Quốc giống như là một người thầy đầu tiên, một người thầy tốt, nhưng để có thể phát triển hơn, cần phải tìm đến một người thầy khác khi cần”38.
Thế nhưng, sự lựa chọn đó không hề dễ dàng, nhất là khi đã quá lâu rồi, nền văn hoá cổ truyền của Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và Khổng giáo đã trở thành một chuẩn mực. Trong khi đó, những giá trị mới của phương Tây lại xuất hiện cùng với sự hiện diện của kẻ xâm lược: thực dân Pháp. Trước tình thế này, công việc của những trí thức Tây học quyết tâm lèo lái con thuyền Việt Nam tiến tới bến bờ hiện đại, văn minh thực sự đứng trước thử thách rất lớn. Làm sao để chứng minh giá trị của chữ quốc ngữ, thuyết phục dân chúng sử dụng chữ quốc ngữ là một thách thức đối với ban biên tập Đông Dương tạp chí, những người đã tự nhận cho mình nhiệm vụ gầy dựng một nền quốc văn mới, một Việt Nam hiện đại “phát triển như là châu Âu”.
2.1.2 Đông Dương tạp chí với nỗ lực đưa chữ quốc ngữ đến với công chúng
Như đã trình bày ở Chương 1, hầu như báo chí chưa xuất hiện ở Việt Nam trước khi người Pháp có mặt. Vì vậy mà báo chí quốc ngữ Việt Nam xuất hiện trước tiên ở Nam Kỳ rồi mới đến Bắc Kỳ. Nghĩa là sự ra đời của các ấn bản báo chí tiến triển theo chiều hướng lấn chiếm và đô hộ của người Pháp trên lãnh thổ Việt Nam: từ miền Nam tiến ra Bắc, từ Cochinchine trong những năm 1860 ra đến Tonkin, sau năm 1883.
Giai đoạn Đông Dương tạp chí ra đời (1913), sự phát triển của chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ đã bắt đầu bước sang giai đoạn thứ 2, giai đoạn đồng hóa. Tuy nhiên, ở Bắc Kỳ, mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Sự khác biệt này là do nguyên nhân chính trị. Bởi Nam Kỳ từ Hòa ước 1884 đã chịu sự cai trị trực tiếp của thực dân Pháp, chịu ảnh hưởng của văn minh vật chất và văn minh tinh thần của phương Tây từ rất sớm, trong khi Bắc Kỳ vẫn ở chế độ bảo hộ. Ngay từ khi mới chiếm Nam Kỳ, nhà cầm quyền Pháp đã quyết định bác bỏ chữ Nho và cưỡng bức dùng chữ quốc ngữ trong các giấy tờ chính thức và trong các trường học bằng các nghị định và thông tư của
38 Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục
thống đốc Nam Kỳ. Còn tại Bắc Kỳ, phải hơn 30 năm sau, chữ quốc ngữ mới được áp dụng chính thức.39
Có thể bạn quan tâm!
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 8
- Những Chặng Đường Phát Triển Của Đông Dương Tạp Chí
- Những Đóng Góp Của Đông Dương Tạp Chí Trong Quá Trình Hiện Đại Hoá Văn Học Việt Nam Đầu Thế Kỷ Xx
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 12
- Đông Dương Tạp Chí Và Sự Tiếp Thu Tinh Hoa Văn Học Thế Giới
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 14
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
Dù đã trải qua giai đoạn tiếp xúc và phát triển, với những nền tảng ban đầu được gầy dựng bởi báo chí quốc ngữ Nam Kỳ, chữ quốc ngữ giai đoạn này vẫn rối rắm và nghèo nàn, thiếu sự thống nhất về cách dùng cho cả ba miền. Ngay cả ở Nam Kỳ, cái nôi của chữ quốc ngữ, sau bao nỗ lực của những người tiên phong, chữ quốc ngữ vẫn là một thứ chữ cho bậc bình dân tiểu học, để đọc các thông cáo, nghị định, sách báo phổ thông cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, còn chữ Pháp, chữ Nho mới là chữ văn hóa, văn học dùng ở bậc trung học, đại học. Muốn biến chữ quốc ngữ thành thứ chữ dành cho văn chương, khoa học cần rất nhiều cải cách thực sự, chứ không chỉ đơn giản bằng các nghị định.
