch sử và văn minh Việt Nam của Phan Kế Bính, chuyển dịch một tiểu thuyết Trung Hoa của Nguyễn Đỗ Mục và phần quan trọng để dành cho việc giới thiệu văn học Việt Nam và Trung Hoa trong đề mục văn học).
dung, mảng văn chương, học thuật được quan tâm nhiều hơn. Hệ thống chuyên mục của Đông Dương tạp chí bao gồm:
1. Văn chương (Pháp văn, Hán văn, Kim Vân Kiều, Bình phẩm sách mới).
2. Gương phong tục.
3. Chuyện Hoa tiên.
4. Văn Nôm cổ.
5. Văn Nôm đàng trong.
6. Tiểu thuyết Tây diễn nôm.
7. Tiểu thuyết Tàu.
8. Tân học văn tập (Văn quốc ngữ, cách trí, tập đọc, giảng nghĩa và học thuộc lòng, Nam sử).
9. Công văn tập.
10. Thiệt hành điện học.
Kỷ niệm 4 năm tờ báo ra đời, Đông Dương tạp chí đã đăng một bài viết có tính chất tự tổng thuật, được đăng trên số báo 122 ra ngày 15 tháng 5 năm 1917:
“Hôm nay là ngày sinh nhật thứ tư của bản quán, lập ra tại Hà Nội, chính giữa ngày 15 tháng 5 năm 1913.
Bốn năm nay bổn quán may mà được việc luôn. Đối với quốc gia trong những tình ý quan dân cũng phải hiểu rò, thì bản báo làm cái mối giao tiếp cho trên dưới thân tín, cho đỡ nhiều việc hiểu sai nhau đến lưu huyết. Đối với công nghệ thì bản quán đã hết sức tìm cứu những tân phương biệt kế, cho việc cày cấy phát đạt...Đối với việc bán buôn, bản quán cũng đã cố sức...Đối với việc giáo-hóa quốc dân, là tôn chỉ của bản quán, thì từ đầu đến giờ bản quán đã đem hết tài lực, không quản phí tốn, không quản gian lao mà gây cho lấy được một cuộc Nam học làm gốc cho dân, phải để lên trên cả
...”.
Rò ràng, trong quá trình phát triển, Đông Dương tạp chí không chỉ có sự thay đổi về khuôn khổ, số lượng; mà cùng với sự thay đổi nội dung và các chuyên mục, tôn chỉ, mục đích của Đông Dương tạp chí cũng có những thay đổi theo quá