Phạm Quỳnh là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông giữ vai trò khá quan trọng ở Đông Dương tạp chíthời kì đầu mặc dù số lượng bài viết không nhiều bằng những nhân vật chủ chốt như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Đỗ Mục và Phan Kế Bính. Bài viết của Phạm Quỳnh xuất hiện trên Đông Dương tạp chí ngay từ số thứ 7 (26/06/1913) ở mục Pháp văn tạp thái với phần diễn Nôm tác phẩm “La sagesse et la Destinée” de Maurice Maeterlink. Ông tiếp tục có nhiều bài dịch Pháp văn đăng trên mục này. Ngoài ra ông cũng góp mặt ở mục Bình phẩm sách mới xuất hiện đều đặn ở các kì báo và là cây bút chuyên viết các bài phê bình về nền giáo dục cũ - mới cũng như sự khác biệt của triết học và tư tưởng Á – Âu (mục Học cũ học mới, Tân cổ học bình luận).
Phạm Duy Tốn là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối Tây phương của văn học Việt Nam.
Trần Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán. Vào năm 1897, ông theo học tại Trường Pháp -Việt Nam Định và học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông ngôn và tốt nghiệp năm 1903. là một học giả danh tiếng, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, thủ tướng của chính phủ Việt Nam trước 1945 do Nhật dựng nên. Ông là tác giả của tác phẩm Việt Nam sử lược. Cha ông là Trần Bá Huân (1838-1894), đã từng tham gia từ rất sớm phong trào Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Trên Đông Dương tạp chí, Trần Trọng Kim phụ trách các chuyên mục liên quan đến giáo dục.
Nguyễn Bá Trác cũng từng thi đỗ Cử nhân ở Huế. Hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà ái quốc trong phong trào Đông Du, ông ra Hà Nội học tiếng Pháp và năm 1908, ông sang Nhật du học. Khi chính phủ Nhật đã giải tán phong trào Đông Du, ông phải sang Trung Quốc rồi trở về Hà Nội. Năm 1914, ông làm ở phòng báo
chí Phủ Toàn quyền Đông Dương và chủ bút phần Hán văn tờ Cộng Thị cho đến năm 1916. Ông tham gia nhiều bài viết ở chuyên mục Bình phẩm sách mới trên Đông Dương tạp chí.
Những thông tin trên cho thấy Đông Dương tạp chí đã tập hợp được những tinh hoa của đội ngũ trí thức Việt Nam lúc bấy giờ. Trong ban biên tập của Đông Dương tạp chí, có cả những người đeo đuổi công danh lẫn những người chỉ muốn khẳng định giá trị cá nhân, cả những người yêu nước nhưng sau khi chứng kiến các phong trào dân tộc lần lượt tan rã chỉ còn bấu víu vào phương thức duy tân bằng con đường văn hoá. Nhiều người trong số họ đã từng tham gia Đông Kinh nghĩa thục (Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Bá Trạc) hoặc đều có giai đoạn trong sự nghiệp của mình gắn bó với công tác giáo dục hoặc văn học, văn hoá. Vì thế, Đông Dương tạp chí như là diễn đàn để họ thi thố tài năng và thực hiện những hoài bão còn ấp ủ.
Sự phân chia nhiệm vụ trong ban biên tập Đông Dương tạp chí cho thấy cách tổ chức chuyên nghiệp của những người phụ trách tờ báo. Điều này cho phép tờ báo khai thác hết được thế mạnh của từng thành viên. Ban biên tập Đông Dương tạp chí có cả những nhà sưu tầm, biên khảo, những nhà lý luận, phê bình văn học, những dịch giả và cả những nhà sáng tác văn chương…Chuyên mục thu hút sự cộng tác của nhiều cây bút nhất là chuyên mục Bình phẩm sách mới. Hầu hết các nhân vật nổi bật như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Phan Kế Bính, Phạm Huy Lục, Nguyễn Bá Trác, Thân Trọng Huề đều có bài đăng. Ngoài ra, Đông Dương tạp chí còn có những cái tên ít quen thuộc hơn nhưng thường xuyên góp mặt như Trần Văn Quang, Bùi Đình Tá, Trương Quí Bình, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Hữu Khả, Cung Đình Huệ, Nguyễn Văn Ích, N – Đ- X, Tự Trân, Đ – T – Canh, Bùi Đức Long, Phạm Quang Sán, Huấn đạo Hưng nhân, Nguyễn Tân Bổng, Trần Quang Khương, Thái Kiến Quang, Nguyễn Vinh Chỉnh, Ngô Vi Lâm, Trần Đức Tiến, Nguyễn Đình Quế, Madamme Đoan, Lê Văn Phúc…
So với ban biên tập Nam Phong tạp chí, ban biên tập Đông Dương tạp chí tương đồng về nhiều mặt. Họ đều là những trí thức cùng thế hệ, có hoàn cảnh xuất thân và quá trình trưởng thành khá giống nhau. Không ít những cây bút trước đây
Có thể bạn quan tâm!
