Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 12


truyền bá các kiến thức khoa học (thông tin tổng quát và thông tin chuyên ngành) đến với người dân. Để khắc phục điều này, ban biên tập Đông Dương tạp chíđã mở một chương trình dạy tiếng trong tờ tạp chí của mình.

Ngay từ những số đầu tiên năm 1913, Đông Dương tạp chí đã có những bảng mẫu chữ cái, cả viết hoa lẫn viết thường, kèm theo cách phát âm khá chuẩn xác48.

Do chữ quốc ngữ thời gian đầu còn lủng củng, thiếu sự đồng bộ, thống nhất trong cách dùng ở cả ba miền, dẫn đến tình trạng hiểu sai, viết sai nên việc chỉ ra sự khác biệt và xây dựng những luật lệ chung là rất cần thiết. Đông Dương tạp chí đã đưa ra một loạt đề xuất để giải quyết vấn đề này.

Trên Đông Dương tạp chí số 33 năm 1913, với bài “Chữ quốc ngữ”, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ rò sự khác biệt giữa chữ ch và chữ tr ở miền Bắc và miền Nam: “những tiếng nên viết ch hay là tr ngoài Bắc ta thì không phân biệt chút nào, nhưng ở Nam Kỳ thì thật có phân biệt. Như con trâu mà viết làm châu (hạt châu) thì người Nam Kỳ không hiểu”. Hay sự khác biệt ở cách đọc chữ s với chữ x giữa các miền: “Còn như chữ s với chữ x thì cũng vậy. Ngoài Bắc với trong Trung Kỳ thực không phân. Còn Nam Kỳ thì bảo chữ s uốn lưỡi như chữ ch tây, còn chữ x thì đọc như chữ s tây.” Và còn hàng loạt sự khác biệt giữa cách dùng các chữ d, gi, r, ch, tr; các vần “trong Nam Kỳ có mà Bắc Kỳ không có như ươ, ươi, ươn, ươt” v.v…

Đến Đông Dương tạp chí số 82, Nguyễn Văn Vĩnh trở lại vấn đề này với bài “Cách viết chữ quốc ngữ”, trong đó, phân tích kĩ càng hơn sự khác biệt giữa “tiếng nói người đàng trong với người đàng ngoài” để tìm ra phương hướng giải quyết. Và theo Nguyễn Văn Vĩnh thì “ba xứ ta chỉ nhường nhịn nhau độ bấy nhiêu tiếng thì tiện lợi cho việc làm văn Nôm vô cùng”.

Do sự thiếu thống nhất của các kí tự (nhất là: s và x; gi, d và r; ch và tr), Nguyễn Văn Vĩnh đã có lần muốn thay đổi bảng chữ cái tiếng Việt. Ông hy vọng điều này cho phép mọi người Việt, dù là ở vùng miền nào cũng đọc được văn bản


48 Bảng này đủ 23 chữ cái, gồm cả nguyên âm đơn, nguyên âm đôi và phụ âm. Cách phát âm của các vần có kèm theo tranh vẽ, dễ hiểu như sách học vần của học sinh cấp 1 hiện nay. Ví dụ: lọ (vẽ cái lọ), dép (vẽ đôi dép). Ngoài ra, tạp chí còn đăng các bài hướng dẫn cách cầm bút, cách ngồi viết…


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

một cách chính xác. Có lẽ vì lí do này mà Đông Dương tạp chí rất hăng hái trong việc quảng bá những công trình về chữ quốc ngữ. Ngay từ số 10, ban biên tập thông báo Đông Dương tạp chí sẽ có « Báo thêm trang ». Sự thay đổi này sẽ bắt đầu kể từ 14 aout 1913 (số 14) dành cho phần Việt ngữ, chính xác là quốc ngữ, với hai mục mới: giới thiệu quyển sách của giám đốc tập san, F-H, Schneider, sách « Quốc Ngữ Chỉ Nam » và giáo trình học tiếng Việt của Gombaut Saintonge.