Công việc cấp thiết của Nguyễn Văn Vĩnh và các cộng sự của ông ở Đông Dương tạp chí là phổ biến quốc ngữ sâu rộng đến đông đảo các tầng lớp dân chúng ở Bắc Kỳ, từ đó gây dựng một phong trào yêu mến chữ quốc ngữ khắp cả nước. Để làm được việc này, điều quan trọng nhất là chỉ ra được sự ưu việt của chữ quốc ngữ so với chữ Hán, chữ Nôm. Đây vốn là một công việc không hề dễ dàng bởi chữ Hán vốn được xem là chữ thánh hiền, là kiểu mẫu của nền giáo dục khoa bảng đã tồn tại cả ngàn đời nay. Nhiều trí thức lớn của dân tộc đã trưởng thành từ đó. Thêm vào đó, chữ quốc ngữ lại có thêm bất lợi rất lớn ở chỗ nó du nhập cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, nên trong tâm lý người Việt, nó tạo ra một sự dè chừng, nghi ngại. Vì thế, việc giải thích cho dân chúng hiểu rò nhược điểm của chữ Hán, chữ Nôm là việc làm cần thiết để đả thông tư tưởng xã hội. Đông Dương tạp chí số 2, ngày 22/05/1913 đã nêu rò quyết tâm này: “cổ động cho dân Annam ai cũng dùng quốc ngữ để thế vào lối chữ khó khăn, học suốt đời người mà chẳng mấy người biết được lấy cách dùng chữ mà thôi, chớ đừng nói học nữa. Đó lại là một việc tối yếu của bản báo”.
39 Điều này thể hiện qua những bản báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ P. Simoni gửi Toàn quyền và của Toàn quyền gửi Tổng trưởng thuộc địa. Cụ thể là Bưu thị 17- 02- 1910 gửi Công sứ, quan đầu tỉnh Hà Nội và Thông tư 01- 6 – 1910 của Simmoni gửi Công sứ các tỉnh Bắc Kỳ, đốc lý Hà Nội và Hải Phòng và các Tư lệnh khu quân sự.
Cũng ở số báo này, Nguyễn Văn Vĩnh đã cổ động mạnh mẽ việc thay thế chữ Hán, chữ Nôm bằng chữ quốc ngữ: “Mở ngay tờ nhật báo này ra mà ngẫm xem bấy nhiêu điều luận trong báo, thử nghĩ: giá thử luận bằng chữ Nho thì mấy người đọc được, mà trong những người đọc được thì mấy người hiểu hết nghĩa. Thế mà chữ quốc ngữ, thì không những là người biết quốc ngữ đọc được, hiểu được, một người đọc cả nhà nghe cùng hiểu [...]. Để đọc, viết được chữ quốc ngữ rất đơn giản “ai có chí vài ngày, ngu đần là một tháng cũng phải thông”.
Mục “Triết học”, Đông Dương tạp chí số 2, trang 14, trong bài “Luận về ngôn ngữ văn từ”, chủ bút Đông Dương tạp chí phân tích rò hơn những hạn chế của chữ Hán, chữ Nôm, tức lối chữ “họa hình”: “Chữ hoạ hình không thể đặt thêm ra được, vì nếu mọi người tự tiện đặt thêm chữ ra, mà ko có cách gì để ai thấy chữ đọc ra được ngay và biết chắc được nghĩa ngay, thì kẻ khác thế nào mà dùng được. […] Thành ra có chữ mà tư tưởng không mới ra được, phải khuôn vào tư tưởng cũ”.