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 4
- Giới Trí Thức Việt Nam Trong Một Thời Đại Chuyển Biến
- Sự Ra Đời Của Đông Dương Tạp Chí
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 8
- Những Chặng Đường Phát Triển Của Đông Dương Tạp Chí
- Những Đóng Góp Của Đông Dương Tạp Chí Trong Quá Trình Hiện Đại Hoá Văn Học Việt Nam Đầu Thế Kỷ Xx
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
đã từng cộng tác với Đông Dương tạp chí sau chuyển sang Nam Phong tạp chí như Phạm Quỳnh, Tản Đà, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Hữu Tiến, Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim. Cơ cấu hoạt động của ban biên tập hai tờ tạp chí khá giống nhau, cũng chia thành hai mảng tân học và cựu học. Tuy nhiên, vì sự tồn tại của Nam Phong tạp chí kéo dài hơn (xuất bản liên tục 17 năm, so với 6 năm của Đông Dương tạp chí), lại ra đời sau nên Nam Phong tạp chí có điều kiện thuận lợi về kinh nghiệm lẫn thời gian để phát triển tờ báo đi sâu hơn về lĩnh vực học thuật. Đội ngũ cầm bút của Nam Phong tạp chí vì thế có nhiều tên tuổi quen thuộc của lĩnh vực sáng tác văn chương hơn là Đông Dương tạp chí (Đông Hồ, Tương Phố, Mộng Tuyết, Nguyễn Trọng Thuật, Hoàng Ngọc Phách, Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam…)
Có thể thấy rằng, Đông Dương tạp chí như là trường học buổi đầu, nơi tập dợt, chuẩn bị kinh nghiệm cho các cây bút trong chặng đường dài hơi hơn ở Nam Phong tạp chí.
Dưới đây là sơ lược về thân thế và sự nghiệp của ba cây bút chủ chốt trên Đông Dương tạp chí: Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính và Nguyễn Đỗ Mục. Trong đó, chúng tôi sẽ tập trung khai thác nhiều nhất về nhân vật Nguyễn Văn Vĩnh vì ông là chủ bút, là “linh hồn” của Đông Dương tạp chí.
1.2.1.1 Nguyễn Văn Vĩnh (1882 -1936)
Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 15-6-1882 (Nhâm Ngọ), mất ngày 01-5-1936 (Bính Tý), như vậy ông chỉ tại thế 54 năm.
Ông sinh ra tại nhà số 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội, nhưng quê nội ở làng Phượng Vũ, quê ngoại ở làng Đại Gia cùng thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội).
Cha mẹ ông là ông bà Nguyễn Văn Trực vốn là nông dân nghèo ở một vùng đồng chiêm quanh năm ngập nước, mỗi năm chỉ cấy được một vụ lúa. Cũng như nhiều dân làng, ông bà phải bỏ quê ra thành phố mưu sinh và ở nhờ một gian nhà trong căn nhà của một người bà con là bà nghè Phan Huy Hổ và sinh ra Nguyễn Văn Vĩnh ở đây.
Chỉ hơn một tháng rưỡi trước ngày sinh Nguyễn Văn Vĩnh, quân Pháp do Henri Rivière chỉ huy đã tấn công và chiếm thành Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết. Nguyễn Văn Vĩnh lớn lên trong cảnh nghèo, chứng kiến những biến đổi của Hà Thành dưới sự chiếm đóng của thực dân Pháp. Phố Hàng Giấy nơi gia đình ông cư ngụ, gần chợ Đồng Xuân, trở thành một phố cô đầu, thu hút dân ăn chơi có tiếng. Cha ông vừa làm trưởng phố cho chính quyền Pháp, vừa giao tiếp với những người chống Pháp trong phong trào Văn Thân. Mẹ ông buôn bán nhỏ ở chợ Đồng Xuân để nuôi sống một gia đình đông con.
Là con trai lớn, ngay từ nhỏ, Nguyễn Văn Vĩnh đã có ý thức tự lực và lao động giúp đỡ gia đình. Ông là người tháo vát và có sức khoẻ tốt, lại có chí tự học. Trong thời gian ở nhà bà nghè, ông bắt đầu học chữ Hán. Năm lên tám tuổi, để đỡ gánh nặng cho cha mẹ, ông phải đi làm thằng nhỏ kéo quạt ở trường thông ngôn của Pháp mới được thành lập ở đình Yên Phụ.