Sách « Quốc Ngữ Chỉ Nam » của Schneider dành cho những ai đã biết chữ Nôm hay chữ Hán muốn tự học chữ quốc ngữ. Cuốn sách trình bày phương pháp học chữ quốc ngữ mà vào thời bấy giờ được đánh giá là sáng tạo và bổ ích49. Schneider là người có niềm tin chắc chắn vào công việc xây dựng chữ quốc ngữ và

Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 12

cải cách giáo dục của mình. Vì vậy, ông đã bỏ ra tất cả tâm huyết để xây dựng một công trình đồ sộ hòng quảng bá phương pháp của ông mà Đông Dương tạp chí chính là một trong những trụ cột của công trình ấy. Thế nên, không ngẫu nhiên mà chương trình quảng bá quốc ngữ được duy trì liên tục trong suốt các số báo của Đông Dương tạp chí. Trong bản phúc trình gửi cho Toàn quyền Saraut năm 1918, ông giải thích ý nghĩa của việc thực hiện cuốn sách như sau :

Trong suốt sự nghiệp in ấn của tôi ở Bắc Kỳ, tôi phát giác ra rằng các phương pháp dạy quốc ngữ rất là bất cập. Có một vài quyển thì lại quá cao siêu, thiếu hẳn những căn bản để phát triển và thậm chí để áp dụng đơn giản nhất cho tiếng An Nam thông qua phương tiện tuyệt vời đó là chữ quốc ngữ” [...]. “Quyển sách của tôi sẽ nhanh chóng chinh phục các nhà Nho, các ông bố, một khi làm quen với chữ quốc ngữ sẽ khuyến khích các thôn làng càng ngày mở càng nhiều các lớp dạy quốc ngữ, thứ tiếng cho phép phụ huynh có thể theo dòi kết quả học tập của con em, có thể kiểm soát, ý thức được giá trị thật sự của quốc ngữ, và sẽ đón nhận nó thay vì nghi ngờ như thái độ thủ cựu, nếu không muốn nói là chống đối của họ hiện nay.”


49 Được toàn quyền Đông Dương chấp thuận đưa vào chương trình giáo dục.


Với phần giáo trình, kể từ số 42, trẻ em được xem là ưu tiên hàng đầu trong việc học chữ quốc ngữ: tất cả các bài tập đều bằng quốc ngữ, cộng thêm các bài tập viết, tập đọc và chính tả giúp cho trẻ học chữ quốc ngữ một cách dễ dàng.

Riêng về giáo trình học tiếng Việt của Gombaut Saintonge, theo lời giới thiệu của ban biên tập Đông Dương tạp chí, trước tiên là dành cho các công chức Pháp, sau mới nhắm đến những người Việt muốn học Pháp ngữ.50 Cấu trúc của sách này cơ bản chia làm 5 phần 51, giúp phổ biến việc giảng dạy ngữ pháp và từ vựng tiếng Việt. Đối với phần từ vựng, cuốn sách trình bày theo chủ đề để tạo thuận lợi cho công việc của người học. Phần từ vựng cũng được phân loại theo thứ tự hứng thú giảm dần52 để tiếp cận càng nhiều người càng tốt.

Thực hiện giáo trình cho khóa học này, ban biên tập tạp chí có tham vọng cho ra đời của một cuốn từ điển tiếng Việt để ổn định ngôn ngữ, đồng thời có thêm một tài liệu tham khảo cho công việc phổ biến chữ quốc ngữ : “Trong phần từ vựng tổng quát, chúng tôi đề xuất đưa ra một danh mục những từ An Nam thông dụng, để làm cơ sở đầu tiên cho cuốn từ điển trong tương lai, mà sự xuất bản nó tùy thuộc

vào sự đón nhận từ độc giả của báo chúng tôi”53.

Để hoàn thiện chữ quốc ngữ, rất cần thiết phải thống nhất cách phiên âm khi dịch tên đất, tên người từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Đối với Nguyễn Văn Vĩnh, việc dịch các danh xưng và dịa danh là một vấn đề, bởi vì ở thời điểm đó không có một quy luật nào hiện hữu và không một ai biết được chính xác cách viết sao cho

50 Trên Đông Dương tạp chí số 26 có thông báo về việc này như sau: “sách dậy các quan Tây học tiếng An Nam, mà lại vừa tiện được cho người An Nam học tiếng Lang-sa nữa. Sách này của quan Tham-biên Gombaud- Saintonge […] làm ra, bản quán chủ nhân là ông F.H. Schneider thân đứng trông nom việc soạn sách ấy, lại có tòa soạn giúp việc, chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh và cử nhân Phan Kế Bính cũng giúp vào.”


51 1- ngữ pháp; 2- từ vựng chung; 3- từ vựng phụ (để dễ dàng sử dụng các từ vựng chung trong đoạn văn); 4- các đoạn văn, đoạn hội thoại; 5- những bài tập (chủ đề và các phiên bản).

52 Đoạn văn đầu gồm những từ thông dụng; đoạn thứ hai gồm những từ kém thông dụng hơn; và đoạn thứ ba

là những từ hạn chế: “chúng là những từ hầu như chỉ cần thiết cho một số người đặc thù, dùng giải thích những ý tưởng trừu tượng, khoa học, hay những lối diễn đạt bóng gió được người An Nam sử dụng chủ yếu theo cách thâm thúy” (ĐDTC, số 26, tr.16)

53 Đông Dương tạp chí, số 26, tr.15 - Schneider không có khả năng trực tiếp chi trả cho cuốn từ điển xuất bản

vào năm 1913-1914. Thời kì đó, Đông Dương tạp chí đang trong tình cảnh tài chính bấp bênh, và tình hình được phục hồi vào những năm 1916-1917. Tuy nhiên vào tháng 7/1915, Đông Dương tạp chí tham gia hẳn vào vấn đề giáo dục của chính quyền thuộc địa, và ngừng chuyên đề về từ ngữ trong “Học ngôn ngữ An Nam”.


đúng. Theo ông, chừng nào người Việt vẫn còn tiếp tục sử dụng cách dịch danh xưng và địa danh « theo lối Tàu », thì sai càng thêm sai. 54.

Nguyễn Văn Vĩnh trích dẫn sau đó những ưu và khuyết điểm của từng phương pháp. Ông nhấn mạnh rằng có được chữ quốc ngữ là một may mắn vì thứ chữ này sử dụng chữ cái La-tinh, cho nên dễ dàng tiếp cận các từ ngữ gốc châu Âu. Từ đó, có thể bổ sung từ vốn từ mới cho tiếng Việt, làm phong phú hơn tiếng nói. Ông nói rò « chữ quốc ngữ có lợi hơn chữ Hán và nếu Việt Nam bỏ qua cơ hội này thì sẽ đánh mất đi một lối viết tiện dụng”.

Theo Nguyễn Văn Vĩnh, để tìm một phương pháp phiên âm cho tiếng Việt, phải phân loại các danh xưng một cách logic, « phù hợp với cả người Tàu, người Châu Âu, các nhà chức trách và theo thói quen » (như tên các nước quen biết). Một cách khái quát, chúng ta có thể phân loại 3 cách phiên âm:

- Tất cả các tên tuổi nổi tiếng, nghĩa là người Hoa cũng biết, được phiên âm ra chữ Hán rồi phát âm theo âm Việt (vì cách phiên âm chính thống đã hiện hữu rồi).

- Tất cả các danh xưng quen thuộc với người Việt Nam đều được phiên âm trực tiếp theo âm đọc của tiếng Việt.

- Những tên vùng hay quốc gia chưa từng biết thì cần phải sử dụng trực tiếp chính tả của quốc gia đó và chú âm bằng tiếng Việt kế bên để giúp ghi nhớ.

Trên Đông Dương tạp chí số 67 năm 1914, Nguyễn Văn Vĩnh một lần nữa đề cập về vấn đề này: “Bao nhiêu những tên nước lớn, ai cũng biết theo tiếng Tàu rồi như là Pháp, Anh, Nga, Đức, Bỉ-lị-thì, Áo, thì cứ để tiếng biết rồi mà dùng…Còn bao nhiêu những chỗ chưa mấy biết thì dịch theo cách mới55, lấy cho gần nguyên âm”.

Một điểm quan trọng trong bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh cần phải lưu ý là: đa số người Việt học quốc ngữ đều không biết tiếng Pháp, có nghĩa là họ cố gắng đọc một chuỗi ký tự không mang một ý nghĩa nào (vì nó chẳng liên quan đến gì đến ngôn ngữ thường ngày của họ). Ngược lại, chữ Hán dễ nhớ hơn, lại được sử dụng từ

54Đông Dương tạp chí số 26, Juin 1913.

55 Cách mới là cách dịch ra chữ quốc ngữ, tức là “khi viết những tên ấy vào văn quốc ngữ thì nên viết tiếng Việt trước rồi vòng hai bên hai cái viết nguyên dạng chữ vào sau cho người đã biết tiếng Tây dễ nhận ra”.


lâu, cho nên nó in hằn trong tâm thức của mỗi người Việt. Điều này không có nghĩa là ai cũng biết đọc chữ Hán, nhưng dùng lâu nên người dân quen dần với lối viết đó. Vì vậy, việc giới thiệu văn chương Pháp trong Đông Dương tạp chí được xem như một phương tiện phát huy sự hiểu biết về nước Pháp tại Việt Nam, cũng như là một cách hỗ trợ cho việc học quốc ngữ.

Những người thực hiện Đông Dương tạp chí muốn chữ quốc ngữ phải là một lối viết có luật lệ để “xứng đáng làm văn chương riêng của nước Nam ta”56 cho nên họ đề nghị nhà cầm quyền xét trong các đơn từ, nếu đơn từ nào sai lỗi chính tả thì không nhận, trừ những việc khẩn cấp, “như thế thì chắc rằng chẳng bao lâu bắt được người An Nam phải viết theo phép chứ không viết liều được nữa57.”

Công lao của Đông Dương tạp chí trong việc xây dựng và phát triển chữ quốc ngữ sẽ rò ràng hơn nếu ta nhìn lại lộ trình chữ quốc ngữ được phổ biến ở Việt Nam. Theo đó, sự `phát triển của chữ quốc ngữ của Việt Nam không đơn giản diễn ra theo chiều thuận lợi. Từ khi được sáng lập bởi những giáo sĩ người phương Tây đến khi trở thành một công cụ chính trị trong tay của thực dân Pháp, tuỳ vào diễn biến thực tế của xã hội Việt Nam mà từng giai đoạn nó được chính quyền thực dân ủng hộ hay thờ ơ. Có một thực tế là chữ quốc ngữ được người Pháp ủng hộ mạnh mẽ bởi vì lợi ích của Pháp ở Đông Dương chứ không phải vì lợi ích của người Việt Nam. Dĩ nhiên người Pháp muốn thông qua chữ quốc ngữ để cắt đứt mối liên hệ giữa Việt Nam với người láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh, quá mạnh mẽ của chữ quốc ngữ kéo theo những tác động to lớn đến tư tưởng của xã hội Việt Nam cũng làm họ e ngại không ít. Sự chấm dứt một cách cưỡng bức nền giáo dục chữ Hán đã tạo ra một sự hụt hẫng không ít trong xã hội. Không ít các trí thức Tây học ở trong tình trạng lửng lơ, mất gốc rễ và dễ dao động. Họ không hẳn có tâm hồn của người Việt nhưng cũng không thể hoàn toàn Pháp. Nhất là khi vấn đề thống nhất ngôn ngữ Việt Nam có thể gây ra một sự hợp nhất kéo theo của các vùng lãnh thổ Việt Nam mà người Pháp không hề muốn.


56 Đông Dương tạp chí số 51, 1914, tr 4-5

57 Đông Dương tạp chí số 51, 1914, tr 4-5


Những ý kiến tôn trọng truyền thống Việt Nam vì thế đã được gợi lại trên các văn đàn chính trị Pháp giai đoạn này. Lẽ dĩ nhiên, chính quyền thực dân muốn đưa người Việt Nam đến với tư duy phương Tây nói chung, nước Pháp nói riêng, nhưng nếu vì thế phải chịu sự đe doạ cho quyền lợi của họ thì tốt hơn nên để cho văn minh truyền thống của bản thân nước đó phát triển. Họ e ngại rằng chữ quốc ngữ cũng như hệ thống giáo dục theo kiểu phương Tây sẽ tách con người Việt Nam ra khỏi cộng đồng văn hoá của mình. Tình huống này đã dẫn đến sự tranh luận mới mẻ giữa những người có trách nhiệm về Đông Dương58, cũng như những suy ngẫm về sự cần thiết phải giới thiệu chương trình cổ học Viễn Đông59 hay không trong các chương trình học ở nhà trường An Nam.

Vào năm 1927, Thalamas, hiệu trưởng đồng thời là tổng phụ trách của Viện giáo dục cộng đồng Đông Dương, đã trình bày trước Hội đồng Chính phủ về việc giáo dục cho người Đông Dương. Mục đích mà ông hướng đến là việc chọn lựa giảng dạy trở lại bằng chữ Trung Hoa ở Việt Nam:

Có thể chấp nhận một đứa trẻ An Nam không được học chữ trong khi thứ tiếng của nó chứa phần lớn gốc Trung có ở khắp nơi, trong tâm hồn của chúng, những trang giấy trắng ở gia đình, những câu khắc mà chúng hằng ngày phải dán mắt vào trong các bức tường của ngôi chùa, trong những ngôi nhà đầy chữ ? Có thể phủ nhận được, về quan điểm thực tế, một Đông Dương nơi mà người di dân gốc Hoa và những ngôi trường tư nhân Trung Hoa tăng lên từng ngày, một Nam Kỳ nơi người Trung Hoa lập nên những khu dân cư đông đúc và xây dựng nên bộ phận dân số đáng kể, cách ly hoàn toàn với giáo dục, cả đại chúng, với việc học chữ ?[…] thật không thể để tình trạng như thế tồn tại, giống như đối với truyền thống An Nam và sự cần thiết của đất nước. Vì thế tôi hướng đến nghiên cứu những cách thức để tái


58 Bản báo cáo của Toàn quyền Đông Dương gửi đến Bộ thuộc địa vào ngày 17/7/1928 (CAOM- GGI 51 173: “Cải cách giáo dục ở Đông Dương”, 1927-1928).

59Bản tin chung của Viện giáo dục cộng đồng, “ Chương trình cổ học Viễn Đông ở Đông Dương”, Hanoi,

Tổng giám đốc Viện giáo dục cộng đồng (Toàn quyền Đông Dương), 1929, 31 trang.


cấu trúc lại việc giảng dạy văn tự một cách đơn giản hóa cách học bằng một phương pháp khác với những phương pháp truyền thống cổ xưa…60.

Báo cáo này cho thấy mặc dù Thalamas không bác bỏ chương trình học bằng chữ quốc ngữ, nhưng rò ràng là vào năm 1927, chữ quốc ngữ không còn được xem như một ưu tiên của chính phủ thuộc địa. Rò ràng đây là một bước thụt lùi trong chính sách về chữ quốc ngữ nếu so với cải cách vào năm 1917, thời điểm mà chữ quốc ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tổ chức lại việc dạy bãi bỏ việc sử dụng chữ Hán61.

Nguyễn Văn Vĩnh biết rò những lo lắng của chính phủ thuộc địa. Đối với ông, chữ quốc ngữ xứng đáng được chính phủ thực dân chú ý dù rằng vẫn còn một núi công việc phải hoàn tất để hoàn thiện việc xây dựng nó, cũng là hoàn thiện ngôn ngữ cho dân tộc Việt Nam. Mặc cho những khó khăn gặp phải, chủ bút Đông Dương tạp chí chưa bao giờ từ bỏ ý tưởng tái cải cách chữ quốc ngữ. Thậm chí, ông muốn tiến xa hơn trong cuộc cải cách này, như ông đã phát biểu trong bài báo “Văn chương An Nam” - Đông Dương tạp chí số 9: “Tôi ước ao rằng một ngày kia sẽ xẩy ra một lẽ gì làm cho lối mượn vần Tây ấy thành ra lối quốc ngữ teune thúque thực

diệu” 62.

Khoảng từ năm 1927 đến 1930, trên tờ báo Trung Bắc tân văn, Nguyễn Văn Vĩnh tiếp tục vấn đề mà ông đã gợi ra trên Đông Dương tạp chí vào năm 1913. Theo đó, ông giải thích rằng hoàn toàn có thể đơn giản hóa cách viết của chữ quốc ngữ bằng cách thay thế những chữ lạ lẫm trong bảng chữ cái alphabet La-tinh (“đ”, “ơ”, “ư”, “ă”) và hệ thống tín hiệu đặc trưng để nhấn các âm (“á”, “à”, “ả”, “ã”, “ạ”). Từ đó, ông ta đề xuất cho nhà cầm quyền thực dân sử dụng phương pháp ghi chép sau:

- Chữ “j” thay thế cho dấu nặng:



60Bản tin chung của Viện giáo dục cộng đồng, “Chương trình cổ học Viễn Đông ở Đông Dương”, trang 26 - 3: “IV- Giáo dục người Đông Dương hiện đại”; tác giả A.Thalamas.

61 Cải cách giáo dục dưới thời Sarraut. Vào năm 1917, ông đề xuất vấn đề phát triển chữ quốc ngữ và hạn chế

việc dạy chữ Hán đồng thời bãi bỏ việc thi bằng chữ Hán trong cuộc thi đầu vào của trường Mandarins vào năm 1914. Cuộc thi thường niên bằng chữ Hán và chương trình cổ học Viễn Đông đã chấm dứt tồn tại vào năm 1918.

62 Theo Nguyễn Văn Vĩnh, “tân thức” phải được viết “teune thúque”, nghĩa là chính xác theo phương thức

phát âm của người Pháp


- Chữ “z”, dấu hỏi

- Chữ “w”, dấu ngã

- Chữ “q”, dấu sắc

- Chữ “f”, dấu huyền

- Chữ “d” thay thế cho chữ “đ”

- Chữ “y” thay thế cho chữ “d”

- Chữ “k” thay thế cho chữ “q”

- “ạ” viết thành “aj”

- “ả” viết thành “az”

- “ã” viết thành “aw”

- “á” viết thành “aq”

- “à” viết thành “af”

Với phương pháp này, “Nguyễn Văn Vĩnh” sẽ viết là “Nguyênw Va’n Vinhw”. Cách viết này dễ dàng hơn cho những người đánh máy biên soạn và cho cả nhà in. Thêm vào đó, nó giúp hạn chế số chữ phải thiết kế cho máy in và vì thế có thể tăng hiệu suất làm việc.63

Nguyễn Văn Vĩnh đã nhiều lần giải thích những lợi ích của chữ quốc ngữ cải cách trong một xê-ri các bài báo có tựa đề “Chữ quốc ngữ cải biên”, xuất hiện trong tờ L’Annam Nouveau (từ số 115 đến số 118) vào tháng 3 năm 1932. Tóm lại, sự giản lược mà ông đề xuất từ bảng chữ cái của Pháp cho phép người ta tránh khỏi sự nhầm lẫn hay bối rối với các dấu phụ (nhất là sự nhầm lẫn giữa dấu sắc [“á”] và huyền [“à”], hay dấu hỏi [“ả”] và ngã [“ã”], và cũng có thể gửi đi các thông điệp một cách dễ dàng. Điều này sẽ biến chữ quốc ngữ thành một loại văn tự có thể kết nối dễ dàng với phần còn lại của thế giới. Theo phương pháp này, chữ cái của Việt Nam sẽ giống với thứ chữ được sử dụng ở các nước châu Âu và châu Mỹ.


63 Ví dụ, năm 1882, để in bảng chữ cái của chữ quốc ngữ, Schneider phải dùng đến 127 loại chữ cái khác nhau (mỗi chữ in có giá rất cao) trong khi chữ Pháp chỉ cần có 25. Vả lại, các loại dấu trong chữ quốc ngữ khó dùng trong máy lino (máy in tự động) vốn đòi hỏi những công nhân in phải đánh dấu bằng tay các ký tự và không được xao lãng để hoàn thành công việc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022