Sự Ra Đời Của Đông Dương Tạp Chí


Nguyễn Văn Vĩnh đưa ra thuyết trực trị: kêu gọi người Pháp cai trị trực tiếp An Nam. Năm 1918, dựa vào thuyết “dân tộc tự quyết” của Tổng thống Mỹ Wilson đề ra ở Hội Quốc Liên (tức Liên Hiệp Quốc sau này), Nguyễn Văn Vĩnh viết báo cổ vũ cho việc Đông Dương tự trị. Năm 1931, trên tờ L’Annam, ông đề xuất thuyết trực trị để chống lại thuyết lập hiến của Phạm Quỳnh. Nhận ra sự thối nát của triều đình nhà Nguyễn và bộ máy quan trường, Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương dựa vào thế lực bảo hộ của Pháp để dẹp bỏ Nam triều và guồng máy quan lại của nó.

Một số trí thức Tây học cũng tán thành và ủng hộ ông. Nhưng triều đình và quan lại thì lại căm giận và phản ứng. Còn bản thân thế lực bảo hộ thì sử dụng thuyết này như một áp lực lên triều đình và quan lại nhà Nguyễn, chứ không muốn áp dụng nó trong thực tế. Bởi vì lẽ tồn tại của chế độ thực dân nửa phong kiến là sự liên kết giữa chủ nghĩa thực dân và giai cấp phong kiến bản xứ. Còn những người yêu nước thì không thể chấp nhận một sự cai trị trực tiếp, lộ mặt của chủ nghĩa thực dân như vậy. Thuyết trực trị của Nguyễn Văn Vĩnh rò ràng là không có cơ sở xã hội và sớm trở nên lạc hậu.

Phạm Quỳnh khôn ngoan hơn, đã chọn một ngả rẽ an toàn, có tính chất thoả hiệp và ôn hoà là xu hướng quân chủ lập hiến. Ông kêu gọi thực thi hiệp ước bảo hộ năm 1884, bảo toàn chế độ quân chủ và xây dựng hiến pháp có tham khảo mô hình dân chủ phương Tây. Lý thuyết này thoả mãn được cả ba thế lực: thực dân Pháp muốn duy trì sự thống trị mà không có sự xáo trộn; Nam triều và quan lại không bị mất vị trí và quyền lợi; một số trí thức được ve vuốt lòng tự ái dân tộc. Nhưng đối với những sĩ phu nhạy bén về chính trị, thì họ nhận ra động cơ và mục đích của Phạm Quỳnh không khó lắm. Chính vì vậy mà Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi … đã tìm cách chỉ trích và đả kích những luận điểm của Phạm Quỳnh, nhiều khi hơi quá mức, vì họ không muốn để lý thuyết đó ru ngủ quần chúng và tăng uy tín cho chế độ thực dân nửa phong kiến. Đến khi Phạm Quỳnh được mời vào Huế nhận chức Ngự tiền đổng lý văn phòng của Bảo Đại năm 1932, thì mọi sự càng được phơi bày rò ràng.


Nguyễn Văn Vĩnh cũng có cái lí riêng của ông khi ông phản đối thuyết lập hiến của Phạm Quỳnh và đưa ra thuyết trực trị. Bởi theo ông, nhà vua “chỉ còn là một bóng ma đối với dân chúng” và việc tiếp tục duy trì sự cai trị của nhà vua dưới sự bảo hộ của Pháp chẳng qua chỉ làm tồi tệ thêm cho tình hình đất nước bởi vì bộ máy cai trị đó đã quá lỗi thời. Ông gọi chính sách này là cách “làm mất uy tín của tầng lớp ưu tú đối với những người dân nước họ bằng cách để họ tiếp tục những phương pháp cổ xưa của họ đè nén và áp bức những người thấp bé và bình thường”.

Vì thế ông gọi đó là “chính sách thiếu thành thật”, “là một lăng mạ danh dự đối với chúng ta” và “người ta bao giờ cũng coi chúng ta như những trẻ con”. [145]

Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng sự hợp tác Pháp – Nam đương thời là sự hợp tác không thành thực, tạm bợ và chẳng thể nào dẫn tới một kết quả tốt đẹp như mong muốn. “Việc đầu tiên người ta phải chán nản để phát hiện ra là không bao giờ thống nhất là một, dân tộc An Nam và thiểu số những người Pháp không bao giờ gắn bó với nhau thành thật ở trên cái đất nước này”. Đây chính là cơ sở để ông đưa ra thuyết trực trị. Tuy nhiên, chế độ trực trị mà ông đề ra không phải là sự cai trị hoàn toàn của người Pháp mà là ‘hình thức một nước có một chính phủ đứng đầu Pháp – Nam; có những nghị viện gồm cả hai bên trong đó tất cả những thành phần phải là đại diện tương xứng với những quyền lợi và lực lượng của từng bên”. Đó là một chính phủ duy nhất “do những công chức Pháp và công chức An Nam đảm nhiệm, được tuyển mộ theo những qui định thật sự bình đẳng về quyền và bình đẳng về chức vụ, với sự ưu tiên cho người Pháp chiếm những chức vụ để chỉ huy và ưu tiên cho người Việt chiếm những chức vụ phải quan hệ trực tiếp với nhân dân địa phương”.

Ông cho rằng nếu làm theo cách này những người Pháp thiểu số sẽ hợp lại cùng nhân dân An Nam vốn là một thành phần ổn định. Và như thế, họ sẽ gắn bó với An Nam, quốc gia “mà họ cũng coi như nước họ, họ yêu đất nước đó và những con người ở đó từ trước. Mong muốn biến đất nước đó trở thành một tổ quốc thứ hai của họ và đối xử với những người ở nước đó như đồng bào của họ”. [171]


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

Có thể thấy nếu so với thuyết lập hiến mà Phạm Quỳnh chủ trương thì thuyết trực trị của Nguyễn Văn Vĩnh cũng không tránh được sự ảo tưởng và ngây thơ. Bởi mục đích chính của thực dân là khai thác thuộc địa sao cho có lợi về phía họ chứ không phải là đem lại văn minh cho cái dân tộc nghèo đói An Nam như họ vẫn từng rao giảng. Vì thế, thuyết trực trị của Nguyễn Văn Vĩnh không thành công và là một điểm yếu để người ta công kích khi đánh giá về sự nghiệp của ông.

Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh từng cộng tác với nhau: nhiều bài viết của Phạm Quỳnh lúc đầu đăng trên Đông Dương tạp chído Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Nhưng về sau, do chủ trương khác nhau đó mà họ tranh luận với nhau nhiều khi gay gắt và số phận đã đẩy hai người theo hai ngả rẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung về hướng đi thì cả Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh đều là những hiện tượng có thể cắt nghĩa theo cùng quy luật.

Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 6

Trong lịch sử những cuộc xâm lược hay can thiệp của ngoại bang đều có những người trí thức đứng ra cộng tác hay thoả hiệp với kẻ cầm quyền. Trong số đó có những người tự mãn, tự đắc, cho mình là thức thời, bị người đời nguyền rủa. Đồng thời cũng có những người bị lương tâm cắn rứt, tìm cách tự biện hộ, hoặc chân thành hoặc vụng về, nhưng ít nhiều cho thấy sự ân hận và phân đôi trong con người họ. Tôn Thọ Tường là một trường hợp tiêu biểu.

Nguyễn Văn Vĩnh chưa bao giờ tỏ ra ân hận về con đường đi của mình. Vả chăng ông không kịp có thời gian và cơ hội để nhìn lại đời mình. Nhưng xét trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, khi mà những lực lượng yêu nước đều chưa tìm được ngọn cờ để tập trung sự lãnh đạo về một mối, có lẽ sự chọn lựa chính trị của Nguyễn Văn Vĩnh cần được nhìn nhận một cách khoan thứ hơn.

Như phần sau của luận án sẽ trình bày, việc Nguyễn Văn Vĩnh đến với guồng máy của chế độ bảo hộ là một run rủi của hoàn cảnh, đồng thời là một cơ duyên của người muốn thay đổi số phận. Và khi đã đứng vào guồng máy rồi, với những cám dỗ về điều kiện làm việc của thế giới văn minh, việc rút chân ra là một điều không dễ dàng và đơn giản. Trong thực tế, như chúng ta sẽ thấy, Nguyễn Văn Vĩnh không phải là người thoả hiệp hoàn toàn, ông đã tìm cách “cựa quậy” trong cái khuôn khổ


giới hạn mà chủ nghĩa thực dân quy định cho những người trí thức được nó đào tạo và sử dụng. Không ít lần, ông đã đi chệch khỏi quỹ đạo do chủ nghĩa thực dân định hướng: tham gia Đông Kinh nghĩa thục, bênh vực Phan Châu Trinh, phê phán Phạm Quỳnh…

Nhưng con đường của ông cũng khác với con đường của Phan Châu Trinh là người mà ông có sự đồng cảm, chia sẻ và đã từng hợp tác. Nếu Phan Châu Trinh xác định nhiệm vụ duy tân để cứu nước và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, thì Nguyễn Văn Vĩnh canh tân để rồi vẫn duy trì sự thống trị của Pháp qua chủ trương trực trị. Rò ràng là Phan Châu Trinh phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến từ bên ngoài, còn Nguyễn Văn Vĩnh thì chỉ trích từ bên trong. Ông vẫn là sản phẩm của chế độ đó và một thời gian dài đã làm việc để phục vụ chế độ đó. Có thể vào cuối đời ông phần nào tỉnh ngộ và nhận ra những ảo tưởng thời trẻ, nhưng ông đã không kịp sửa chữa sai lầm của mình.

Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng những hành động chính trị và những hành động văn hoá có những tác dụng khác nhau về mặt khách quan. Chủ trương thuyết trực trị rò ràng là một sai lầm của Nguyễn Văn Vĩnh. Nhưng chủ trương truyền bá chữ quốc ngữ, tham gia Đông Kinh nghĩa thục, làm báo, dịch sách… là những hành động văn hoá có tác động tích cực đến sự canh tân đất nước. Ngày nay nói đến thuyết trực trị là nói đến một cái gì lỗi thời, bị lịch sử vượt qua. Còn nói đến những hoạt động văn hoá và văn học của Nguyễn Văn Vĩnh là nói đến những gì còn có tiếng vang cho đến ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đời sống tinh thần của đất nước. Vì vậy, thiết nghĩ, cần đánh giá con người và sự nghiệp Nguyễn Văn Vĩnh trên tinh thần “gạn đục khơi trong”, bởi đó là một cuộc đời phong phú mà cũng là cuộc đời hết sức phức tạp.

1.2. Sự ra đời của Đông Dương tạp chí

1.2.1. Chủ trương của Đông Dương tạp chí

Do nằm trong sự tính toán xâm lược văn hóa của thực dân Pháp, mục đích ban đầu của Đông Dương tạp chí là phục vụ cho việc tuyên truyền của chính quyền thực dân. Mục “Cẩn cáo” trên Đông Dương tạp chí số ra mắt đầu tiên ngày 15 tháng


5 năm 1913, đã viết: “Bản báo vì có việc nguy-biến phải vội-vàng in ra, cho nên kỳ đầu này không kịp trình duyệt-báo chư quân tử, chủ-nghĩa báo này thế nào, và lối in, lối soạn chương mục báo có những gì, không kịp nói cho rò được. Đến kỳ sau bổn-quán xin kể minh bạch chương-trình, chủ- nghĩa. Nay hãy nói đại cương để các ngài biết. Mỗi kỳ sẽ có một bài tổng thuật các việc trong tuần-lễ, một bài đại luận về thời-sự, các điện- báo- hoàn-cầu, các điều nên biết về buôn bán…”. Theo đó, bài cũng nêu ra: “Cổ động cho dân An-nam lấy văn Quốc-ngữ làm quốc văn, làm gốc nghề học”, “Bổn quán lại mở ra một chương đề là Đăng-văn cổ để lấy ra nhờ sở- ước thực và lẽ phải của dân An-nam mà dâng lên cho chánh- phủ biết và đem những ý cao Nhà-nước mà tỏ cho dân hay”.

Và, trong số báo thứ 2, ra ngày 22/5/1913, ở mục “Chủ-nghĩa”, tôn chỉ, mục đích của Đông Dương tạp chí một lần nữa được nêu lại rò ràng và cụ thể hơn, đó là: “Phổ biến văn hoá Tây phương, cổ động học chữ quốc ngữ, giới thiệu kiến thức thực nghiệp như canh nông, công nghệ và tuyên truyền cho chính phủ bảo hộ”. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung thì: “Tất cả các mục tiêu mà Đông Dương tạp chí đề ra đều giống với mục tiêu của phong trào Đông kinh nghĩa thục, trừ việc tuyên truyền cho chính phủ bảo hộ”. [86]

Chủ trương và mục tiêu của Đông Dương tạp chí đã được Phạm Thế Ngũ đúc kết như sau:

- Về chính trị, tờ báo hiển nhiên là một cơ quan tuyên truyền cho cuộc bảo hộ của Pháp. Tuyên truyền bằng cách nào? Bằng cách đem những công việc của nhà nước mà kể cho dân nghe […], bằng cách đem điều hơn lẽ thiệt mà khuyến dụ dân đừng làm loạn, đừng theo cách mạng bạo động.

- Về học thuật thì “báo dựng nên cốt ở việc đem cái học thuật thái Tây dùng tiếng nôm mà dạy phổ thông cho người An Nam không phải đi nhà tràng cũng học được hoặc đã đi học rồi mà học thêm”. Việc giáo dục này có tính cách phổ thông và bách khoa cho nên ta thấy dịch thuật và giảng giải về đủ các vấn đề, từ việc nuôi con cho đến việc tu bổ đê điều, từ cách buôn bán của người Lang Sa đến sự phân chia khoa tâm lý học thái tây.


- Về văn tự thì cổ động cho chữ quốc ngữ, thứ chữ tiện cho người An Nam gấp mấy lần chữ nho. “Mở ngay tờ báo này ra mà ngắm xem, bấy nhiêu điều luận trong báo, thử nghĩ giá như mà luận bằng chữ nho thì có mấy người hiểu cho hết nghĩa. Thế mà chữ quốc ngữ thì không những là người biết chữ quốc ngữ đọc được hiểu được mà đọc lớn cả nhà nghe cũng hiểu được”. Không phải chỉ cổ động bằng cách viết một tờ báo quốc ngữ để mọi người đọc chơi, nhận ra những ưu điểm của thứ chữ mới, báo quán còn tích cực hơn, hứa “nay mai phát không cho những người mua báo một cuốn sách dạy quốc ngữ rất tiện cho các ông để không phải đem sách đi hỏi, ai cũng tự học được chữ quốc ngữ”. [54, 46].

Chủ trương về chính trị nêu trên hoàn toàn phù hợp với tinh thần bản tường trình của Sestier, một viên thanh tra người Pháp: “Thay thế cho những tin tức xâm nhập vào xứ này bằng con đường báo chí Trung Hoa, chúng tôi nghĩ rằng tốt nhất là nên có ngay ở xứ này một tờ báo An-nam mà trong đó, mỗi một sự kiện lý thú sẽ được trình bày thực thà rò ràng, kèm theo một sự giải thích cụ thể trong mức độ cần thiết và những lời bình luận hợp pháp”17. Chủ trương đó thể hiện rất rò trong giai đoạn đầu của Đông Dương tạp chí, với những bài viết cho thấy thái độ không tốt của Nguyễn Văn Vĩnh đối với phong trào yêu nước lúc đó.

Ngay số đầu tiên của Đông Dương tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh đã lớn tiếng mạt sát những người yêu nước ném bom giết một số sĩ quan Pháp ở khách sạn Hà Nội là “lũ sài lang, đồ dối trá, đồ vô học, dùng chước ăn mày”, thậm chí còn hăm doạ nếu bắt được thì bỏ rọ lăn sông (!). Trong bài Gốc luận18 , Nguyễn Văn Vĩnh vừa ra sức thanh minh cho những người Tây học, vừa đả kích, miệt thị những sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu là “nguỵ Nho”, “nghêu ngao vô dụng”, “vô công rồi nghề”. Liên hệ với những cuộc nổi dậy diễn ra trước đó, Nguyễn Văn Vĩnh viết: “Thiên hạ có kẻ nói vu ra rằng việc làm loạn mới rồi cũng có bởi Tây học. Nhà nước cho học nhiều quá, hữu tài vô dụng, thành ra một bậc người dở dang, cao không tới thấp không thông, không có chức phận gì nghĩ được bụng ước ao to quá, cho nên sinh ra một


17 Trích theo Nguyễn Văn Hoàn, Bức thư ngỏ gửi các nhà nghiên cứu Truyện Kiều ở miền Nam về ý nghĩa cuộc tranh luận giữa Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế, Nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 12-1960.

18 Đông Dương tạp chí, số 2, ngày 22-5-1913.


đảng ghét Lang Sa, xúc xiểm dân An-nam làm loạn. Điều ấy là một điều lầm to, chúng tôi tưởng nên giải để Nhà nước rò kẻo việc làm càn của mấy đứa cuồng dại mà thiệt lây đến những người trung nghĩa nhất với nước Lang Sa ở xứ này”.

Sự giận dữ của chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh với những người của Việt Nam Quang phục hội tham gia vụ ném bom tại khách sạn Hà Nội và xu hướng ca ngợi chính quyền thuộc địa cho thấy rò quan điểm chính trị của ông thời kì đầu cộng tác với người Pháp. Nguyễn Văn Vĩnh coi hành động bạo lực là việc chỉ đem lại đổ máu vô ích. Hơn nữa, nếu có thành công cũng chỉ dẫn tới việc duy trì chế độ vua quan hủ bại... không tin rằng hễ cứ "theo Tây thì sau mất nước", và cũng cho rằng "thực dân không hại bằng phong kiến". Với đầu óc thực tế, thích khoa học và công nghệ thực hành cũng như nền tự do dân chủ của phương Tây, lại sẵn không thích chế độ phong kiến, việc ông nhiệt tình ca ngợi "công khai hóa" của nhà nước bảo hộ là không hề khó hiểu.

Tuy nhiên, theo thời gian, số lượng các bài viết có tính chất tuyên truyền cho chính quyền trên Đông Dương tạp chí ngày càng giảm dần. Thay vào đó là sự tăng lên của các bài viết mang tính học thuật. Kể từ năm 1915, tờ báo mới chuyên hẳn về văn chương và sư phạm. Bản thân Nguyễn Văn Vĩnh cũng từ bỏ hẳn những bài xã thuyết mà chuyên chú vào dịch thuật.

1.2.2 Đội ngũ biên tập của Đông Dương tạp chí


Đội ngũ biên tập của Đông Dương tạp chí bao gồm cả phái tân học và phái cựu học. Phái tân học có Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936), Phạm Quỳnh (1892 – 1945), Nguyễn Văn Tố (1889 – 1947), Phạm Duy Tốn (1883 – 1924); phái cựu học

có Tản Đà (1889 -1939), Phan Kế Bính (1875 – 1921), Nguyễn Đỗ Mục (1882 – 1951). Trong số đó, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục là ba cây bút gắn bó nhất với tờ báo. Về sau báo còn có sự cộng tác của Trần Trọng Kim (1883 – 1953), Nguyễn Hữu Tiến (1875 – 1941), Nguyễn Bá Trác (1881 – 1945), Thân Trọng Huề (1869 – 1925). Đội ngũ cầm bút của Đông Dương tạp chí thường được gọi với một cái tên chung là “Nhóm Đông Dương tạp chí”. Họ đã mang đến


cho Đông Dương tạp chí một tinh thần riêng, một lối văn riêng đã trở thành “thương hiệu”, lối văn mà các nhà nghiên cứu gọi là “lối văn Đông Dương tạp chí”.

Đặc điểm chung của các cây bút trên Đông Dương tạp chí là họ đều là những trí thức thuộc thế hệ 1907 – trí thức của hai thế giới. [77] Thế hệ trí thức này sinh ra trong bối cảnh quyền lực của triều đình phong kiến đang ngày càng mờ nhạt và Nho giáo đang mất dần vị trí trong xã hội. Trong trận chiến giữa cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại thì sức mạnh của quá khứ (hệ tư tưởng Nho giáo, nền quân chủ, hệ thống quan lại già cỗi, cộng đồng làng xã khép kín) có vẻ như sắp sửa nhanh chóng biến mất. Thêm vào đó, tình hình Đông Dương và thế giới dường như có xu hướng ủng hộ cải cách, tạo nên thế thượng phong cho những nhà tư tưởng và những trí thức duy tân. Nhưng đó chỉ là thắng lợi thoáng qua của họ khi chính quyền thực dân, lúc thì đóng vai ủng hộ cải cách, lúc lại sẵn sàng dùng bàn tay sắt bóp nát những cải cách đi xa hơn mong đợi.

Ngoại trừ Nguyễn Văn Vĩnh có xuất thân là con của một gia đình nông dân, các trí thức tham gia Đông Dương tạp chí đều xuất thân từ gia đình có truyền thống khoa bảng hoặc được rèn giũa bởi nền giáo dục Khổng giáo ngay từ nhỏ. Những trí thức này khi trưởng thành lại sớm được đào tạo bởi nền giáo dục phương Tây nên có độ thích ứng cao với những thay đổi của thời cuộc. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thuộc dòng dòi quyền quý, có truyền thống khoa bảng. Tổ tiên ông xưa kia có nhiều đời làm quan dưới triều Lê. Dương Bá Trạc là con của Dương Trọng Phổ (1862 - 1927), một nhà Nho có tư tưởng tiến bộ; là anh ruột Dương Quảng Hàm (1898 – 1946) và Dương Tụ Quán (1902 – 1969), cả hai đều là nhà giáo tiến bộ thời cận hiện đại. Ở Đông Dương tạp chí, Tản Đà phụ trách chuyên mục Một lối văn Nôm, được đánh giá là giàu chất nghệ thuật và là bước đệm cho những thành công trong sự nghiệp cầm bút của ông sau này.

Nguyễn Văn Tố bút hiệu Ứng Hoè, thuở nhỏ học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành chung (Trung học). Về nước ông làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Ông từng làm Hội trưởng Hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ trước năm 1945.

Xem tất cả 290 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí