Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ



STT

Tên gọi

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 1

Khung phân tích

7

2

Sơ đồ 2

Mô hình công tác xã hội trong khu công nghiệp

52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương - 2


MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài


Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, việc thành lập các khu, cụm công nghiệp thúc đẩy tình hình kinh tế

- xã hội tỉnh Bình Dương phát triển nhanh trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thu hút rất nhiều lao động từ các tỉnh thành về làm việc tại Bình Dương, bên cạnh nhu cầu công việc cho người lao động nhập cư và chính cư, những nhu cầu về an sinh xã hội, dịch vụ xã hội tăng theo mức độ gia tăng dân số cơ học. Giải quyết tốt chính sách về lao động, nhưng về an sinh xã hội cho tỉnh Bình Dương là điều khó khăn cho các nhà quản lý vì bên cạnh những khó khăn về đời sống, nhu cầu nhà ở, bệnh viện… thì thực trạng nhu cầu gửi con của công nhân lao động hiện nay cũng là vấn đề cấp bách [37]. Làm thế nào để hỗ trợ, giúp đỡ, đẩy mạnh công tác chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em là con của người lao động làm việc tại các khu công nghiệp đang là sự cần thiết trong đời sống của người lao động ? Luôn là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý, cha mẹ là công nhân có con trong độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo.

Giáo dục trẻ trong trong độ tuổi từ 36 tháng đến 72 tháng là giai đoạn mấu chốt quyết định trực tiếp đến sự phát triển của trẻ [4]. Đứng trước việc các khu công nghiệp tại Bình Dương ngày một thu hút nhiều lao động, làn sóng lao động nhập cư mạnh mẽ, kéo theo đó là bài toán đảm bảo giáo dục toàn diện cho nhóm trẻ này ngày một khó khăn. Phần lớn các cơ sở giáo dục công lập đều đã quá tải, không đáp ứng được nhu cầu cho con em của người lao động. Rất nhiều phụ huynh cũng mong muốn được gửi con ở các trường mầm non công lập nhưng điều này vượt quá khả năng của trường vì cơ sở vật chất, nguồn lực, không đáp ứng được hết nhu cầu của người dân địa phương, thì làm sao đáp ứng được nhu cầu của lao động nhập cư. Công nhân và người lao động di cư từ nông thôn lên thành phố, từ Bắc vào Nam. Vì cuộc sống mưu sinh, trình độ học vấn không cao, địa phương dư thừa nhân lực lao động… họ phải xa quê hương, xa gia đình để tìm kiếm việc làm với những đồng


lương ít ỏi, không đủ khả năng gửi con vào các trường tư thục đạt chuẩn, giờ làm việc của họ theo ca kíp hoặc ngày làm việc từ 10-12 giờ nên cũng khó để gửi con vào trường công lập [6]. Trong khi các cơ sở tư thục có trẻ gửi là nhận, giá thành rẻ, không áp đặt về thời gian, có thể đưa con đến trường sớm và đón con muộn [15]. Do những nguyên nhân trên, họ đã chọn cách gửi con vào các cơ sở tư thục, bên cạnh đó sự ra đời của các nhóm trẻ tư nhân là tất yếu và phù hợp với hoàn cảnh của công nhân có con nhỏ. Tuy nhiên, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của các nhóm trẻ này còn nhiều bất cập, chú trọng vào chăm sóc, nuôi dưỡng hơn là giáo dục, chất lượng và đảm bảo an toàn cho trẻ trong các nhóm trẻ này cũng khó kiểm soát. Nhóm trẻ gia đình thường có quy mô nhỏ, hầu hết cơ sở vật chất không đủ điều kiện để hoạt động, chủ yếu tận dụng phòng sinh hoạt chung với gia đình là nơi giữ trẻ, chật hẹp, thiếu ánh sáng, vệ sinh môi trường không đảm bảo [3]. Các dịch vụ công tác xã hội chưa được quan tâm để đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non cho con người lao động. Đó chính là lý do tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân (nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương).

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non và tìm hiểu nhu cầu gửi con của công nhân lao động đang làm việc Công ty TNHH May thêu Winning, vai trò công tác xã hội tại Công ty trong hỗ trợ can thiệp dịch vụ giáo dục mầm non. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình công tác xã hội trong Công ty, một số giải pháp, kiến nghị để hỗ trợ cho người lao động nhập cư trong việc giáo dục cho con em.


3.Nhiệm vụ nghiên cứu

-Khái quát và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non dành cho đối tượng là con công nhân tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng;


-Tìm hiểu nhu cầu gửi con của công nhân lao động tại Công ty TNHH May thêu Winning;

-Đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội, thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân tại Công ty TNHH May thêu Winning

-Xây dựng mô hình tổ chức dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân tại Công ty TNHH May thêu Winning;

-Đề xuất giải pháp và kiến nghị để phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc phát triển dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân tại Khu công nghiệp hiện nay.


4. Mục tiêu nghiên cứu

-Tìm hiểu nhu cầu gửi con của người lao động từ 36-72 tháng tuổi tại công ty may thêu Winning;

-Đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân tại Công ty TNHH May thêu Winning;

-Xây dựng mô hình tổ chức dịch vụ công tác xã hội về giáo dục nhà trẻ mầm non nhằm hỗ trợ cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp;

-Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò, nhiệm vụ của người làm công tác xã hội về giáo dục mầm non trong khu công nghiệp.


5. Câu hỏi nghiên cứu

-Nhu cầu gửi con từ 36 đến 72 tháng tuổi của người lao động tại Công ty TNHH May thêu Winning có hay không?

-Tai Công ty có dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ về giáo dục mầm non cho con công nhân không?

-Bối cảnh tiếp cận dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho Công ty TNHH May thêu Winning như thế nào?

-Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ công nhân lao động?


6. Giả thuyết nghiên cứu

-Nhu cầu gửi con từ 36-72 tháng tuổi của công nhân Công ty TNHH May thêu Winning rất nhiều nhưng chưa được đáp ứng;

-Công nhân có con từ 36-72 tháng tuổi gặp rất nhiều khó khăn trong việc gửi con, việc tiếp cận thông tin từ trường mầm non, nhóm trẻ tư nhân còn ít, chưa an tâm, sợ con bị bạo hành;

-Chưa có mô hình tổ chức dịch vụ công tác xã hội về giáo dục nhằm hỗ trợ cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp;

-Vai trò của nhân viên công tác xã hội tại khu công nghiệp và trường mầm non vẫn chưa được thể hiện rõ;

7. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.


7.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài tập trung tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp qua các báo cáo, tài liệu của Phòng Mầm non, Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT của địa phương về phát triển giáo dục mầm non nói chung và các nhóm trẻ tư nhân nói riêng trong 2 năm học gần nhất.

Bên cạnh đó đề tài có sử dụng chọn lọc một số thông tin từ các nghiên cứu trước về tình hình hoạt động các nhà trẻ tại khu vực nghiên cứu; tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà trẻ, giáo dục mầm non, về cách thức mô hình hoạt động chăm sóc trẻ.


7.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Công cụ phỏng vấn sâu

Với phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài sử dụng công cụ thu thập thông tin là phỏng vấn sâu và quan sát. Với công cụ phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu chọn ra 9 trường hợp để thực hiện. Các đối tượng này bao gồm 5 trường hợp là


công nhân nhập cư có nhu cầu gửi trẻ, 2 trường hợp là giáo viên tham gia chăm sóc trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non và 2 trường hợp là nhân viên phụ trách vấn đề này ở cấp UBND xã.

Qua quá trình này, các ý kiến nhận định của các bên liên quan sẽ được trình bày, đánh giá và phân tích một cách khách quan để thấy được những góc nhìn khác nhau của chủ đề nghiên cứu.

Công cụ quan sát

Với công cụ quan sát, nhóm nghiên cứu xem xét, ghi nhận lại hiện trạng khuôn viên bên ngoài các cơ sở giáo dục mầm non. Trong đó tập trung tiến hành quan sát các hoạt động, môi trường tổ chức hoạt động và các điều kiện phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ...nhằm góp phần đánh giá khách quan và toàn diện về thực trạng hoạt động, quản lý. Các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng biểu đồ, bảng biểu mô tả để minh chứng cho các kết quả của đề tài.

Thu thập thông tin định lượng

Với phương pháp nghiên cứu định lượng, đề tài sử dụng công cụ thu thập thông tin điều tra bằng bảng hỏi và quan sát Bảng hỏi được thiết kế theo mục tiêu, nội dung, lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu mà đề tài đã lựa chọn và được khảo sát thu thập thông tin trên những mẫu nghiên cứu đã được chọn. Bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân dành cho công nhân có con trong độ tuổi giáo dục mầm non tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương. Mục đích nhằm hiểu được mức độ đánh giá và hài lòng của công nhân đối với chất lượng của các cơ sở giáo dục này cũng như nhu cầu, mong muốn của họ đối với chất lượng đào tạo, chăm sóc con em của họ.

Chọn mẫu nghiên cứu định lượng


Mẫu nghiên cứu định lượng được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối với công nhân có con từ 36 tháng đến 72 tháng tuổi. Đơn vị mẫu được chọn là các cá nhân, đó là công nhân có con trong độ tuổi giáo dục mầm non tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương.


7.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân.


7.4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH May thêu Winning, Tỉnh Bình Dương.

Khách thể nghiên cứu

-Đại diện công đoàn của Công Ty Winning

-Các chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ công tác xã hội về giáo dục

-Công nhân có con từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi

Thời gian nghiên cứu


Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2017 – 2018


7.5. Khung phân tích

Sơ đồ 1. Khung phân tích


Thực trạng công tác xã hội dịch vụ giáo dục mầm non tại công ty Winning

Nhu cầu gửi con công nhân công ty Winning từ 36 tháng -72 tháng


Nhà trẻ công lập


Nhà trẻ tư nhân

Nhom trẻ gia đình



Nhu cầu tiếp cận dịch vụ công tác xã hội tại công ty

Đánh giá dịch vụ nhà trẻ của công nhân gửi con


Mô hình công tác xã hội tại công ty

Nguồn: Tác giả, 10/2018


8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

8.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp và làm sáng tỏ hơn những cơ sở lý thuyết và ứng dụng của phương pháp công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội vào

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí