Bi Kịch Của Những Thân Phận Nhỏ Bé


ra một mình cũng chẳng được; số mệnh buộc chúng tôi đắm cùng chịu đắm, vinh cùng hưởng vinh”.

Cả hai cuộc tình của Hồ Nguyên Trừng với hai người con gái đều dang dở, đều kết thúc bằng đau khổ, chia ly và nước mắt, đều để lại trong lòng Nguyên Trừng sự trống vắng và nỗi cô đơn đến tột cùng. Nguyên Trừng đã không được sống với những khát khao và hạnh phúc riêng tư của chính mình. Nhà văn đã đặt nhân vật Hồ Nguyên Trừng vào những mối quan hệ ràng buộc giữa một bên là tình một bên là hiếu để soi sáng nội tâm, soi sáng cái khối mâu thuẫn trĩu nặng trong lòng Nguyên Trừng. Nguyên Trừng nhận ra bi kịch của chính mình nhưng bản thân không biết làm cách nào để có thể thoát ra khỏi bi kịch đó. Hồ Nguyên Trừng không tìm thấy hạnh phúc hay niềm vui nào ở chốn cung đình và cũng không tin tưởng vào con đường mà cha chàng đã chọn nhưng Nguyên Trừng vẫn lặng lẽ bước theo cha, lặng lẽ làm những việc mà cha giao phó. Hồ Nguyên Trừng là người vừa có tài vừa có tâm nhưng lại thiếu sự “táo bạo”, quyết đoán, thiếu dũng khí, sợ thất bại. Bởi vậy, Nguyên Trừng gần như phó mặc hoàn toàn số phận mình trong cơn cuồng phong của lịch sử, để nó cuốn chàng đi.

* Trần Khát Chân

Trần Khát Chân là vị tướng tài, có công lớn với Đại Việt trong cuộc chiến với Chiêm Thành. Khi Chế Bồng Nga tấn công Thăng Long vào năm Canh Ngọ (1390), ông đã dẫn quân đánh tan quân Chiêm Thành, giết được Chế Bồng Nga. Trần Khát Chân là “người anh hùng đã vụt lên như ngôi sao rực rỡ trên chính trường Đại Việt”. Lập được công lớn nên Trần Khát Chân được Nghệ Tôn phong tước Vũ Tiết quan Nội Hầu. Từ đó, Trần Khát Chân luôn hết lòng phụng sự triều đại nhà Trần, đem hết tài năng, tâm huyết để gánh vác giang sơn, lo việc triều chính.


Ông xuất hiện trong hoàn cảnh đụng đầu lịch sử giữa hai phái thủ cựu và canh tân đang quyết liệt nhất. Trần Khát Chân là một tính cách đối nghịch với Hồ Quý Ly. Trần Khát Chân chính là người đứng đầu phái thủ cựu còn Hồ Quý Ly là người đứng đầu phái canh tân. Trần Khát Chân và Hồ Quý Ly là hai vị quan đầu triều nhưng giữa hai người không đồng chí hướng. Trần Khát Chân mặc dù thấy rõ tài năng và những cải cách tiến bộ của Hồ Quý Ly, thấy sự suy yếu, mục ruỗng của nhà Trần nhưng ông là người mang nặng tư tưởng “trung quân” của đạo đức phong kiến. Ông không thể phản bội ơn sâu nhà Trần nên ông đã quyết giữ cơ nghiệp nhà Trần. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ông sẽ phải đối đầu gay gắt, quyết liệt với Hồ Quý Ly. Ông cùng những người trung thành với nhà Trần bàn mưu, tính kế diệt Hồ Quý Ly. Và để thực hiện được mục đích đó, ngoại trừ việc cầu cứu ngoại bang Trần Khát Chân cũng không từ một thủ đoạn hèn hạ nào. Trần Khát Chân nhờ Sử Văn Hoa chép sử để bôi nhọ tên tuổi Hồ Quý Ly, “làm sao biến tên ông ta thành một vết nhơ trong sử sách”. Ông dùng cô con gái nuôi Thanh Mai tiếp cận với Nguyên Trừng để thăm dò tin tức của Hồ Quý Ly. Ông tìm cách mưu sát Hồ Quý Ly trong hội thề Đốn Sơn. Việc bại lộ, Trần Khát Chân đã bị Hồ Quý Ly giết. Sử Văn Hoa cho rằng “Nguyễn Cẩn là một kẻ cuồng tín. Đến cả Khát Chân cũng chẳng ra ngoài một chữ cuồng. Họ đinh ninh với một ý tưởng, rồ dại vì suy nghĩ của mình, không từ một thủ đoạn nào, không dung tha cho một ai trái ý...”[8,660]. Từ một trung thần, Trần Khát Chân trở thành một kẻ “cuồng tín”, hèn hạ đến mức cực đoan trong hành động.