Từ những phân tích trên, Nguyễn Văn Vĩnh đã cho độc giả của mình thấy rằng, chữ quốc ngữ là một xu thế tất yếu của sự phát triển. Hơn thế nữa, nó còn là một cơ may cho dân tộc Việt Nam: “Xét như vậy thì phàm những lối chữ hoạ hình không thể dùng mãi mãi được. Văn chương ngôn ngữ thời nay phải theo thời thế mà hoán cải đi. Mà hoán cải được duy nhất chỉ có lối chữ sắp vần. Chữ nghĩa nước Nam ta may nhờ có người Âu châu sang đây, tự nhiên đương dùng chữ hoạ hình của Tàu mà thành ra có một lối chữ sắp vần, là chữ quốc ngữ thì thực là một cái may không ước được của nước ta”. Ông kết luận: văn chương theo lối Nho gia “tư tưởng làm đầy tớ cho chữ, còn trong văn chương Châu Âu thì chữ làm đầy tớ cho tư tưởng.”
Đối với những luận điệu cho rằng cứ giữ lấy chữ Nho, người Việt Nam vẫn có thể thu nạp kiến thức để tiến bước đến văn minh thông qua các sách của Tàu thuật lại, Nguyễn Văn Vĩnh thẳng thừng bác bỏ: “Những lí tưởng Langsa, tỉ với óc riêng người An Nam, cũng đã khó lựa cho tiêu rồi. Lý tưởng ấy, lại còn qua sách Tầu, gọt đầu, gọt đuôi, pha giữa, bổ thêm, dịch ra chữ Nho, nó lại càng độc lắm”.40
40Nguyễn Văn Vĩnh, “Phương Trâm”, Đông Dương tạp chí số 2.
Nguyễn Văn Vĩnh nhấn mạnh, học được chữ quốc ngữ, chính là ta học được văn minh Âu châu ngay tại nguồn gốc của nó. Quan trọng hơn nữa, đây chính là cơ hội để thoát Trung: “Dùng chữ quốc ngữ thì người An Nam mới mở được cái vốn sẵn của nhà, là cái tiếng nói của mình, có túng tiếng thì lấy ngay tiếng Lang-sa mà bỏ thêm vào, học lấy Âu thuật ở tại chính nguồn, ở ngay sách các bậc danh bút, các bậc chiết (triết) học, các nhà bác vật Âu châu. Như thế thì người An-nam mới gỡ ra được cái lao lung văn chương của nước Tầu nó đè nén nước Nam đã mấy mươi đời. Thế thì họa chăng người An-nam mới gây được thành một cái thể diện riêng cho
nước mình41.”
Lẽ dĩ nhiên, chữ quốc ngữ không thể một sớm một chiều mà tinh tế và uyển chuyển ngay được. Cuối năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh viết một bài báo nhan đề “Chữ Quốc- ngữ” 42 (le Quốc-ngữ) trong đó, ông nhắc lại rằng tuy còn một vài điểm không hoàn hảo cần phải chỉnh sửa, nhưng lối chữ mới này rất ưu việt: “Chữ Quốc ngữ tuy rằng có mấy nơi khuyết điểm, có mấy chỗ không tiện, song tỉ với chữ Nôm ta và chữ Nho thì thực là một lối tiện quá rồi”.
Trong mục “Công luận”43, chủ bút Đông Dương tạp chí khá lạc quan về sự
tiến bộ mau chóng của chữ quốc ngữ: “Những sách triết lý, những tư tưởng Âu châu, kể xét trong mấy bài luận của người An Nam mới tập làm, xem thì cũng có thể diễn dịch ra tiếng Nôm ta được. Dịch lấy đúng chọi từng ý, cho thật mầu thì không dám quyết, vì đến như các tiếng Châu Âu rộng nghĩa gần bằng nhau cả, cũng còn chưa dịch được của nhau, huống chi là tiếng An Nam ta, tỉ với các tiếng ấy, khác nào như trẻ con bập bẹ, song tưởng cũng diễn ra được đủ cho người đọc hội được một ý đại cương để mà hiểu, để mà muốn tìm, muốn học tại nguyên thư.”
Để cổ vũ cho chữ quốc ngữ, ban biên tập của Đông Dương tạp chí cũng không ngại ngần chỉ ra những nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của nó. Bên cạnh nguyên nhân từ sự non nớt, bỡ ngỡ vì là một lối chữ mới, nó còn gặp trở ngại từ sức ì của một bộ phận trí thức lúc bấy giờ. Có một thực tế là, sự không phổ biến
41 Đông Dương tạp chí số 8
42 Đông Dương tạp chí số 33, tr.4-5
43Về cách dịch các tiếng triết lý - Référendum sur la traduction des termed philosophiques
của chữ Nho khiến cho vai trò của những ông nghè, ông cử thêm quan trọng trong xã hội. Họ cũng có nhiều quyền lợi từ sự “độc quyền” đó. Trong mục “Văn chương An Nam”, Đông Dương tạp chí số 9, Nguyễn Văn Vĩnh gọi đây “là một vấn đề gấp và quan hệ mà không mấy người lo đến”:
Ấy là vì xưa nay, ở nước Nam mình, các bậc thượng lưu, chỉ nhờ có cách học khó khăn ấy mà được ở trên nhân chúng. Giùi mài biết mấy mươi năm, mới được làm đầu bốn dân. Mà nay một chốc từ chối hẳn cái tài ấy đi, nói rằng từ rầy học vấn mọi người không ở như chữ năm xe nữa, chỉ do ở tiếng Nôm mình, là một tiếng ai cũng nói, ai cũng biết, ai cũng có thể rèn tập lấy hay, mà cái hay ấy chúng dễ phân xử, thì hồ dễ đã mấy kẻ có lượng nhớn mà bỏ được cái quyền lợi riêng, khốn khổ mới chiếm được ấy.
Việc cổ vũ cho chữ quốc ngữ của Đông Dương tạp chí còn thể hiện trên phương diện mở ra các mục khuyến khích độc giả sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ. Từ số 4, Đông Dương tạp chí có thêm một chuyên mục mới có tên là “Lai kiểu” với lời tựa: “Bổn quán mở ra một mục này để chọn trong như có bài nào hay và có ý nhị, không lợi hại riêng đến ai thì trước nữa để các quan duyệt báo coi, và để mặc sức cho đua văn hay ý lạ.”
Tiếp theo đó, từ số 8, Đông Dương tạp chí mở ra mục “Tự do diễn đàn” để “mỗi kỳ lục trong các bài Lai-kiểu, của các quan mua-báo gửi lại cho, lấy bài nào hay nhất hoặc có biệt-kiến, mà đăng vào để các ngài nghị luận, trước nữa cho nó thêm vị, sau nữa để phỉ bụng các bậc nhiều văn hay ý lạ muốn tỏ cho đồng-bào xem biết”. Và theo tinh thần đó, từ số 38, mục “Từ phú thi ca” xuất hiện để “đua văn hay ý lạ”. Thỉnh thoảng, Đông Dương tạp chí cũng mở những cuộc thi làm văn làm thơ bằng chữ quốc ngữ và cho in những bài đoạt giải vào mục “Cuộc thi thơ”.
Thực ra, hình thức khuyến khích dân chúng sử dụng chữ quốc ngữ bằng cách tạo ra các cuộc thi sáng tác bằng quốc ngữ đăng trên báo không phải là ý tưởng mới mẻ. Trước Đông Dương tạp chí, các tờ báo quốc ngữ ra đời trước đó cũng đã áp dụng phương pháp này. Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên, từ thời Trương Vĩnh Ký đã bắt đầu việc cổ động sử dụng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán, chữ
Nôm, khuyến khích tầng lớp trí thức đương thời viết báo, viết văn bằng chữ quốc ngữ. Tờ Thông loại khóa trình, tờ báo tư nhân đầu tiên, tạp chí văn học đầu tiên của nước ta do Trương Vĩnh Ký chủ trương cũng đã cố gắng dạy cho độc giả (đối tượng là học sinh) tập viết văn chương. Tờ Nông cổ mín đàm, cái nôi của tiểu thuyết Nam Bộ, từ tháng 10 năm 1906 đã mở ra cuộc thi viết tiểu thuyết đầu tiên ở nước ta mang tên Quốc Âm thí cuộc…Tuy nhiên, hiệu quả mà các cuộc thi này mang lại chưa cao.
Lý giải cho điều này, một số nhà nghiên cứu người Pháp lúc bấy giờ cho rằng do chính sách bỏ hẳn chữ Hán ở Nam Kỳ44 một cách đột ngột đã “tạo ra hậu quả là làm cho trẻ con không còn biết đến nền học vấn của đạo lý Khổng Tử”. Chính sách này cũng “đưa dân chúng của xứ này vào sự quên lãng cả một nền văn chương từ ngàn xưa mà những tầng lớp được ăn học của cả một xã hội vẫn đang nuôi dưỡng”45. Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, sự ngưng đọng của văn học quốc ngữ Nam Kỳ sau mấy chục năm tiên phong là do các nhà văn tiên phong ở Nam Kỳ đi trước thời đại quá sớm. Nam Kỳ là vùng đất mới, do vậy, công chúng chưa được
chuẩn bị nền tảng tốt cho một cuộc cách mạng về chữ viết, về văn học. Về mặt này, Bắc Kỳ có nhiều lợi thế hơn hẳn. Hơn nữa, mặc dù đi trước trên chặng đường cổ vũ chữ quốc ngữ nhưng những trí thức Nam Kỳ dường như lại chưa chú trọng đúng mức ở lĩnh vực tư tưởng, học thuật. Vì vậy, cuộc cách mạng chữ quốc ngữ chưa triệt để, chưa có chiều sâu. Lá thư của chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh viết năm 1907, gửi cho một ông Phủ ở Nam Kỳ nhân dịp ông này gửi cho ông một số báo chí trong Nam phần nào hé lộ cho chúng ta thấy nguyên nhân của vấn đề này đồng thời cho thấy hướng đi của Nguyễn Văn Vĩnh trong lĩnh vực tuyên truyền chữ quốc ngữ, đổi mới học thuật:
Cảm ơn ông đã có lòng tốt gửi cho tôi mấy chương nhật báo chữ Pháp và chữ quốc ngữ các ông trong ấy làm ra. Tôi xem ra thấy các đại huynh trong Lục tỉnh làm học chữ Pháp đã khá cả. Ngoài Bắc chúng tôi thực chưa được người nào như thế.
44 Thông tư 28.-10-1879
45 De la langue annamite par lée et écrite. Revue Indochinoise 1er semester 1905, tr 206
Song ông đã có lòng tin mến mà hỏi ý tôi nghĩ làm sao các tư tưởng mới của các đại huynh, vậy xin thực tình như anh em một nhà mà nói.
Văn chương Pháp, các đại huynh học thì cũng đã được nhiều người rồi, mà giỏi quá, nhưng hình như các đại huynh có ý chuyên mặt hoa mỹ hơn tư tưởng. Và như cái cách các đại huynh nghị luận, thực ra Pháp cảnh quá, như thế tôi e rằng có ích cho người Pháp hơn người bản xứ; vì người bản xứ mà muốn hiểu được những ý tứ văn học ấy, chắc đã học chuyên chữ Pháp lâu năm. Tiểu đệ dám chê rằng văn thì hay thực, nhưng ý tứ hình như sẵn sàng lắm, xem không thấy chút nào là tư tưởng riêng của người chịu nghĩ.
Còn như quốc văn của các đại huynh hình như biếng trễ. Có chữ, có nghĩa, có mẹo, có mực nhưng không có văn, mà có một thứ tiếng hiếm như tiếng Đông Dương mình thì phải nhờ văn rộng mới nghĩa lý được. Tôi sở mấy chương báo bằng quốc văn với mấy trương báo bằng Pháp văn thì hình như các huynh học Pháp văn kỹ quá, kỹ hơn tiếng nước nhà nhiều. Chữ Pháp mình cũng nên biết một cách cặn kẽ mới xem được mọi sách hay của thái tây, nhưng học lấy hay những câu bợm thì không khác chi nhà Nho học thơ phú ngày xưa. Kể ra chữ quốc ngữ thì học không được lợi bằng thông minh chữ Pháp thực, nhưng có chữ quốc ngữ hay thì các đại huynh học được điều gì hay mới làm được sách chuyển cho cả nước thành thị nhà quê đều biết. Người học chuyên lấy hay quốc văn bấy giờ là như làm một sự đại lượng, không nghĩ đến mình, nghĩ đến anh em đồng bào khác, không có tiền mà học lấy hay trường Pháp tư. Các quý huynh cứ chuyển chữ Pháp cho hay thì ông nào hay, chỉ một mình, mình được nhớ mình mà thôi. Làm được quan to cùng nhà nước đại Pháp thì là hay và sướng thật, nhưng không chuyển được cho hết thảy đồng bào, thì nước có thể trách các đại huynh chỉ nghĩ đến mình mà thôi.
Huynh ông có mấy nhời khen, tôi lấy làm cảm lắm, song tôi nghĩ những đồ như vậy đã được mặt mũi trong xã hội thì lấy làm cực cho nước An Nam ta lắm. Đại huynh đã qua nước Đại Pháp chắc cũng biết là dân xứ ấy, những
người như anh em ta, có rất nhiều đã hơn gì con kiến chưa? Nếu như anh em mình ở đó, chỉ vào bực đánh giày, thế mà về đến đây đã có người biết tên, biết tuổi, có danh, có tiếng đã cực chưa?
Trong lời chúc của huynh ông tôi xin nhận cả, và cảm ơn huynh ông”46.
Trích dẫn trên tuy khá dài nhưng cần thiết để chúng ta ý giải được lý do “đi trước về sau” của văn chương quốc ngữ Nam Bộ đồng thời thấy hết được tầm vóc của tư tưởng Nguyễn Văn Vĩnh đối với vấn đề đổi mới nền học thuật của nước nhà.
2.1.3 Đông Dương tạp chí với việc cải cách chữ quốc ngữ và rèn luyện câu văn xuôi tiếng Việt
Một trong những đóng góp quan trọng của Đông Dương tạp chí trong việc xây dựng chữ quốc ngữ - ngôn ngữ văn học của dân tộc là cải cách chữ quốc ngữ và rèn luyện câu văn xuôi tiếng Việt. Ý thức được tầm quan trọng của lối chữ mới đối với sự phát triển văn hóa dân tộc, ban biên tập tạp chí đã vạch ra phương hướng cải cách bài bản để chữ quốc ngữ ngày càng hoàn thiện hơn, phát huy hết lợi thế của nó. Đây là điều khiến cho Đông Dương tạp chí được các nhà nghiên cứu về lịch sử báo chí và văn học đánh giá như là viên gạch xây đắp nền móng cho nền quốc văn nước nhà.
Ở số 33, năm 1913, Đông Dương tạp chí đã nêu rò quyết tâm cải cách chữ quốc ngữ, lấy việc cổ động chữ quốc ngữ làm mục tiêu của tờ báo: “Nay bản báo lấy việc cổ động cho chữ quốc ngữ làm chủ nghĩa, tưởng cũng nên đem hết các khuyết điểm, các nơi không tiện ra mà bàn lại, chẳng dám đem cách nào mới mà xin thế vào lối cũ, sợ thiên hạ lại bảo vẽ vời, song cũng nên bàn các nơi bất tiện ra để ai
nấy lưu tâm vào đó thì dễ có ngày tự dưng chẳng phải ai làm mà chữ quốc ngữ tự đổi dần dần đi”47.
Để hoàn thiện chữ quốc ngữ, trước tiên là phải giúp người dân tiếp cận với chữ quốc ngữ một cách bài bản, khoa học vì lúc bấy giờ vẫn còn rất nhiều người hoặc là mù chữ hoặc là chỉ biết Hán tự. Đây là trở ngại to lớn đối với mục tiêu
46 Bài đăng trong Đăng Cổ tùng báo số 814 ngày 22 tháng 8 năm 1907. Đúng vào thời điểm này, Nguyễn Văn Vĩnh đang dịch và in truyện Kim Vân Kiều từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ.
47 Đông Dương tạp chí số 33, 1913