Lớp học chủ yếu dạy tiếng Pháp theo phương pháp hội thoại, đồng thời có dạy thêm chữ quốc ngữ. Vừa kéo quạt cho giáo viên và học sinh, Nguyễn Văn Vĩnh vừa chăm chú nghe giảng và tự học. Sau ba năm kéo quạt trong lớp học, Nguyễn Văn Vĩnh đã đọc, viết và nói được tiếng Pháp, thậm chí thông thạo hơn nhiều học sinh trong lớp. Khi lớp học mãn khoá (1893), ông được Hiệu trưởng D’Argence cho phép dự thi tốt nghiệp cùng cả lớp, đỗ thứ 12 trong số 40 học sinh khi mới 11 tuổi. Nhờ thành tích đó, ông được đặc cách nhận vào làm học sinh chính thức hưởng học bổng của lớp thông ngôn tập sự ngạch toà sứ, từ 1893 đến 1895, và đỗ thủ khoa khi mới 14 tuổi.
Cuộc đời viên chức của Nguyễn Văn Vĩnh bắt đầu ngay sau đó, khi mới 15 tuổi (1896), ông đã được bổ nhiệm làm thông ngôn ở toà sứ Lào Cai, để phiên dịch cho đoàn chuyên gia đường sắt của Pháp khảo sát tuyến đường Hải Phòng - Hà Nội
– Lào Cai – Vân Nam, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nghề thông ngôn còn đeo đuổi ông suốt 11 năm, lần lượt qua các nhiệm sở là toà sứ Hải Phòng, toà sứ Bắc Giang và toà đốc lý Hà Nội.
Sau một năm làm việc ở toà sứ Lào Cai, khi đoàn chuyên gia chuyển về Hải Phòng, Nguyễn Văn Vĩnh cũng được bổ nhiệm làm thông ngôn toà sứ ở đây. Hải Phòng là thành phố cảng được Pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để mở mang và khai thác tài nguyên ở miền Bắc. Người thông ngôn phải giúp các chuyên gia tiếp xúc với thuỷ thủ đến từ nhiều nước khác nhau. Tại đây, do yêu cầu của công việc, Nguyễn Văn Vĩnh tự học thêm tiếng Anh và tiếng Hoa. Trong thời gian ở Hải Phòng, ông bắt đầu tập viết báo bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Le Courrier de Hai Phong và dịch thơ ngụ ngôn, truyện thiếu nhi của Pháp sang tiếng Việt. Ông còn tham gia dạy tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và diễn thuyết ở Hội Trí Tri Hải Phòng.
Đến năm 1902, Nguyễn Văn Vĩnh lại được điều động lên làm thông ngôn ở toà sứ Bắc Giang, nơi có nhà máy giấy Đáp Cầu do Pháp đang xây dựng. Ở đây, ông làm việc ba năm dưới quyền của công sứ Hauser và được ông này tin dùng.
Khi Hauser được đề bạt làm đốc lý thành phố Hà Nội thì Nguyễn Văn Vĩnh cũng được chuyển về làm thông ngôn ở toà đốc lý Hà Nội. Về Hà Nội, Nguyễn Văn Vĩnh có điều kiện tham gia thường xuyên những hoạt động của Đông Kinh Nghĩa thục, Hội Trí Tri và Thư viện Bình dân. Ông dạy tiếng Pháp, dạy viết văn, diễn thuyết, giới thiệu sách với độc giả…Qua những hoạt động này, Nguyễn Văn Vĩnh làm quen với Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim…Cũng từ đây, Nguyễn Văn Vĩnh bước vào con đường làm báo: Hauser cử ông làm chủ biên Đại Nam Đồng Văn nhật báo và đến năm 1907, khi tờ công báo này đổi tên thành Đăng Cổ tùng báo, thì Nguyễn Văn Vĩnh trở thành chủ bút với bút hiệu Tân Nam Tử.
Trong thời gian biên soạn và in ấn tờ công báo Đại Nam Đồng Văn nhật báo, Nguyễn Văn Vĩnh được Hauser giới thiệu với F. H. Schneider, một chủ nhà in sang Việt Nam sinh sống và làm việc từ năm 1882. Schneider giúp đỡ Nguyễn Văn Vĩnh làm quen với nghề báo, nghề in và xuất bản. Theo Nguyễn Văn Trung, Schneider là “người thân cận với các toàn quyền từ thời Lanessan, có óc kinh doanh, lập được nhiều nhà in, cơ sở ấn loát báo chí tiếng Pháp và tiếng Việt. Ông khéo giao thiệp với các nhân vật lãnh đạo trong giới cầm quyền thực dân nên được hầu như độc
quyền trợ cấp hoặc giúp đỡ chuyển báo, mua báo qua những hợp đồng khế ước ký với nhà cầm quyền thực dân, trong đó ông cam kết thực hiện những đường lối của nhà cầm quyền” (Chủ đích Nam Phong, tr. 137).
Năm 1906, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ giao cho Đốc lý Hauser tổ chức và quản lý gian hàng Bắc Kỳ ở Đấu xảo thuộc địa Marseille. Hauser lại phân công Nguyễn Văn Vĩnh lập đề án thu thập sản phẩm hàng hóa để trưng bày, tuyển nhân công sang Marseille làm gian hàng. Tháng 3-1906, với danh nghĩa thư ký của Hauser, đại lý Bắc Kỳ tại hội chợ, Nguyễn Văn Vĩnh sang Pháp để lo cho gian hàng Bắc Kỳ, triển lãm trong tháng 5 và 6-1906. Chính trong chuyến đi này, ông đã khám phá ra sức mạnh của máy in, báo chí và sân khấu trên lĩnh vực văn hoá.
Trong một lá thư gửi về cho Phạm Duy Tốn, Nguyễn Văn Vĩnh đã miêu tả chi tiết và bày tỏ sự thán phục của mình đối với công nghệ ấn loát của Pháp thời đó. Ông viết: “Cuộc đi thăm lý thú nhất của tôi trong Đấu xảo là cuộc đi thăm gian báo Petit Marseillais. Toà báo có những tài liệu xác thực nhất, lý thú nhất về nghề in từ khi nghề đó bắt đầu phát triển – hay nói cho đúng từ khi nghề đó được nhập cảng vào châu Âu. Một cái maquette về Gutenberg đứng trong cái nhà in thứ nhất cuả ông ta. Trong tủ kính bày những sách vở và tài liệu linh tinh in từ ngày mới có nghề in đến bây giờ. Khách đến xem có thể đi theo từng bước lịch trình tiến hoá của nghề in, của cái nghề nhân những bản thảo lên thành ngàn, thành vạn…”.
Sau khi Đấu xảo thuộc địa Marseille kết thúc, Hauser đưa Nguyễn Văn Vĩnh lên Paris, tạo điều kiện cho ông tham quan và tìm hiểu thủ đô nước Pháp. Ông đã đến thăm nhà in và báo Revue de Paris, nhà xuất bản Hachette, nhà soạn và in từ điển Larousse, tìm hiểu phong trào báo chí Pháp và nền dân chủ Pháp.
Thời gian ở Pháp tuy ngắn ngủi, nhưng đã giúp Nguyễn Văn Vĩnh nhận thức được nhiều điều mà trước đây ở trong nước ông không nhận ra. Ông nhận ra mặt tích cực của nền dân chủ Pháp cũng như lòng tốt của một số người dân chủ chân chính ở nước này. Được những người này giới thiệu, Nguyễn Văn Vĩnh trở thành người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội Nhân quyền của Pháp mà điều lệ cho thấy sự trái ngược với chính sách của chủ nghĩa thực dân.
Qua chuyến xuất ngoại này, Nguyễn Văn Vĩnh còn có cơ hội nhận ra những nhược điểm của dân tộc mình. Trong thư gửi Phạm Duy Tốn, ông tâm sự: “Nhận thấy sự còn kém của mình, có phải là xấu xa gì đâu? Trên đời này người nào thấy được chỗ kém của mình, người ấy đã gần đi đến chỗ tiến bộ”. Từ đó, ông đặt ra một hoài vọng cho tương lai: “Tôi nghĩ muốn có một lớp người khá, một lớp người hướng dẫn được quốc dân tiến lên con đường khoa học, chúng ta phải trông vào thế hệ trẻ, đầu óc họ chưa có những định kiến cổ hủ, không bị cái gì ngăn cản họ tiến lên. Ngồi mà nghĩ rằng tôi sẽ là người đầu tiên để làm công việc đó để mà gây lấy một tương lai tốt đẹp, tôi xúc cảm thấy sung sướng vô cùng. Cha mẹ, anh em, vợ con, tất cả đều phai nhoà trước tư tưởng đó để nhường chỗ cho một lòng vui thích êm ái nhất…”
Một tác động nữa của chuyến đi là tinh thần xã hội và ý thức canh tân vốn có ở ông đã được tiếp thêm nhiên liệu, nhờ nguồn thông tin mà ông thu thập được. Ông còn tìm cách cung cấp thông tin đó cho bạn bè: “Từ tuần này tôi sẽ gửi đều báo Matin về cho anh. Anh đọc đi và anh muốn đưa cho ai đọc nữa thì đưa. Ngày 01-5 mấy lâu nay được coi như ngày cách mạng xã hội. Tôi muốn tả kỹ để cho anh thấy những việc gì đã xảy ra… Cùng với thơ này tôi gởi luôn cho anh xem cho biết kỹ cái tình hình quốc tế ra sao vậy…”.
Nhưng khi có người muốn công bố những ghi nhận và cảm nghĩ của ông thì ông lại không đồng ý vì cho rằng quan niệm của mình chưa định hình dứt khoát: “Còn về tập nhật ký của tôi, anh bảo rằng có người muốn sưu tập những thư từ của tôi để đăng lên báo. Đừng, tôi xin anh, tôi thấy rằng mỗi ngày ý kiến của tôi mỗi thay đổi, nếu đăng lên bây giờ tôi sợ sau này chính tôi lại phản đối tôi”.
Chính nhờ chứng kiến những tiến bộ của nghề báo chí, ấn loát và xuất bản ở Pháp mà Nguyễn Văn Vĩnh nung nấu ý định từ bỏ đời sống viên chức, chuyển sang nghiệp làm báo tự do. Từ Pháp trở về, Nguyễn Văn Vĩnh đề nghị Hauser giúp đỡ để xin thôi làm công chức và cộng tác với Schneider theo đuổi nghề báo và nghề in. Schneider giao cho ông làm chủ bút tờ Đăng Cổ tùng báo, như đã nói ở trên, và cùng với Dufour quản lý nhà in Dufour - Nguyễn Văn Vĩnh, một phân xưởng của
nhà in Schneider ở Hà Nội. Đăng Cổ tùng báo là tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở Bắc Kỳ, đồng thời có cả phần Pháp văn nhan đề Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương).
Sau đó, ông lần lượt làm chủ bút hàng loạt tờ báo viết bằng tiếng Pháp lẫn quốc ngữ như Notre Journal (Báo của chúng ta), Notre Revue (Tạp chí của chúng ta), Lục Tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, L’Annam nouveau (Nước Nam mới). Ông cũng làm chủ nhiệm nhà in Trung Bắc tân văn và Âu Tây tư tưởng.
Được sự đồng ý của đốc lý Hauser, Nguyễn Văn Vĩnh đứng ra giúp một số trí thức người Việt làm đơn và thảo điều lệ xin phép lập các trường học và các hội trình lên Phủ thống sứ Bắc Kỳ. Vì vậy, Nguyễn Văn Vĩnh cũng trở thành sáng lập viên của Hội Trí Tri, Trường Đông Kinh nghĩa thục, Hội giúp đỡ người Việt sang Pháp du học, Hội Phật giáo Bắc Kỳ, Hội dịch sách Bắc Kỳ…
Tháng 3-1907 Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập ở số 10 phố Hàng Đào. Đông Kinh là tên cũ của Thăng Long – Hà Nội thời Lê sơ. Trường do Lương Văn Can làm thục trưởng, Nguyễn Quyền làm giám học. Nguyễn Văn Vĩnh đứng ra làm đơn xin mở trường và được cấp giấy phép chính thức vào tháng 5- 1907. Trường có bốn ban: Giáo dục, Tài chính, Tu thư và Cổ động, thu hút nhiều trí thức yêu nước nổi tiếng, cả tân học lẫn cựu học. Tham gia giảng dạy có Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc (Hán văn); Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Bùi Đình Tá (Việt văn và Pháp văn). Tham gia biên soạn tài liệu giáo khoa có Lương Văn Can, Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Ngô Đức Kế. Tham gia diễn thuyết và bình văn có Phan Châu Trinh, Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Lương Trúc Đàm… Chính quyền thực dân Pháp sớm nhận ra hoạt động của nhà trường có thể
thành mối nguy hiểm đe dọa đến sự thống trị của chúng, nên cuối năm 1907, đã ra lệnh đóng cửa trường, bắt giam những thành viên chủ chốt và đày ra Côn Đảo. Nguyễn Văn Vĩnh đã tham gia Đông Kinh nghĩa thục ngay từ đầu, lại đứng ra xin giấy phép cho trường, nhưng nhờ sự “quyền biến” của mình, đã không bị đàn áp. Điều đó, như trên đây đã nói, gây nên một nghi vấn lịch sử.