Trong sử sách cũng như trong đời sống tâm linh của người Việt, Trần Khát Chân được nhìn nhận với cái nhìn thần thánh hoá. Trần Khát Chân được biết đến với tư cách một người anh hùng với những phẩm chất cao quý, đáng tự hào. Nhưng trong tiểu thuyếtHồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã không “lý tưởng hoá”, không “phong thánh” cho nhân vật lịch sử này. Từ góc nhìn đời thường,


Nguyễn Xuân Khánh nhìn thấy ở Trần Khát Chân mặt mạnh và cả những mặt yếu, những phẩm chất đáng trọng, đáng ngợi ca và cả những mặt đáng phê phán, chỉ trích. Trần Khát Chân một mặt là vị tướng tài, là bề tôi trung thành, có công lớn, có nhân cách, có tâm hồn đẹp nhưng bên cạnh đó Trần Khát Chân lại là người thủ cựu, cũng mưu mô, thủ đoạn, cũng đầy những toan tính nham hiểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Trong dòng chảy của lịch sử, Trần Khát Chân đã tìm cách vùng vẫy để khôi phục cơ nghiệp nhà Trần, tìm cách để kéo lùi bánh xe lịch sử nhưng cuối cùng cuộc đời ông cũng trở thành bi kịch. Bi kịch của ông là ở chỗ nhận ra sự bế tắc, mục ruỗng của thực tại nhưng lại cố bấu víu vào những vầng hào quang quá khứ, nhận thấy cần thay đổi thực tại nhưng vẫn luyến tiếc cái quá khứ đã qua, không dám tin vào cái mới, để rồi trở thành cố chấp, “cuồng tín”.

* Sử Văn Hoa

Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - 8

Sử Văn Hoa là một trong những nhân vật hư cấu đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Sử Văn Hoa là một sử quan trung thực, ngay thẳng, tâm huyết với nghề. Sử Văn Hoa luôn tâm niệm rằng: “Sử là hồn núi hồn sông. Sử là tinh tuý của đất nước. Dân tộc nào biết chép sử càng sớm, càng có nhiều cơ hội văn hiến. Dân tộc nào càng biết quý trọng sử càng có nhiều cơ hội trường tồn”[8,42]. Suốt đời cầm bút chép sử, Sử Văn Hoa không một lần khom lưng uốn gối trước bất kì thế lực nào, kể cả khi phải đối mặt với cái chết.

Trước những biến thiên, xoay vần của thời cuộc, Sử Văn Hoa trước sau vẫn giữ khí tiết của một kẻ sĩ, một vị quan chép sử chân chính. Ông ở giữa hai phe bảo thủ và canh tân nhưng không để ngòi bút nghiêng về bên nào cả. Sử Văn Hoa cũng như Phạm Sinh, Hồ Nguyên Trừng đều nhận thấy nhà Trần không còn đủ khả năng gánh vác sứ mệnh lịch sử, đất nước lúc này cần có sự


“lột xác”. Vì vậy, Sử Văn Hoa không thể theo Trần Khát Chân “cuồng tín” kéo lùi bánh xe lịch sử. Với phe canh tân mà đứng đầu là Hồ Quý Ly, Sử Văn Hoa phải thừa nhận rằng “ta đã bị Quý Ly hành hạ nhiều” bởi ông chính là người đã viết “Minh đạo luận” phản bác cuốn sách “Minh đạo” của Hồ Quý Ly. “Ta không thích ông ta, nhưng cũng không viết cuốn sách mà thượng tướng đã giao cho”[8,661], không đi theo con đường của Hồ Quý Ly, bởi “lúc này còn quá sớm để khen chê ông ta (Hồ Quý Ly)” [8,661]. Sử Văn Hoa như người đứng chông chênh giữa ngã ba đường. Giữa muôn ngả đường của lịch sử, ông như người khách độc hành không biết đi đâu về đâu, rẽ theo hướng nào trong cái thời tao loạn này. Là người được chứng kiến những sự kiện, biến cố của thời cuộc, Sử Văn Hoa hiểu rất rõ sự khắc nghiệt của lịch sử. Nó tàn nhẫn, lạnh lùng, nên nó làm cho số phận ông bao phen chao đảo. Cả cuộc đời lương thiện, ngay thẳng, chính trực nhưng cuối cùng số phận lại dành cho ông cái chết rất thương tâm.

Như vây, cùng nằm trong guồng quay của lịch sử, cùng mang trên vai gánh nặng của lịch sử nhưng mỗi nhân vật có một cách ứng xử riêng. Có nhân vật chọn hướng đi cùng chiều, có nhân vật cố tình chọn hướng đi trái chiều, lại có những nhân vật vẫn lừng chừng, do dự đứng lại giữa ngã ba đường nhưng lịch sử đều đã để lại những dấu ấn nghiệt ngã trong số phận, cuộc đời của họ.

2.2.1.3. Bi kịch của những thân phận nhỏ bé

Như chúng ta đã biết, lịch sử không phải là đích đến của nhà văn, lịch sử chỉ là “cái cớ” để nhà văn khám phá con người. Trong Mẫu thượng ngàn, nhà văn lấy bối cảnh là làng Cổ Đình, một làng ở vùng giáp ranh Hà Nội vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Trong cái làng Cổ Đình bé nhỏ ấy, từng con người, từng số phận với những vui buồn, những cảnh ngộ, những nỗi niềm riêng…tất cả đều gợi lên những sự ám ảnh về thân phận con người. Từ cụ đồ Tiết, Trịnh Huyền, ông hộ Hiếu đến anh Mường rồ, Điều và ở một phương diện nào đó là


cô Ngơ, Nhụ, mẹ con thím Pháo, cô Ngát, cô Mùi, bà Ba Váy… mỗi người một cuộc đời nhưng đều là những cuộc đời đầy bất hạnh, đầy trắc trở. Nhưng có lẽ gợi ám ảnh nhiều nhất đối với người đọc là cuộc đời của Trịnh Huyền.

Trịnh Huyền tên thật là Đinh Công Phác, con trai cụ đồ Tiết. Xuất thân từ gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước, Trịnh Huyền đã tham gia khởi nghĩa với quân Đề Nghĩa. Nhưng trước sự càn quét săn đuổi của quân Pháp, nghĩa quân tan rã, Trịnh Huyền đành giấu kín nhiệt huyết cứu nước vào lòng, mai danh ẩn tích chờ thời đánh Pháp.

Trong thời gian tham gia khởi nghĩa, Trịnh Huyền vì xông vào lửa cứu đề Nghĩa nên anh đã bị huỷ hoại một nửa bên mặt phải, biến gương mặt Trịnh Huyền thành một gương mặt “quái quỷ”, “một nửa gương mặt đẹp, một nửa xấu xí”. Nửa xấu “là một vết sẹo to và đỏ. Vết sẹo do bị bỏng thì phải. Vết sẹo khi lành đã co kéo làm biến dạng khuôn mặt. Nó kéo khoé môi phải nhếch lên; nó làm cho mi mắt phải không khép lại được, làm cho con mắt ấy luôn luôn mở trừng trừng, thức cũng như ngủ”[8,11]. Vết sẹo trên gương mặt Trịnh Huyền cũng là vết sẹo cuộc đời Trịnh Huyền. Thắm, người vợ của Trịnh Huyền mỗi lần nhìn nửa mặt “quái quỷ” ấy lại “rùng mình” sợ hãi. Còn Điều, cháu ruột Trịnh Huyền cho rằng khuôn mặt của ông chú “nửa là người, nửa là…”, “ai trông thấy cũng bị khiếp đảm ngay, cũng không dám nhìn thẳng vào”[8,62]. Không chỉ mang khuôn mặt xấu xí, hai nửa, nửa người nửa quỷ mà Trịnh Huyền còn phải sống hai cuộc đời.

Để trốn chạy sự săn lùng ráo riết của thực dân Pháp, Trịnh Huyền phải thay tên đổi họ, lưu lạc đất khách quê người. Ở đất khách quê người, Trịnh Huyền đã tìm được sự an ủi khi anh có một gia đình đầm ấm. Nhưng hạnh phúc ngắn ngủi, Thắm - người vợ thân yêu sớm lìa bỏ anh khỏi cõi đời, bỏ lại cho anh đứa con thơ dại. Khi vợ chết, Trịnh Huyền quay trở lại quê hương. Đứng trên mảnh đất quê hương mà anh như một người khách lạ, sống với những


người thân yêu, ruột thịt mà phải coi như những người họ hàng xa, phải gọi người thầy sinh ra mình là bác. “Gặp người họ hàng, gặp người quen thuở xưa, anh cũng phải làm như chưa hề gặp mặt”[8,36]. Gặp người yêu thuở xưa cũng phải làm ngơ như không quen không biết. Anh trở thành lạc lõng, xa lạ với tất cả những gì vốn thân quen, gần gũi. Mặc dù vậy, người Pháp vẫn săm soi, để ý đến anh. Trong lòng, Trịnh Huyền luôn hoang mang, lo lắng, sợ bị bọn Pháp phát giác. Sợ bị phát giác không phải vì Trịnh Huyền sợ chết mà anh sợ sẽ không còn được sống giữa mảnh đất quê hương, giữa những người anh yêu thương.

Trong con người Trịnh Huyền, lúc nào cũng tồn tại nỗi buồn và sự trăn trở. Hai cái tên, hai cuộc đời, một giả một thật luôn luôn cùng tồn tại trong anh. Anh rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, sống cuộc đời của Đinh Công Phác thì anh không thể, sống cuộc đời của Trịnh Huyền thì anh không được là chính mình. Trịnh Huyền là nhân vật sống nội tâm sâu sắc, con người anh luôn đầy tâm trạng. Nhà văn đã để Trịnh Huyền vật vã, trăn trở với bản thân mình để từ đó tự nhận diện bi kịch của anh giữa cuộc đời, bi kịch của một con người đi tìm “chính mình” mà không gặp.

2.2.2. Nhân vật bản năng

Như một xu hướng tất yếu khi cuộc sống trở về với quy luật đời thường, con người trong tiểu thuyết đương đại hôm nay được nhìn nhận trong cái nhìn nhân văn, nhân bản sâu sắc. Đi theo quy luật chung ấy, tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh đã khám phá về con người với những ham muốn, khát khao bản năng. Nhân vật bản năng bước vào trang văn Nguyễn Xuân Khánh một cách “đường hoàng”, ấn tượng và nổi bật. Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn, kiểu nhân vật này chiếm một số lượng khá đông.


Trong Mẫu thượng ngàn, từ góc nhìn văn hoá về tín ngưỡng phồn thực - một thứ tín ngưỡng xa xưa của dân tộc Việt, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng hàng loạt những nhân vật nữ với ý thức bản năng mạnh mẽ và mang đậm tính Mẫu. Nhà văn Nguyên Ngọc đã thốt lên rằng: “trong cuốn tiểu thuyết này đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác như vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình… cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết. Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho…và đến cả bà Đà ông Đùng của huyền thoại nữa…, tất cả tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực…”[9,74].

Bản năng của các nhân vật nữ được nhà văn khắc hoạ hết sức sống động và hấp dẫn trước hết ở vẻ đẹp hình thức bên ngoài. Nhân vật nào cũng hiện thân cho vẻ đẹp đầy quyến rũ, gợi cảm. Ở vào cái tuổi mười bảy, bà Ba Váy “trắng một cách lạ lùng, trắng như cục bột. (…) Cô bé có gương mặt tròn vành vạnh, vai cũng tròn, những bàn tay thì bụ bẫm như tay trẻ con. Đôi mông đít mẩy, hứa hẹn sẽ rất to và tròn”[9,140] Sau này khi đã ở cái tuổi ngoài 30, “bà Ba là một người đàn bà có sắc đẹp lồ lộ ai trông cũng thấy ngay . Một cái đẹp củ a sức sống. Một cái đẹp của da thịt mỡ màng. Người đàn bà ấy trắng lắm. Có vẻ làm việc đồng áng giỏi mà da mặt vẫn trắng bóc. Con mắt đen lóng lánh. Đôi lông mày nằm ngang như hai nét mực tàu vẽ trên khuôn mặt tròn vành vạnh. Mớ tóc vấn khăn trên đầu cũng đen mượt. Ở bà ta, những chỗ nào da thịt hở ra cũng thấy ngồn ngộn ngọt ngào” [9,57]. Cô Mùi cũng vậy, mới mười sáu tuổi “đôi vú đã như hai cái ấm giỏ” [9,246]. Khi vào độ tuổi bốn mươi, cô “vẫn còn xuân sắc. Mặt cô không có nếp nhăn. Da cô lại sáng nữa (…).Tuy cao nhưng dáng người cân đối. Đôi vú nở nang. Eo thon nhỏ. Đôi mông nẩy đều chắc nịch hứa hẹn sự đông đàn dài lũ. Gương mặt cô tròn vành vạnh, mày ngài đen nhánh như


mực nho, đôi mắt đen trắng phân minh” [9,424]. Có thể nói, nét nào ở cô Mùi cũng gây ấn tượng, cũng gợi lên sự quyến rũ. “Và cũng như mọi người đàn bà khác của Cổ Đình, mụ ba Pháo cũng thắt đáy lưng ong, cũng xắn váy quai cồng, cũng lam làm không nghỉ, cũng phốp pháp hừng hực sức sống của trời, của đất” [234].

Không chỉ đề cập đến con người tự nhiên, bản năng qua việc miêu tả vẻ đẹp hình thể mà nhà văn còn thể hiện con người tự nhiên bản năng của nhân vật qua hoạt động tính giao. “Hoạt động tính giao là thuộc tính của mọi sinh thể sống. Nằm trong tứ khoái của người bình dân và được mặc nhận như một nhu cầu phổ biến, thiết yếu của một con người bất kể sang - hèn - quý – tiện”[81,454]. Dù con người có ở địa vị nào, hoàn cảnh nào đi nữa thì thuộc tính mang tính chất nguyên thuỷ này của con người cũng vẫn tồn tại như một nhu cầu chính đáng làm nên giá trị của cuộc sống. Các nhân vật vừa coi tình dục là phần tất yếu của cuộc sống vừa coi tình dục là một phương diện có ý nghĩa với sự sống của con người.

Nhu cầu về tình dục của con người trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh là nhu cầu được sống thật với những tiếng gọi sâu thẳm từ bên trong con người, được trở về với bản tính tự nhiên, với “bản ngã đích thực”. Tiếng gọi ấy đã biến cô quận chúa Quỳnh Hoa trong Hồ Quý Ly từ một cô gái “thân thể mảnh dẻ ấy bỗng trở nên đằm thắm, đam mê hơn bao giờ hết. Người đàn bà mong manh ấy có một sức mạnh hoan lạc mà tôi (Hồ Nguyên Trừng) không bao giờ ngờ tới”[8,75]. “Sức mạnh hoan lạc” của Quỳnh Hoa được nuôi dưỡng bằng niềm mong mỏi sự hoà hợp ân ái vợ chồng sẽ đơm hoa kết trái, sẽ đem lại cho nàng và Nguyên Trừng một “hạt giống”, một niềm hạnh phúc tràn trề. “Sức mạnh hoan lạc” đó chỉ là một phần trong cuộc hôn nhân giữa Nguyên Trừng và Quỳnh Hoa nhưng đó lại là cái phần làm cho tình nghĩa vợ chồng thêm sâu nặng, thêm phần gắn kết bền chặt. Chính vì thế, sau khi Quỳnh Hoa

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí